1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

62 460 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 337,5 KB

Nội dung

Chính vì lẽ đó, huy động vốn trong doanh nghiệp, đặc biết làdoanh nghiệp vừa và nhỏ luôn được coi là một trong những ưu tiên hang đầu.Thực hiện tốt huy động vốn cũng là đồng nghĩa với th

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (SMES) 3

1.1 Khái quát về vốn và huy động vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh 3

1.1.1 Khái niệm và phân loại vốn 3

1.1.2 Vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh 7

1.1.3 Các hình thức huy động vốn 8

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp 13

1.1.5 Yêu cầu với việc huy động vốn 17

1.2 Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa 18

1.2.1 Khái niệm 18

1.2.2 Đặc điểm của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 19

1.2.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa 23

Kết luận chương 1: 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM 29

2.1 Bức tranh tổng quát về sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 29

2.2 Thực trạng tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay 31

2.2.1 Huy động từ vốn chủ sở hữu 31

2.2.2 Nguồn vốn tín dụng ngân hàng 32

2.2.3 Sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính 34

Trang 2

2.2.4 Nguồn vốn huy động từ thị trường tài chính qua kênh phát hành trái

phiếu 34

2.2.5 Tín dụng thương mại 36

2.2.6 Tiếp cận vốn thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm 37

2.2.7 Hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài 37

2.3 Đánh giá tình hình huy động vốn của các DNNVV Việt Nam 40

2.3.1 Kết quả đạt được 40

2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 41

Kết luận chương 2: 44

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM 45

3.1 Quan điểm phát triển DNNVV trong giai đoạn tới 45

3.2 Giải pháp tăng cườnghuy động vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam 46

3.2.1 Chính sách đào tạo nguồn nhân lực 46

3.2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, minh bạch các hoạt động kinh doanh và sổ sách kế toán 46

3.2.3 Củng cố mối quan hệ với Ngân hàng cũng như các tổ chức hỗ trợ vốn cho các DNNVV 47

3.2.4 Sử dụng hình thức thuê tài chính 49

3.2.5 Tận dụng nguồn vốn tín dụng thương mại 50

3.2.6 Phát hành trái phiếu để huy động vốn khi doanh nghiệp đã đủ điều kiện 51

3.2.7 Sử dụng nguồn vốn khác từ nội bộ cán bộ nhân viên của doanh nghiệp 52

3.2.8 Tiết kiệm và sử dụng vốn hợp lý, xử lý nợ tồn đọng 52

3.3 Một số kiến nghị 53

Trang 3

3.3.1 Kiến nghị với nhà nước 53

3.3.2 Kiến nghị với các tổ chức tín dụng 54

Kết luận chương 3 55

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tiêu chí phân loại DNNVV 19Hình1 : Phân loại DNNVV theo thành phần kinh tế 20Bảng 2: Tỷ trọng lao động trong DNNVV so với tổng số lao động của

các DN trong toàn ngành năm 2009 24Hình 2: Tỉ lệ nộp ngân sách của DNVVN 27

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Khi muốn khởi tạo doanh nghiệp, điều kiện cần đầu tiên là phải có vốn.Trong quá trình hoạt động, sự biến động của vốn cũng là cơ sở và dấu hiệucho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp,nhất là đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ với quy mô vốn thấp thì sự tồn tại càng trở nên bấp bênh Để tiếptục phát triển và đứng vững, doanh nghiệp không những phải duy trì số vốn

bỏ ra ban đầu mà còn phải tìm kiếm những khoản vốn bổ sung từ nhiều nguồnkhác nhau Chính vì lẽ đó, huy động vốn trong doanh nghiệp, đặc biết làdoanh nghiệp vừa và nhỏ luôn được coi là một trong những ưu tiên hang đầu.Thực hiện tốt huy động vốn cũng là đồng nghĩa với thành công trong xâydựng một cơ cấu vốn hợp lí với chi phí thấp, tạo điều kiện thuận lợi chodoanh nghiệp cạnh tranh với các chủ thể kinh tế khác trên thương trường.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang diễn ra sôi động, môi trường kinhdoanh ngày một trở nên khắc nghiệt hơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ càngphải quan tâm hơn nữa đến huy động vốn Bên cạnh các hình thức huy độngtruyền thống (xin cấp vốn ngân sách, vay các tổ chức tín dụng…), thị trườngchứng khoán ra đời đã và đang tạo ra một địa chỉ huy động vốn đầy tiềm năngcho các doanh nghiệp Việc tự do hóa hoạt động đầu tư của các nhà đầu tưnước ngoài cũng đang mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam tìmkiếm nguồn tài trợ Tuy nhiên, do trình độ phát triển của hệ thống tài chínhcòn chưa cao, cũng như một số hạn chế mang tính chủ quan khác, thực trạnghuy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước hiện còn tồn tạinhiều bất cập cần sớm được giải quyết Điển hình là tình trạng doanh nghiệpquá phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng - một nguồn vốn không dễ tiếpcận, trong khi đó lại bỏ qua hoặc ít để ý tới các nguồn huy động nhiều tiềmnăng khác Măt khác, do hạn chế về trình độ nhân sự, các mô hình tính toán

Trang 6

chi phí vốn một cách khoa học hầu như không được các doanh nghiệp vừa vànhỏ áp dụng khi tìm kiếm nguồn tài trợ.

Trong quá trình học tập và nghiên cứu về tình hình hoạt động tài chínhcủa các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, em nhận thấy việc làm thế nào đểhuy động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và huy động vốn bằng cáchnào đang là một bài toán khó Nhất là những doanh nghiệp đang trong giaiđoạn phát triển mạnh mẽ và có các yêu cầu cấp thiết về việc mở rộng huyđộng vốn để phục vụ cho sự mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh củamình

Nhận thức được tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề trên, cùng vớivốn kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập và nghiên cứuở trườngHọc viện Ngân hang cùng với sựđịnh hướng của các thầy cô giáo, em đã chọn

đề tài: “Thực trạng và giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa

và nhỏ ở Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:

1Chương 1: Tổng quan về huy động vốn trong DNVVN

2Chương 2: Thực trạng huy động vốn của các DNNVV Việt Nam

3Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn cho các DNNVV ở ViệtNam

Do trình độ và thời gian có hạn, những vấn đề trình bài trong bài viết nàychắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Em kính mong nhậnđược nhữngý kiếnđóng góp quý báu của thầy cô giáo để chuyên đề của emhoàn thiện hơn nữa

Sinh viên: Đỗ Mai Anh

Trang 7

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (SMES)1.1 Khái quát về vốn và huy động vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1.1 Khái niệm và phân loại vốn

1.1.1.1 Khái niệm

Vốn là gì? Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệpđược thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Trong mọi loạihình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính đầu tư vào sản xuất kinhdoanh

Vốn là khái niệm được xuất phát từ tên tiếng Anh là “capital” có nghĩa

là “tư bản” Tuy nhiên, khi nói về vốn, trên thực tế còn tồn tại rất nhiều quan

điểm khác nhau định nghĩa về vốn và hiện nay vẫn tiếp tục có sự tranh luận

về định nghĩa chính xác của nó

Theo Marx, dưới góc độ các yếu tố sản xuất, vốn được khái quát hóathành phạm trù tư bản K.Marx cho rằng: Vốn (tư bản) là giá trị, đem lại giátrị thặng dư, là đầu vào của quá trình sản xuất Định nghĩa này có một tầmkhái quát lớn vì bao hàm đầy đủ cả bản chất và vai trò của vốn Bản chất củavốn là giá trị cho dù nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:tài sản cố định, nhà cửa, nguyên vật liệu, tiền công Vốn là giá trị đem lại giátrị thặng dư vì nó tạo ra sự sinh sôi về giá trị thông qua các hoạt động sản xuấtkinh doanh Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ phát triển lúc bấy giờ, K.Marx

đã bó hẹp khái niệm về vốn trong khu vực sản xuất vật chất và cho rằng chỉ

có quá trình sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế

Trang 8

Theo David Begg, Standley, Fishcher, Rudige Darnbusch trong cuốn

“Kinh tế học”: Vốn là một loại hàng hóa nhưng được sử dụng tiếp tục vào quátrình sản xuất kinh doanh tiếp theo Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tàichính Vốn hiện vật là dự trữ hàng hóa đã sản xuất ra để sản xuất các hànghóa khác Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp

Trong cuốn Từ điển kinh tế hiện đại có giải thích:"Capital - tư bản/vốn: một từ dùng để chỉ một yếu tố sản xuất do hệ thống kinh tế tạo ra Hàng hoá

tư liệu vốn là hàng hoá được sản xuất để sử dụng như yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất sau Vì vậy, tư bản này có thể phân biệt được với đất đai và sức lao động, những thứ không được coi là do hệ thống kinh tế tạo ra Do bản chất không đồng nhất của nó mà sự đo lường tư bản trở thành nguyên nhân của nhiều cuộc tranh cãi trong lý thuyết kinh tế." (Từ điển kinh tế học

hiện đại, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội, 1999, Tr 129)

Có thể tóm lược định nghĩa về vốn như sau: Vốn là biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra để đầu tư Các nguồn lực có thể là của cải vật chất, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động, là các tài sản vật chất khác 1.1.1.2 Phân loại vốn

Có nhiều cách phân loại vốn, tuỳ thuộc vào mục đích khác nhau màngười ta phân loại vốn theo một cách cụ thể Thông thường, có các cách phânloại vốn sau đây:

a, Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển vốn thì vốn được phân làm vốn cố định và vốn lưu động

 Vốn cố định của doanh nghiệp: là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước

về tài sản cố định Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dầntừng phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng

Trang 9

chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị Dođặc điểm về phương thức chu chuyển vốn nên vốn cố định đượcquản lý theo phương thức đặc trưng riêng biệt phù hợp, đó là phươngthức quản lý theo chế độ khấu hao dần dần đối với tài sản cố định.

 Vốn lưu động của doanh nghiệp: là số vốn ứng ra để hình thành nêncác tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục Vốn lưu độngluân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn

bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinhdoanh

b, Căn cứ vào qui định của pháp luật về điều kiện của vốn để thành lập doanh nghiệp thì vốn bao gồm: vốn pháp định và vốn điều lệ

 Vốn pháp định là vốn tối thiểu phải có của một doanh nghiệp khithành lập doanh nghiệp và trong suốt quá trình hoạt động của doanhnghiệp theo quy định của pháp luật Số vốn này là bảo đảm trên cơ

sở của luật pháp cho hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.Qui mô của vốn pháp định tuỳ thuộc vào tính chất và qui mô củahoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 Vốn điều lệ là loại vốn được hình thành theo điều khoản vốn trongđiều lệ của doanh nghiệp

c, Căn cứ vào tính chất sở hữu đối với khoản vốn sử dụng thì vốn của doanh nghiệp được chia thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

 Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn do các chủ sở hữu của doanhnghiệp tài trợ, không phải là một khoản nợ do đó không phải trảlãi cho vốn cổ phần đã huy động mà sẽ chia lợi tức cổ phần chocác chủ sở hữu

Trang 10

Nợ phải trả: là khoản vốn đầu tư ngoài vốn pháp định được hìnhthành từ nguồn đi vay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị, cánhân Có thời hạn sử dụng, hết thời hạn doanh nghiệp phải hoàn trả

nợ cho chủ nợ hoặc xin gia hạn mới Khi huy động doanh nghiệpphải có bảo đảm (tài sản hoặc tín chấp) và phải trả lãi cho các khoảntiền vay Vốn vay nợ gồm các khoản cụ thể sau :

- Vốn tín dụng hay vốn vay

- Vốn chiếm dụng (vốn trong thanh toán)

d, Theo thời gian

Căn cứ vào thời gian thì toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp được chiathành hai loại: nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn

Trong đó nguồn vốn ngắn hạn bao gồm các nguồn vốn có thời gian hoàntrả trong vòng một năm, lãi suất huy động nguồn vốn ngắn hạn thấp hơn sovới lãi suất huy động nguồn vốn dài hạn Nguồn ngắn hạn thường được huyđộng dưới hình thức vay ngắn hạn, các khoản chiếm dụng của bạn hàng vàcác công cụ huy động nguồn vốn ngắn hạn thường được trao đổi trên thịtrường tiền tệ

Khác với nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn có thời gian đáo hạn

từ một năm trở lên, lãi suất huy động nguồn này cao và được huy động dướihình thức nợ vay hoặc vốn cổ phần Các công cụ huy động nguồn vốn dài hạnthường được trao đổi trên thị trường vốn

e, Căn cứ vào phạm vi huy động vốn

 Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp : là nguồn vốn có thể huy độngđược từ số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp : tiền khấu haotài sản cố định , lợi nhuận để tái đầu tư nhằm mở rộng hoạt động

Trang 11

kinh doanh, các khoản dự phòng, các khoản thu từ thanh lí, nhượngbán tài sản cố định.

 Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: là nguồn vốn doanh nghiệp cóthể huy động từ bên ngoài như: liên doanh liên kết ,khoản vốn màdoanh nghiệp có thể vay của các doanh nghiệp, ngân hàng thươngmại, công ty tài chính phát hành trái phiếu để doanh nghiệp có thểthực hiện vay vốn trung hạn và dài hạn qua thị trường với khối lượnglớn

1.1.2 Vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập chủ yếu nhằm mục đíchkinh doanh Đối với doanh nghiệp, vai trò của vốn được thể hiện chủ yếu dướinhững khía cạnh chính sau đây:

- Trước hết, vốn là điều kiện cho sự ra đời và tồn tại của doanh nghiệp.Theo qui định của pháp luật của tất cả các nước trên thế giới thì điều kiện đểthành lập doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp phải có một mức vốn tối thiểutheo quy định của pháp luật đối với mỗi ngành nghề kinh doanh Trong quátrình kinh doanh, vốn của chủ doanh nghiệp có thể tăng, có thể giảm nhưngkhông được giảm xuống dưới mức vốn pháp định Trong trường hợp vốn củachủ doanh nghiệp giảm xuống dưới mức tối thiểu hoặc là không đủ khả năngthanh toán nợ đến hạn mà chủ sở hữu không tăng được mức vốn chủ sở hữu

để đảm bảo mức vốn pháp định hoặc đảm bảo khả năng thanh toán nợ tới hạnthì doanh nghiệp bị giải thể (lâm vào tình trạng phá sản)

- Thứ hai, vốn là đầu vào không thể thiếu được của sản xuất Trong quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện để doanh nghiệp mởrộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, trang trải các khoản chi phí nhưmua sắm nguyên vật liệu, trả lương công nhân, mua sắm trang thiết bị và các

Trang 12

chi phí khác Kết thúc một chu kì sản xuất, vốn đó lại tiếp tục được sử dụng

để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp

Vốn còn là điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách cạnhtranh như chính sách giá cả, chính sách quảng cáo, xâm nhập thịtrường Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào trường vốn hơn thì sẽ có ưu thếcạnh tranh hơn Qui mô của vốn cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanhnghiệp; tuy vốn không phải là yếu tố duy nhất đóng vai trò quyết định nhưngvốn lớn sẽ đem lại lợi nhuận lớn

1.1.3 Các hình thức huy động vốn

Sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự tồn tại mộtlượng tiền tệ như là một tiền đề bắt buộc Không có vốn sẽ không có bất kỳmột hoạt động sản xuất kinh doanh nào Một lượng tiền vốn như thế chỉ cóthể có được thông qua con đường ghép nhiều nguồn vốn mà thành Đó chính

là quá trình huy động, tập trung vốn trong sản xuất kinh doanh

Quá trình này có thể tiến hành bằng một số hình thức sau :

1.1.3.1 Huy động từ nguồn vốn trong nước

a, Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

Với hình thức này doanh nghiệp sẽ nhận được lượng vốn từ ngân sáchnhà cấp Thông thường hình thức này không đòi hỏi nhiều điều kiện ngặtnghèo đối với doanh nghiệp được cấp vốn như các hình thức huy động vốnkhác Tuy nhiên, càng ngày hình thức này càng bị thu hẹp cả về quy mô vốn

và phạm vi được cấp Ngân sách cấp vốn cho một số doanh nghiệp nhà nướcnhư một công cụ điều tiết nền kinh tế hoặc các dự án đầu tư ở những lĩnh vựcsản xuất hàng hóa công cộng, hoạt động công ích mà tư nhân không muốnhoặc không có khả năng

Trang 13

b, Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Trong thực tế nền kinh tế thị trường không một doanh nghiệp nào hoạtđộng mà không vay vốn ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.Nguồn vốn vay ngân hàng có thể chia thành hai loại chính là vốn vay ngắnhạn và vốn vay dài hạn

Vay ngắn hạn

Vay ngắn hạn là phương thức huy động vốn quan trọng đối với cácdoanh nghiệp Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể đáp ứng nhu cầuvốn tức thời cho doanh nghiệp từ vài ngày cho tới cả năm với lượng vốn theonhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp

Vay dài hạn

Vay dài hạn là hình thức huy động vốn bằng cách đi vay các tổ chức tàichính dưới dạng hợp đồng tín dụng và doanh nghiệp phải hoàn trả khoản vaytheo lịch trình đã thoả thuận Sử dụng nguồn vốn vay dài hạn thường được trảvào các thời hạn định kì với các khoản tiền bằng nhau, đó là sự trả dần khoảnvay cả gốc và lãi trong suốt thời hạn vay Loại giao dịch này rất linh hoạt vìngười vay có thể thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng thu nhập của mình

c, Huy động vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận để lại hoặc phát hành cổ phiếu

Lợi nhuận để lại là phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi đã nộp cáckhoản cần thiết và trích lập các quỹ của doanh nghiệp Huy động vốn chủ sởhữu từ lợi nhuận giữ lại là hình thức tài trợ nội bộ Với phương thức huyđộng vốn từ lợi nhuận để lại các cổ đông không bị chia sẻ quyền kiểm soátcông ty và họ thể hưởng toàn bộ cổ tức tăng thêm và chênh lệch giá cổ phiếu.Một công ty khi thực hiện phương thức huy động vốn từ lợi nhuận để lại, phảiđặt ra mục tiêu có một khối lượng lợi nhuận đủ lớn để đáp ứng nhu cầu vốn

Trang 14

ngày càng tăng

DN cũng có thể huy động vốn thong qua TTCK bằng cách phát hành cổphiếu, tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra hiệu ứng pha loãng, giảmquyền sở hữu công ty của các cổ đông

d, Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu

Trái phiếu là một công cụ vay nợ trung và dài hạn, phát hành trái phiếu

là phương thức huy đông vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp Có nhiềuloại trái phiếu, mỗi loại có đặc điểm riêng, căn cứ vào đó doanh nghiệp lựachọn và quyết định phát hành loại trái phiếu nào là phù hợp nhất với điều kiệncủa mình và tình hình thị trường tài chính Việc lựa chọn trái phiếu phù hợp làquan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưuhành và tính hấp dẫn của trái phiếu, từ đó, nó sẽ ảnh hưởng đến số lượng vốn

có thể huy động được và lợi nhuận của doanh nghiệp

e, Tín dụng thuê mua

Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loạitài sản, máy móc thiết bị Thuê mua là sự thoả thuận theo hợp đồng được kíkết giữa hai hay nhiều bên có liên quan đến một hay nhiều tài sản, trong đóngười cho thuê ( chủ sở hữu tài sản) chuyển giao tài sản cho người thuê( người sử dụng tài sản) được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định

và người thuê phải trả cho người cho thuê một khoản tiền thuê tương xứngvới quyền sử dụng

Tín dụng thuê mua có hai phương thức chủ yếu:

Thuê vận hành

Thuê vận hành là một thoả thuận mà theo đó người cho thuê chuyển chongười thuê quyền sử dụng tài sản trong một thời gian để lấy tiền thuê Trong

Trang 15

hình thức thuê vận hành người ta không dự kiến là quyền sở hữu tài sản sẽđược chuyển giao khi hết thời hạn thuê và thông thường người thuê chỉ sửdụng tài sản một của thời kì hữu ích của tài sản.

Thuê tài chính

Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn theohợp đồng Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị

mà người thuê cần và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua lại tài sản

từ người cho thuê Trong nhiều trường hợp bên thuê có thể bán tài sản củamình cho người cho thuê rồi thuê lại

f, Vốn liên doanh, liên kết hoặc sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ thành một doanh nghiệp lớn

Liên doanh, liên kết là một hoạt động mà trong đó hai hay nhiều bêncùng góp vốn để kinh doanh và thu lợi nhuận và chịu trách nhiệm, rủi ro trongphạm vi góp vốn

Huy động vốn bằng hai hình thức này có ưu điểm giúp cho doanh nghiệptranh thủ được vốn, nhân công, kinh nghiệm của các đối tác để thực hiện sảnxuất, kinh doanh nhưng có nhược điểm là phải phân chia thành quả hoạtđộng, nhiều khi không thống nhất được mục tiêu quan điểm, có thể dẫn đến “tan vỡ” liên doanh

g, Tín dụng thương mại

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có thể sử dụng tài trợbằng cách mua chịu, mua trả chậm hay trả góp của các nhà cung cấp Phươngthức này thường gọi là tín dụng của nhà cung cấp hay còn gọi là tín dụngthương mại Trong bảng cân đối kế toán của công ty nó thể hiện ở khoản mục

"phải trả người bán" Công cụ để thực hiện tín dụng thương mại là các kỳ

Trang 16

phiếu, hối phiếu và các hợp đồng kinh tế.

h, Các nguồn khác

Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, nguồn vốn được thể hiệntrong khoản mục phải nộp và phải trả công nhân viên chiếm tỷ trọng khônglớn và cũng không đóng vai trò quan trọng lắm Tuy nhiên trong một thờiđiểm nào đó nó cũng có thể giúp doanh nghiệp giải quyết những nhu cầu vốnmang tính chất tạm thời

Các khoản phải nộp và phải trả của doanh nghiệp bao gồm:

- Các khoản thuế phải nộp nhưng chưa nộp

- Các khoản phải trả người lao động nhưng chưa đến kỳ trả

- Các khoản đặt cọc của khách hàng

- Phải trả cho các đơn vị nội bộ

1.1.3.2 Huy động nguồn vốn nước ngoài

Nguồn vốn nước ngoài đưa vào các nước đang và chậm phát triển đượcthực hiện qua một số hình thức chính như sau:

- Tài trợ phát triển chính thức (ODF- Official DevelopmentFinance): là tất cả các nguồn tài chính mà chính phủ các nước phát triển

và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển Nguồnnày bao gồm Viện trợ phát triển chính thức (ODA- OfficialDevelopment Assistance) và các hình thức tài trợ khác Trong đó ODAchiếm tỉ trọng chủ yếu trong ODF

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): là một loại hình thức dichuyển vốn quốc tế Trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người

Trang 17

trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn.

- Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế: Các doanh nghiệp

có thể huy động vốn tại thị trường nước ngoài thông quahình thứcSPAC (mua bán và sáp nhập doanh nghiệp cho mục đích niêm yết).Niêm yết tại thị trường chứng khoán quốc tế đem lại những lợi ích rấtlớn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn quốc tế, tăng tính thanhkhoản của giao dịch, mở rộng cơ sở cổ đông, đồng thời, quảng bá hìnhảnh ra khỏi biên giới quốc gia, đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế vềquản trị công ty và tính minh bạch

- Tín dụng tư nhân: loại vốn này có ưu điểm là hầu như không gắn vớicác ràng buộc chính trị - xã hội, song các điều kiện cho vay khắt khe ( thờihạn hoàn trả vốn ngắn và mức lãi suất cao), vốn được sử dụng chủ yếu chocác hoạt động xuất nhập khẩu và thường là ngắn hạn

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp

1.1.4.1 Các nhân tố chủ quan

a, Đặc điểm của doanh nghiệp

Đặc điểm của doanh nghiệp chi phối rất lớn đến nguồn vốn và công táchuy động vốn, được xem xét trên các phương diện sau:

- Loại hình sở hữu của doanh nghiệp

- Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

- Qui mô, cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp

- Chiến lược đầu tư phát triển của doanh nghiệp

- Trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật…

Trang 18

Tất cả những yếu tố đó quyết định phương thức huy động và lựa chọnnguồn vốn phù hợp với doanh nghiệp Đó là một trong những nguyên nhân

mà một doanh nghiệp là công ty cổ phần có nguồn vốn và phương thức huyđộng vốn khác với một công ty tư nhân, hay một doanh nghiệp sản xuất cótính thời vụ có nguồn vốn và phương thức huy động khác với một doanhnghiệp thương mại… Một doanh nghiệp có qui mô nhỏ, cơ cấu tổ chức gọnnhẹ không thể so sánh về nguồn tài trợ với một công ty đa quốc gia có qui mô

và cơ cấu quản lý rộng trên toàn thế giới Hơn nữa nguồn vốn và phương thứchuy động vốn chịu ảnh hưởng bởi chiến lược đầu tư, trình độ quản lý củadoanh nghiệp Nếu chiến lược đầu tư không đặt ra những mục tiêu chiến lượchay trình độ người quản lý không phù hợp yêu cầu thì việc thiết lập một cơcấu và thực hiện huy động vốn không thể đạt đến lợi ích cần thiết cho doanhnghiệp

b, Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn vàphương thức huy động vốn của doanh nghiệp Thực chất huy động vốn để đầu

tư, tức là tài trợ cho các tài sản phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh Cơ cấutài sản của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp đó Một doanh nghiệp sản xuất sẽ có cơ cấu tàisản khác với một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, một ngânhàng kinh doanh tiền tệ sẽ có cơ cấu khác với một doanh nghiệp thôngthường Do vậy mỗi doanh nghiệp phải xác định được cơ cấu tài sản của mìnhtrước khi tiến hành công tác huy động vốn tài trợ cho quá trình kinh doanhcủa mình Có như vậy thì mới đảm bảo được hiệu quả của công tác huy động,quản lý và sử dụng vốn trong kinh doanh

d, Uy tín của doanh nghiệp

Trang 19

Uy tín của doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đếnkhả năng huy động vốn của doanh nghiệp Có thể hiểu uy tín theo nghĩa rộng,bao gồm uy tín trong thanh toán, uy tín trong sản xuất kinh doanh biểu hiệnbằng quá trình thực hiện hợp đồng, danh tiếng của doanh nghiệp trong ngành

và trên thị trường Trong đó uy tín trong thanh toán giữ vai trò quan trọngnhất, không phải chỉ huy động được vốn là công tác huy động vốn đã hoànthành mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện để đảm bảo các điều kiện màmình thoả thuận khi huy động được thực hiện, có như vậy mới đảm bảo dược

uy tín của mình làm tiền đề cho những lần huy động sau

e, Tính khả thi của dự án, phương án kinh doanh

Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư, là

cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư Trong điều kiện hiện nay tiềm lực nhànrỗi ở nước ta vẫn được đánh giá là chưa khai thác hết, nhưng nhiều nhà đầu tưkhông dám cho doanh nghiệp vay vốn hoặc ngần ngại khi góp vốn vào doanhnghiệp vì không tin vào tính khả thi của các phương án kinh doanh được đưa

ra Chính vì vậy xây dựng những phương án kinh doanh có đủ căn cứ, sứcthuyết phục về tương lai khả quan khi sử dụng vốn là một yêu cầu bức thiếthiện nay.Yêu cầu đối với một dự án, phương án kinh doanh mang tính khả thi

là đảm bảo căn cứ thực hiện được : mục tiêu của dự án, kết quả kinh doanh dựtính, khả năng hoàn vốn theo dự tính

1.1.4.2 Các nhân tố khách quan

a, Cơ chế chính sách của nhà nước

Những qui chế pháp luật được xem xét trên lợi ích chung của tất cả cácchủ thể tham gia vào nền kinh tế, do đó nó hạn chế được tình trạng các doanhnghiệp vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến lợi ích của các doanh nghiệp

Trang 20

khác cũng như lợi ích chung của xã hội Lựa chọn nguồn vốn và phương thứchuy động vốn trước hết phải xem xét các yếu tố điều kiện để có thể tiến hành.Phương thức huy động vốn được chọn phải là phương thức hội tụ đầy đủ cácyếu tố hợp lý về pháp luật cũng như trên các phương diện khác của doanhnghiệp.

Ngoài ra, các chính sách ưu tiên khuyến khích hay hạn chế phát triểnđối với một ngành nghề nào đó cũng sẽ tạo điều kiện hoặc hạn chế khả nănghuy động vốn của doanh nghiệp Trong tình hình hiện nay, bên cạnh sự nỗ lựccủa doanh nghiệp và cải tổ của hệ thống ngân hàng rất cần có sự hỗ trợ củanhà nước nhằm tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quảhơn nữa các hình thức huy động vốn

b, Năng lực tăng trưởng của nền kinh tế

Đặt trong bối cảnh tổng quát và dài hạn, năng lực tăng trưởng của nềnkinh tế là yếu tố quan trọng xác định triển vọng huy động các nguồn vốn đầu

tư một cách hiệu quả Vấn đề tăng trưởng ở đây được nhìn nhận như một yếu

tố tạo sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với vốn đầu tư cả trong và ngòai nước.Với năng lực tăng trưởng được đảm bảo, năng lực tích lũy của nền kinh tế sẽ

có khả năng gia tăng Khi đó quy mô các nguồn vốn trong nước có thể huyđộng sẽ được cải thiện Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng và phát triển ngàycàng cao cũng là tín hiệu tốt thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài

c, Tính ốn định của môi trường kinh tế vĩ mô

Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô luôn được coi là điều kiện tiên quyếtcủa mọi ý định và hành vi đầu tư Sự an toàn của vốn đòi hỏi môi trường kinh

tế vĩ mô ổn định, không gặp những rủi ro do các yếu tố chính trị xã hội haymôi trường kinh doanh gây ra Đối với vốn đầu tư nước ngoài, nó còn yêu cầunăng lực trả nợ tối thiểu của nước nhận vốn đầu tư Một tốc độ tăng trưởngxuất khẩu tối thiểu đủ để chủ nợ thu hồi lại vốn Tuy nhiên sự ổn định của nền

Trang 21

kinh tế vĩ mô ở đây phải thỏa mãn yêu cầu gắn liền với năng lực tăng trưởngcủa nền kinh tế Nhân tố trực tiếp tác động chính đến nền kinh tế vĩ mô và qua

đó ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn đó chính là tiền tệ Việc ổn địnhtiền tệ là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động cácnguồn vốn cho đầu tư Ổn định giá trị tiền tệ ở đây bao hàm cả việc kiềm chếlạm phát và khắc phục hậu quả của tình trạng lạm phát nếu xảy ra đối với nềnkinh tế Trong cả hai trường hợp, nó đều tác động tiêu cực đến nhu cầu đầu tư

và đến sự tăng trưởng kinh tế

d, Sự phát triển của thị trường tài chính

Sự phát triển của thị trường tài chính ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn

và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Một quốc gia có thị trường tàichính hoàn thiện với đầy đủ các kênh tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp

có thể tạo cho doanh nghiệp cơ hội đa dạng hoá nguồn vốn và khả năng huyđộng vốn của mình Doanh nghiệp có thể chọn phương thức huy động quakênh trực tiếp là qua thị trường chứng khoán dưới các hình thức phát hànhchứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu Hay có thể lựa chọn phương thức huyđộng qua kênh gián tiếp là thông qua hệ thống các trung gian tài chính: cácngân hàng và các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính

1.1.5 Yêu cầu với việc huy động vốn

+ Lựa chọn nguồn vốn có hiệu quả nhất : Hiệu quả của việc sử dụng các

hình thức huy động vốn không chỉ thể hiện ở hiệu quả đầu tư mà nguồn vốnmang lại, mà còn thể hiện ở khả năng dễ dàng tiếp cận và huy động các nguồnvốn ở lợi ích của chủ doanh nghiệp khi sử dụng nguồn vốn đó

+ Việc huy động vốn phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và thời gian: Một dự án sản xuất kinh doanh sẽ không thể thực hiện được hoặc

thực hiện không đạt hiệu quả nếu không có đủ một lượng vốn nhất định theo

Trang 22

nhu cầu tính toán, do đó khi huy động vốn phải đảm bảo đủ về số lượng vàkịp thời

+ Chi phí cho việc huy động và sử dụng nguồn vốn huy động là nhỏ nhất: Một nguồn vốn với lãi suất thấp đôi khi có thể trở nên quá đắt, do chi

phí liên quan đến giao dịch về vốn quá cao Nguyên nhân chi phí giao dịchcao có thể là : thủ tục hành chính rườm rà, quy trình giải ngân phiền toái, chiphí tư vấn cao, hoặc đôi khi do quy mô không thích hợp Vì vậy, các doanhnghiệp cần tuỳ theo lượng vốn cần vay để lựa chọn nguồn vốn phù hợp

1.2 Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.1 Khái niệm

Theo bách khoa toàn thư định nghĩa thì “Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức, nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận trên

cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng”.

Thực tế trên thế giới, các nước có quan niệm rất khác nhau về Doanhnghiệp vừa và nhỏ, nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau này là tiêu thứcdùng để phân loại quy mô Doanh nghiệp khác nhau Tuy nhiên trong hangloạt tiêu thức phân loại đó có hai tiêu thức được sử dụng ở phần lớn các nước

là quy mô vốn và số lượng lao động

Tại Việt Nam tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ được thể hiện trongnghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày30/6/2009 Theo nghị định này doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa như sau:

“ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được

Trang 23

xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 1: Tiêu chí phân loại DNNVV

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động Tổng nguồn

vốn Số lao động

Tổng nguồn vốn Số lao động

I Nông, lâm nghiệp

và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 đến 200 người

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 đến 200 người

từ trên 20 đến

100 tỷ đồng

từ trên 200 đến

300 người III Thương mại và

dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 đến 50 người

từ trên 10 đến

50 tỷ đồng

từ trên 50 đến

100 người

1.2.2 Đặc điểm của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

1.2.2.1 Về số lượng và cơ cấu của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 20 năm đổi mới là hếtsức to lớn Từ chỗ bị kì thị, phân biệt đối xử, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã xáclập được vị thế trong công cuộc chấn hưng nền kinh tế đất nước

Điều này không chỉ đúng ở Việt Nam mà ngay cả các nước trong khuvực và thế giới Ngay ở Mỹ, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98,7% tổng số

DN, sử dụng 53% lực lượng lao động, hàng năm tạo ra thêm 20 triệu chỗ làm,đóng góp 50% GDP và 55% các sáng tạo kĩ thuật sáng chế, phát minh

Theo cách phân loại dựa vào nghị định 56/2009/NĐ-CP thì ở Việt Nam

có trên 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới 98% số lượng doanh

Trang 24

nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỉ đồng (tương đương 121 tỉUSD).

DNNVV được chia thành DNNN, doanh nghiệp tư nhân và doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi phân loại theo thành phần kinh tế

Hình1 : Phân loại DNNVV theo thành phần kinh tế

(Nguồn: tổng cục thống kê, Niên giám thống kê) 1.2.2.2 Tính chất hoạt động kinh doanh:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tập trung ở nhiều khu vực chế biến vàdịch vụ, tức là gần với người tiêu dùng hơn Trong đó cụ thể là:

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là vệ tinh, chế biến bộ phận chi tiết cho cácdoanh nghiệp lớn với tư cách là tham gia vào các sản phẩm đầu tư

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong phútrong nền kinh tế như các dịch vụ trong quá trình phân phối và thương mạihoá, dịch vụ sinh hoạt và giải trí, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ

+ Trực tiếp tham gia chế biến các sản phẩm cho người tiêu dùng cuốicùng với tư cách là nhà sản xuất toàn bộ

Trang 25

1.2.2.3 Vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thường khởi đầu với xuất phátđiểm thấp Vốn ban đầu để thành lập DNNVV là vốn tự có của cá nhân haymột số cá nhân hoặc tổ chức do đó thường là hạn hẹp Do hạn chế về vốn nênbước khởi xướng ban đầu của DNNVV ở nước ta gặp nhiều khó khăn về máymóc thiết bị, lao động có tay nghề hạn chế

Việc cung ứng vốn cho DNNVV hiện nay được đánh giá là chủ yếuđược thực hiện qua thị trường tài chính phi chính thức Các chủ doanh nghiệpthường vay vốn của nhân thân, bạn bè và vay của những người chuyên chovay lấy lãi Hầu như các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhất là các doanh nghiệpngoài quốc doanh, không tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức

1.2.2.4 Về phân bố doanh nghiệp nhỏ và vừa theo vùng lãnh thổ

Trong những năm đổi mới, hàng loạt doanh nghiệp mới ra đời, nhất làkhu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nướcđược sắp xếp lại thông qua sáp nhập, giải thể hoặc đóng cửa Tình hình nàytác động rất lớn đến tình trạng phân bổ các doanh nghiệp trong cả nước trong

đó có DNNVV

- Các vùng đô thị, gần thị trường tiêu thụ và các trung tâm công nghiệp

là những nơi thuận tiện cho việc ra đời các doanh nghiệp mới

- Ở các vùng nông thôn nơi các làng nghề bị mai một trong những nămqua, nay được chính sách đổi mới tác động nên nhiều doanh nghiệp với cácloại hình khác nhau ra đời góp phần duy trì và phát triển các ngành nghềtruyền thống, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động thừa ở địa phương

- Nhờ vào chính sách mở cửa đối với đầu tư nước ngoài nên có nhiềudoanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài được thành lập tại ViệtNam Các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung ở nơi có điều kiện cơ sở hạtầng kinh tế, kỹ thuật tốt hơn và lực lượng lao động có trình độ cao hơn

Trang 26

1.2.2.5 Về công nghệ thiết bị của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cũng như tình trạng chung về công nghệ thiết bị của các doanh nghiệpViệt Nam hiện nay, trình độ công nghệ, thiết bị của khu vực DNNVV còn ởmức độ rất lạc hậu so với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực vàtrên thế giới Hơn nữa, do khó khăn về vốn nên tỷ lệ đổi mới công nghệ, thiết

bị của SMEs (ngay cả đối với một số doanh nghiệp có sự phát triển khá nhanhtrong những năm vừa qua), so với mặt bằng chung các doanh nghiệp trongnền kinh tế cũng rất thấp

1.2.2.6 Về thị trường và khả năng cạnh tranh

Hiện tại thị trường Việt Nam đang bị ảnh hưởng rất lớn của hàng hoánhập lậu Nạn nhập lậu hàng hoá nhất là hàng hoá tiêu dùng, tác động trựctiếp đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đó là thị trường của các doanhnghiệp vừa và nhỏ Vì thiếu hụt tri thức quản lý, và quá tập trung vào việcđiều hành công việc hàng ngày, các nhà quản lý DNNVV thường không quantâm đến thông tin thị trường và thường gặp khó khăn khi thâm nhập hay pháttriển thị trường mới Mặt khác, khả năng cạnh tranh của SMEs của ta còn rấtyếu do nhiều nguyên nhân do cả công nghệ, thiết bị lạc hậu, lẫn do sự hạn chế

về trình độ quản lý và kinh doanh trên thị trường

1.2.2.7 Về lao động và đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo điều tra thị trường lao động của Tổng cục dạy nghề, trong cácdoanh nghiệp được điều tra, số lao động được gọi là có trình độ cao và laođộng lành nghề chỉ chiếm khoả trong các DNNVV chỉ chiếm khoảng 25%.Khả năng thích ứng và khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm của người laođộng trong các DNNVV còn thấp Mặt khác, người lao động lành nghề và cảlao động quản lý, khả năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ còn yếu, nên gặp

Trang 27

nhiều khó khăn trong hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài Ngoạitrừ một số doanh nghiệp có thể trả lương cao để thu hút một số thợ lành nghề,còn nhìn chung trình độ tay nghề của lao động trong các doanh nghiệp vừa vànhỏ đều thấp hơn mức bình quân chung trong nền kinh tế.

1.2.2.8 Doanh nghiệp nhỏ và vừa có tính linh hoạt cao

Do SMEs có cấu trúc công ty gọn nhẹ hơn những doanh nghiệp lớn do

đó SMEs có tính khả năng thích nghi nhanh trong môi trường kinh doanh Cụthể như:

- Khả năng về chuyển hoá doanh nghiệp để doanh nghiệp càng nhanhchóng hơn các công nghệ mới thành cơ hội làm ăn

- Khả năng thích ứng linh hoạt của nền kinh tế trong nước trước nhữngbiến động liên tục của nền kinh tế thế giới

- Khả năng đem lại những dịch vụ sản phẩm mới

1.2.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.3.1 Đóng góp vào kết quả hoạt động kinh tế của nền kinh tế quốc dân

Theo báo cáo của bộ Kế hoạch và đầu tư trong báo cáo của bộ này trìnhChính phủ về tình hình triển khai kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừagiai đoạn 2006 – 2010, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng, quy mô hoạtđộng, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những đóng góp to lớn trong tăngtrưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm Ngay trong thời gian kinh

tế chịu tác động lớn của khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới, số lượng doanhnghiệp nhỏ và vừa vẫn tăng rất nhanh Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lậpgiai đoạn 2006–2010 là 547.000 đơn vị

Thống kê cho thấy: các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp tới hơn 40%GDP cả nước Nếu tính cả 133.000 hợp tác xã, trang trại và các hộ kinh doanh

Trang 28

cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới 60% GDP SMEs đónggóp khoảng 37% giá trị sản xuất công nghiệp, chiếm 85% mức bán lẻ củangành thương nghiệp, 71% khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa.

1.2.3.2 Tạo việc làm cho người lao động

Thực tế cho thấy, toàn bộ các DNNVV đặc biệt là các doanh nghiệp khuvực ngoài quốc doanh là nguồn chủ yếu tạo công ăn việc làm cho toàn bộ cáclĩnh vực Tác dụng tạo việc làm của các DNNVV trong thời kỳ kinh tế suythoái tựa như một “chiếc van an toàn” để điều chỉnh kinh tế vĩ mô nền kinh tế,hạn chế những tác động tiêu cực của các cuộc khủng hoảng kinh tế

Bảng 2: Tỷ trọng lao động trong DNNVV so với tổng số lao động của các DN trong toàn

(Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Các SME không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đấtnước mà còn giúp tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm, trong đó, chủyếu giải quyết số lao động chưa qua đào tạo; góp phần xóa đói giảm nghèo,tăng cường an sinh xã hội… Tính chung, khu vực này thu hút khoảng trên 70%việc làm phi nông nghiệp trong năm 2010, góp phần quan trọng vào quá trìnhtăng cường bảo đảm an sinh xã hội

1.2.3.3 Là trụ cột cho nền kinh tế địa phương

Nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của

Trang 29

đất nước (như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng), thì DNNVV lại có mặt

ở khắp các địa phương và đóng góp quan trọng vào thu ngân sách và tạo công

ăn việc làm ở địa phương Chính điều này giúp cho doanh nghiệp tận dụng vàkhai thác nguồn lực tại chỗ Hơn nữa, việc tận dụng thế mạnh địa phương giúpcác DNVVN góp phần giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống, thể hiệnbản sắc dân tộc

1.2.2.4 Hỗ trợ doanh nghiêp lớn và tạo nên ngành công nghiệp, dịch vụ phụ

trợ quan trọng

Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển trong các ngành công nghiệp thứ cấp

có thể bổ trợ các ngành công nghiệp lớn, cung cấp đầu vào cho các ngành này

và tạo sự cạnh tranh cần thiết để đẩy mạnh quá trình phát triển và nâng caonăng lực cạnh tranh trên toàn quốc Do quy mô nhỏ và khả năng linh hoạt nênSMEs có thể sản xuất ra nhiều loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trongnước, máy móc thiết bị, công cụ và các linh kiện cần thiết cho các ngành côngnghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, các ngành thủ công nghiệp, đảm bảo mạng lướitiêu thụ sản phẩm rộng khắp cả nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn

1.2.2.5 Làm cho nền kinh tế năng động hiệu quả hơn

Do số doanh nghiệp tăng lên rất lớn, nên làm tăng tính cạnh tranh giảmbớt rủi ro trong nền kinh tế, đồng thời làm tăng số lượng và chủng loại hànghoá, dịch vụ trong nền kinh tế Ngoài ra, các DNNVV có khả năng thay đổimặt hàng, công nghệ và chuyển hướng kinh doanh nhanh làm cho nền kinh tếnăng động hơn Một điều quan trọng là, vốn của các doanh nghiệp vừa vànhỏ, trong đó phần lớn là khu vực tư nhân, chủ yếu chỉ đầu tư vào các ngànhnghề có hiệu quả kinh tế cao Do vậy việc tăng các cơ sở này càng làm tănghiệu quả hơn cho nền kinh tế trong tương lai gần Tuy nhiên, cần lưu ý nếunhững doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ thì hiệu quả kinh tế khó tăng lên

Trang 30

được

1.2.2.6 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Điều này có ý nghĩa lớn đối với khu vực nông thôn Nó giúp phát triểncông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, xoá dần tình trạng thuần nông và độccanh, chuyển dịch cơ cấu nông thôn Hơn nữa, sự phát triển mạnh của cácdoanh nghiệp này cũng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi: Các cơ sở kinh tế ngoài quốcdoanh tăng lên nhanh chóng, các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp vàcủng cố lại

- Cơ cấu ngành: Phát triển nhiều ngành nghề da dạng, phong phú (cảngành nghề hiện đại lẫn truyền thống) theo hướng lấy hiệu quả kinh tế làmthước đo

- Cơ cấu lãnh thổ: Do các doanh nghiệp lớn thường tập trung tại cácthành phố lớn nên SMEs sẽ khiến cho các doanh nghiệp phân bổ đều hơn vềlãnh thổ

Trang 31

1.2.3.7 Đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước

Hình 2: Tỉ lệ nộp ngân sách của DNVVN

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Phần đóng góp của SMEs vào nguồn thu ngân sách Trung ương và địaphương là rất đáng kể và có xu hướng ngày càng tăng Theo báo cáo tại hộinghị tài chính năm 2004 của Bộ Tài chính: Năm 2003, số thu từ doanh nghiệpdân doanh chiếm khoảng 15% tổng số thu, tăng 29,5% so với cùng kì nămtrước Năm 2004, thu từ khu vực kinh tế tư nhân đạt khoảng 13.100 tỷ đồngchiếm 7,8% thu ngân sách Tổng nộp ngân sách của DNVVN tăng lên đáng

kể, trong 7 tháng đầu năm 2008, các DNNVV nộp ngân sách 5.721 tỷ đồng

1.2.3.8 Tham gia tích cực vào hoạt động xuất khẩu

Những ngành nghề có khả năng xuất khẩu như thủ công mỹ nghệ, dệtmay, chế biến nông sản, thủy sản… cũng có nhiều DNNVV tham gia Theobáo cáo của Bộ Thương mại, tính đến ngày 31/10/2004 số lượng DNNVVtham gia kinh doanh xuất khẩu chiếm 80,6%, nhập khẩu chiếm 84,2% tổng số

Ngày đăng: 31/03/2015, 22:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bản dịch “Kinh tế học” – Paul Samueson, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học
Nhà XB: NXB Thống kê
2. Giáo trình “Lý thuyết Tài chính” – PGS.TS Dương Đăng Chinh (chủ biên ) - NXB Tài chính –năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính –năm 2005
3. Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” – PGS.TS Lưu Thị Hương (chủ biên) – NXB Thống kê 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Thống kê 2005
4. Giáo trình “Kinh tế chính trị Mác-Lê nin” – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế chính trị Mác-Lê nin
5. Các bài báo, tạp chí, thông tin trên mạng Internet Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w