1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An

115 1K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 762,5 KB

Nội dung

Theo qui định tại điều 37 - Nghị định số 109/CP, dịch vụ viễn thông đuợc hiểu là dịch vụ truyền đưa, lưu trữ và cung cấp thông tin bằng hình thức truyền dẫn, phát, thu những ký hiệu, tín

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

MỤC LỤC I DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VI Viễn thông là nói về sự liên lạc với những nơi rất xa Viễn thông (trong các ngôn ngữ Châu Âu xuất phát từ tele của tiếng Hy Lạp có nghĩa là xa và communicare của tiếng La tinh có nghĩa là thông báo) miêu tả một cách tổng quát tất cả các hình thức trao đổi thông tin qua một khoảng cách nhất định mà không phải chuyên chở những thông tin này đi một cách cụ thể (thí dụ như thư) Các tín hiệu nhìn thấy được đã được sử dụng trong thế kỷ 18 như hệ thống biểu hiện các chữ cái bằng cách đặt tay hay 2 lá cờ theo một vị trí nhất định (semaphore), hay máy quang báo (heliograph) là một dụng cụ truyền tin bằng cách phản chiếu ánh sáng mặt trời 4

Theo nghĩa hẹp hơn, ngày nay viễn thông được hiểu như là cách thức trao đổi dữ liệu thông qua kỹ thuật điện, điện tử và các công nghệ hiện đại khác Các dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện thoại Ngày nay các thiết bị viễn thông là một thành phần cơ bản của hệ thống hạ tầng.Các dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện thoại Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh Bưu chính viễn thông được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá X thông qua ngày 25/5/2002 [I.19.T.121.122.134], các khái niệm thuộc lĩnh vực viễn thông được đề cập gồm thiết bị viễn thông, thiết bị mạng, thiết bị đầu cuối, điểm kết cuối, dịch vụ viễn thông, đường truyền dẫn, tài nguyên thông tin (kho số viễn thông, phổ tần số vô tuyến điện, tài nguyên internet, quĩ đạo vệ tinh), sóng vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến Dịch vụ viễn thông được định nghĩa là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác nhau của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông Theo qui định tại điều 37 - Nghị định số 109/CP, dịch vụ viễn thông đuợc hiểu là dịch vụ truyền đưa, lưu trữ và cung cấp thông tin bằng hình thức truyền dẫn, phát, thu những ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua mạng lưới viễn thông công cộng do doanh nghiệp ung cấp dịch vụ viễn thông cung cấp 5

Theo quy định tại Điều 3- Luật Viễn thông số 41/2009/QH12, dịch vụ viễn thông được hiểu là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng 5

Từ những trình bày ở trên có thể khẳng định, dịch vụ viễn thông là kết quả tất yếu được nẩy sinh từ yêu cầu sản xuất ra các phương thức, phương tiện truyền tải thông tin nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và nhu cầu đời sống con người Quá trình truyền tải thông tin không những thường gắn liền với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hoặc giữa các quá trình đó với nhau Nó được xác định bằng đại lượng thời gian, không gian truyền tin Quá trình truyền tải thông tin ban đầu được thực hiện thông qua dịch vụ , nhưng dưới tác động của nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, dịch vụ viễn thông đã được hình thành và phát triển nhanh với nhiều loại hình phong phú, đa dạng Dịch vụ viễn thông thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể cung cấp và thụ hưởng dịch vụ truyền tải thông tin thông qua hoạt động của ngành và viễn thông 5

+ Dịch vụ viễn thông là sản phẩm vô hình 6

+ Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ viễn thông là không chia tách được 6

+ Dịch vụ viễn thông có tính không ổn định 7

+ Dịch vụ viễn thông không thể dự trữ được 9

Thứ nhất, quản lý nhà nước trong phát triển thị trường dịch vụ viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa các chủ thể trong sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và đời sống sinh hoạt của con người 24

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những thách thức đối với sự phát triển của thị trường dịch vụ viễn thông là: 35

2.4.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý Nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông 42

Thông tin duyên hải 60

Tại Nghệ An có Đài Bến Thuỷ, ngoài ra còn có các đài duyên hải của lực lượng biên phòng Thực hiện các dịch vụ gồm trực canh cấp cứu nghề cá và hàng hải, phát bản tin thời tiết, thông tin trên biển Hàng hải Được trang bị tốt theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc, định vị, cứu nạn Liên lạc theo chuẩn GMSS bằng các phương thức vệ tinh, HF, VHF Vùng phủ sóng toàn cầu Các tàu đánh bắt hải sản trang bị thiết bị liên lạc thô sơ, cả nước chỉ có 50% số tàu đánh bắt xa bờ có thiết bị ICOM, theo quy định bắt buộc phải có thiết bị ICOM, một số ít có thiết bị định vị GPS Hạn chế do không có khả năng kinh tế và do trình độ ngư dân chưa sử dụng thành thạo các thiết bị liên lạc Tần số vô tuyến điện dành cho tàu cá dải 26 - 27Mhz 60

4.2.2 Mục tiêu cơ bản và các chỉ tiêu chủ yếu 87

4.3 Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An 89

4.3.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 89

Trang 2

4.3.2 Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý thị truờng dịch vụ viễn thông 90

4.3.3 Đổi mới tổ chức hoạt động của thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn 94

4.3.4 Phát triển và ứng dụng có hiệu quả những nhân tố của thị trường dịch vụ viễn thông cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà 98

4.3.5 Thực hiện hiệu quả chương trình Viễn thông công ích trên địa bàn 101

4.3.6 Đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh để thúc đẩy cầu về dịch vụ viễn thông 101

4.3.7 Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài 102

KẾT LUẬN 106

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

BẢNG BIỂU

MỤC LỤC I DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VI

Viễn thông là nói về sự liên lạc với những nơi rất xa Viễn thông (trong các ngôn ngữ Châu Âu xuất phát từ tele của tiếng Hy Lạp có nghĩa là xa và communicare của tiếng La tinh có nghĩa là thông báo) miêu tả một cách tổng quát tất cả các hình thức trao đổi thông tin qua một khoảng cách nhất định mà không phải chuyên chở những thông tin này đi một cách cụ thể (thí dụ như thư) Các tín hiệu nhìn thấy được đã được sử dụng trong thế

kỷ 18 như hệ thống biểu hiện các chữ cái bằng cách đặt tay hay 2 lá cờ theo một vị trí nhất định (semaphore),

hay máy quang báo (heliograph) là một dụng cụ truyền tin bằng cách phản chiếu ánh sáng mặt trời 4

Theo nghĩa hẹp hơn, ngày nay viễn thông được hiểu như là cách thức trao đổi dữ liệu thông qua kỹ thuật điện, điện tử và các công nghệ hiện đại khác Các dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện thoại Ngày nay các thiết bị viễn thông là một thành phần cơ bản của hệ thống hạ tầng.Các dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện thoại Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh Bưu chính viễn thông được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá X thông qua ngày 25/5/2002 [I.19.T.121.122.134], các khái niệm thuộc lĩnh vực viễn thông được đề cập gồm thiết bị viễn thông, thiết bị mạng, thiết bị đầu cuối, điểm kết cuối, dịch vụ viễn thông, đường truyền dẫn, tài nguyên thông tin (kho số viễn thông, phổ tần số vô tuyến điện, tài nguyên internet, quĩ đạo vệ tinh), sóng vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến Dịch vụ viễn thông được định nghĩa là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác nhau của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông Theo qui định tại điều 37 - Nghị định số 109/CP, dịch vụ viễn thông đuợc hiểu là dịch vụ truyền đưa, lưu trữ và cung cấp thông tin bằng hình thức truyền dẫn, phát, thu những ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua mạng lưới viễn thông công cộng do doanh nghiệp ung cấp dịch vụ viễn thông cung cấp 5

Theo quy định tại Điều 3- Luật Viễn thông số 41/2009/QH12, dịch vụ viễn thông được hiểu là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng 5

Từ những trình bày ở trên có thể khẳng định, dịch vụ viễn thông là kết quả tất yếu được nẩy sinh từ yêu cầu sản xuất ra các phương thức, phương tiện truyền tải thông tin nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và nhu cầu đời sống con người Quá trình truyền tải thông tin không những thường gắn liền với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hoặc giữa các quá trình đó với nhau Nó được xác định bằng đại lượng thời gian, không gian truyền tin Quá trình truyền tải thông tin ban đầu được thực hiện thông qua dịch vụ , nhưng dưới tác động của nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, dịch vụ viễn thông đã được hình thành và phát triển nhanh với nhiều loại hình phong phú, đa dạng Dịch vụ viễn thông thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể cung cấp và thụ hưởng dịch vụ truyền tải thông tin thông qua hoạt động của ngành và viễn thông 5

+ Dịch vụ viễn thông là sản phẩm vô hình 6

+ Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ viễn thông là không chia tách được 6

+ Dịch vụ viễn thông có tính không ổn định 7

+ Dịch vụ viễn thông không thể dự trữ được 9

 Các loại hình dịch vụ viễn thông

Thứ nhất, quản lý nhà nước trong phát triển thị trường dịch vụ viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa các chủ thể trong sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và đời sống sinh hoạt của con người 24

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những thách thức đối với sự phát triển của thị trường dịch vụ viễn thông là: 35

2.4.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý Nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông 42

Thông tin duyên hải 60

Tại Nghệ An có Đài Bến Thuỷ, ngoài ra còn có các đài duyên hải của lực lượng biên phòng Thực hiện các dịch vụ gồm trực canh cấp cứu nghề cá và hàng hải, phát bản tin thời tiết, thông tin trên biển Hàng hải Được trang bị tốt theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc, định vị, cứu nạn Liên lạc theo chuẩn GMSS bằng các phương thức vệ tinh, HF, VHF Vùng phủ sóng toàn cầu Các tàu đánh bắt hải sản trang bị thiết bị liên lạc thô sơ, cả nước chỉ có 50% số tàu đánh bắt xa bờ có thiết bị ICOM, theo quy định bắt buộc phải có thiết bị ICOM, một số ít có thiết bị định vị GPS Hạn chế do không có khả năng kinh tế và do trình độ ngư dân chưa sử dụng thành thạo các thiết bị liên lạc Tần số vô tuyến điện dành cho tàu cá dải 26 - 27Mhz 60

4.2.2 Mục tiêu cơ bản và các chỉ tiêu chủ yếu 87

Trang 4

4.3 Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn

tỉnh Nghệ An 89

4.3.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 89

4.3.2 Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý thị truờng dịch vụ viễn thông 90

4.3.3 Đổi mới tổ chức hoạt động của thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn 94

4.3.4 Phát triển và ứng dụng có hiệu quả những nhân tố của thị trường dịch vụ viễn thông cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà 98

4.3.5 Thực hiện hiệu quả chương trình Viễn thông công ích trên địa bàn 101

4.3.6 Đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh để thúc đẩy cầu về dịch vụ viễn thông 101

4.3.7 Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài 102

KẾT LUẬN 106

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCVT – CNTT : Bưu chính viễn thông – Công nghệ thông tin.BĐVHX : Bưu điện văn hóa xã

BTS : Trạm phát sóng di động

B-TSDN : Dịch vụ băng rộng đa phương tiện

CDMA : Đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng.CNTT : Công nghệ thông tin

CNH , HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT – TT : Công nghệ thông tin – Truyền thông

CSHT : Cơ sở hạ tầng

EVN : Viễn thông điện lực

GMPCS : Thông tin vệ tinh mặt đất toàn cầu

KTTT : Kinh tế thị trường

KT-XH : Kinh tế xã hội

NCTT : Nghiên cứu thị trường

ODA : Tổ chức phát triển hải ngoại

TTTT : Thông tin truyền thông

UBND : Ủy ban nhân dân

Viettel : Công ty viễn thông quân đội

VNPT : Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông

VTCI : Viễn thông công ích

WLL : Mạch vòng thuê bao vô tuyến

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

NGHỆ AN

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Viễn thông là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế có hàm lượngkhoa học và công nghệ cao Hiện nay lĩnh vực này đang đóng vai trò quan trọng trongviệc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá cả ở phạm vi toàn cầu, khuvực và quốc gia Vì vậy phát triển và ứng dụng công nghệ viễn thông trong đời sốngkinh tế – xã hội đang là một xu hướng phổ biến cả ở các nước phát triển và các nướcđang phát triển Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam xu hướng này đang làmột cơ hội và là một thách thức trên con đường tiến lên phía trước

Nghệ An là một tỉnh có diện tích rộng, có nhiều tiềm năng để thúc đẩy sự pháttriển kinh tế – xã hội cho cả khu vực miền trung phía Bắc, song lại có địa hìnhtương đối phức tạp Vì vậy để khai thác và phát huy những tiềm năng kinh tế củatỉnh, mạng viễn thông và gắn với đó là thị trường dịch vụ viễn thông ở Nghệ Ancũng sớm được hình thành Tuy nhiên do dấu ấn của cơ chế cũ, do điều kiện địahình và sự không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế cũng như về mức sốnggiữa các khu vực và các bộ phận dân cư trong tỉnh nên những năm qua thị trườngdịch vụ viễn thông ở Nghệ An vẫn chưa thực sự phát triển và tính cạnh tranh trênthị trường này còn thấp Là một cán bộ công tác trong ngành, với mong muốn vậndụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn và có những đóng góp thiết thực

cho địa phương, tác giả chọn đề tài: “ Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ

viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An” để viết luận văn thạc sĩ Do phạm vi nghiên

cứu rộng, thời gian có hạn và trình độ của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn kếtquả nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, chưa hoàn thiện Rất mongnhận được những ý kiến đóng góp của Các Thầy, Cô giáo và các bạn

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu, luận văn và luận án bàn về các khíacạnh khác nhau có liên quan đến phát triển lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông nói

Trang 7

chung và Bưu chính viễn thông ở Nghệ An nói riêng Ví dụ:

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Ngọc Lan: “Nâng cao năng lực cạnhtranh của các doanh nghiệp ngành Bưu chính – Viễn thông Việt Nam trong bối cảnhhội nhập kinh tế quốc tế”

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Duy Lộc: “Tăng cường quản lý nhà nướcđối với lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập kinh tế quốc tế”

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Văn Hải: “Phát triển thị trường Bưu chính– Viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An”

- Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Ngọc Minh: “Phát triển kinh doanh của cácdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam”

v.v

Tuy vậy chưa có một công trình nào bàn một cách có hệ thống và đi trực diện vào đề

tài: “Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.

1.3 Mục đích nghiên cứu của luận văn.

Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về thị trường dịch

vụ viễn thông nói chung qua đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh Nghệ Anthông qua khảo sát, đánh giá về thực trạng và đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằmhoàn thiện quản lý Nhà nước các cấp để phát triển lành mạnh, đúng hướng thịtrường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Nêu lên phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản

lý nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông Nghệ An

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Về lý luận: Luận văn luận giải những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà

Trang 8

nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông.

- Về thực tiễn: Luận văn lấy địa bàn tỉnh Nghệ An làm thực tiễn để khảo sát vềthực trạng và đưa ra những đề xuất, kiến nghị

- Về thời gian: Luận văn đề cập quản lý nhà nước về thị trường dịch vụ viễnthông trong trạng thái vận động, kể từ khi Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Namthực hiện đường lối Đổi mới nền kinh tế đến nay

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng phương pháp phổ biến của khoa học kinh tế là phươngpháp duy vật biện chứng, phương pháp trừu tượng hoá, kết hợp logic với lịch sử,phân tích với tổng hợp Đồng thời sử dụng phương pháp kế thừa những kết quảnghiên cứu đã có, kết hợp với khảo sát thực tế, thu thập thông tin, tài liệu phục vụcho việc nghiên cứu làm sáng tỏ chủ đề của luận văn

1.6 Những đóng góp của luận văn

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với thị trườngdịch vụ viễn thông

- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước thị trường dịch vụ viễn thông ở Nghệ

An trên cả 2 mặt: Thành tựu, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại

- Đề xuất những kiến nghị về phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoànthiện quản lý nhà nước trong phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàntỉnh Nghệ An

1.7 Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu làm 4 chương

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễnthông trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Chương 2: Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước đối với thị trường dịch

vụ viễn thông ở Việt Nam

Chương 3: Thực trạng quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trênđịa bàn tỉnh Nghệ An

Chương 4: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước trong

Trang 9

phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

2.1 Dịch vụ viễn thông và thị trường dịch vụ viễn thông

2.1.1 Dịch vụ viễn thông

 Khái niệm về dịch vụ viễn thông

Viễn thông là nói về sự liên lạc với những nơi rất xa Viễn thông (trong cácngôn ngữ Châu Âu xuất phát từ tele của tiếng Hy Lạp có nghĩa là xa vàcommunicare của tiếng La tinh có nghĩa là thông báo) miêu tả một cách tổng quáttất cả các hình thức trao đổi thông tin qua một khoảng cách nhất định mà khôngphải chuyên chở những thông tin này đi một cách cụ thể (thí dụ như thư) Các tínhiệu nhìn thấy được đã được sử dụng trong thế kỷ 18 như hệ thống biểu hiện cácchữ cái bằng cách đặt tay hay 2 lá cờ theo một vị trí nhất định (semaphore), haymáy quang báo (heliograph) là một dụng cụ truyền tin bằng cách phản chiếu ánhsáng mặt trời

Theo quan điểm của Pete Moulton [II.9, Pg.25]: "Viễn thông là khoa học của

sự truyền đạt thông tin qua một khoảng cách dài sử dụng công nghệ điện thoại hoặc công nghệ vô tuyến, nó liên quan đến việc sử dụng các công nghệ vi điện tử, công nghệ máy tính và công nghệ máy tính cá nhân để truyền, nhận và chuyển mạch âm thanh, dữ liệu, hình ảnh qua các phương tiện truyền dẫn khác nhau như cáp đồng, cáp quang và truyền dẫn điện từ".

Tương tự quan điểm của Pete Moulton, trong bảng phân ngành của mình, tổ

chức thương mại thế giới (WTO) [II.14] cũng định nghĩa: "Viễn thông là tất cả sự chuyển tải, truyền dẫn hoặc thu phát các ký hiệu, tín hiệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh, giọng nói, dữ liệu thông qua các dây dẫn, sóng vô tuyến, cáp quang, các phương tiện vật lý hoặc các hệ thống điện từ khác"

Trang 10

Theo nghĩa hẹp hơn, ngày nay viễn thông được hiểu như là cách thức traođổi dữ liệu thông qua kỹ thuật điện, điện tử và các công nghệ hiện đại khác Cácdịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện thoại Ngày nay các

thiết bị viễn thông là một thành phần cơ bản của hệ thống hạ tầng.Các dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện thoại Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh Bưu chính viễn thông được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá X thông qua ngày 25/5/2002 [I.19.T.121.122.134], các khái niệm thuộc lĩnh vực

viễn thông được đề cập gồm thiết bị viễn thông, thiết bị mạng, thiết bị đầu cuối, điểmkết cuối, dịch vụ viễn thông, đường truyền dẫn, tài nguyên thông tin (kho số viễnthông, phổ tần số vô tuyến điện, tài nguyên internet, quĩ đạo vệ tinh), sóng vô tuyến

điện, thiết bị vô tuyến Dịch vụ viễn thông được định nghĩa là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác nhau của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông Theo qui định tại điều 37 - Nghị định số 109/CP, dịch vụ viễn thông đuợc hiểu là dịch vụ truyền đưa, lưu trữ và cung cấp thông tin bằng hình thức truyền dẫn, phát, thu những ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua mạng lưới viễn thông công cộng do doanh nghiệp ung cấp dịch vụ viễn thông cung cấp.

Theo quy định tại Điều 3- Luật Viễn thông số 41/2009/QH12, dịch vụ viễn thông được hiểu là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.

Từ những trình bày ở trên có thể khẳng định, dịch vụ viễn thông là kết quảtất yếu được nẩy sinh từ yêu cầu sản xuất ra các phương thức, phương tiện truyềntải thông tin nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và nhucầu đời sống con người Quá trình truyền tải thông tin không những thường gắn liềnvới quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hoặc giữa các quá trình đó với nhau Nóđược xác định bằng đại lượng thời gian, không gian truyền tin Quá trình truyền tảithông tin ban đầu được thực hiện thông qua dịch vụ , nhưng dưới tác động củanghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, dịch vụ viễn thông đã được hình

Trang 11

thành và phát triển nhanh với nhiều loại hình phong phú, đa dạng Dịch vụ viễnthông thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể cung cấp và thụ hưởng dịch vụ truyềntải thông tin thông qua hoạt động của ngành và viễn thông.

 Đặc điểm dịch vụ viễn thông:

Dịch vụ viễn thông có những đặc điểm cơ bản của dịch vụ nói chung nhưngđồng thời mang những sắc thái riêng, đặc thù gắn với hoạt động của ngành viễnthông và nhu cầu của các chủ thể thụ hưởng dịch vụ viễn thông Những đặc điểm đóbao gồm: sản phẩm dịch vụ không mang hình thái hiện vật, hay là sản phẩm vôhình; không chia tách được, thiếu ổn định và không thể dự trữ được

+ Dịch vụ viễn thông là sản phẩm vô hình

Hầu hết các dịch vụ viễn thông không thể sờ mó hoặc sử dụng trước khimua, khách hàng khó có thể đánh giá được là họ đang mua gì trước khi mua Sảnphẩm dịch vụ viễn thông khác với sản phẩm hàng hoá khác ở chỗ sản phẩm dịch vụviễn thông là loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt, là dịch vụ truyền tải thông tin, không

có tính vật thể Không thể kiểm tra, trưng bày hoặc bao gói dịch vụ được Kháchhàng thường cảm thấy rủi ro hơn khi mua dịch vụ này so với các loại hàng hóa vàdịch vụ khác và điều này cản trở trao đổi dịch vụ Các nhà cung cấp dịch vụ viễnthông vượt qua các hạn chế này để tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua các cửa hàngbán lẻ, hình ảnh tượng trưng và sử dụng các biểu tượng để thay thế hàng hóa vì bảnthân hàng hóa không thể nhìn thấy hoặc cầm nắm được Các nhà cung cấp dịch vụviễn thông sẽ phải tạo ra các ý niệm hữu hình cho các dịch vụ của họ

Nói chung, khách hàng khó đánh giá giá trị của bất cứ dịch vụ nào Kháchhàng không thể hình dung các dịch vụ viễn thông họ sử dụng được tạo ra như thếnào hay chi phí của dịch vụ là bao nhiêu

+ Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ viễn thông là không chia tách được

Quy trình sản xuất của dịch vụ viễn thông không được gián đoạn, phải đảmbảo tính toàn trình, toàn mạng, không thể phân cắt Quá trình sản xuất và tiêudùng dịch vụ diễn ra cùng một lúc Khi một khách hàng nhấc ống nghe liên lạc

Trang 12

được với người cần gặp ở đầu máy bên kia là dịch vụ bắt đầu thực hiện được cuộcgọi, và anh ta bắt đầu phải trả tiền Hoặc khi bắt đầu gửi thư, gửi hàng hoá thìcũng bắt đầu thực hiện quá trình vận chuyển thư, hàng hoá, và người gửi cũng đãphải trả cước chuyển thư, chuyển hàng hoá bưu phẩm, bưu kiện trước đó Nghĩa làsong song với quá trình hoạt động của cả hệ thống thông tin, hệ thống là đồng thờivới cả quá trình người tiêu dùng dịch vụ viễn thông, cũng đồng thời với quá trìnhtính tiền cước các cuộc gọi, cước vận chuyển hàng hoá, tiền tệ… bằng giá cả thờigian, trọng lượng và giá trị.

Quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra cùng một lúc Ngược lại, đối với dịch

vụ viễn thông, nếu không có tiêu dùng dịch vụ thì hệ thống dịch vụ cũng không hoạtđộng Trên thực tế hệ thống dịch vụ viễn thông ở từng công đoạn, từng thời gianhoạt động có sự gián đoạn, nhưng trong cả hệ thống dịch vụ thì luôn luôn hoạt động24/24 giờ trong ngày Vì vậy nếu khách hàng không sử dụng hết công suất phục vụthì cũng xẩy ra sự lãng phí trong cả hệ thống Đây cũng là bài toán kinh tế cho cácđịa phương, doanh nghiệp và chính phủ trong xây dựng qui hoạch phát triển, điềuhành sử dụng mạng lưới làm sao cho hợp lý, hiệu quả

+ Dịch vụ viễn thông có tính không ổn định

Đối với khách hàng, dịch vụ và người cung cấp dịch vụ là một Nhưng trên thực

tế thì chất lượng dịch vụ nhiều khi phụ thuộc vào các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soátcủa nhà cung cấp dịch vụ, như đại diện của nhà cung cấp dịch vụ, môi trường cung cấpdịch vụ, khách hàng được cung cấp dịch vụ Khi một khách hàng nhấc ống nghe màanh ta chưa liên lạc được với người cần gặp ở đầu máy bên kia thì anh ta không phảitrả tiền, nhưng anh ta vẫn không hài lòng ngay cả khi biết rằng đây là trục trặc thườngxẩy ra rất ít ở dịch vụ cũng vậy, việc mất mát, hư hỏng, chậm thời gian và các sự cốrủi ro là hạn hữu Khách hàng của dịch vụ viễn thông thường mong đợi sử dụng dịch

vụ với chất lượng cao và luôn sẵn sàng bất cứ lúc nào họ cần

Vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có thể giảm tính không ổn địnhcủa dịch vụ bằng cách xây dựng thực hiện tốt tự động hoá các khâu trong cả hệthống, thực hiện tiêu chuẩn hoá qui trình cung cấp dịch vụ, tăng cường đào tạo nhân

Trang 13

viên và củng cố thương hiệu.

Trang 14

+ Dịch vụ viễn thông không thể dự trữ được

Sản phẩm vòng quay nhanh, bán và thu tiền nhanh, phạm vi rộng Hệ thống

cơ sở hạ tầng của dịch vụ được dùng chung và thiết kế để có thể cung cấp một côngsuất nhất định tại bất cứ thời điểm nào Giảm giá cuối tuần và ban đêm cho điệnthoại đường dài và di động là biện pháp điều tiết nhu cầu sử dụng dịch vụ trên hệthống theo thời gian nhằm tránh quá tải của hệ thống, tăng hiệu quả kinh tế của dịch

vụ, tăng nhu cầu về dịch vụ Những khoảng thời gian nào đó dịch vụ không bánđược cũng có nghĩa là bị thất thu vĩnh viễn Thất thu còn xẩy ra khi hệ thống bị quátải, nghĩa là khi người ta thấy máy nào cũng bận thì họ có thể sẽ không thực hiệncuộc gọi đó nữa

Tóm lại, dịch vụ viễn thông là sản phẩm vô hình vì các dịch vụ không thể sờ

mó hoặc sử dụng trước khi mua Dịch vụ viễn thông không chia tách được vì quá trình sản xuất và tiêu dùng của dịch vụ diễn ra cùng một lúc Dịch vụ viễn thông có

tính không ổn định vì chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào các yếu tố nằm ngoài sự

kiểm soát của nhà cung cấp Dịch vụ viễn thông không thể dự trữ, cất vào kho được,

thời lượng dịch vụ không bán được cũng có nghĩa là bị lãng phí Những đặc điểmnêu trên có ảnh hưởng lớn tới hoạt động đầu tư vào ngành viễn thông

Các loại hình dịch vụ viễn thông

Các dịch vụ viễn thông được phân loại theo nghiệp vụ đi liền với các thiết bịđầu cuối như dịch vụ thoại, dịch vụ fax, dịch vụ điện báo, dịch vụ truyền số liệu,dịch vụ di động, dịch vụ nhắn tin, dịch vụ internet v.v Các dịch vụ viễn thông đượcchia làm hai nhóm, đó là:

Một là, những dịch vụ viễn thông cơ bản: Dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch

vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc Internet màkhông làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin Dịch vụ viễn thông cơ bảngồm: Dịch vụ điện thoại; Dịch vụ điện báo; Dịch vụ Telex; Dịch vụ Fax; Dịch vụthuê kênh riêng; Dịch vụ truyền số liệu; Dịch vụ truyền hình, truyền ảnh, âm thanh;Dịch vụ truyền báo điện tử; Dịch vụ điện thoại di động; Dịch vụ nhắn tin

Trang 15

Hai là, những dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng: Dịch vụ viễn thông giá trị

gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằngcách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôiphục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet Dịch vụ viễnthông giá trị gia tăng gồm: Dịch vụ thư điện tử; Dịch vụ hộp thư thoại; Dịch vụ lưutrữ, cung cấp thông tin; Các dịch vụ Internet: thư tín điện tử, truyền tệp dữ liệu, truynhập từ xa, truy nhập các cơ sở dữ liệu theo các phương thức khác nhau

Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truynhập Internet Dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông là dịch vụ sử dụngInternet để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng Dịch vụ ứng dụngInternet trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định phápluật về viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Việc phân loại các loại hình dịch vụ viễn thông như đã nêu ở trên chỉ nhằmmục đích gắn kết việc quản lý dịch vụ với quản lý về kỹ thuật và nghiệp vụ đối vớitừng loại dịch vụ đó Trong điều kiện hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông nhưhiện nay cùng với việc xuất hiện của các công nghệ đa phương tiện (multimedia) thìcách phân loại nói trên đã trở nên không còn phù hợp nữa Đặc biệt là cũng khôngphù hợp với lộ trình mở cửa thị trường viễn thông trong thời gian sắp tới của đấtnước, khi mà sẽ có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thị trường cung cấp dịch

vụ viễn thông, sẽ dẫn đến việc không phân định rõ doanh nghiệp loại nào thì đượccung cấp dịch vụ gì, mức độ mở cửa đến đâu nên cơ quan quản lý sẽ phải quy địnhmột cách cứng nhắc bằng từng giấy phép cụ thể đối với từng loại dịch vụ cho từngdoanh nghiệp, dẫn đến việc không rõ ràng hay không minh bạch trong quản lý,thậm chí có thể dẫn đến tình trạng có những hiểu lầm đáng tiếc từ phía xã hội vềviệc vẫn tồn tại hay còn mang nặng tính chất độc quyền trong cung cấp các dịch vụviễn thông Để khắc phục những vướng mắc này, thì việc xác định khái niệm vàphân loại dịch vụ viễn thông là hết sức quan trọng

Trang 16

2.1.2 Thị trường dịch vụ viễn thông

 Khái niệm thị trường dịch vụ viễn thông

Thị trường được hiểu là tổng hòa những mối quan hệ giữa người mua vàngười bán để trao đổi hàng hóa Thị trường dịch vụ viễn thông là tổng hòanhững mối quan hệ trao đổi giữa bên cung và bên cầu đối với các sản phẩm dịch

vụ viễn thông

 Các yếu tố của thị trường dịch vụ viễn thông (cung dịch vụ, cầu dịch vụ, hệ

thông phân phối dịch vụ viễn thông).

- Về cung, cầu dịch vụ viễn thông.

Từ tháng 11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 củaWTO, đặt dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới Việc gianhập WTO mang đến làn gió mới, động lực mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn 8%, thu hút sự quan tâm củagiới đầu tư nước ngoài, hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế thương mại ngàycàng minh bạch và thông thoáng hơn Thị trường viễn thông Việt Nam tiếp tục đạtđược các bước tiến vượt bậc, hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế khác cùng pháttriển đồng thời cải thiện được vị trí trong bảng xếp hạng viễn thông châu Á

Theo đánh giá của liên minh viễn thông Quốc tế ITU Việt nam là một trongnhững quốc gia có tốc độ tăng trưởng viễn thông cao nhất thế giới Tạp chí TelecomAsia xếp thị trường di động Việt Nam là một trong 10 nước đạt tốc độ tăng trưởngnhanh nhất thế giới Trên bảng xếp hạng phát triển viễn thông châu Á, BMI xếp thịtrường viễn thông Việt nam đứng thứ 14 (sau Thái Lan) về cả quy mô và tốc độ pháttriển của cả lĩnh vực cố định, di động và Internet Tính đến hết 5/2008 mật độ điệnthoại trung bình của cả nước đạt 67 máy/100 dân với tổng số thuê bao trên toàn mạng

là 58 triệu Tốc độ tăng trưởng vượt bậc trên là hệ quả của việc gia nhập WTO

- Thị trường dịch vụ viễn thông cố định đạt mức tăng trưởng tốt trong năm

2006 với gần 2,8 triệu thuê bao mới tăng 43,5% so với năm trước, đạt mật độ 11máy/100 dân, năm 2008 đạt 13 triệu thuê bao tương ứng với mật độ 15máy/100 dân

Trang 17

Tốc độ tăng trưởng mạng cố định chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thị trường tại cácvùng thành thị Mặt khác, việc VNPT thông báo giảm 15-20% cước cố định cũng

bổ sung thêm cho sự tăng trưởng nhu cầu đối với dịch vụ thoại cố định Tuy nhiên,tốc độ tăng trưởng mạng cố định bị tác động rất nhiều bởi sự gia tăng mạnh mẽ củacác mạng di động, và tình trạng bão hoà nhu cầu thị trường tại vùng thành thị Bởivậy, tốc độ tăng trưởng dịch vụ viễn thông cố định sẽ khoảng 13%, và mật độ điệnthoại cố định sẽ đạt 17% vào năm 2011 Với mật độ điện thoại này, Việt Nam vẫn

là một trong số nước có mật độ điện thoại thấp nhất tại châu Á đứng trên các nướcIndonesia, Pakistan, Philippines, và Ấn Độ

-Thị trường dịch vụ Internet và dịch vụ băng rộng cũng đạt mức tăng trưởngnhanh với 15 triệu NSD Internet tính đến cuối năm 2006, tăng 37% so với 2005.Đến tháng 5/2007, đã có khoảng 1,5 triệu thuê bao Internet mới, nâng mật độ phổcập Internet lên 19,5% Thị trường dịch vụ Internet sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăngtrưởng hàng năm khoảng 10% và đạt mật độ 35% vào năm 2011 Dịch vụ băng rộngđang tăng nhanh và sẽ vượt tốc độ tăng trưởng dịch vụ Internet Theo số liệu củaTrung tâm Internet Việt Nam, thị trường băng rộng hiện có 517.000 thuê bao, tăng146% so với năm trước, trong khi đó sau năm tháng đầu năm 2007, chỉ có 236.000thuê bao Internet mới Để đáp ứng nhu cầu dịch vụ băng rộng tăng nhanh, VNPT đãquyết định tăng gắp đôi dung lượng các tuyến truyền dẫn cáp quang liên tỉnh để hỗtrợ và cung cấp các dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới (NGN) Tuy nhiên, hiện tạicác thuê bao băng rộng chủ yếu là các khách hàng DN Kể từ khi gia nhập WTO,Việt Nam đã chứng kiến việc các tập đoàn viên thông hùng mạnh tham gia thịtrường, như Vodafone đã lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, Intel đã đầu tư nhàmáy sản xuất thiết bị, và còn rất nhiều các công ty lớn khác đang muốn gia nhập thịtrường viễn thông Việt Nam

- Cạnh tranh sôi động nhất đang diễn ra trên thị trường di động giữa 6 nhàcung cấp dịch vụ như Vinaphone,Mobifone, Viettel, EVN Telecom, SPT, HTC, qua

đó thúc đẩy thị trường di động đạt mức tăng trưởng nhanh Thị trường dịch vụ di

động đạt mức tăng trưởng cao nhất với trên 10 triệu thuê bao mới trong năm 2006,

Trang 18

tăng 104% so với 2005, nâng tổng số thuê bao di động của Việt Nam lên khoảng 20triệu Thị trường bùng phát do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, cùng với chính sách tạocạnh tranh trên thị trường viễn thông di động của Chính phủ Các nhà khai thác nàykhông chỉ cạnh tranh trong phát triển thuê bao di động, mà còn cạnh tranh trongphát triển các dịch vụ vô tuyến cố định trên nền mạng di động để cung cấp cho các hộgia đình có thu nhập thấp Dịch vụ GPhone của VNPT là dịch vụ vô tuyến cố định mớinhất của VNPT sử dụng nền mạng Vinaphone để cạnh tranh với các dịch vụ tương tựnhư E-Com của EVN Telecom và dịch vụ vô tuyến cố định Home – Phone của Viettel.Thị trường dịch vụ viễn thông ngày nay càng phát triển và ngày càng nhiều đốithủ cạnh tranh cùng xuất hiện trên thị trường Chính vì thế, môi trường cạnh tranh

và những yếu tố cạnh tranh trên thị truờng dịch vụ viễn thông đang làm nổi bậtnhững đặc thù của dịch vụ viễn thông

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thông – CNTT cànglàm phát sinh tăng nhu cầu sản phẩm viễn thông trong mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.Quy mô của thị trường dịch vụ viễn thông ngày càng được mở rộng với sốlượng và chất lượng dịch vụ ngày một tăng cao, đáp ứng được yêu cầu đa dạng củakhách hàng, hoà nhập với thị trường viễn thông khu vực và thế giới Cùng với sựphát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đâycũng đã có những bước tăng trưởng phát triển ổn định nhanh chóng, đời sống vậtchất và tinh thần của người dân ngày được nâng cao Việc cho phép mọi thành phầnkinh tế cùng tham gia kinh doanh, cùng với chính sách mở cửa và ngoại giao mềmdẻo dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước đã làm cho nền kinh tế Việt Nam ngàymột trở nên sôi động, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ viễn thông sẽ còn tăngcao, khả năng thanh toán của người dân ngày một lớn Mức tiêu dùng dịch vụ viễnthông của người dân tăng từ 446.974 đồng/người dân năm 2003 lên 804.484đồng/người dân năm 2007, mật độ điện thoại tăng từ 3,25 máy/người dân năm 2003

lên 54 máy/người dân năm 2007 và một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá sự tăng trưởng.

Quy mô của thị trường đã được mở rộng đến tận các xã vùng sâu vùng xa và đếnmọi tầng lớp dân cư Trước đây, mạng lưới dịch vụ viễn thông với các dịch vụ

Trang 19

truyền thống chủ yếu chỉ tập trung ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, cáctrung tâm kinh tế văn hoá-chính trị Đến nay mạng lưới viễn thông đã được trải rộngtrên khắp cả nước, tới tận những nơi mà trước kia người dân rất hiếm khi được tiếpxúc với các dịch vụ viễn thông như các xã miền núi vùng sâu vùng xa, biên giới, hảiđảo, Không những thế, các sản phẩm dịch vụ viễn thông còn được mở rộng với rấtnhiều loại hình dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng giá trị dựa trên năng lực mạng lướihiện có, và nhất là các dịch vụ sử dụng công nghệ hiện đại ra đời đã đáp ứng đượcnhững đòi hỏi ngày càng cao và khắt khe của mọi đối tượng khách hàng Mức độphổ cập dịch vụ giữa các vùng, miền trong cả nước không còn khoảng cách cáchbiệt cả về trình độ công nghệ và sản phẩm dịch vụ như những năm trước đây nữa.Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm của thị trường dịch vụ viễnthông đạt bình quân 20% - 25% trong vòng 5 năm qua, chủ yếu tập trung vào cácdịch vụ mới, có doanh thu hiệu quả kinh tế cao như điện thoại di động, điện thoạiquốc tế, Internet băng rộng, Trong một vài năm gần đây tốc độ tuy có chậm lại,nhưng nhìn chung vẫn được đánh giá là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng chocác nhà khai thác kinh doanh viễn thông.

Cơ cấu khách hàng trên thị trường có sự thay đổi rõ rệt Khi nền kinh tế cònkém chậm phát triển, thu nhập của người dân còn thấp thì đối tượng sử dụng dịch

vụ chủ yếu là các cơ quan thuộc khối hành chính sự nghiệp, các đơn vị kinh tế quốcdoanh (chiếm từ 80-85% tổng doanh thu) Nền kinh tế phát triển tỷ lệ khách hàng làcác cơ quan hành chính sự nghiệp chỉ còn chiếm từ 10-15%, còn lại là các cá nhân

và doanh nghiệp kinh doanh Theo số liệu điều tra của VNPT năm 2003 tỷ lệ thuêbao điện thoại là các cơ quan hành chính sự nghiệp chỉ còn chiếm 7,28%, khốidoanh nghiệp Nhà nước là 9,28%, nhiều nhất là các thuê bao thuộc khối tư nhânchiếm tới 82,19% Và cho đến năm 2007 cơ cấu khách hàng theo thứ tự là 6,21%,2,24% và 85% Thị trường viễn thông ở nông thôn với hơn 80% dân số vẫn cònđang rộng mở, hứa hẹn một tiềm năng khai thác rất lớn

Trang 20

- Hệ thống kênh phấn phối dịch vụ viễn thông

a Hệ thống kênh trực tiếp:

Kênh trực tiếp phát triển khách hàng qua hệ thống các cửa hàng doanh nghiệp

- Hệ thống cửa hàng: phát triển sản phẩm, dịch vụ 2G,3G, ADSL, PSTN Đặcbiệt cửa hàng là đơn vị tiếp nhận, xử lý yêu cầu của khách hàng trước và saubán.Khách hàng nhận diện, phản hồi đánh giá về chất lượng sản phẩm, dịch vụ doDoanh nghiệp viễn thông cung cấp hầu hết qua hệ thống kênh cửa hàng.Cửa hàng làthành phần rất quan trọng trong hệ thống kênh trực tiếp nói chung và hệ thống kênhphân phối nói riêng

b Hệ thống kênh gián tiếp:

Hệ thống kênh gián tiếp bao gồm: đại lý, điểm bán, cộng tác viên đa dịchvụ( nhân viên hỗ trợ địa bàn)

Sản phẩm được phép kinh doanh: bộ sản phẩm trả trước, sumo, homephone,3G,ADSL, PSTN, thẻ cào

Hệ thống kênh gián tiếp hưởng hoa hồng qua cơ chế chính sách chiết khấu củaDoanh nghiệp viễn thông, có thể trực tiếp lấy hàng của Doanh nghiệp hoặc lấy hàngqua các đại lý lớn Riêng đội ngũ cộng tác viên đa dịch vụ thực hiện công tác thucước, lấy sản phẩm trực tiếp từ Doanh nghiệp viễn thông có được hưởng chiết khấu

Hệ thống kênh phân phối đóng vai trò rất quan trọng nó làm nhiệm vụ đưa sảnphẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng sao cho thoả mãn được nhucầu và mong muốn của khách hàng về số lượng và chủng loại sản phẩm, thời gian

và nơi chốn được cung cấp, chất lượng của sản phẩm và mức giá mà khách hàng cóthể chấp nhận được

Hệ thống kênh phân phối đã trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng trong dàihạn khi nó trở thành một phần tải sản của công ty Nó giúp giảm bớt những khókhăn khi đưa sản phẩm vào thị trường nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp vàgóp phần nâng cao giá trị của doanh nghiệp

Trang 21

Hệ thống kênh phân phối tăng cường khả năng liên kết và sự hợp tác giữa các cánhân và tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối tiêu thụ trong một mụcđích chung, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng đồng thờithoả mãn những mục tiêu riềng của mỗi bên.

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh củamột doanh nghiệp Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sảnphẩm gì với giá bao nhiêu mà còn là đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào? Đâychính là chức năng phân phối tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động marketing tổng thểcủa doanh nghiệp Chực năng này được thực hiện thông qua mạng lưới kênh phânphối sản phẩm trên thị trường do doanh nghiệp tổ chức và quản lý

Các kênh phân phối tạo nên lợi thế cạnh tranh phân biệt giữa các doanhnghiệp Phát triển các chiến lược marketting thanh công trong môi trường cạnhtranh khốc liệt ngày nay là một công việc khó khăn, phức tạp Việc đạt được lợi thế

so với đối thủ về tính ưu việt của sản phẩm ngày càng khó Các chiến lược cắt giảmgiá không chỉ nhanh chóng và dễ dàng bị copy bới những đối thủ cạnh tranh mà còndẫn đến sự giảm sút hoặc bị mất khả năng có lợi nhuận Các chiến lược quảng cáo

và xúc tiến sáng tạo thường chỉ có kết quả trong ngắn hạn và cũng dễ bị mất tácdụng trong dài hạn Vì vậy, dễ hiểu là các nhà quản trị kinh doanh ở mọi loại doanhnghiệp kẻ cả lớn lẫn nhỏ đang dồn tâm trí của họ để tìm ra cái mà các chiến lượcmarketing phải dựa vào canh tranh Có thể đã đến lúc họ phải tập trung sự chú ýnhiều hơn vào các kênh phân phối của họ là một cơ sở cho sự cạnh tranh có hiệuquả trên thị trường Hàng ngàn công ty đang thấy rằng để cạnh tranh thành công, họkhông phải chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà cònphải làm cho chung sẵn có ở đúng thời gian, đúng địa điểm, đúng số lượng và chậtlượng, đúng mức giá và theo phương thức mà người tiêu dùng mong muốn Chỉ cónhờ tổ chức và quản lý các kênh phân phối một cách khoa học thì những khả năngnày mới được thực hiện

2.2 Quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông

2.2.1 Sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông.

Thị trường, kinh tế thị trường là một kiểu quan hệ giữa người với ngườitrong sản xuất, trao đổi và tiêu dùng, nên mang đậm dấu ấn của quan hệ xã hội, của

Trang 22

thể chế chính trị mà nền kinh tế đó tồn tại Với mức độ đáng kể, sự phát triển kinh

tế thị trường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối và nhằm phục vụ cho định hướng xã hộichủ nghĩa Đương nhiên, nhân tố sâu xa bảo đảm định hướng chính trị đối với kinh tế làđường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền Song, để đườnglối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng biến thành hiện thực vận động của nền kinh

tế, chúng phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chương trình, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội và được triển khai bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước, dưới sựquản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo Xét từ giác độ đó, Nhà nước có tác động trựctiếp nhất tới việc định hướng sự vận động của kinh tế thị trường Pháp luật, chương trình,

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước chỉ đúng, khi chúng phản ánh chínhxác yêu cầu phát triển khách quan của thị trường, lấy quy luật thị trường làm cơ sở Xét ởmặt này, chúng mang tính khách quan Nhưng chúng lại là sự thể chế hóa, cụ thể hóamục tiêu chính trị của Đảng, nên cũng có mặt chủ quan Trong quá trình phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng chủ quan (ý chí của Đảng,của Nhà nước và nhân dân ta) là ở chỗ, cùng với việc bảo đảm lợi ích hợp lý của doanhnhân, thì việc ưu tiên bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là một vấn

đề có tính nguyên tắc Nhà nước có cơ chế, chính sách để bảo đảm sự ưu tiên đó, thểhiện ở cả ba lĩnh vực kinh tế cơ bản sau:

Trên lĩnh vực sở hữu: Sự tồn tại của ba chế độ sở hữu (sở hữu toàn dân, sởhữu tập thể, sở hữu tư nhân), ba hình thức sở hữu (hình thức sở hữu nhà nước, hìnhthức sở hữu tập thể, hình thức sở hữu tư nhân) là một đòi hỏi khách quan của nềnkinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Nhà nước thông qua hệ thống chính sách,pháp luật, đòn bẩy kinh tế để định hướng, làm cho kinh tế nhà nước từng bước vươnlên nắm vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể tạo thành nền tảngcủa nền kinh tế quốc dân

Trên lĩnh vực quản lý: Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiệnthuận lợi cho người lao động trực tiếp hay thông qua các khâu trung gian nhất địnhtham gia quá trình hoạch định, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kếhoạch phát triển của doanh nghiệp

Trang 23

Trên lĩnh vực phân phối: Nhà nước vừa thông qua hệ thống chính sách kinh

tế do mình hoạch định, vừa sử dụng các nguồn lực - trực tiếp là bộ phận kinh tế nhànước - để định hướng, can thiệp vào lĩnh vực phân phối và phân phối lại theo hướng

ưu tiên phân phối theo lao động và qua phúc lợi xã hội; kết hợp tăng trưởng kinh tếvới thực hiện công bằng xã hội; hoạch định các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền

ơn đáp nghĩa

Đặc biệt, trong sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, Nhà nước có vai trò

to lớn trong việc bảo đảm sự ổn định vĩ mô cho phát triển và tăng trưởng kinh tế

“ổn định” ở đây thể hiện sự cân đối, hài hòa các quan hệ nhu cầu, lợi ích giữa người

và người, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong hành động vì mục tiêu phát triển của đấtnước Tính đúng đắn, hợp lý và kịp thời của việc hoạch định và năng lực tổ chứcthực hiện các chính sách phát triển vĩ mô do Nhà nước đảm nhiệm là điều kiện tiênquyết nhất hình thành sự đồng thuận đó Là những công cụ tạo ra sự đồng thuận xãhội, từ đó mà có ổn định xã hội cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, các chínhsách, pháp luật của Nhà nước, một mặt, phải phản ánh đúng những nhu cầu chungcủa xã hội, của mọi chủ thể kinh tế ; mặt khác, phải tôn trọng tính đa dạng về nhucầu, lợi ích cụ thể của các chủ thể đó

Để làm được điều đó, điều quan trọng nhất là Nhà nước tạo lập khung khổpháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả Chỉ duy nhất nhà nước

có được chức năng này Hệ chuẩn pháp luật kinh tế của nhà nước càng được xâydựng đồng bộ, đúng đắn, nhất quán và kịp thời bao nhiêu, càng có tác động tích cựctới sự vận hành của nền kinh tế bấy nhiêu Song, tự nó, pháp luật kinh tế không gây

ra những biến đổi trong hiện thực kinh tế Để cho các luật kinh tế trở thành tác nhânkích thích phát triển kinh tế, chúng phải được đưa vào vận hành Nhà nước chính làthiết chế chủ yếu đảm đương nhiệm vụ này Năng lực điều hành kinh tế bằng phápluật là một thước đo đánh giá sự trưởng thành và quản lý của nhà nước trong kinh tế

Quản lý nhà nước đối với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa cũng thể hiện ở việc nhà nước góp phần đắc lực vào việc tạo môi trườngcho thị trường phát triển, như tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế cho sản xuất, lưu thông

Trang 24

hàng hóa; tạo lập sự phân công lao động theo ngành, nghề, vùng kinh tế qua việcnhà nước tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế theo lợi thế từng vùng, ngành vànhu cầu chung của xã hội Là chủ thể trực tiếp sở hữu hoặc quản lý, khai thácnhững cơ quan truyền thông mạnh nhất của quốc gia, nhà nước góp phần cung cấpthông tin thị trường cho các chủ thể kinh tế để các chủ thể này chủ động lựa chọnphương án sản xuất kinh doanh, đối tác kinh tế, thời điểm thực hiện các giao dịchkinh tế, cách thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất trong điều kiện cụ thể củamình

Muốn sản xuất phải có an toàn về môi trường xã hội, môi trường kinh doanh,môi trường an ninh - trật tự, an toàn trong quan hệ giữa người và người, giữa doanhnghiệp và các cơ quan công quyền Ngoài những nỗ lực của nhà nước trong sự đồngtình của nhân dân, không lực lượng nào khác có thể tạo lập được những yêu cầu antoàn như vậy

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự giao lưu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tếcủa mọi quốc gia chỉ có hiệu quả cao, khi có tác nhân khởi thủy từ phía nhà nước, được

hỗ trợ đắc lực từ phía nhà nước Bằng chính sách hội nhập đúng đắn và năng lực tổchức thực hiện có hiệu quả chính sách đó, nhà nước góp phần khởi đầu và có tác độngtích cực vào quá trình thiết lập quan hệ quốc tế Đại diện cho đất nước tham gia vào cácquá trình soạn thảo và thông qua chuẩn mực luật pháp kinh tế, các hiệp định kinh tế,các nghị định thư , Nhà nước ta góp phần tạo cho chủ thể kinh tế của đất nước vị trí cólợi trong quan hệ kinh tế quốc tế Sự kiện đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thếgiới (WTO) thành công là chứng minh rõ rệt cho điều này

Cùng với tác động của hệ thống luật kinh tế và sự đầu tư trực tiếp vào kinh

tế, Nhà nước còn định hướng nền kinh tế qua các công cụ gián tiếp là chính sáchkinh tế, như chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách đầu tư, chính sách thu nhập vàviệc làm

Việc nhấn mạnh quản lý của Nhà nước trong việc định hướng sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường ở nước ta không mâu thuẫn với vấn đề có tính nguyêntắc: sự vận hành của nền kinh tế thị trường nào cũng trước hết và chủ yếu do các

Trang 25

quy luật thị trường quyết định Song, quy luật kinh tế thị trường lại thuộc lĩnh vựcquy luật xã hội Tính khách quan của nó được thể hiện và thực hiện thông qua hoạtđộng có ý thức của con người Dựa trên việc nhận thức đúng đắn những yêu cầu củacác quy luật trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cụ thể hóa những yêu cầu đóthành luật, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xác định đúng bước đi

để hiện thực hóa chúng Đây là nhân tố có tác động trực tiếp thúc đẩy nền kinh tếthị trường vận động phù hợp với quy luật nội tại của nó Ở đây có sự thống nhấtgiữa khách quan và chủ quan Song, sự thống nhất đó chỉ có được, khi lợi ích chânchính mà nhà nước theo đuổi phù hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hộinói chung, của kinh tế thị trường nói riêng; chủ thể nhà nước có năng lực trí tuệ đủtầm để nắm bắt, vận dụng yêu cầu của các quy luật kinh tế vào việc hoạch định cácchính sách phát triển

Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường hơn 20 năm đổi mới cho thấy,Nhà nước ta đã có nhiều tác động tích cực trong việc bảo đảm định hướng xã hộichủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế này Việc từng bước hoàn thiện hệthống chính sách về chế độ sở hữu và cơ cấu thành phần kinh tế đã góp phần thúcđẩy chuyển dịch theo hướng tạo động lực và điều kiện thuận lợi hơn cho khai tháccác tiềm năng trong và ngoài nước để phát triển kinh tế- xã hội Nhờ đó, tốc độ tăngtrưởng kinh tế, nhìn chung, không ngừng được nâng cao: thời kỳ 1986 - 1990, tăngtrưởng GDP bình quân đạt 4,5%/năm; 1996 - 2000: 7%/năm; 2001 - 2005:7,5%/năm; năm 2007 đạt 8,48% Năm 2008, dù phải đối mặt với không ít khó khăn,nhưng Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng GDP là 6,23%

Hoạt động của thị trường dịch vụ viễn thông cũng không tránh khỏi nhữngđặc trưng mang tính quy luật của nền kinh tế thị trường nói chung Những ảnh hưởng vàtác động của nhà nước với thị trường dịch vụ viễn thông ngày nay càng được khẳngđịnh lớn hơn khi môi trường cạnh tranh ngày càng sôi động Việc phát triển mạnh mẽcủa các sản phẩm viễn thông cùng với tốc độ phát triển của nó đang làm nảy sinh nhữngmâu thuẫn đòi hỏi phải phát huy tốt hơn, có tính thực tiễn hơn quản lý nhà nước trongđiều tiết và quản lý sự phát triển thị trường dịch vụ viễn thông

Trang 26

Kể từ khi đổi mới (1986) thị trường dịch vụ viễn thông từng bước hình thành

và phát triển Nhưng thị trường chỉ thực sự phát triển kể từ khi Pháp lệnh Bưu chínhviễn thông năm 2002 được Chủ tịch nước công bố Từ đó đến nay, thị trường dịch

vụ viễn thông phát triển đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội củađất nước Nhiều dự án trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhiều hệ thống hạ tầng

kỹ thuật đồng bộ đã được hình thành làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế, nâng caođiều kiện sống của nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá…

Trong sự phát triển đó, Nhà nước đã tạo "sân chơi", tạo hành lang pháp lýcho sự vận hành của thị trường Nhà nước đã quản lý điều hành thị trường, làm

"trọng tài" giữa các chủ thể tham gia thị trường và định hướng phát triển thị trườngdịch vụ viễn thông phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội Ngoài ra,Nhà nước cũng tham gia thị trường với tư cách là bên cung và bên cầu trên thịtrường dịch vụ viễn thông Nhà nước tham gia cung dịch vụ viễn thông đáp ứng nhucầu phát triển kinh tế mà thị trường không muốn hoặc không đủ sức tham gia như

hạ tầng kỹ thuật để chủ động điều tiết thị trường Ngoài ra, Nhà nước với tư cách

là một hệ thống tổ chức hành chính, cùng với đó là các DNNN đã trở thành bên cầulớn của thị trường dịch vụ viễn thông

Để thực hiện được các vai trò nói trên của mình, Nhà nước phải sử dụng một

hệ thống các công cụ quản lí vĩ mô để điều khiển, tác động vào thị trường dịch vụviễn thông như công cụ luật pháp, tài chính, thuế, quy hoạch, dịch vụ công v.v nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể tham gia hoạtđộng trên thị trường dịch vụ viễn thông cũng như giải quyết được mối quan hệ giữatăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữgìn môi trường sinh thái v.v

Và điều này đã được thể hiện: Thông qua việc ban hành và hoàn thiện hệthống văn bản qui phạm pháp luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và nhiềuvăn bản dưới Luật nhằm hướng dẫn thị trường dần đi vào quỹ đạo, tạo môi trườngthuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh dịch vụ viễn thông cả trong và ngoài nước;

Trang 27

Thông qua các chương trình, dự án phát triển dịch vụ viễn thông, thông qua việchình thành các tổ chức dịch vụ hỗ trợ thị trường như môi giới, định giá … đã gópphần hoàn thiện cơ cấu cho thị trường dịch vụ viễn thông ; Thông qua các chínhsách thuế và tín dụng liên quan đến thị trường dịch vụ viễn thông đã hỗ trợ đắc lựccho thị trường phát triển

Tuy nhiên, Thị trường dịch vụ viễn thông ở nước ta chưa phát triển đúng tầm

và còn một số hạn chế Thị trường phát triển không đồng đều và thiếu ổn định Tínhcạnh tranh, minh bạch của thị trường còn yếu

Để thúc đẩy thị trường dịch vụ viễn thông phát triển, khắc phục được nhữngkhuyết tật để thị trường ổn định, hạn chế những tác động xấu của thị trường dịch vụviễn thông đối với nền kinh tế, trong thời gian tới cần phải: Hoàn thiện hệ thốngpháp luật nhằm thúc đẩy và quản lý thị trường dịch vụ viễn thông phát triển nhanh,hiệu quả, bền vững và lành mạnh, đúng định hướng XHCN; Bổ sung hành langpháp lý để hình thành các định chế tài chính phi ngân hàng như: quỹ tín thác dịch

vụ viễn thông, quỹ đầu tư xây dựng mạng lưới viễn thông … nhằm thu hút cácnguồn vốn cho thị trường; Cân đối cung - cầu hàng hoá cho thị trường dịch vụ viễnthông, bảo đảm chủ động bình ổn thị trường theo quy luật cung cầu, thúc đẩy pháttriển kinh tế và đảm bảo an ninh xã hội; Quản lý và nâng cao năng lực các chủ thểtham gia thị trường dịch vụ viễn thông, mở rộng hơn việc cung cấp các dịch vụ viễnthông vào tầng lớp dân cư có thu nhập thấp Hoàn thiện hệ thống thông tin, dự báothị trường dịch vụ viễn thông; Đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý củaNhà nước đối với thị trường này

Thực tế có thể thấy, hoạt động trên thị trường dịch vụ viễn thông trở nên “sôiđộng” khi trên thị trường xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhưVNPT,Vietel, EVN…là những doanh nghiệp trong nước và ngày nay có thêm cácđối thủ nước ngoài như Beeline…Theo đó, cuộc cạnh tranh giành giật thị trường vàchiếm thị phần thực sự là một cuộc “chạy đua” quyết liệt Từ đó phá vỡ tính độcquyền trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông cũng như hình thành thị trườngviễn thông mới Các nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông trên thị trường này đã làmmọi cách để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Và kết quả cuối cùng có

Trang 28

thể thấy rõ nét là việc sử dụng các dịch vụ viễn thông ngày nay quá là “rẻ” và manglại những hiệu quả thực sự “ lớn lao”.

Quản lý Nhà nước cần phải được xác định một cách hiện thực hơn đểđáp ứng nhu cầu quản lý sự phát triển thị trường dịch vụ viễn thông ngày nay.Các hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và việc cung ứng các dịch vụ viễnthông đang gặp phải những mâu thuẫn và chồng chéo, đòi hỏi nhà nước phảiphát huy tốt vai trò của mình trong điều tiết và quản lý vĩ mô sự phát triển củathị trường dịch vụ viễn thông Những vai trò này được thể hiện như sau:

* Thứ nhất: thừa nhận tính độc lập của các chủ thể kinh tế tham gia thị

trường dịch vụ viễn thông Họ tự chủ định ra các quyết định kinh tế, tự do lựachọn, tự mình gánh chịu rủi ro kinh tế nếu có Vì vậy Nhà nước phải xây dựng

hệ thống pháp luật, các quy định và cơ chế điều tiết kinh tế vĩ mô, thực hiện sựhướng dẫn, giám sát và khống chế đối với thị trường các dịch vụ viễn thông

* Thứ hai: Xây dựng hệ thống thị trường có tính cạnh tranh, ổn định và cải

thiện các hoạt động cung cấp các dịch vụ viễn thông trên thị trường

* Thứ ba: tác động đến việc phân bổ các nguồn lực.

* Thứ tư: quy hoạch và tổ chức thu hút các nguồn đầu tư về kết cấu hạ tầng

* Thứ năm: thực hiện sự điều tiết phân bổ các chỉ tiêu kinh tế trong lĩnh

vực viễn thông – CNTT một cách công bằng và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh

Các công cụ chủ yếu để thông qua đó Nhà nước thực hiện các chức năng nóitrên là : hệ thống pháp luật và bộ máy thực thi pháp luật pháp luật; các công cụ tàichính, lưu thông tiền tệ…và khu vực kinh tế Nhà nước

Trên cơ sở đánh giá vai trò của các dịch vụ viễn thông đóng góp vào sự pháttriển của các nền kinh tế xã hội cũng như nghiên cứu những đóng góp của thịtrường dịch vụ viễn thông trong việc hình thành và phát triển đồng bộ hệ thống thịtrường, có thể luận giải sự cần thiết phải có “bàn tay” nhà nước trong phát triển thịtrường dịch vụ viễn thông ở những điểm sau đây:

Trang 29

Thứ nhất, quản lý nhà nước trong phát triển thị trường dịch vụ viễn thông

nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa các chủ thể trong sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và đời sống sinh hoạt của con người

Xét trên nhiều khía cạnh, dịch vụ viễn thông là công cụ thông tin hiệu quảnhất, nhanh nhạy nhất với yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện chomọi lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và anninh quốc phòng Đồng thời là yếu tố nhạy cảm có liên quan đến vấn đề chính trị xãhội, kinh tế, quân sự và an ninh quốc gia, là những công cụ quản lý quan trọng của

hệ thống chính trị

Thứ hai, quản lý nhà nước trong phát triển thị trường dịch vụ viễn thông

nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sản xuất ngày càng mang tính xã hội hoá cao, từ đó nhu cầu trao đổi, truyềntải, thu nhận thông tin của các chủ thể kinh tế càng lớn Nhất là trong điều kiện hiệnnay khi mà toàn cầu đang hướng tới sự phát triển của thương mại điện tử, của cáccông nghệ tiên tiến và hiện đại thì càng khẳng định chắc chắn rằng sự phát triển củadịch vụ viễn thông có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, xã hội theo hướng tiến bộ, phát triển bền vững Những vai trò cụ thểcủa dịch vụ viễn thông đối với phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện trên các mặt:

Một là, cung câp thông tin: Là ngành truyền thông, duy trì và tăng cường các mối

liên lạc viễn thông nói chung và viễn thông nói riêng giữ vai trò truyền tải thông tin nênnếu không có dịch vụ viễn thông thì các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ không thể hoạt độngbình thường được Viễn thông đóng vai trò khâu nối của mọi hoạt động của con người và

xã hội Chính vì thế các doanh nghiệp viễn thông được xếp vào thành phần kinh tế nhànước, thành phần kinh tế chủ đạo và là một bộ phận cấu thành kết cấu hạ tầng của nềnkinh tế Thông tin viễn thông được cung cấp làm giảm thiểu tối đa những chi phí trongtruyền tin, liên lạc, thời gian giao dịch cho mọi đối tượng

Hai là, mọi hoạt động của thị trường được nhanh chóng, các công đoạn hay các khâu của quá trình sản xuất, tiêu thụ được nhanh chóng và thuận tiện

Thông qua mạng thông tin của dịch vụ viễn thông, các nhà sản xuất kinhdoanh có thể chuyển giao những mặt hàng tồn kho cho nhà sản xuất kinh doanh

Trang 30

khác trên thị trường cần sử dụng, và tiến hành đặt mua các mặt hàng mà mình cầnthay thế sử dụng Đồng thời hạn chế được những chi phí trong giao dịch

Các dịch vụ viễn thông giúp cho xã hội tiết kiệm thời gian, rút ngắn cự ly,nối liền khoảng cách Tính sẵn có của dịch vụ viễn thông có thể thu hút các ngànhcông nghiệp về các vùng nông thôn và cho phép phân tán các hoạt động kinh tế rangoài phạm vi các vùng thành thị lớn, góp phần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môitrường, nghẽn tắc giao thông và hàng loạt các vấn đề khác của đời sống xã hội

Với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ Internet thì không ai không thừa nhậncông cụ hữu hiệu và những lợi ích rất thiết thực mà Internet mang lại Đồng thờigiúp cho quá trình tìm kiếm thông tin, trao đổi tiến tới thời đại "thương mại điện tử"một cách nhanh chóng hơn

Thứ ba, quản lý nhà nước trong phát triển thị trường dịch vụ viễn thông

nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay Việt Nam luôn coi thị trường dịch vụ viễnthông là một công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện các Mục tiêu phát triển thiênniên kỷ, xây dựng xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước Trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chếchính sách và tập trung nguồn lực để phát triển Thị trường dịch vụ viễn thông đã cóbước phát triển khá nhanh, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao Năm 2008, doanhthu của ngành công nghệ thông tin và truyền thông đạt trên 10 tỷ USD, tỷ lệ sửdụng Internet đạt khoảng 25% và phổ cập điện thoại ở mức độ cao Kết quả này đãgóp phần quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả kinh

tế của Việt Nam, nâng cao đời sống vật chất-tinh thần của người dân, đẩy nhanh sựhội nhập của Việt Nam với thế giới

Hiện Việt Nam đang xây dựng Chiến lược tăng tốc để sớm đưa Việt Nam trởthành quốc gia mạnh về viễn thông, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện môitrường pháp lý, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin, phát triển công nghiệp côngnghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong cácngành kinh tế-xã hội, đặc biệt chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ

Trang 31

thông tin đông đảo và có chất lượng cao

Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội nóichung và phát triển thị trường dịch vụ viễn thông nói riêng, cùng với những cốgắng, nỗ lực phát huy tối đa nguồn lực trong nước, vệc đẩy mạnh và phát triển thịtrường dịch vụ viễn thông, bên cạnh vai trò của Nhà nước trong việc tạo ra môitrường thuận lợi cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, cần có sự hợptác chặt chẽ giữa các nhà quản lý, các nhà khoa học và các doanh nghiệp công nghệthông tin Đây cũng là trách nhiệm chung của mỗi tổ chức, mỗi công dân trong mỗiquốc gia, đồng thời cũng đòi hỏi sự liên kết, hợp tác giữa các quốc gia, khu vực vàtrên quy mô toàn cầu

Thứ tư, Quản lý Nhà nước trong phát triển thị trường dịch vụ viễn thông

nhằm đảm bảo an ninh cho hệ thông tin quốc gia và chống tình trạng trộm cáp viễn thông gây thiệt hại cho nền kinh tế

Ở Việt Nam những năm qua, bên cạnh khả năng phát triển nhanh chóng vềmạng lưới với 21,13 triệu thuê bao điện thoại các loại cùng hơn 500 ngàn thuê baoInternet tốc độ cao, VNPT đang phải đối mặt với tình trạng cố ý cắt phá, trộm cắpcác thiết bị, phương tiện và công trình thông tin liên lạc diễn ra trên diện rộng vàkhông ngừng gia tăng về số lượng

Tại các địa phương, việc trộm cắp cáp không chỉ diễn ra đơn lẻ mà các đốitượng thường tổ chức thành nhóm, hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau để thựchiện cắt phá, trộm cắp cáp và các thiết bị mạng như dây tiếp đất, ghế cáp, nắp bểcáp Nhiều vụ việc đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an toàn mạnglưới, làm gián đoạn thông tin liên lạc và gây thiệt hại lớn về tài sản nhà nước

Chỉ riêng từ 1/1/2007 đến 30/6/2007, mặc dù các đơn vị thuộc VNPT đã triển khainhiều biện pháp bảo vệ mạng lưới song tình hình xâm phạm an toàn mạng vẫn chưa cóchiều hướng giảm với 1.276 vụ cố ý phá huỷ công trình, thiết bị thuộc mạng viễn thônglàm thiệt hại tới 80.131m cáp đồng các loại và trên 11 ngàn mét cáp quang

Trước yêu cầu và tầm quan trọng của công tác bảo vệ an toàn mạng lưới, đã cóhàng loạt những văn bản chỉ đạo đã được lãnh đạo Tổng công ty Bưu chính Viễn

thông Việt Nam và nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành từ

Trang 32

năm 2005, 2006 trở lại đây

Trước tình trạng trộm cắp các thiết bị, phương tiện, công trình thông tin liên lạcliên tục gia tăng trong thời gian qua, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã

ra thông báo: nghiêm cấm xâm hại mạng lưới viễn thông và sẽ khen thưởng nhữngcác nhân phát hiện, bắt giữ hoặc cung cấp thông tin giúp cơ quan chức năng bắtnhững kẻ có hành vi phá hoại mạng lưới viễn thông

Các nguyên nhân của tình trạng cũng đã được tìm ra, xem xét và khắc phục từchủ quan như do mạng lưới thông tin liên lạc trải rộng đi qua nhiều địa hình, địabàn phức tạp, tài sản để ngoài trời, riêng ngành Bưu điện khó có đủ lực lượng bảo

vệ đến các nguyên nhân khách quan như giá đồng trên thị trường cao, nhận thức củanhân dân, nhất là của tầng lớp học sinh, thanh thiếu niên chưa đầy đủ về tầm quantrọng, cũng như quy định của pháp luật về hành vi xâm phạm an toàn mạng lướithông tin

Từ đây, một số biện pháp thực hiện nhằm bảo vệ, giảm thiểu tình trạng vi phạm

an toàn mạng lưới thông tin đã được đề ra Thứ nhất , cần đẩy mạnh công tác phòngngừa, trong đó trọng tâm là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhậnthức của nhân dân; Thứ hai, tăng cường phối hợp với chính quyền, các tổ chức, cơquan các ngành, các cấp trong công tác bảo vệ mạng lưới và công trình viễn thông, cụthể sẽ phối hợp với Trung ương Đoàn trong công tác tuyên truyền, giáo dục tầng lớpthanh niên nâng cao nhận thức, tham gia bảo vệ mạng lưới viễn thông

Mọi người dân cần phải hiểu rõ, Nhà nước xác định Viễn thông là ngành kinh

tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, góp phầnnâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và đảm bảo an ninh, quốc phòng.Mạng lưới viễn thông như các tuyến cáp quang, cáp treo, cáp ngầm, tổng đài làcông trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia Bảo vệ an toàn mạng viễnthông là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân

2.2.2 Nội dung của quản lý Nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.

Thực hiện đường lối và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, trong

Trang 33

những năm qua thị trường dịch vụ viễn thông đã tăng tốc độ phát triển, mở rộngnăng lực mạng lưới, mở thêm nhiều loại hình dịch vụ mới với công nghệ tiên tiến, đápứng yêu cầu thông tin liên lạc của đất nước, hội nhập với mạng lưới bưu chính viễnthông của khu vực và thế giới Tổ chức và quản lý của ngành cũng đã được đổi mới mộtbước: tách quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh, thành lập mới thêm một số doanhnghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông (chỉ còn giữ độc quyền nhà nước màkhông còn tình trạng độc quyền doanh nghiệp như trước đây đối với Tổng công ty Bưuchính Viễn thông Việt Nam), chuẩn bị một bước cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Những thành tựu này đã tạo tiền đề thuận lợi cho quá trình tiếp tục đổi mới và hoàn thiện

mô hình vai trò nhà nước trong phát triển thị trường dịch vụ viễn thông, đẩy nhanh tốc

độ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hội nhập với thị trường dịch vụ viễn thông toàn cầu,đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng tăng của xã hội, đặc biệt là trong kỷ nguyên thôngtin của thế kỷ 21 với rất nhiều thuận lợi mà cũng không ít khó khăn

Trong những năm gần đây, trên thế giới xuất hiện hai xu hướng lớn tác độngmạnh đến thị trường viễn thông, đó là: toàn cầu hoá - khu vực hoá kinh tế quốc tế

và sự hội tụ công nghệ viễn thông - điện tử - tin học - truyền thông quảng bá Chínhnhững biến động này đã tạo ra những yêu cầu về đổi mới và hoàn thiện mô hình tổchức của cơ quan quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật và những cơ chếchính sách để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước để đáp ứng với tìnhhình mới, trong đó có các chính sách về phát huy nội lực, mở cửa thị trường, tạomôi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cạnhtranh của các doanh nghiệp trong nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; nhanhchóng phổ cập dịch vụ viễn thông và thực hiện nghĩa vụ công ích; tăng cường bảo

vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet; tạo quyền chủ độngcho doanh nghiệp trong hoạt sản xuất kinh doanh v.v

Có thể khái quát Quản lý Nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông ởnhững nội dung cơ bản sau:

2.2.2.1 Xây dựng và ban hành hệ thống Luật pháp và chính sách về thị trường dịch

vụ viễn thông (bao gồm luật pháp, chính sách giá, thuế, quy chuẩn kỹ thuật…)

Bộ Thông tin và truyền thông là cơ quan quản lý trực tiếp đối với thị trường

Trang 34

dịch vụ viễn thông có trách nhiệm trình Chính phủ các dự án Luật, pháp lệnh và cácvăn bản quy phạm pháp luật khác; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cáctiêu chuẩn, chất lượng và quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, chất lượng trong lĩnhvực viễn thông và công nghệ thông tin thuộc thẩm quyền Tổ chức, chỉ đạo thực hiệncác văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn,năm năm và hàng năm về viễn thông và công nghệ thông tin sau khi được phê duyệt;tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật và thông tin về bưu chính, viễn thông vàcông nghệ thông tin.

Ban hành quy chế về kỹ thuật và nghiệp vụ

Quy định và quản lý kho số, mã số, tên miền, địa chỉ dùng trên mạng viễn thông

và công nghệ thông tin Quản lý việc cấp, tạm đình chỉ, đình chỉ và thu hồi các loạigiấy phép, chứng chỉ trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin Quyết định cácbiện pháp huy động các mạng và dịch vụ viễn thông, các phương tiện, thiết bị viễnthông và công nghệ thông tin phục vụ các trường hợp khẩn cấp về an ninh quốc gia,thiên tai, địch hoạ theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Quản lý giá đối với các dịch vụ viễn thông

- Căn cứ xác định giá cước dịch vụ viễn thông

+ Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và mục tiêu,nhiệm vụ phát triển ngành bưu chính, viễn thông trong từng thời kỳ

+ Cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia

+ Chi phí sản xuất, quan hệ cung cầu thị trường

+ Mức giá cước cùng loại trên thị trường khu vực và thế giới

- Nguyên tắc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông

+ Thực hiện theo cơ chế thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, phát huyquyền tự chủ của doanh nghiệp

+ Thực hiện bình đẳng, không phân biệt giữa các đối tượng sử dụng dịch vụ;khuyến khích các doanh nghiệp mới tham gia thị trường; bảo đảm hoạt động bưuchính, viễn thông công ích

+ Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ, của doanh

Trang 35

nghiệp bưu chính, viễn thông; bảo đảm lợi ích của Nhà nước và chủ quyền quốcgia

- Nội dung quản lý nhà nước về giá cước bưu chính, viễn thông

+ Ban hành cơ chế, chính sách và chỉ đạo tổ chức thực hiện thống nhất trêntoàn quốc về giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông phù hợp với yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội trong từng thời kỳ

+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giá cước dịch vụ bưu chính,viễn thông

+ Quy định giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quan trọng, độc quyền

+ Giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật về quản

lý giá cước và các hoạt động về giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông

+ Tổ chức và quản lý các hoạt động thông tin, dự báo giá thị trường bưuchính, viễn thông trong nước và thế giới

2.2.2.2 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường dịch vụ viễn thông

Bộ Thông tin và truyền thông trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch pháttriển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các công trình quan trọng về viễnthông và công nghệ thông tin Quản lý nhà nước lĩnh vực ứng dụng công nghệthông tin Quản lý thống nhất chương trình phát triển công nghệ thông tin và điện

tử Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ phục vụ yêu cầu thông tin liên lạc;quản lý an toàn bảo mật trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thôngtin theo quy định của pháp luật Quản lý và giám định tiêu chuẩn, chất lượng mạnglưới, công trình, sản phẩm và dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin Quản lýviệc kết nối, hoà mạng viễn thông công cộng, chuyên dùng và các mạng dịch vụtrong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của phápluật Quy hoạch, phân bổ, ấn định tần số vô tuyến điện; kiểm soát việc sử dụng tần

số vô tuyến điện và thiết bị phát sóng; tổ chức phối hợp tần số vô tuyến điện với cácnước và đăng ký tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh với các tổ chức quốc tế cóliên quan Chỉ đạo và kiểm tra về giá, cước các hoạt động dịch vụ viễn thông vàcông nghệ thông tin theo quy định của pháp luật Chủ trì thẩm định, trình Thủ tướng

Trang 36

Chính phủ quyết định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bưu chính, viễn thông vàcông nghệ thông tin theo quy định của pháp luật Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kếhoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vựcbưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.

2.2.2.3 Hỗ trợ phát triển thị trường dịch vụ viễn thông

Theo tính toán của Tập đoàn Intel, tại Hoa Kỳ, cứ tăng 7% số thuê bao Internetbăng thông rộng, sẽ tạo ra 134 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ, 2,35 triệu việc làmmới, giảm thiểu 3,2 tỷ ga lông khí thài carbon hàng năm Việt Nam hiện mới cókhoảng 2 triệu thuê bao Internet băng thông rộng, chiếm khoảng dưới 10% hộ giađình, cũng bằng với bình quân tỷ lệ phủ Internet của thế giới với 400 triệu người sửdụng so với 4 tỷ người mong muốn được sử dụng Internet Vì vậy tiềm năng pháttriển còn rất lớn

Do đó, cộng đồng CNTT thấy rằng, đây có thể là cơ hội để tạo sự đột biến trongphát triển hạ tầng CNTT và ứng dụng CNTT trong hàng loạt lĩnh vực của đời sốngkinh tế - xã hội Chính phủ có thể nghiên cứu đưa vào gói kích cầu các chương trìnhứng dụng như: ứng dụng CNTT trong chuẩn đoán và khám chữa bệnh từ xa (có thểlồng ghép trong chương trình trái phiếu Chính phủ về y tế); CNTT trong học tập vàgiảng dạy (lồng ghép với chương trình kích cầu giáo dục, hỗ trợ lãi suất cho sinhviên vay để học tập); trong phát triển Internet băng thông rộng cho vùng sâu, vùng

xa, phục vụ giao dịch thương mại trực tuyến, theo dõi thị trường giá cả nông sản vàvật tư nông nghiệp, tư vấn khuyến nông, khuyến ngư (lồng ghép trong chương trìnhkích cầu ở nông thôn, hỗ trợ nông dân); chỉ đạo, điều hành trực tuyến hoạt động củanhà nước; tuyên truyền phổ biến chính sách, thông tin về môi trường và phòngchống thiên tai, dịch bệnh, nguy cơ biên đổi khí hậu; Hàng triệu máy tính và hạtầng CNTT, viễn thông sẽ được đầu tư, tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho xã hội,nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia Phát triển băng thông rộng không dây sửdụng công nghệ Wimax là con đường nhanh nhất để mọi người có thể đến vớiInternet, nhất là vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng sông nước đồng bằng sông CửuLong hay miền núi phía Bắc

Trang 37

Vì vậy, ngoài những chính sách về miễn, giãn, giảm thuế thu nhập doanhnghiệp, hoàn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu thực hiện chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa

và dịch vụ xuất khẩu, cho nông nghiệp, nông thôn; ngoài những chính sách hỗ trợlãi suất, bảo lãnh cho DN vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam, cần có những góikích cầu riêng cho ngành CNTT, cả về phát triển hạ tầng CNTT, viễn thông, phầnmềm và đào tạo nguồn lực CNTT Ngoài tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế,nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, giải quyết việc làm, băng thông rộng còn cótác động lan tỏa tới các ngành kinh tế quốc dân như y tê, giáo dục, điện năng, giaothông, môi trường Với những thông tin sơ bộ như đã trình bày ở trên, cộng đồngCNTT mong được Bộ Thông tin và Truyền thông, các chuyên gia kinh tế nghiêncứu sâu hơn, để Quốc hội và Chính phủ sớm có những quyết sách thích hợp, hìnhthành và đưa ra gói kích cầu cho lĩnh vực công nghệ cao càng sớm càng tốt

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến Quản lý của Nhà nước đối với thị trường dịch

lý và nhiều loại vốn hữu hình, vô hình khác Về vốn tiền tệ gồm vốn tích luỹ từ nội

bộ nền kinh tế và vốn trong dân Tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế quốc dân phụthuộc vào lực lượng lao động trong các ngành sản xuất và năng suất lao động xã hộitrên cơ sở phát minh sáng chế, ứng dụng, sử dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hợp

lý hoá sản xuất và trình độ người lao động để tăng tốc độ tích luỹ

Nguồn vốn nước ngoài cũng đóng góp rất lớn cho việc đầu tư phát triển nềnkinh tế, nguồn vốn này bao gồm: đi vay của các chính phủ, các tổ chức kinh tế quốc

tế (IMS, WB, ADB…) và đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) và gián tiếp ( ODA);viện trợ ( hoàn lại và không hoàn lại)

Trang 38

Huy động được các nguồn lực đã khó, nhưng sử dụng và quản lý các nguồnvốn có hiệu quả mang lại lợi ích cao cho nền kinh tế còn khó khăn hơn nhiều Thực

tế đó đòi hỏi Nhà nước, cũng như các doanh nghiệp phải biết đặt lợi ích của quốcgia lên trên quyền lợi của doanh nghiệp, cá nhân vì có như vậy mới có thể có chínhsách sử dụng hữu hiệu các nguồn lực của đất nước

Nhà nước thực hiện vai trò của mình trên cả 2 phương diện là kinh tế vàhành chính bằng những công cụ chính sách như chính sách tài chính, tiền tệ… hoặcnhững chỉ tiêu mang tính kế hoạch hàng năm

Có thể coi các dịch vụ viễn thông như một sản phẩm tất yếu trong tiến trìnhphát triển của xã hội, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế

xã hội nói chung; Nhưng sự phát triển của dịch vụ viễn thông cũng luôn luôn chịu

sự chi phối của nhiều yếu tố:

Thứ nhất, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên

Hầu hết các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, diện tích, địa hình đồi núi, sôngsuối, biển, khí hậu, tài nguyên đều có tác động đến sự phát triển của thị trường dịch

vụ viễn thông, đó là những nhân tố vừa có những tác động thuận lợi, vừa có thể gâynên những khó khăn trong phát triển thị trường dịch vụ viễn thông Vị trí địa lý, địahình nếu thuận lợi thì sẽ làm cho chi phí đầu tư xây dựng mạng lưới giảm; ngượclại, nếu vị trí địa lý, địa hình phức tạp, đồi núi sông suối nhiều bị chia cắt lớn sẽ làmcho chi phí đầu tư xây dựng mạng lưới tăng lên, dẫn đến giá thành chi phí của dịch

vụ cao Những khu vực khí hậu thuận lợi như bão gió, lũ lụt ít xẩy ra chi phí rủi ro

sẽ thấp hơn những khu vực bão gió, lũ lụt xẩy ra nhiều…

Thứ hai, chủ trương đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách của nhà nước

Chủ trương đường lối, cơ chế chính sách nếu kịp thời, phù hợp sẽ thúc đẩynhanh sự phát triển của BCVT-CNTT, ngược lại chủ trương đường lối, cơ chếchính sách chậm trễ, không hợp lý sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển nhanh BCVT-CNTT,biểu hiện cụ thể:

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành được những chủtrương đường lối, cơ chế chính sách kịp thời, phù hợp nên đã thúc đẩy nhanh sự

Trang 39

phát triển của BCVT Bộ Thông tin và truyền thông thường xuyên có sự quan tâmlãnh đạo, chỉ đạo về chuyên môn; Lãnh đạo các bộ, ban ngành ở Trung ương, lãnhđạo các địa phương luôn quan tâm phối hợp, hỗ trợ để ngành BCVT phát triển tốt.Các doanh nghiệp kinh doanh phục vụ BCVT có sự phối hợp cộng tác tốt, các tậpthể doanh nghiệp kinh doanh phục vụ BCVT và đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức trong toàn ngành đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong công tác quản lý, sảnxuất kinh doanh, phục vụ góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển ngànhBCVT, do vậy tình hình hoạt động của thị trường dịch vụ viễn thông có nhiềuchuyển biến tích cực, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thứ ba, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình khoa học – công nghệ

Trình độ phát triển kinh tế của địa phương, của các ngành sản xuất, dịch vụngoài viễn thông cao, sẽ tạo nên những điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh sự pháttriển của viễn thông, ngược lại trình độ phát triển kinh tế của các ngành sản xuất, dịch

vụ khác thấp, sẽ làm chậm quá trình phát triển của viễn thông, biểu hiện cụ thể:

Hệ thống điện ổn định, cung cấp năng lượng đầy đủ thì hệ thống mạng lướiviễn thông cũng sẽ ổn định, bảo đảm được sự thông suốt của quá trình cung cấpcác dịch vụ viễn thông Ngược lại, hệ thống điện không ổn định, cung cấp nănglượng không đầy đủ, sự cố thiếu điện, mất điện xẩy ra sẽ dẫn đến tình trạngthông tin bị gián đoạn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội

Hệ thống các dịch vụ vận tải như đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển,đường không nếu phát triển tốt sẽ tạo tiền đề cho viễn thông tiết kiệm trong đầu

tư hạ tầng, phát triển đồng bộ mạng lưới, bảo đảm thông tin nhanh chóng, thuậnlợi, an toàn Ngược lại, nếu phát triển hạ tầng giao thông không đồng bộ, quihoạch và thực hiện qui hoạch đô thị, giao thông không nhất quán sẽ gây lãng phítrong đầu tư phát triển mạng lưới thị trường dịch vụ viễn thông Nền kinh tế cótrình độ phát triển cao, trên nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại thì thịtrường dịch vụ viễn thông có điều kiện phát triển tốt Ngược lại, nền kinh tế cótrình độ phát triển thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng lạc hậu, yếu kém thì điềukiện phát triển thị trường dịch vụ viễn thông cũng gặp khó khăn

Trang 40

Trình độ phát triển khoa học công nghệ có tác động ảnh hưởng đến sựphát triển thị trường dịch vụ viễn thông.Thị trường dịch vụ viễn thông nếu pháttriển trong điều kiện của một nền kinh tế xã hội có trình độ khoa học công nghệphát triển cao, thì ngành viễn thông sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để vận dụng

nền khoa học công nghệ cao đó vào phát triển ngành mình nhằm nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh, phục vụ Ngược lại thị trường dịch vụ viễn thông nếuphát triển trong điều kiện của một nền kinh tế xã hội có trình độ khoa học công

nghệ phát triển lạc hậu, thấp kém, thì ngành viễn thông cũng sẽ ít có điều kiện

để phát triển tốt nhất

Kết cấu dân số, sự phân bố dân cư thành thị và nông thôn, miền xuôi và miềnnúi, sự phân bố các đơn vị hành chính cũng là những điều kiện có tác động tạothuận lợi hoặc gây khó khăn cho phát triển viễn thông

Thứ tư, mức độ hội nhập chung của nền kinh tế vào nền kinh tế toàn cầu

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội cho sự phát triển của thị trường dịch

vụ viễn thông là:

Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế trong nước,làm cho nền kinh tế được phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng, chiều sâu, pháttriển phong phú, đa dạng mọi ngành, nghề, lĩnh vực, làm tăng nhanh số lượng cácchủ thể sản xuất kinh doanh và từ đó làm gia tăng mạnh mẽ nhu cầu thông tin, nhucầu sử dụng dịch vụ viễn thông phục vụ các hoạt động kinh tế, tạo ra thị trường sửdụng dịch viễn thông rộng lớn

Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy sản xuất phát triển, làm cho người dân cóthu nhập nhiều hơn, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, từ đó nhân dân cóđiều kiện để sử dụng dịch viễn thông được nhiều hơn và làm gia tăng mạnh mẽnhu cầu thông tin, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông

Khi hội nhập kinh tế quốc tế, ngành viễn thông có thể khai thác được cácnguồn lực từ bên ngoài như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đồngthời mở ra khả năng không ngừng mở rộng thị trường cả trong và ngoàì nước

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những thách thức đối với sự phát triển của

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Quốc Việt (2002), Marketing dịch vụ viễn thông trong hội nhập và cạnh tranh, Nhà xuất bản bưu điện, Hà Nôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing dịch vụ viễn thông trong hội nhập và cạnhtranh
Tác giả: Bùi Quốc Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản bưu điện
Năm: 2002
2. Bùi Xuân Phong(2007), “ Suy nghĩ về năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông”, Thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễnthông
Tác giả: Bùi Xuân Phong
Năm: 2007
3. Business Edge (2006), Nghiên cứu thị trường - Giải mã nhu cầu khách hàng, nhà xuất bản Trẻ, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thị trường - Giải mã nhu cầu khách hàng
Tác giả: Business Edge
Nhà XB: nhà xuất bản Trẻ
Năm: 2006
4. Giáo trình: “Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin” (NXB Chính trị Quốc gia – 2005) 5. Jack Trout(2005), Chiến lược chiếm lĩnh thị trường, nhà xuất bản Thống Kê,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin"” (NXB Chính trị Quốc gia – 2005)5. Jack Trout(2005), "Chiến lược chiếm lĩnh thị trường
Tác giả: Giáo trình: “Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin” (NXB Chính trị Quốc gia – 2005) 5. Jack Trout
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia – 2005)5. Jack Trout(2005)
Năm: 2005
8. Mai Thế Nhượng(2001),Cạnh tranh trong viễn thông,Nhà xuất bản bưu điện Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cạnh tranh trong viễn thông
Tác giả: Mai Thế Nhượng
Nhà XB: Nhà xuất bản bưu điệnHà Nội
Năm: 2001
9. Nguyễn Quốc Thịnh (2006) “Tập đoàn và WTO: Hai tác nhân quan trọng làm thay đổi bản chất hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông”, Đặc san tài liệu tham khảo của VNPT, số 08/2006, trang 161-164 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập đoàn và WTO: Hai tác nhân quan trọng làmthay đổi bản chất hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông
10. Nguyên Đức ( 2008 ), Marketing rất đơn giản, nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing rất đơn giản
Nhà XB: nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội
11. Nguyễn Xuân Vinh (2001), Định giá cước viễn thông – lý thuyết và thực tiễn , Nhà xuất bản Bưu Điện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định giá cước viễn thông – lý thuyết và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Xuân Vinh
Nhà XB: Nhà xuất bản Bưu Điện
Năm: 2001
12. Phạm Thị Thu Hiền(2005),Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của công ty viễn thông liên tỉnh, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụcủa công ty viễn thông liên tỉnh
Tác giả: Phạm Thị Thu Hiền
Năm: 2005
13. Phạm Thị Ngọc Lan,(2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệpBưu chính - Viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Phạm Thị Ngọc Lan
Năm: 2006
14. Vũ Đức Nam ( 1996) Phát triển viễn thông trong nền kinh tế hiện đại , Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển viễn thông trong nền kinh tế hiện đại
Nhà XB: Nhàxuất bản khoa học xã hội
15. Ủy ban thường vụ quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002).Pháp lệnh bưu chính viễn thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh bưu chính viễn thông
Tác giả: Ủy ban thường vụ quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2002
16. Trần Sửu ( 2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàncầu hóa
Nhà XB: nhà xuất bản Lao Động
17. Trần Xuân Thái (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của VNPT, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di độngcủa VNPT
Tác giả: Trần Xuân Thái
Năm: 2007
25. Viện kinh tế bưu điện (2003), Những biện pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực của VNPT trong giai đoạn đổi mới tổ chức quản lý, đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biện pháp chủ yếu phát triển nguồn nhânlực của VNPT trong giai đoạn đổi mới tổ chức quản lý
Tác giả: Viện kinh tế bưu điện
Năm: 2003
26. Viện kinh tế bưu điện (2006), Nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ Viễn thông của tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến 2015, đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanhdịch vụ Viễn thông của tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến 2015
Tác giả: Viện kinh tế bưu điện
Năm: 2006
27. Viện kinh tế bưu điện (2006), Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông, đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.28. www.evntelecom.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giánăng lực kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông
Tác giả: Viện kinh tế bưu điện
Năm: 2006
18. Tập đoàn BCVT Việt Nam (2006), Báo cáo tổng kết năm 2006, Hà Nội Khác
19. Tập đoàn BCVT Việt Nam (2006), Kế hoạch phát triển 5 năm 2006-2010 của VNPT, Hà Nội Khác
30. www.iso.org 31. www.itu.int 32. www.mic.gov.vn 33. www.spt.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w