bạch ngành Khai khoáng ở cấp địa phương, Overseas Development Institute, tháng 5 năm 2006.
Phí, lệ phí và tiền phạt: Các khoản thu ngoài thuế khác được thu bởi cấp địa phương, ví dụ: phí cấp phép môi trường hay đăng ký kinh doanh.
Cần công khai các hợp đồng trong đó phản ánh rõ khoản thu nào được dành cho chính quyền địa phương.
Chính phủ cần thông báo cho Hội đồng các bên liên quan về tỷ lệ phần trăm thu trực tiếp tại địa phương và tỷ lệ phần trăm các công ty khai khoáng được đưa báo cáo nếu sử dụng ngưỡng báo báo đã thống nhất. Ngưỡng báo cáo cũng nên được đánh giá thường xuyên để đảm bảo không bỏ sót các khoản thanh toán hay các doanh nghiệp lớn.
Báo cáo cấp địa phương cần được phân tách theo từng công ty, cơ quan, dòng thu và dự án. Báo cáo phải nhất quán và có sự so sánh giữa các khu vực.
Các chính quyền địa phương cần công bố tỷ lệ đóng góp ngân sách từ công nghiệp khai thác và tình hình sử dụng nguồn thu này.
Tại khu vực được nhận những khoản thu lớn từ khai khoáng, Hội đồng các bên liên quan ở cấp địa phương nên cải thiện mối liên kết với tiến trình EITI quốc gia; nâng cao trách nhiệm giải trình trong việc thu và sử dụng nguồn tiền; và xây dựng niềm tin với các bên liên quan.
VÍ DỤ
Tại Nigeria, Sáng kiến minh bạch Chi tiêu và Thu nhập Bayelsa (BEITI) kiểm tra tất cả các nguồn thu của chính quyền địa phương và tình hình chi tiêu ngân sách, thay vì chỉ kiểm tra nguồn thu và các dòng thanh toán từ ngành khai khoáng. Đây có thể được coi là một mô hình tốt để theo dõi chi tiêu công ở các địa phương có những khoản thu lớn từ công nghiệp khai thác. Các thông tin bổ sung về quá trình thiết lập BEITI có tại http://www.revenuewatch.org/publications/nigeria-uphill-struggle. Ngày càng nhiều Báo cáo EITI công khai các khoản thanh toán và nguồn thu trực tiếp
tại cấp địa phương; bao gồm các báo cáo của Mongolia, Tanzaniavà Zambia.
Indonesia cũng đang dành nhiều nỗ lực để lồng ghép các nội dung liên quan đến các khoản thanh toán trực tiếp như thuế và phí trong mẫu báo cáo EITI. Các mẫu báo cáo được thiết kế để đảm bảo thu thập được thông tin về các công ty hoạt động trong khu vực cũng như các khoản đóng góp từ tài nguyên cho chính quyền địa phương. Tại Ghana, Báo cáo EITI ghi lại tất cả các khoản nhận được và việc sử dụng nguồn
THÔNG TIN BỔ SUNG
Kiểm tra các thông tin được cập nhật mới nhất http://www.revenuewatch.org/ issues/subnational
“Cơ hội Vàng của Ghana”, RWI, 06/2012, http://www.revenuewatch.org/publications/ ghana%E2%80%99s-golden-opportunity
“Indonesia - Thúc đẩy tương lai”, RWI, 02/2012, http://www.revenuewatch.org/ publications/indonesia-fueling-future
“Nigeria - Một cuộc Đấu tranh vất vả”, RWI, 02/2012, http://www.revenuewatch.org/ publications/nigeria-uphill-struggle
“Chi tiêu một cách khôn ngoan: Hỗ trợ Peru quản lý nguồn tài nguyên trù phú”, RWI, 10/ 2012, http://www.revenuewatch.org/publications/spending-wisely-helping- peruvians-manage-resource-wealth
“Quản lý nguồn thu từ dầu, Khí và Khoáng sản của địa phương”, RWI, 07/2013, http://www.revenuewatch.org/publications/fact_sheets/subnational-oil-gas-and- mineral-revenue-management
“Triển khai EITI tại cấp địa phương”, Ngân hàng Thế giới, 10/2011, http://documents. worldbank.org/curated/en/2011/10/15443917/implementing-eiti-sub-national-level- emerging-experience-operational-framework
“Triển khai Sáng kiến minh bạch ngành Khai khoáng ở cấp địa phương”, Overseas Development Institute, 05/2006, http://www.odi.org.uk/publications/5021-sub- national-implementation-extractive-industries-transparency-initiative-eiti