CHUYỂN KHOẢN §4.2(e)

Một phần của tài liệu Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI (Trang 45)

EITI yêu cầu công khai những khoản chuyển ngân sách bắt buộc giữa chính quyền trung ương và địa phương trong báo cáo EITI, bao gồm sự khác biệt giữa con số chuyển thực tế và số nợ. EITI cũng khuyến khích thực hiện đối chiếu các số liệu cũng như công khai các khoản chuyển không bắt buộc.

YÊU CẦU BẮT BUỘC §4.2(e)

“Trong trường hợp các khoản về từ chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương có liên quan đến nguồn thu từ ngành công nghiệp khai thác và được quy định trong hiến pháp, luật hoặc cơ chế chia sẻ nguồn thu khác, hội đồng các bên liên quan phải đảm bảo việc các khoản chuyển thực chất được công bố trong báo cáo EITI. Báo cáo EITI nên công bố công thức chia sẻ nguồn thu, nếu có, cũng như sai lệch giữa số tiền được tính theo công thức chia sẻ nguồn thu có liên quan với số tiền thực tế đã được chuyển từ chính quyền trung ương đến chính quyền địa phương.”

YÊU CẦU KHUYẾN KHÍCH §4.2(e)

“Hội đồng các bên liên quan được khuyến khích đối chiếu các khoản chuyển này. Hội đồng các bên liên quan được khuyến khích để đảm bảo bất kỳ khoản chuyển theo quy định hay ngoại lệ nào đều được công bố và nếu có thể được đối chiếu trong báo cáo EITI.”

KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI

Ngoài ra, cần thực hiện đối chiếu để xem xét chênh lệch giữa khoản chuyển dự kiến và khoản thực chuyển.

Ngoài các khoản chuyển ngân sách bắt buộc theo hiến pháp hay luật pháp, báo cáo cũng nên bao gồm những chứng từ chuyển nhượng ủy quyền xuất phát từ việc ra quyết định hàng năm của các cơ quan chức năng cấp quốc gia (ví dụ: quốc hội hay các bên được ủy quyền thống nhất giải ngân từ quỹ tài nguyên thiên nhiên quốc gia) cũng như các khoản chuyển ngân sách tự nguyện.

Ngưỡng báo cáo của các khoản chuyển ngân sách cần phải được đặt riêng cho mức địa phương. Một khoản chuyển ngân sách không đáng kể ở cấp quốc gia nhiều khi lại có tác động lớn đến chính quyền địa phương.

Chính phủ nên thông báo cho Hội đồng các bên liên quan về tỉ lệ phần trăm chuyển ngân sách được công bố khi áp dụng ngưỡng báo cáo đã thống nhất so với tổng chuyển ngân sách địa phương. Các ngưỡng báo cáo nên được xem xét thường xuyên để đảm bảo không bỏ sót các khoản thanh toán lớn và các doanh nghiệp quan trọng. Bên cạnh công thức phân bổ nguồn thu, báo cáo cần phải thể hiện rõ việc tính toán

được thực hiện như thế nào, ví dụ như việc lựa chọn cơ sở tính thuế và thuế suất để tính toán, hoặc mức giá được sử dụng để tính toán nếu khoản chuyển được tính dựa trên định giá sản phẩm.Thời điểm thực hiện chuyển ngân sách cũng nên được đưa vào Báo cáo EITI.

Tất cả các quy định pháp luật và thể chế liên quan đến phân bổ nguồn thu cần được đưa vào Báo cáo EITI cùng với đường dẫn để truy cập đến các văn bản pháp luật.

VÍ DỤ

Tại Brazil, Bộ Tài Chính hàng tháng công bố tất cả các khoản chuyển ngân sách được thực hiện giữa kho bạc quốc gia và các chính quyền địa phương. Banco do Brasil là cơ quan trung gian nhận các khoản thu từ kho bạc quốc gia và chuyển tiếp vào tài khoản của chính quyền địa phương. Cơ quan này cũng công khai các khoản chuyển ngân sách bao gồm giá trị chuyển và ngày thực hiện trên trang tin của Banco do Brasil.

Tại Ghana, Báo cáo EITI 2010 – 2011 công bố các khoản chuyển từ cấp trung ương đến địa phương cũng như việc đánh giá sự khác biệt giữa khoản chuyển được tính toán theo công thức với thực tế. Dựa trên khuyến nghị của các báo cáo EITI trước đó, Văn phòng Quản trị Đất thổ cư đã hướng dẫn cán bộ cấp vùng và huyện công bố công thức tính phân bổ nguồn thu.

Ở Peru, hệ thống báo cáo trực tuyến và cập nhật về chuyển ngân sách đến chính quyền địa phương là một công cụ tốt để Bộ Kinh tế và Tài chính và chính quyền địa phương cùng công khai các khoản chuyển ngân sách. Các quy tắc phân bổ nguồn thu được xác định theo pháp luật và được công bố. Báo cáo EITI 2008 – 2010 của Peru công khai các khoản chuyển ngân sách từ chính quyền trung ương đến các đơn vị địa phương và so sánh với các biên lai của chính quyền địa phương.

Tại Mông Cổ, EITI không thể thu thập được số liệu về phân bổ nguồn thu đến các chính quyền địa phương do thiếu sự minh bạch về việc phân bổ nguồn thu ở cấp trung ương. Theo luật khoáng sản, 30% các nguồn thu từ thuê mỏ và 50% nguồn thu từ phí giấy phép đặc biệt được chuyển cho các chính quyền địa phương. Các khoản chuyển đó được chính quyền trung ương công bố, nhưng không được phân tách theo từng đơn vị hay dòng thu. Thông tin duy nhất được công bố là số tiền được chuyển. Do đó, nơi nhận các khoản thanh toán có thể là ngân sách trung ương, địa phương hoặc một nơi nào khác và điều này không thể xác định thông qua dữ liệu EITI. Một số khoản thanh toán có thể xác định là được chuyển đến chính quyền địa phương, nhưng không thể xác định được số tiền thực chuyển cụ thể là bao nhiêu. Những thông tin này có thể sẽ hữu ích cho cộng đồng địa phương trong việc yêu cầu trách nhiệm giải trình từ phía chính quyền trung ương.

Tại Malaysia, Chỉ số Quản trị Tài nguyên cho thấy sự thiếu minh bạch trong việc quản lý chuyển ngân sách. Bốn bang khai thác dầu khí của Malaysia (Kelantan, Sabah, Sarawak và Terengganu) đã ký thỏa thuận với PETRONAS về việc chia sẻ 5% lợi nhuận từ việc sản xuất dầu khí. Tuy nhiên, những thỏa thuận chi tiết lại không được công bố. Theo Chỉ số Quản trị Tài nguyên, Chính phủ không báo cáo về số tiền đã được phân bổ, và chỉ có 2 trong 4 bang đưa số liệu về các khoản chuyển vào báo cáo ngân sách. Đối tác REFSA của RWI sử dụng các thông tin này nhằm vận động các cơ quan chức năng Malaysia tham gia EITI. Các bang sản xuất dầu khí của Malaysia cũng là những bang nghèo nhất và các chính quyền địa phương yêu cầu được phân bổ nhiều hơn nguồn thu tài nguyên. Hơn nữa, việc phân bổ nguồn thu dường như đã được “chính trị hóa” khi bang Kelantan và Terengganu đã bị từ chối (một phần hoặc toàn bộ) phân bổ nguồn thu từ thuê mỏ dầu trong thời kỳ các bang này được quản lý bởi đảng đối lập.

THÔNG TIN BỔ SUNG

Chỉ số Quản trị Tài nguyên đánh giá mức độ minh bạch đối với việc phân bổ nguồn thu từ tài nguyên tại 30 quốc gia.

“Chi tiêu một cách khôn ngoan: Hỗ trợ Peru quản lý nguồn tài nguyên”, RWI, 10/2012, http://www.revenuewatch.org/publications/spending-wisely-helping-peruvians- manage-resource-wealth

“Quản lý nguồn thu từ dầu, Khí và Khoáng sản ở cấp địa phương”, RWI, 07/2013, http://www.revenuewatch.org/publications/fact_sheets/subnational-oil-gas-and- mineral-revenue-management

“Triển khai EITI tại cấp địa phương”, Ngân hàng Thế giới, 10/2011, http://documents. worldbank.org/curated/en/2011/10/15443917/implementing-eiti-sub-national-level- emerging-experience-operational-framework

“Triển khai Sáng kiến minh bạch ngành Khai khoáng ở cấp địa phương, Overseas Development Institute, 05/2006, http://www.odi.org.uk/publications/5021-sub- national-implementation-extractive-industries-transparency-initiative-eiti

Một phần của tài liệu Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI (Trang 45)