CHI TIÊU XÃ HỘI §4.1(e)
Cùng với việc đóng góp cho ngân sách, các công ty khai khoáng còn tạo việc làm, thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và hướng đến các vấn đề xã hội như giáo dục, hạ tầng cộng đồng và phục hồi môi trường. Những thách thức quản trị
chính trong nội dung này thường liên quan đến việc thực hiện thiếu hiệu quả các chính
sách hỗ trợ địa phương và bất đồng của cộng đồng đối với các doanh nghiệp do không
đáp ứng được kỳ vọng xung quanh việc thực hiện các nghĩa vụ xã hội.
Việc làm là một cơ chế quan trọng để đảm bảo cộng đồng khu vực khai thác được chia
sẻ lợi ích kinh tế từ khai khoáng, mặc dù kỳ vọng của địa phương thường vượt quá khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.
Chi tiêu xã hội có thể giúp các công ty cải thiện hình ảnh về mặt xã hội để có thể hoạt
động tốt. Việc công khai thông tin liên quan đến tác động xã hội như Bộ Tiêu chuẩn EITI yêu cầu và/hoặc khuyến khích nên được thực hiện theo hướng giải quyết các thách thức quản trị quốc gia và dẫn đến việc cải cách chính sách một cách hiệu quả.
Những cơ hội cải cách chính sách tiềm năng trong nội dung này bao gồm phát triển và
thực thi các yêu cầu hỗ trợ địa phương, mở rộng phạm vi tham vấn và giám sát của cộng
đồng đối với các dự án xã hội, và nâng cấp các hệ thống đánh giá tác động môi trường và xã hội.
VIỆC LÀM §3.4(d)
Báo cáo EITI được kỳ vọng sẽ bao hàm các thông tin về số lượng việc làm trong lĩnh vực khai khoáng và tỷ lệ phần trăm trên tổng số việc làm.
YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.4(d)
“Báo cáo EITI phải công khai thông tin, nếu có, về đóng góp của ngành công nghiệp khai thác cho nền kinh tế trong năm tài chính trong kỳ báo cáo EITI. Thông tin này được dự kiến sẽ bao gồm ... việc làm trong ngành công nghiệp khai thác theo số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm của tổng số việc làm.”
KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI
Các báo cáo cũng nên thể hiện tỉ lệ lao động trong nước và nước ngoài.
Thông tin liên quan đến hỗ trợ địa phương ngoài vấn đề việc làm nên được đưa vào báo cáo EITI:
Hội đồng các bên liên quan cần xây dựng một mẫu báo cáo về tình hình hợp tác giữa chính phủ, công ty và các nhà đại diện cung cấp. Các mẫu báo cáo này cần được thiết kế để thu thập các thông tin liên quan đến việc làm cũng như việc cung cấp các hàng hóa hay dịch vụ.
Cùng với các chính sách và/ hoặc mục tiêu hỗ trợ địa phương, Báo cáo EITI nên cung cấp các thông tin đã được phân tách về chi tiêu xã hội của công ty cũng như các lao động gián tiếp hay trực tiếp. Ngoài ra, cần cân nhắc về việc báo cáo về các nhà cung cấp và nỗ lực phát triển của họ.
Thông tin về hỗ trợ địa phương cần được công khai từ cả phía doanh nghiệp và cơ quan chính phủ. Các thông tin này nên được đối chiếu bởi một cơ quan độc lập.
VÍ DỤ
Quy định về Phát triển Tài nguyên Khoáng sản và Dầu khí của Nam Phi yêu cầu các doanh nghiệp dầu khí và khoáng sản hàng năm phải đệ trình bản kế hoạch phát triển nguồn nhân lực lên người quản lý khu vực - là một thành viên của Ủy ban Phát triển Khai khoáng và Môi trường (RMDEC). Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực không chỉ yêu cầu việc xác định, mà còn báo cáo cụ thể về số lượng, trình độ học vấn của người lao động cũng như những vị trí còn trống mà các công ty khai khoáng không thể tuyển dụng được trong hơn 12 tháng dù đã nỗ lực phối hợp để tuyển dụng các ứng viên phù hợp. Ngoài ra, các công ty còn phải nộp báo cáo về việc triển khai kế hoạch phát triển nghề nghiệp, kế hoạch đào tạo, kế hoạch thực tập và học bổng phù hợp với kế hoạch phát triển kỹ năng và nhu cầu với các nhóm lao động nhất định.
THÔNG TIN BỔ SUNG
Nguyên tắc 5 trong Hiến chương Tài nguyên Thiên nhiên nêu rằng các dự án tài nguyên có thể gây những tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với xã hội, kinh tế và môi trường ở cấp địa phương. Các tác động này có thể được xác định và giảm thiểu bằng nhiều biện pháp khác nhau như tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. “Các sáng kiến hỗ trợ địa phương”, RWI, 07/2013, http://www.revenuewatch.org/
publications/fact_sheets/local-content-initiatives-enhancing-subnational- benefits-oil-gas-and-mining
“Các chính sách hỗ trợ địa phương trong lĩnh vực Dầu khí”, Ngân hàng Thế giới, 2013, http://issuu.com/world.bank.publications/docs/local_content_policies_in_the_oil_ and_gas_sector
“Tăng cường tiêu thụ hàng hóa địa phương bởi ngành công nghiệp khai khoáng tại Tây Phi”, Ngân hàng Thế giới, 01/2012, http://siteresources.worldbank.org/INTENERGY2/ Resources/8411-West_Africa.pdf
“Hỗ trợ địa phương thông qua việc tiêu thụ hàng hóa”, Michael Warner, 2011, http:// www.greenleaf-publishing.com/productdetail.kmod?productid=3545
CHI TIÊU XÃ HỘI §4.1(e)
Cần công khai các khoản chi tiêu xã hội được quy định bởi luật pháp hay được thỏa thuận trong các hợp đồng trong Báo cáo EITI và thực hiện đối chiếu trong trường hợp có thể.
YÊU CẦU BẮT BUỘC §4.1(e)
“Trong trường hợp công ty phải chịu trách nhiệm các chi phí xã hội theo quy định của luật pháp hoặc theo hợp đồng với chính phủ, báo cáo EITI phải công bố và, nếu có thể, đối chiếu các giao dịch này.
i. Nếu các lợi ích xã hội được cung cấp bằng hiện vật, báo cáo EITI phải công khai bản chất và giá trị được xem là giao dịch bằng hiện vật. Trường hợp người thụ hưởng của chi phí xã hội đó là một bên thứ ba, tức là không phải là một cơ quan chính phủ, tên và chức năng của người thụ hưởng phải được công bố.
ii. Nếu không thể thực hiện đối chiếu, báo cáo EITI nên bao gồm thông tin công bố đơn phương của cả các công ty và/hoặc chính phủ.
iii. Trường hợp có sự đồng thuận rằng các chi phí xã hội là hợp lý và có sự chuyển giao thực tế, hội đồng các bên liên quan được khuyến khích để xây dựng quy trình báo cáo với quan điểm đi đến mức độ minh bạch tương xứng với quy trình công bố các khoản chi và nguồn thu khác của các cơ quan chính phủ. Nếu không thể đối chiếu các giao dịch, ví dụ như khoản chi của công ty bằng hiện vật hoặc cho bên thứ ba không thuộc chính phủ, hội đồng các bên liên quan có thể đồng ý với cách tiếp cận cho phép công ty và/hoặc chính phủ đơn phương tự nguyện công bố thông tin và đưa vào Báo cáo EITI.”
KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI
Ngoài các chi tiêu xã hội bắt buộc, báo cáo nên cung cấp thông tin về các chi tiêu xã hội tự nguyện. Việc đối chiếu nên được tiến hành bất cứ khi nào có thể, mặc dù các công ty có thể dùng nhiều cơ chế phân bổ tài chính khác nhau (yêu cầu các loại báo cáo khác nhau) và có thể có một số loại đối tượng thụ hưởng khác nhau.
Báo cáo chi tiêu xã hội cần được phân tách theo từng công ty, bên tiếp nhận, loại hình và dự án khai khoáng liên quan.
Việc công khai các hợp đồng là cần thiết nhằm xác định có hay không các chi tiêu xã hội bắt buộc cần đưa vào Báo cáo EITI.
Các công ty cần công khai chi phí thực tế của các đóng góp bằng hiện vật, ví dụ như chi phí thanh toán cho nhà thầu để xây dựng đường sá cho cộng đồng. Nếu không có thông tin về số tiền thực tế, phương pháp gán giá trị cho các đóng góp bằng vật chất phải được giải thích đầy đủ.
Ngưỡng giá trị đối với các chi tiêu xã hội cần phải được xem xét cùng với các nguồn thu khác nhằm đánh giá xem các chi tiêu xã hội có lớn hay không.
Các cơ quan, tổ chức hay các đơn vị chịu trách nhiệm phân bổ tài nguyên cho cộng đồng cần phải được xác định rõ.
Các công ty cần công khai mục tiêu của từng dự án. Thông tin này là rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả và tác động.
Để đánh giá được các chi phí của hoạt động khai khoáng, thông tin đánh giá các tác động môi trường và xã hội cần phải được công khai:
Các chính phủ cần công khai các đánh giá tác động môi trường cùng kế hoạch phục hồi và tái định cư.
Các công ty cần công khai thông tin về tác động môi trường và xã hội trong quá trình hoạt động.
VÍ DỤ
Báo cáo EITI 2010 của Mông Cổ đã công khai các khoản tài trợ của các công ty cho các tổ chức phi chính phủ. Báo cáo cung cấp thông tin về các khoản tài trợ dưới dạng tiền và hiện vật dành cho mục đích bảo vệ môi trường.
Theo quan điểm tăng giá khai thác mỏ, chính phủ Peru đã ký một thỏa thuận trong thời hạn 5 năm với 30 công ty khai khoáng nhằm kêu gọi đóng góp tự nguyện cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho các cộng đồng lân cận khu vực khai thác. Vào năm 2006, các công ty tham gia vào Chương trình Đoàn kết với người dân khai khoáng (PMSP) đã thống nhất dành tặng một phần của các khoản chi tiêu xã hội trực tiếp vào các quỹ tự nguyện. Thỏa thuận được lựa chọn thông qua một đề xuất cạnh tranh nhằm áp dụng thuế thu nhập bất thường đối với các công ty khai khoáng. Báo cáo
EITI 2008 – 2010 của Peru chứa các thông tin về PMSP, các công ty tham gia, các nguồn lực được đầu tư vào các quỹ vùng và địa phương, và các nguồn lực được phân bổ cho Ủy ban Sự thật và Hòa giải quốc gia.
Báo cáo EITI 2011của Cộng hòa Congo công khai các đóng góp hiện vật cho sự phát triển xã hội từ hai công ty ENI và Total. Các thông tin này bao gồm nguồn lực được phân bổ chứ không phải được chi tiêu, cùng với các đóng góp theo quy định cho các dự án giáo dục, xã hội và y tế.
Tại Brazil, CSO IBASE đã xây dựng một mẫu báo cáo đơn giản về chi tiêu xã hội mà các công ty có thể dễ dàng hoàn thiện và đưa lên trang tin của mình. Các công ty đã công khai các thông tin cần thiết sẽ được công chúng công nhận nếu như được cấp tem kiểm toán xã hội của IBASE. Khuôn mẫu này mang đến cái nhìn về quy mô bằng cách so sánh các nỗ lực Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) của công ty với doanh thu thuần và cho phép so sánh giữa các thời điểm và giữa các công ty - tất cả các mục tiêu có thể được thực hiện bằng cách báo cáo EITI hiệu quả trong lĩnh vực này.
Luật minh bạch tại Bojonegoro, một huyện tại tỉnh Đông Java của Indonesia, yêu cầu chính quyền huyện và các công ty công khai các thông tin về nguồn thu từ khai thác tài nguyên, các tác động xã hội và môi trường của nhữngdự án khai khoáng và các chi tiêu xã hội trực tiếp. Vấn đề minh bạch đã được thể chế hóa thông qua các luật của huyện nhằm đảm bảo tính bền vững.
THÔNG TIN BỔ SUNG
“Các chi tiêu Xã hội trực tiếp của Doanh nghiệp”, RWI, 01/2013,
http://www.revenuewatch.org/publications/fact_sheets/monitoring-guide-civil- society-organizations