1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI

60 402 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác (EITI) cung cấp cho các bên liên quan ở các quốc gia thực thi cơ hội thu thập và phân tích thông tin, qua đó có thể thúc đẩy việc xây dựng chính sách theo hướng tốt hơn nhằm giải quyết những thách thức liên quan đến quản trị tài nguyên thiên nhiên. Theo một đánh giá được thực hiện gần đây sau 10 năm thực thi EITI, sáng kiến này chưa đạt được mục tiêu đề ra là thúc đẩy “sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả ... cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo”1 . Dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia đã triển khai sáng kiến cùng với hai năm tham vấn rộng rãi, Hội đồng EITI Quốc tế đã thông qua Bộ Tiêu chuẩn EITI mới vào tháng 5 năm 2013. Bộ Tiêu chuẩn EITI2 thay thế các Quy tắc EITI, vốn chỉ tập trung chủ yếu ở khía cạnh minh bạch nguồn thu

Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Viện Giám sát Nguồn thu Tháng 3/2014 Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI © RWI/NRGI, 03/2014 Thiết kế: admixstudio.com (bản tiếng Việt) Bản dịch tiếng Việt do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) thực hiện. Các lỗi, sai sót về mặt ngôn ngữ và nội dung tiếng Việt, nếu có, thuộc trách nhiệm của PanNature. Trung tâm Con người và Thiên nhiên xin chân thành cảm ơn Viện Giám sát Nguồn thu (RWI)* đã cho phép chúng tôi dịch tài liệu này sang tiếng Việt. Bản in tài liệu này có tại văn phòng Trung tâm Con người và Thiên nhiên. Quý vị có thể tải bản điện tử của ấn phẩm này qua: • www.nature.org.vn/vn (Tiếng Việt) • www.revenuewatch.org/eitiguide (Tiếng Anh) * Từ ngày 05/06/2014, Viện Giám sát Nguồn thu (Revenue Watch Institute – RWI) đổi tên thành Viện Quản trị Tài nguyên Thiên nhiên (Natural Resource Governance Institute – NRGI). Website: www.resourcegovernance.org Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI Viện Giám sát Nguồn thu Tháng 3/2014 4 Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI Mục lục QUY TRÌNH Tham gia của xã hội dân sự 8 Tạo môi trường thuận lợi §1.3 8 Quản trị MSG 11 Hình thành và các trách nhiệm của MSG §1.3(f) & (g) 11 CHÍNH SÁCH Cấp quyền 14 Đăng ký giấy phép §3.9 14 Cấp giấy phép §3.10 16 Sở hữu lợi ích §3.11 & §3.6(c) 17 Công khai hợp đồng §3.12 19 Dữ liệu sản xuất 23 Hoạt động thăm dò §3.3 23 Tổng sản lượng §3.5 (a) 24 Tổng xuất khẩu §3.5 (b) 26 Thu ngân sách 27 Khung pháp lý và chế độ tài chính §3.2 27 Đóng góp kinh tế §3.4 (a) - (c) 29 Thuế và nguồn thu chính §4.1(a)/(b) 30 Nguồn thu hiện vật §4.1 (c) 32 Bố trí cơ sở hạ tầng / Trao đổi hàng hóa §4.1 (d) 33 Nguồn thu vận tải §4.1(f) 35 Phân tách dữ liệu §5.2(e) 36 Doanh nghiệp nhà nước 38 Mức độ sở hữu lợi ích của DNNN §3.6(c) 38 Thanh toán và chuyển khoản của DNNN §3.6(a) & §4.2(c) 40 Chi tiêu của DNNN §3.6(b) 42 Nguồn thu địa phương 43 Thu/ chi trực tiếp §4.2(d) 43 Chuyển khoản §4.2(e) 45 Tác động xã hội 49 Việc làm §3.4(d) 49 Chi phí xã hội §4.1(e) 50 Quản lý nguồn thu 54 Phân bổ nguồn thu §3.7 & §3.8 54 5 Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014 Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác (EITI) cung cấp cho các bên liên quan ở các quốc gia thực thi cơ hội thu thập và phân tích thông tin, qua đó có thể thúc đẩy việc xây dựng chính sách theo hướng tốt hơn nhằm giải quyết những thách thức liên quan đến quản trị tài nguyên thiên nhiên. Theo một đánh giá được thực hiện gần đây sau 10 năm thực thi EITI, sáng kiến này chưa đạt được mục tiêu đề ra là thúc đẩy “sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo” 1 . Dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia đã triển khai sáng kiến cùng với hai năm tham vấn rộng rãi, Hội đồng EITI Quốc tế đã thông qua Bộ Tiêu chuẩn EITI mới vào tháng 5 năm 2013. Bộ Tiêu chuẩn EITI 2 thay thế các Quy tắc EITI, vốn chỉ tập trung chủ yếu ở khía cạnh minh bạch nguồn thu. Bộ Tiêu chuẩn hướng tới mục tiêu biến EITI thành công cụ thúc đẩy cải thiện ngành công nghiệp khai thác thông qua yêu cầu Hội đồng các bên liên quan ở cấp quốc gia (MSG) kết nối việc thực hiện EITI với các ưu tiên cần giải quyết trong lĩnh vực khai khoáng. Ngoài ra, trong kế hoạch thực hiện EITI cũng cần xác định rõ quy trình báo cáo và các hoạt động khác cần thiết để đảm bảo đạt được những mục tiêu chính sách cụ thể 3 . Hàng năm, MSG sẽ xem xét lại các tác động của việc triển khai EITI đối với công tác quản trị tài nguyên thiên nhiên của quốc gia và các mục tiêu đã xác định trong kế hoạch 4 . Nếu thực hiện tốt, những bước tiến này sẽ giúp EITI được lồng ghép tốt hơn và trở thành một phần trong quá trình hoạch định chính sách quốc gia. Bộ Tiêu chuẩn EITI hiện tại bao hàm những vấn đề ngoài nội dung minh bạch nguồn thu. Các thông tin về hiện trạng cơ bản như chính sách, pháp luật, chế độ tài chính, khoản thu không được báo cáo trong ngân sách, tổng khối lượng sản xuất và giá trị tương ứng cũng sẽ phải được đưa vào báo cáo EITI. Một số thông tin khác như đăng ký cấp phép cũng cần được cân nhắc công khai dưới hình thức trực tuyến thay vì chỉ đưa vào bản in báo cáo EITI như trước đây. Đối với các thông tin liên quan đến nguồn thu, Bộ Tiêu chuẩn EITI cũng đã tăng cường tính tổng thể với những yêu cầu công khai các khoản đóng góp hiện vật, thỏa thuận đổi hàng hay cơ sở hạ tầng, chi phí xã hội, nguồn thu từ vận chuyển và tất các các loại nguồn thu khác của chính phủ. Nhìn chung, Bộ Tiêu chuẩn EITI yêu cầu công khai thông tin với mức độ chi tiết cao hơn, bao gồm cả sự chênh lệch số liệu giữa doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và dòng thu; báo cáo ở cấp độ dự án và chuẩn hóa mẫu báo cáo đối với dữ liệu tài chính. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu một cách tổng thể hơn về các thông tin liên quan đến doanh nghiệp nhà nước và những vấn đề ở cấp địa phương. Tiêu chuẩn cũng khuyến khích công khai thông tin về chủ sở hữu lợi ích (sẽ bắt buộc vào năm 2016), hợp đồng, và thông tin liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn thu. Tổng quan 1. Nguyên tắc EITI #1 2. Các quốc gia đang triển khai sáng kiến được khuyến khích chuyển đổi sang Bộ Tiêu chuẩn EITI mới càng sớm càng tốt, và được kỳ vọng sẽ xây dựng các kế hoạch làm việc theo Bộ Tiêu chuẩn vào cuối tháng 12 năm 2013. Hầu hết các quốc gia đang triển khai được yêu cầu xuất bản các Báo cáo EITI theo Bộ Tiêu chuẩn không muộn hơn tháng 12 năm 2014. 3. Yêu cầu EITI 1.4 (a) 4. Yêu cầu EITI 7.2 (a) 6 Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI Mục tiêu của tài liệu Hướng dẫn Trong khi EITI đang bước vào giai đoạn quan trọng, bao hàm rộng hơn về mức độ liên kết chính sách và hàng loạt vấn đề khác, tài liệu hướng dẫn này được xây dựng nhằm giúp các bên liên quan: • Xác định xem Bộ Tiêu chuẩn EITI liên kết như thế nào đến các mục tiêu chính sách phù hợp nhất đối với lĩnh vực khai khoáng của các quốc gia. • Xây dựng các phương pháp công khai thông tin nhằm phản ánh thực trạng tốt nhất và hiệu quả nhất để phục vụ quá trình cải cách và giám sát. Các thành viên MSG và các bên tham gia vào quá trình tham vấn nên sử dụng tài liệu hướng dẫn để: • Xây dựng các mục tiêu và ưu tiên quốc gia để đưa vào kế hoạch EITI. • Cân nhắc về những thông tin cần thu thập, nguồn thu thập và định dạng. • Chuẩn bị các điều kiện đối chiếu, tham chiếu và các mẫu báo cáo. • Dự thảo báo cáo hoạt động thường niên. • Đưa ra khuyến nghị về cải cách chính sách dựa trên kết quả phân tích dữ liệu EITI. Hướng dẫn này bổ sung các ghi chú hướng dẫn chính thức được Ban thư ký EITI Quốc tế ban hành về các chủ đề liên quan đến Bộ Tiêu chuẩn EITI. Do kinh nghiệm triển khai Bộ Tiêu chuẩn EITI ngày càng được bổ sung, Hướng dẫn này cũng sẽ được cập nhật để phản ánh những các kiến thức và thực tiễn mới nhất. Độc giả có thể đăng ký các bản cập nhật hướng dẫn trực tuyến tại www.revenuewatch.org/eitiguide (tiếng Anh). 7 Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014 Hướng dẫn này nên được sử dụng đồng thời cùng Bộ Tiêu chuẩn EITI. Bộ Tiêu chuẩn EITI bao gồm các yêu cầu sau: Các yêu cầu 3 và 4 đề cập đến phần lớn các thành phần báo cáo liên quan đến chính sách của Bộ Tiêu chuẩn. Hầu hết các yếu tố liên quan đến quy trình của Bộ Tiêu chuẩn được bao hàm trong Yêu cầu 1 và 2 cũng như Yêu cầu 5, 6 và 7. Để giúp liên hệ Bộ Tiêu chuẩn EITI với cải cách chính sách, Hướng dẫn này sắp xếp các thành phần của Yêu cầu 3 và 4 trên 7 lĩnh vực chính sách ngành khai khoáng. Các lĩnh vực chính sách này được phân chia dựa trên chuỗi giá trị của ngành công nghiệp khai khoáng và phản ánh một số thách thức quản lý được nêu ra nhiều nhất bởi các bên liên quan. Hướng dẫn này cũng bao gồm hai lĩnh vực quy trình liên quan đến Yêu cầu 1. Đối với mỗi lĩnh vực chính sách và lĩnh vực quy trình, Hướng dẫn cung cấp: Tổng quan về các thách thức quản trị liên quan đến lĩnh vực chính sách tương ứng. Tóm tắt những yêu cầu công khai mang tính bắt buộc và khuyến khích. Khuyến nghị của RWI về phương thức bảo đảm việc công khai thông tin phản ánh thực tiễn tốt nhất, dễ hiểu và phù hợp với chính sách. Ví dụ từ các quốc gia khác để minh họa về việc thông tin được công khai như thế nào và nêu bật những trường hợp thành công nhất. Các thông tin bổ sung liên quan đến các lĩnh vực chính sách và/hoặc các vấn đề công khai thông tin. Phiên bản trực tuyến của Hướng dẫn này có thể tìm thấy tại www.revenuewatch.org/eitiguide. Mục tiêu của tài liệu Hướng dẫn Định dạng Hướng dẫn Yêu cầu 1 Có sự giám sát hiệu quả của Hội đồng các bên liên quan Yêu cầu 2 Công bố các báo cáo EITI đúng thời hạn. Yêu cầu 3 Các báo cáo EITI bao gồm thông tin về thực trạng ngành công nghiệp khai thác Yêu cầu 4 Xây dựng các báo cáo EITI toàn diện bao gồm công bố đầy đủ của chính phủ về các khoản thu từ ngành công nghiệp khai thác và công bố tất cả các khoản thanh thoán hữu hình cho chính phủ của các công ty dầu khí và khai thác mỏ. Yêu cầu 5 Có quy trình đảm bảo đáng tin cậy áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Yêu cầu 6 Báo cáo EITI phải toàn diện, được quảng bá một cách tích cực, cung cấp rộng rãi, và đóng góp vào các thảo luận công khai. Yêu cầu 7 Hội đồng các bên liên quan tiến hành các bước hành động dựa trên các bài học kinh nghiệm, xem xét các kết quả và tác động của việc thực hiện EITI. 8 Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI Tham gia của xã hội dân sự TẠO MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI §1.3 Tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ sự tham gia tự do, đầy đủ và độc lập của xã hội dân sự là nguyên lý cốt lõi của EITI. Đó cũng là trọng tâm trong lý thuyết thay đổi như đã được nêu trong Nguyên tắc số 4 của EITI, rằng minh bạch trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên sẽ mang đến sự hiểu biết tốt hơn từ công chúng và “hiểu biết của công chúng về vấn đề thu - chi của chính phủ qua thời gian có thể đưa đến các tranh luận công khai và mang đến các lựa chọn thực tế và hợp lý cho mục tiêu phát triển bền vững.” Ở những quốc gia thiếu môi trường thuận lợi cơ bản cho sự tham gia của xã hội dân sự và không thể hiện cam kết cải tổ sẽ khó có thể triển khai quy trình có sự tham gia của các bên liên quan một cách có ý nghĩa và không gượng ép. Nhìn chung, những quốc gia này sẽ không thể biến việc công khai trong EITI thành trách nhiệm giải trình cụ thể và qua đó có thể cải thiện công tác quản lý và quản trị tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích người dân. YÊU CẦU BẮT BUỘC §1.3 Một số yêu cầu của EITI về xã hội dân sự liên quan cụ thể đến quá trình EITI : Xã hội dân sự phải tham gia đầy đủ, năng động và hiệu quả vào quá trình EITI. (§1.3(a)) Đảm bảo không có sự cản trở đối với việc tham gia của xã hội dân sự vào quá trình EITI. (§ 1.3 (c)) Chính phủ phải kiềm chế các hành động dẫn tới việc thu hẹp hoặc hạn chế tranh luận công khai liên quan đến việc triển khai EITI. (§1.3(d)) Các bên liên quan phải được tham gia đáng kể vào công việc thiết kế, triển khai, giám sát và đánh giá quá trình EITI, và đảm bảo rằng quá trình EITI đóng góp thêm vào việc tranh luận công khai. (§1.3(e)(ii)) Các bên liên quan phải có khả năng hoạt động độc lập và bày tỏ quan điểm mà không gặp phải bất cứ sự hạn chế, ép buộc hay đe dọa nào. (§1.3(e)(iv)) Quá trình đề cử MSG phải độc lập và không bị ép buộc. Các nhóm xã hội dân sự tham gia vào EITI với tư cách là thành viên của MSG phải độc lập với chính phủ và doanh nghiệp. (§1.3(f)(ii)) Các yêu cầu khác của EITI đối với xã hội dân sự liên quan đến một phạm vi rộng lớn hơn, trong đó: Phải có một môi trường thuận lợi cho sự tham gia của xã hội dân sự, tuân thủ theo luật pháp, các nguyên tắc quản lý và cả thực tiễn triển khai EITI. (§1.3(b)) Phải tôn trọng các quyền cơ bản của xã hội dân sự và đại diện các công ty tham gia vào EITI, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn thành viên trong hội đồng các bên liên quan. (§1.3(b)) Các bên liên quan phải được tự do phát biểu về chủ đề minh bạch và các vấn đề tồn tại trong quản trị tài nguyên thiên nhiên. (§1.3(e)(i)) TẠO MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI §1.3 9 Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014 KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Xã hội dân sự cần phải đặt ra các mục tiêu rõ ràng và xác định các cải cách cụ thể đối với ngành khai khoáng. Sau đó, họ phải giám sát tất cả các khía cạnh trong thực thi EITI (ví dụ như kế hoạch công tác, biên bản ghi nhớ, điều khoản cân đối và báo cáo cân đối) để đảm bảo rằng EITI hướng đến các ưu tiên chính sách (xem phần “Chính sách” trong Hướng dẫn này để biết thêm thông tin). Xã hội dân sự cần phải tự lựa chọn các đại diện tham gia MSG. Để đảm bảo tính hợp pháp, xã hội dân sự nên thiết lập các tiêu chí và quy trình minh bạch để lựa chọn các đại diện (ví dụ như năng lực, khả năng thu xếp thời gian, sự đa dạng của thành phần đã bỏ phiếu chọn). Lý tưởng nhất, các đại diện tham gia nên đa dạng về vùng miền, chuyên môn, giới tính, v.v Sự tham gia của xã hội dân sự vào quá trình EITI cần phải có sự phối hợp, tham vấn và đòi hỏi một kế hoạch truyền thông thiết thực. Các đại diện xã hội dân sự trong MSG cần thu thập ý kiến từ nhiều bên liên quan và đảm bảo rằng các quan điểm đó được xem xét trong quá trình EITI. Các đại diện cần phải báo cáo lại cho các bên liên quan về kế hoạch và tiến trình EITI. Các kinh nghiệm tốt nhất để cải thiện việc phối hợp và truyền thông bao gồm: Trước các cuộc họp, các đại diện xã hội dân sự tham MSG cần phải gặp gỡ các thành viên xã hội dân sự khác để thảo luận về chương trình của MSG và thu thập các ý kiến đóng góp. Các đại diện xã hội dân sự có thể xây dựng danh sách thư điện tử hoặc thư tín để đảm bảo các bên liên quan được thông báo thường xuyên về EITI và các vấn đề liên quan. Các bên liên quan cần phải thông báo về kết quả các cuộc họp bằng thư điện tử hoặc SMS và đảm bảo rằng các biên bản họp nhóm MSG được đăng tải công khai lên các website. Các đại diện xã hội dân sự tham gia MSG cần phải gặp gỡ các thành viên xã hội dân sự khác để báo cáo vắn tắt nội dụng và kết quả sau mỗi cuộc họp. Xã hội dân sự cần phải tham gia tích cực vào việc phổ biến báo cáo EITI để đảm bảo cung cấp thông tin cho các tranh luận công khai về quản trị công nghiệp khai thác. Việc thành lập liên minh EITI có thể rất hữu ích. Bằng cách làm việc cùng nhau, các tổ chức xã hội dân sự sẽ tăng cường tầm ảnh hưởng, ngăn ngừa khả năng các bên khác sử dụng nhóm xã hội dân sự này chống lại nhóm kia và mở rộng phạm vi ảnh hưởng về mặt địa lý. Việc thành lập liên minh cũng sẽ giúp việc trao đổi thông tin giữa các nhóm xã hội dân sự trở nên tốt hơn. Các tổ chức xã hội dân sự cũng nên cân nhắc việc thành lập liên minh “Công khai các khoản chi trả” (Publish What You Pay) ở cấp quốc gia, và qua đó sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để kết nối việc vận động giữa cấp quốc gia và cấp khu vực. Xã hội dân sự cần phải yêu cầu Hội đồng EITI Quốc tế trợ giúp nếu bị đe dọa. Thủ tục về sự tham gia của xã hội dân sự cũng đã quy định những nội dung liên quan đến cản trở chính sách đối với sự tham gia của xã hội dân sự một cách tự do và tích cực vào quá trình thực thi EITI, và các đại diện xã hội dân sự tham gia vào quá trình EITI có được hưởng những quyền cơ bản đã được công nhận trong Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người hay không. Môi trường thuận lợi đối với xã hội dân sự cần phải được đánh giá cẩn thận trên cơ sở liên tục, bao gồm (1) khi một quốc gia đang nộp đơn để trở thành ứng viên EITI, (2) khi có một sự cố cụ thể chống lại một thành viên xã hội dân sự xảy ra tại quốc gia đang triển khai sáng kiến, và (3) khi một quốc gia đang trong quá trình xác minh để được công nhận là Tuân thủ. Xã hội dân sự cần phải sắp xếp và thông báo về tất cả các mối quan tâm tại các thời điểm trên. Ngoài sự phối hợp trong liên minh, xã hội dân sự nên mở rộng kết nối với các liên minh phía chính phủ và doanh nghiệp. Xã hội dân sự cần phải đánh giá xem các mối quan tâm của mình có phù hợp với các bên liên quan khác hay không và theo đuổi 10 Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI việc thành lập liên minh với các thành phần khác nếu có thể. Cần phải xây dựng các chương trình tăng cường năng lực cho xã hội dân sự và cần phân bổ nguồn lực cho nội dung này như một phần của kế hoạch thực hiện tổng thể của quốc gia. VÍ DỤ Bantay Kita, liên minh các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ và các cơ quan khoa học tại Philippines, đã tổ chức một hội thảo tập huấn và 5 hội thảo tham vấn ở cấp vùng để thông báo cho khối xã hội dân sự có quan tâm đến công nghiệp khai thác về EITI, đồng thời xây dựng các tiêu chí và quy trình lựa chọn đại diện chính thức của xã hội dân sự tham gia Hội đồng các bên liên quan về EITI ở Phillipines. Khóa tập huấn và các hội thảo tham vấn hướng đến 4 mục tiêu: 1. Thông báo cho các tổ chức khác nhau (các cơ quan khoa học, tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân dân và các tổ chức cộng đồng khác) có quan tâm đối với lĩnh vực khai khoáng về các vấn đề liên quan đến EITI. 2. Xây dựng chương trình nghị sự của xã hội dân sự về EITI thông qua hội thảo, sau khi xem xét kinh nghiệm của các quốc gia khác về EITI. 3. Xác định các tiêu chí và quy trình để lựa chọn các đại diện xã hội dân sự chính thức tham gia MSG EITI của Philippines, thông qua một hội thảo phân các yêu cầu và nhu cầu của EITI cùng với tiêu chí cần thiết của ứng viên để đáp ứng được yêu cầu đó; và 4. Thiết lập một mạng lưới gắn kết chặt chẽ những đại diện xã hội dân sự sẽ hỗ trợ EITI bằng cách mở rộng số lượng thành viên và mạng lưới Bantay Kita. Dưới sự dẫn dắt bởi liên minh PWYP, một nhóm các tổ chức xã hội dân sự Nigeria đã xây dựng dựng được một liên minh với quy mô lớn hơn và sau đó liên minh này đã ký Biên bản Ghi nhớ với EITI Nigeria nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực cho xã hội dân sự. Grupo Propuesta Ciudadana là liên hiệp một số tổ chức xã hội dân sự Peru. Liên hiệp này có vai trò giám sát tích cực trong lĩnh vực khai khoáng ở Peru. Ngoài ra, liên hiệp này cũng hoạt động nhằm vận động và giám sát tính minh bạch trong các vấn đề liên quan đến cấp phép, hợp đồng, quản lý nguồn thu, phân bổ ngân sách và quản trị cấp địa phương. THÔNG TIN BỔ SUNG Liên minh Công khai Các khoản Chi Trả (PWYP) cấp quốc gia đã hoạt động như cơ quan giám sát độc lập để đảm thực thi EITI một cách hiệu quả. Thông tin cụ thể hơn về việc tham gia PWYP có thể được truy cập theo liên kết sau: http://www. publishwhatyoupay.org/en/about/join-coalition Thủ tục EITI về tham gia của xã hội dân sự bao gồm các kiến nghị về sự tham gia của xã hội dân sự trong EITI được xây dựng dựa trên các bài học từ việc triển khai ở cấp quốc gia. Thủ tục này có trong phần 4 của Bộ Tiêu chuẩn EITI. [...]... là nguồn lợi chung); và các chính phủ nên yêu cầu các nhà đầu tư và các bên mua phải đăng ký hoặc liệt kê các khoản thanh toán cho chính phủ tại quốc gia đó VÍ DỤ Các báo cáo EITI của Iraq minh họa tính khả thi của việc thực hiện đối chiếu ở quy 32 Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI mô lớn trong nội dung này Báo cáo 2010 thực hiện đối chiếu việc bán 689... thầu và trúng thầu Tuy nhiên, việc công khai chỉ được thực hiện sau khi giấy phép đã được cấp EITI Liberia cũng thực hiện kiểm toán hậu cấp phép nhằm đánh giá việc chuyển nhượng, hợp đồng, cấp giấy phép và các quyền tương tự có tuân thủ luật pháp Liberia hay không 16 Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI Chính phủ Trinidad và Tobago công bố thông tin về quá... nguyên có tác động ngược đối với kinh tế vĩ mô và gián tiếp ảnh hướng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất khác 26 Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI Thu ngân sách KHUNG PHÁP LÝ & CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH §3.2 ĐÓNG GÓP KINH TẾ §3.4(a)-(c) THUẾ & CÁC NGUỒN THU CHÍNH §4.1(a)/(b) NGUỒN THU HIỆN VẬT §4.1(c) BỐ TRÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG/TRAO ĐỔI HÀNG HÓA §4.1(d)... một cách dễ hiểu cho các bên không có chuyên môn, như chính phủ Guinea đã thực hiện Các hợp đồng nên được công khai trên một trang thông tin ổn định, cho phép truy cập miễn phí và ẩn danh Báo cáo EITI nên cung cấp đường dẫn đến trang tin đó Như vậy, người dân có thể dễ dàng truy cập đến các hợp đồng mà không sợ bất cứ sự đe dọa nào 20 Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu. .. doanh thu có trong báo cáo EITI YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.5(a) & §3.4(e) §3.5(a) “Báo cáo EITI phải công khai dữ liệu sản xuất cho năm tài chính trong kỳ, bao gồm tổng khối lượng sản xuất và giá trị sản xuất theo loại mặt hàng, và trong trường hợp có thể, phân theo địa phương/khu vực.” 24 Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI §3.4(e) “Báo cáo EITI phải công khai thông... mỗi bên cần phải có đại diện tham gia các tiểu ban 12 Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI VÍ DỤ Ghana đã xây dựng cấu trúc quản trị Hội đồng các bên liên quan, bao gồm các tiểu ban phụ trách từng lĩnh vực cụ thể như dưới đây: Thứ trưởng Bộ Tài chính Thứ trưởng Bộ Khai khoáng Ban chỉ đạo quốc gia Ban thư ký EITI Tiểu ban kỹ thuật Tiểu ban các vấn đề nhạy cảm... chức hành động Tài chính (Financial Action Task Force - FATF) là cơ quan liên chính phủ được thành lập vào năm 1989 FATF đã xây dựng một loạt các khuyến nghị, bao gồm khuyến nghị cung cấp thông tin về sở hữu lợi ích cho các cơ quan giám sát thực thi pháp luật Các khuyến nghị của FATF được áp dụng bởi hơn 180 18 Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI quốc gia,... quan trọng khác và lợi ích vật chất cho chính phủ 30 Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI Những nguồn thu hoặc lợi ích bất kỳ chỉ nên bị loại trừ ở những trường hợp không thể áp dụng hoặc trong trường hợp hội đồng các bên liên quan đồng ý rằng việc bỏ qua các khoản đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến tính toàn diện của báo cáo EITI. ” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Các ngưỡng... 28 Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI ĐÓNG GÓP KINH TẾ §3.4(a)-(c) Báo cáo EITI phải công khai thông tin về các đóng góp của ngành khai khoáng cho nền kinh tế, bao gồm tỉ lệ GDP, nguồn thu và xuất khẩu YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.4(a)-(c) “Báo cáo EITI phải công khai thông tin, nếu có, về đóng góp của ngành công nghiệp khai thác cho nền kinh tế trong năm tài chính. .. từ 2008 đến 2012, có tại http://china.aiddata.org/projects/450 34 Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI NGUỒN THU VẬN TẢI §4.1(f) Báo cáo EITI được yêu cầu công khai thông tin về những khoản thu từ vận chuyển dầu khí và khoáng sản, ví dụ: các nguồn thu liên quan đến việc cho thuê đường ống dẫn YÊU CẦU BẮT BUỘC §4.1(f) “Trong trường hợp nguồn thu từ việc vận

Ngày đăng: 01/04/2015, 08:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w