LOI MỞ ĐẦU
Sự tồn tại và phát triển của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan do nhu cầu của thị trường rất đa dạng và phong phú mà các Doanh nghiệp lớn không đáp ứng được Các Doanh nghiệp vừa
và nhỏ với đặc điểm linh hoạt, thích ứng nhanh, dễ dàng thâm nhập mọi ngõ
ngách của thị trường, có vai trò đáng kể trong việc làm cho nền kinh tế năng động hơn, thu hút vốn và tạo thêm nhiều việc làm với chi phí thấp
Ở Việt Nam hiện nay, riêng trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, số lượng Doanh nghiệp và nhỏ chiếm trên 94% Năm 1998, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong công nghiệp, vận tải, thương mai dịch vụ đã thu hút trên 8,5 triệu lao động,
chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư của các lĩnh vực này, tạo ra 26% giá trị tổng sản
lượng tồn ngành cơng nghiệp & 54% giá trị công nghiệp địa phương, chiếm 78%
tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ, đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước
Do vậy, việc tìm hiểu thực trạng và để ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát
triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế cũng như đối với sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của cả nước theo đường lối mà Đảng
và nhân dân ta đã lựa chọn
Khó khăn lớn nhất đối với DNVVN hiện nay là thiếu vốn Tuy tỉ trọng vốn
vay cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng vốn tín dụng ngân hàng đã tăng lên (
Trang 2này hiện chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách đây đủ Do đó chưa có giải pháp hữu hiệu để huy động và sử dụng một cách an toàn , có hiệu quả
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân và được sự hướng dẫn của cơ giáo, thạc sĩ Hồng Thị Thuý Nga, em đã chọn đề tài: %Thực trạng và giải pháp huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhở” làm
đề án môn học Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn hẹp, vì vậy, không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy (cô) giáo
Trang 3CHUONG 1
VON TRONG DOANH NGHIEP VUA VA NHO
I Doanh nghiép vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường 1.1 Khái niệm
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, trao đổi hàng hoá và dịch vụ
trên thị trường để tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó để tối đa
hoá lợi nhuận của chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp 1.2 Các tiêu thức xác định Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp: Phân theo tính chất hoạt động kinh doanh, theo ngành như: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp v.v phân theo trình độ sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ ) Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải xác định và phân loại theo những tiêu thức riêng mới xác định đúng bản chất, vị trí và những vấn đề có liên quan đến nó
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt nam còn có nhiều bàn cãi, tranh luận và có nhiều
ý kiến, quan điểm khác nhau khi đánh giá , phân loại qui mô doanh nghiệp vừa và
nhỏ nhưng thường tập trung vào các tiêu thức chủ yếu như: Vốn, doanh thu, lao động, thị phần và lơi nhuận Như vậy, tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp không tính đến phạm vi quan hệ của doanh nghiệp, trình độ công nghệ, trình độ quản lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là điều đáng chú ý
Tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp là không cố định và chẳng những khác
nhau giữa các nước mà còn thay đổi trong một nước Cũng cần nói thêm rằng ở
Trang 4ở Việt Nam, theo công văn số 681/CP-KTN ngày 20-6-1998 của Văn phòng
Chính phủ, DNVVN là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng (tương đương 387.600 USD vào thời điểm ban hành công văn số 681) và có số lao động
dưới 200 người
Dựa trên định nghĩa này, một số nhà nghiên cứu đã cụ thể hoá thêm :doanh
nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động ít hơn 50 người hoặc có tổng giá trị vốn dưới l tỷ đồng; doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ 51-200 người hoặc có tổng giá trị vốn (hoặc doanh thu) từ 1tỷ đồng đến 5 tỷ đồng
1.3 Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nên kinh tế
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí rất quan trọng và có ảnh hưởng ngày càng lớn tới sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Theo đánh giá của các chuyên viên kinh tế ở các nước Nics, Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 81 - 98% khối lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế, thu hút số lượng lao động từ 40 - 70%,
xuất khẩu trực tiếp chiếm từ 15 - 66% kim ngạch xuất khẩu ở mỗi nước, tạo ra giá
trị hàng hoá và dịch vụ chiếm từ 22 - 55% tổng lượng hàng hoá của nên kinh tế
Ở Việt Nam, trong những năm qua hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập
đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các Doanh nghiệp, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế:
Mỗi năm, DNVVN đóng góp khoảng 25-26% GDP của cả nước Năm 1996, giá trị sản lượng công nghiệp do Doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra là 8.315 tỷ đồng, chiếm 35% giá trị tổng sản lượng toàn ngành và 54% giá trị công nghiệp địa
phương Tổng giá trị bán lẻ hàng hoá dịch vụ đạt 49000 tỷ đồng, bằng 78% tổng
Trang 5chuyển hàng hoá Trong một số ngành nghề như thủ công mỹ nghệ, may mặc, giầy dép thì các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là người chiếm lĩnh hầu hết thị trường
-Thu hút việc làm:
Day là một thế mạnh rõ rệt của DNVVN; khu vực DNVVN thuộc các thành phần kinh tế hiện đang thu hút khoảng 25-26% lực lượng lao động phi nông nghiệp của cả nước, nhưng triển vọng thu hút thêm lao động là rất lớn vì suất đầu tư cho một chỗ lao động ở đây thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp lớn, chủ yếu là do chi phí thấp và thu hút được các nguồn vốn rải rác trong dân Theo tài liệu “Một số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở sản xuất kinh
doanh trên lãnh thổ Việt Nam” của tổng cục thống kê năm 1997, lượng vốn trung
bình cho một chỗ làm việc trong doanh nghiệp tư nhân chỉ có 35 triệu đồng và
trong công ty TNHH là 45 triệu đồng, trong khi lượng vốn trung bình cho một chỗ
làm việc trong doanh nghiệp nhà nước là 87,5 triệu đồng Các DNVVN đang là
nơi có nhiều thuận lợi nhất để tiếp nhận số lao động nhất là ở nông thôn tăng thêm
mỗi năm, đồng thời còn tiếp nhận số lao động trong doanh nghiệp nhà nước dôi ra
qua việc cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê, phá sản doanh nghiệp hiện đang
được triển khai Như vậy, DNVVN có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải
quyết việc làm cho xã hội - Thu hit von:
Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ do nhu cầu về vốn không cao so với các doanh nghiệp lớn và do sự linh hoạt trong kinh doanh mà họ dễ dàng tiếp cận trực tiếp các nguồn vốn, những người cho vay và những chủ đầu tư, tạo dựng được niềm tin
và uy tín để có thể huy động được vốn và nhận được nhiều các hình thức hỗ trợ về
Trang 6phương diện nền kinh tế chi phi về vốn sẽ thấp hơn, bớt rủi ro hơn so với các nguồn vốn từ bên ngoài (vay nợ hoặc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ) Hơn nữa, khi nguồn vốn này được phát huy nó cũng tự làm cho nền kinh tế trở nên năng động hơn vì khi đó mỗi công dân sẽ trở thành một cổ đông của nên kinh tế, và họ
sẽ quan tâm tích cực hơn tới sự vận động của chính “công ty” mà họ đang có cổ phần, điều này sẽ cho phép khai thác tối đa nguồn nhân lực mà chúng ta đang có
và hiệu quả đem lại sẽ là vô cùng lớn Theo dự kiến kế hoạch 5 năm 2001-2005,
để đạt tốc độ tăng GDP bình quân năm là 7.5%, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
phải đạt từ 830-850 nghìn tỷ đồng(tương đương với 59-61 tỷ USD) tăng bình quân từ 11-12%, trong đó, vốn trong nước phải chiếm 2/3 Trong tổng vốn đầu tư phát
triển toàn xã hội, vốn ngân sách chiếm 20-21%; tín dụng nhà nước chiếm 17-18%;
vốn của doanh nghiệp nhà nước 19-20%; vốn nước ngoài 16-17%; vốn của kinh tế dân doanh chiếm 24-25% Như vậy, đây là một yêu cầu lớn cũng như triển vọng lớn đối với các DNVVN của nước ta
- Làm nên kinh tế năng động có hiệu quả hơn:
Do số lượng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên một cách nhanh chóng
trong những năm vừa qua và do nhu cầu vốn ít, quy mô nhỏ vì vậy họ có khả năng
thay đổi mặt hàng, công nghệ, chuyển hướng kinh doanh một cách nhanh chóng Nói cánh khác, với đặc điểm linh hoạt, gọn nhẹ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có
thể luồn lách qua các kẽ hở của thị trường, tìm cách thoả mãn tốt nhất những nhu
cầu của thị trường: đối với doanh nghiệp lớn, DNVVN cũng có thể làm đại lý, vệ
tính, tiêu thụ hàng hoá hoặc cunh cấp vật tư đầu vào với giá rẻ hơn, do đó góp phần hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lớn Như vậy, DNVVN đã đóng vai trò điều tiết thị trường làm cho thị trường chở nên linh hoạt, năng động, hiệu quả hơn
Trang 7Trong thực tế, có những DNVVN vẫn tiếp tục giữ tổ chức của mình là nhỏ
hoặc vừa vì quy mô này là phù hợp với khả năng kinh doanh, ngành, nghề đang theo đuổi, nhưng cũng có các doanh nghiệp phát triển lên thành những doanh
nghiệp có quy mô lớn Dù ở quy mô nào, DNVVN cũng vẫn là những vườn ươm nhân tài cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, là nơi đào tạo, bồi dưỡng,
rèn luyện bản lĩnh kinh doanh cho một đội ngũ doanh nhân mới trong nên kinh tế
1 Nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khả năng huy động vốn là một trong những nhân tố rất quan trọng trong việc
lựa chọn loại hình cũng như quy mô doanh nghiệp Có nhiều nguồn hình thành
vốn và việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau được lựa chọn và áp dụng tuỳ
thuộc vào điều kiện môi trường kinh doanh nói chung trong từng giai đoạn phát
triển của doanh nghiệp Nói một cách khái quát hơn, mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau, doanh nghiệp sẽ chọn hình thức huy động vốn khác nhau
Để tìm hiểu vấn đề này, trước hết ta hãy tìm hiểu khái niệm về vốn trong
doanh nghiệp
2.1 Khái niệm về vốn
Vốn nói chung được hiểu là một khoản tiền ban đầu hay số tài sản tích lũy thuộc sở hữu cá nhân hay một đơn vị, nó khác với khoản lợi nhuận và thu nhập phát sinh từ đó Như vậy, theo nghĩa rộng thì vốn là những tài sản tích luỹ được đóng vai trò là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Theo quan niệm đó thì cả tài nguyên, đất đai, lao động, tri thức, trình độ tay nghề, cũng được coi là vốn
Theo nghĩa hẹp, vốn là một trong các nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất (bao gồm: Tài nguyên thiên nhiên, lao động, tư bản, công nghệ, quản lý) theo nghĩa đó, vốn như là khoản tiền ứng trước để mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng, đất đai, thuê quản lý, mua nguyên vật liệu, thuê công nhân phục vụ quá trình sản
Trang 82.2 Các nguôn cung ứng vốn của doanh nghiệp
Dựa vào hình thức huy động, ta có thể phân chia nguồn vốn cho Doanh
nghiệp vừa và nhỏ thành ba loại, đó là: Nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chính thức và nguồn vốn phi chính thức
2.2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu
Khi mới thành lập, DNVVN cần một số vốn nhất định để khởi nghiệp; số vốn ban đầu này dùng cho việc thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị, thuê nhân cơng, thanh tốn cho các nhà cung cấp, mua nguyên vật liệu cho sản xuất, tiền quảng cáo và các khoản chỉ phí khác liên quan đến hoạt động kinh doanh ban đầu Số vốn này sẽ được chủ doanh nghiệp huy động từ các nguồn cá nhân như bạn bè,
người thân và của chính người chủ doanh nghiệp Ngoài ra, trong trường hợp các
nguồn vốn này vẫn chưa đủ cho công việc kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp thì các chủ doanh nghiệp có thể kêu gọi góp vốn từ các chủ đầu tư đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới thông qua các trung gian tài chính Nguồn vốn này có chi phí kinh doanh sử dụng vốn thấp nhưng qui mô vốn chỉ có giới hạn và nó thường không đổi trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, chủ doanh nghiệp phải tính toán cẩn thận lượng vốn cần thiết cho giai đoạn đầu phát triển, khi mà doanh nghiệp chưa tạo được niềm tin đối với các nhà cung ứng, với khách
hàng và đặc biệt là với các ngân hàng
2.2.2 Nguồn vốn chính thức
2.2.2.1 Khấu hao tài sản cố định
Trang 9để chuyển dần giá trị hao mòn vào sản phẩm được sản xuất ra từ các tài sản cố
định đó Việc xác định mức khẩu hao cụ thể phụ thuộc vào thực tiễn sử dụng tài sản cố định cũng như ý muốn chủ quan của con người Đối với các doanh nghiệp
nhà nước trong một chừng mực nhất định, quá trình xác định khấu hao chịu ảnh
hưởng ý đồ của Nhà nước thông qua các quy định, chính sách cụ thể của cơ quan
tài chính trong từng thời kỳ Các doanh nghiệp khác có thể tự lựa chọn thời hạn sử dụng và phương pháp tính khầu hao cụ thể, thích hợp Trong chính sách tài chính
cụ thể ở từng thời kỳ, doanh nghiệp có thể lựa chọn và điều chỉnh khấu hao tài sản
cố định và coi đây như một công cụ điều chỉnh nguồn cung ứng vốn bên trong của mình Doanh nghiệp cũng cần chú ý rằng: điều chỉnh tăng khấu hao tài sản cố định sẽ dẫn đến tăng chi phí kinh doanh khấu hao tài sản cố định trong giá thành
sản phẩm, vì vậy, phương pháp này luôn bị khống chế bởi giá bán sản phẩm
2.2.2.2 Tích luỹ tái đầu tư
Tích luỹ tái đầu tư luôn được các doanh nghiệp coi là nguồn tự cung ứng tài
chính quan trọng vì nó có các ưu điểm cơ bản sau:
- _ Doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động
- Giam su phu thuộc vào các nhà cung ứng
-_ Giúp doanh nghiệp tăng tiềm lực tài chính nhờ giảm tỷ lệ nợ/vốn
-_ Tăng thêm niềm tin với doanh nghiệp từ phía các nhà cung ứng tài chính Qui mô tự cung ứng vốn từ tích luỹ tái đầu tư tuỳ thuộc vào hai nhân tố chủ
yếu là tổng số lợi nhuận thu được trong thời kỳ kinh doanh cụ thể và chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp Tổng số lợi nhuận cụ thể thu được
trong từng thời kỳ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, chất lượng hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp trong thời kỳ đó Chính sách phân phối lợi nhuận
cũng khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau
2.2.2.3 Điều chỉnh cơ cấu tài sản
Trang 10động cần thiết trên cơ sở giảm vốn ở những nơi không cần thiết Do môi trường kinh doanh biến động, nhiệm vụ kinh doanh thay đổi nên trong kinh doanh luôn diễn ra hiện tượng thừa loại tài sản này nhưng lại thiểu tài sản khác Điều chỉnh cơ cấu tài sản chính là việc kịp thời có giải pháp bán các tài sản cố định dư thừa, không (chưa) sử dụng đến; mặt khác, phải trên cơ sở thường xuyên kiểm tra, tính toán và xác định lại mức dự trữ tài sản lưu động trên cơ sở ứng dụng mô hình dự trữ tối ưu nhằm giảm lượng lưu kho tài sản lưu động không cần thiết, đảm bảo lượng lưu kho mỗi loại tài sản hợp lý
2.2.2.4 Vay vốn của các ngân hàng thương mại
Vay vốn từ ngân hàng thương mại là hình thức doanh nghiệp vay vốn của các
ngân hàng thương mại với các kỳ hạn khác nhau như ngắn hạn, trung hạn và đài
hạn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đây là mối
quan hệ tín dụng giữa một bên cho vay và một bên đi vay
Với hình thức vay vốn từ ngân hàng thương mại doanh nghiệp có thể huy động được một lượng vốn lớn, đúng hạn và có thể mời các ngân hàng cùng tham
gia thẩm đinh dự án nếu có cầu đầu tư lớn Bên cạnh đó để thực hiện được hình
thức vay vốn từ các ngân hàng thương mại đòi hỏi doanh nghiệp phải có uy tín lớn, kiên trì đàm phán, chấp nhận các thủ tục thẩm định ngặt nghèo Trong quá trình sử dụng vốn, doanh nghiệp phải tính toán trả nợ ngân hàng theo đúng tiến độ kế hoạch Mặt khác, khi doanh nghiệp vay vốn ở các ngân hàng thương mại có thể
bị ngân hàng thương mại đòi hỏi quyền kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian cho vay, chẳng hạn:
- Ngân hàng cho vay có thể khống chế giá trị tài sản cố định để tránh
“ngâm”, vốn tránh rủi ro
-_ Doanh nghiệp sẽ không được vay thêm dài hạn nếu không có sự đồng ý
của ngân hàng cho vay
Trang 11- _ Ngân hàng cho vay có thể áp đặt cơ chế kiểm soát chi phối hoạt động đầu
tư để phòng ngừa doanh nghiệp sử dụng vốn bừa bãi
- Ngân hàng cho vay có thể đòi hỏi can thiệp vào sự thay đổi ban lãnh đạo
của doanh nghiệp 2.2.2.5 Tín dụng thuê mua
Trong cơ chế kinh tế thị trường, phương thức tín dụng thuê mua được thực hiện giữa một doanh nghiệp có cầu sử dụng máy móc, thiết bị với một doanh nghiệp thực hiện chức năng thuê mua diễn ra khá phổ biến Sở dĩ hình thức thuê mua diễn ra khá phổ biến vì nó đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của bên có cầu
(doanh nghiệp muốn thuê mua thiết bị) và bên đáp ứng cầu (doanh nghiệp thực hiện chức năng thuê mua)
Hình thức tín dụng thuê mua có ưu điểm rất cơ bản là giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, khi nào doanh nghiệp cớ câù về sử dụng máy móc, thiết bị cụ thể mới đặt vấn đề thuê mua và chỉ ký hợp đồng thuê mua trong khoảng thời gian sử dụng thích hợp Doanh nghiệp không chỉ nhận được máy móc, thiết bị mà còn nhận được tư vấn đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cần thiết từ doanh nghiệp
thực hiện chức năng thuê mua Doanh nghiệp sử dụng máy móc, thiết bị có thể
Trang 12Hạn chế cơ bản của phương thức tín dụng thuê mua đối với doanh nghiệp có cầu sử dụng máy móc thiết bị là chi phí kinh doanh sử dụng vốn cao và hợp đồng tương đối phức tạp
2.2.2.6 Cung ứng vốn từ ngân sách Nhà nước
Với hình thức này doanh nghiệp sẽ nhận được lượng vốn xác định từ ngân sách Nhà nước cấp Thông thường hình thức này không đòi hỏi nhiều điều kiện
ngặt nghèo đối với doanh nghiệp được cấp vốn như các hình thức huy động vốn
khác
Tuy nhiên, càng ngày hình thức cung ứng vốn từ ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp càng bị thu hẹp cả về qui mô của vốn và phạm vi được cấp vốn Hiện nay, đối tượng được cung ứng vốn theo hình thức này thường phải là các doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước xác định duy trì để đóng vai trò công cụ điều tiết kinh tế; các dự án đầu tư ở các lĩnh vực sản xuất hàng hố cơng cộng,
hoạt động công ích mà tư nhân không muốn hoặc không có kha nang dau tu; cdc
dự án lớn có tầm quan trọng đặc biệt do Nhà nước trực tiếp làm chủ dự án Vì vậy, với hầu hết các DNVVN, đây là nguồn vốn đặt quá xa tầm với của họ DNVVN sẽ
không trông đợi vào sự cung ứng vốn từ nguồn này
2.2.2.7 Quỹ hỗ trợ phát triển
Quỹ hỗ trợ phát triển là một hình thức tín dụng Nhà nước nhằm hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong nước Quỹ này hoạt động dựa trên nguồn vốn do Nhà nước cấp hàng năm và các nguồn vốn vay, viện trợ của các tổ chức và Chính phủ quốc tế Hiện nay, sau khi ra đời các quy định mới của Chính phủ thì việc vay vốn của quỹ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, tỷ lệ vốn vay lớn hơn,lãi suất tiền vay thấp và điều kiện thế chấp đơn giản hơn Đây là một nguồn tín dụng lớn với chi phí thấp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường
Trang 13Trong cơ chế kinh tế mở, từ khi có Luật đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước còn có thể được cung ứng vốn bằng phương thức các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp
Với nguồn vốn FDI doanh nghiệp không chỉ nhận được vốn mà còn nhận được cả kỹ thuật —- công nghệ cũng như phương thức quản trị tiên tiến Hơn nữa, doanh nghiệp cũng được chia sẻ thị trường xuất khẩu Tuy nhiên, huy động vốn bằng nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp doanh nghiệp sẽ phải chịu sự kiểm
soát điều hành của doanh nghiệp (tổ chức kinh tế cấp vốn) Mức độ kiểm soát điều
hành của doanh nghiệp nước ngoài phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của họ Mặt khác,
một khó khăn mà các doanh nghiệp trong nước vấp phải là doanh nghiệp khó tìm
được đối tác nước ngoài thích hợp nhằm phát huy ưu thế mỗi bên Vấn đề duy trì
quan hệ hợp tác trong khoảng thời gian dài là bao lâu cũng là vấn đề các doanh
nghiệp cần cân nhắc một cách thận trọng
2.2.2.9 Nguôn vốn viện trợ phát triển ODA
ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển của các nước phát triển dành cho các nước kém phát triển và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Đối tác
mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm và nhận được nguồn vốn này là
các chương trình hợp tác của Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ hoặc các tổ
chức quốc tế khác
Hình thức cấp vốn ODA có thể là hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán Nếu các doanh nghiệp được vay từ nguồn vốn ODA có thể chịu các mức lãi suất thường trong khoảng 1% + 1,5%/năm, phí ngân hàng thường là 0,2 % + 0,3%/năm trong thời hạn có thể từ
10 + 20 năm và có thể được gia hạn thêm
Trang 14quản trị dự án đầu tư cũng như trình độ phối hợp với các cơ quan Chính phủ và chuyên gia nước ngoài
Hiện nay, với hầu hết các DNVVN, nang lực tài chính, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế nên việc tiếp cận với nguồn vốn này là vô cùng khó khăn Nguồn vốn này chủ yếu dành cho các doanh nghiệp lớn của Nhà nước hoặc các dự án
trọng điểm phục vụ cho việc phát triển KTXH của cả nước 2.2.2.10 Gọi vốn qua phát hành cổ phiếu
Gọi hùn vốn qua phát hành cổ phiếu là hình thức doanh nghiệp được cung ứng vốn trực tiếp từ thị trường chứng khoán Khi có cầu về vốn và lựa chọn hình
thức này, doanh nghiệp tính toán và phát hành cổ phiếu, bán trên thị trường chứng
khoán Hình thức cung ứng vốn này có đặc trưng cơ bản là tăng vốn mà không
làm tăng nợ của doanh nghiệp bởi những người sở hưũ cổ phiếu trở thành cổ đông
của doanh nghiệp
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng được phép khai thác nguồn
vốn này mà chỉ có những doanh nghiệp được phép phát hành cổ phiếu như công ty cổ phần, các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn Như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác nguồn vốn này; doanh
nghiệp phải có qui mô đủ lớn để có thể hứa hẹn một mức lợi nhuận cao trong tương lai thì mới bán được cổ phiếu phát hành trên thị trường
2.2.2.11 Vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn
Hình thức vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn là hình thức cung ứng vốn trực tiếp từ công chúng: doanh nghiệp phát hành lượng vốn cần thiết
dưới hình thức trái phiều thường là có kỳ hạn xác định và bán cho công chúng
Khác với hình thức phát hành cổ phiếu, hình thức huy động vốn phát hành từ trái phiếu mang đặc trưng rất cơ bản là tăng vốn gắn với tăng nợ của doanh nghiệp
Vay vốn bằng cách phát hành trái phiếu có những ưu điểm chủ yếu là: có thể
Trang 15ngân hàng và doanh nghiệp có thể lựa chọn loại trái phiếu thích hợp với yêu cầu của mình
Tuy nhiên, hình thức huy động vốn từ trái phiều cũng có những hạn chế nhất
định Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm chắc các kỹ thuật tài chính để
tránh áp lực nợ đến hạn và vẫn có lợi nhuận, đặc biệt khi kinh tế suy thoái, lạm
phát cao Chi phí kinh doanh phát hành trái phiều khá cao vì doanh nghiệp cần có
sự trợ giúp của một hoặc một số ngân hàng thương mại Doanh nghiệp phải tính toán thoả mãn điều kiện: tài sản cố định phải nhở hơn tổng số vốn và nợ dài hạn của doanh nghiệp Mặt khác, không phải mọi doanh nghiệp mà chỉ những doanh
nghiệp nào thoả mãn các điều kiện theo luật định mới được phép phát hành trái
phiếu Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tiếp cận và huy động vốn từ
nguồn này cũng là một thách thức rất khó khăn mà không phải doanh nghiệp vừa
và nhỏ nào cũng làm được
2.2.2.12_ Vốn liên doanh, liên kết
Với phương thức này, doanh ngiệp liên doanh, liên kết với một hay một số
doanh nghiệp khác nhằm tạo vốn cho một (một số) hoạt động, dự án liên doanh nào đó Các bên liên doanh ký hợp đồng liên doanh với các thỏa thuận cụ thể về phương thức hoạt động, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên có giá trị trong một
khoảng thời gian nào đó Khi hết hạn hợp đồng thì liên doanh hết hiểu lực
Với phương thức liên doanh, liên kết doanh nghiệp sẽ có lượng vốn cần thiết
cho một, một số hoạt động nào đó mà không làm tăng nợ Vì vậy, nhiều nhà quản trị học cho rằng phương thức này có thể được coi là phương thức cung ứng vốn nội
bộ Trong quá trình hoạt động, các bên liên doanh cùng chia sẻ rủi ro Bên cạnh đó, phương thức liên doanh, liên kết cũng có những hạn chế nhất định; huy động vốn theo phương thức này tất sẽ dẫn đến các bên liên doanh cùng tham gia kinh doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận thu được Trong quá trình ra quyết định kinh doanh, các bên liên doanh khó đồng nhất quan điểm do có sự khác nhau về quyền
lợi và nghĩa vụ
2.2.3 Nguôn vốn phi chính thức
Trang 16quá trình doanh nghiệp nợ khách hàng tiền và chiếm dụng tiền của khách hang Nếu số tiền doanh nghiệp chiếm dụng được của khách hàng lớn hơn số tiền doanh nghiệp bị chiếm dụng thì số tiền dư ra sẽ mang bản chất tín dụng thương mại Dưới đây là các hình thức tín dụng thương mại chủ yếu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Thứ nhất, doanh nghiệp mua máy móc, thiết bị theo phương thức trả chậm
Sẽ chỉ có hình thức tín dụng này nếu được ghi rõ trong hợp đồng mua bán về giá
cả, số lần trả và số tiền trả mỗi lần và khoảng cách giữa mỗi lần trả tiền Như thế doanh nghiệp có máy móc, thiết bị sử dụng ngay nhưng tiền lại chưa phải trả ngay, số tiền chưa phải trả là số tiền doanh nghiệp chiếm dụng được của người
cung ứng
Trong môi trương kinh doanh hiện nay, với nhiều mặt hàng thì mua bán chưa
phải trả ngay được coi như một chiến lược marketing của người bán cho nên
doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm được nguồn vốn tín dụng loại này Đặc biệt, khi thị trường có nhiều nhà cung ứng cạnh tranh với nhau, doanh nghiệp càng có lợi
thế về giá cả, thời hạn trả, Khi quá trình này diễn ra một cách thường xuyên thì nguồn tín dụng này đóng vai trò như một nguồn tín dụng trung hoặc dài hạn Với
hình thức tín dụng này doanh nghiệp có thể đầu tư chiều sâu với vốn ít mà không
ảnh hưởng đến tình hình tài chính của mình Hình thức tín dụng mua máy móc, thiết bị theo phương thức trả chậm có ý nghĩa rất lớn đối với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các doanh nghiệp này vốn ít, thiếu các điều kiện cần thiết để
vay vốn và đổi mới công nghệ
Bên cạnh đó, hình thức mua máy móc thiết bị theo phương thức trả chậm cũng có những hạn chế nhất định Chẳng hạn, mua theo phương thức này doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí kinh doanh sử dụng vốn khá cao Mặt khác, sẽ chỉ mua theo phương thức trả chậm được nếu doanh nghiệp có uy tín, có truyền thống tín
Trang 17Thứ hai, vốn khách hàng ứng trước Trong quá trình kinh doanh, khi ký hợp đồng đặt hàng khách hàng thường phải đặt cọc trước một số tiền nhất định, số tiền đặt cọc này doanh nghiệp được sử dụng mặc dù chưa sản xuất và cung cấp sản
phẩm hay dịch vụ cho khách hàng Tuỳ theo lượng mua hàng của khách, thông
thường doanh nghiệp chiếm dụng được từ hai nguồn: - Vốn ứng trước của khách hàng lớn
- _ Vốn ứng trước của người tiêu dùng
Thông thường số vốn chiếm dụng này là không lớn Mặt khác, để sản xuất sản phẩm (dịch vụ) doanh nghiệp phải đặt hàng (nguyên vật liệu, ) nên lại bị người cấp hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cũng theo hình thức này nên nếu các quá trình kinh doanh diễn ra bình thường thì số dư vốn chiếm dụng này là
không lớn
Tuy nhiên, kinh doanh trong thị trường hiện tại đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán, cân nhắc rất cẩn trọng vì không phải chỉ tồn tại lượng vốn nhất định
khách hàng đặt cọc trước mà bên cạnh đó lại tồn tại lượng tiền khách hàng chiếm
dụng lại khi mua hàng của doanh nghiệp, lượng tiền đó nhiều khi là rất lớn
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
Trang 18Trong những năm gần đây, số lượng Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta phát
triển một cách khá nhanh, theo các số liệu thống kê và kết quả tổng điều tra các
tổ chức kinh tế thì đến cuối năm 1999 số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 43.772 doanh nghiệp chiếm tỉ trọng 91% tổng số các Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Trong năm 2000 số doanh nghiệp mới được thành lập theo
Luật doanh nghiệp dưới nhiều hình thức với số vốn đăng ký trung bình trên dưới 1
tỷ đồng, hầu hết số doanh nghiệp này cũng có quy mô vừa và nhỏ và nếu xét theo
chỉ tiêu lao động dưới 200 người thì doanh nghiệp vừa và nhỏ có 46.834 doanh
nghiệp chiếm tỉ trọng 97% tổng số doanh nghiệp Như vậy, xét về mặt số lượng thì doanh nghiệp ở nước ta đều có quy mô vừa và nhỏ chiếm 91 — 97% tổng số doanh nghiệp và chưa tính đến khoảng 1,4 triệu hộ sản xuất kinh doanh cá thể Như vậy,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những chiến lược trong tam trong những năm tới.”
Tuy nhiên, do cơ chế cạnh tranh của nền kinh tế thị trường và sự ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng tài chính, kinh tế của một số nước trong khu vực cũng như trên thế giới đã có tác động, ảnh hưởng không nhỏ tới các Doanh nghiệp vừa và nhỏ làm cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta bộc lộ những mặt hạn chế
và gặp không ít các khó khăn trong hoạt động kinh doanh Cụ thể là:
Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật chất đã có suy giảm so với đầu tư vào các hoạt động kinh doanh, thương mại của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ làm giảm đáng kể sự đóng góp vào GDP của loại hình
doanh nghiệp này Tuy nhiên, ngay cả trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ thì tình
trạng hàng biên giới, hàng đã qua sử dụng, hàng nhập lậu (chủ yếu từ Trung Quốc) tràn ngập trên thị trường với giá rẻ cũng gây cho các doanh nghiệp này rất
Trang 19quản lý đã dẫn tới việc một số doanh nghiệp bị phá sản hoặc buộc phải giải thể hạn chế phần nào vai trò của loại hình Doanh nghiệp này trong phát triển kinh tế
Trình độ công nghệ, trang thiết bị, máy móc vừa cũ, vừa lạc hậu lại không
đồng bộ đã dẫn đến việc sản phẩm làm ra không phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng do đó hạn chế rất lớn khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường
Lực lượng công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề được đào tạo làm việc trong các doanh nghiệp còn quá ít; việc đào tạo, đào tạo lại diễn ra không thường
xuyên và đồng bộ dẫn đến tình trạng thừa ở nơi này nhưng lại thiếu ở nơi khác không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, cộng với đội ngũ cán bộ thiếu kỹ năng quản lý và điều hành nên việc quản lý và sử dụng lao động vô cùng khó khăn dẫn đến hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp vừa và nhỏ không cao, năng suất lao
động thấp, thu nhập không ổn định
Tình trạng thiếu vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là một vấn dé bức súc và đáng lo ngại nhất hiện nay Sự suy giảm của kinh tế khu vực sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra cuối năm 97 đầu năm 98 đã có tác động trực tiếp tới nền kinh tế nước ta đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Một số nhà đâù tư nước ngoài đã rút vốn đầu tư ở VN về khôi phục kinh tế trong nước, một số
khác do e ngại về sự ổn định của nền kinh tế trong nước và khu vực (đây là thị
Trang 20tỷ trọng vốn vay ngân hàng của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ chi chiém 20% nhu cầu vốn hoạt động Nhìn chung các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đều dựa vào nguồn
vốn tự có là chính hoặc huy động từ các nguồn khác như bạn bè, người thân
Việc các Doanh nghiệp vừa và nhỏ không tiếp cận và sử dụng được các nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn tín dụng là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển của loại
hình Doanh nghiệp này
Các chính sách vĩ mô, vi mô nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế, nặng về hình thức, thiếu hướng dẫn cụ thể như chính sách đối với Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, chính sách vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, các hệ thống thông tin, các dịch vụ
tư vấn về mặt hàng, thị trường, công nghệ, thiết bị, môi trường luật pháp, thông lệ
quốc tế về kinh doanh không đáp ứng được các nhu cầu của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Những khó khăn phiền toái đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ xung quanh các
thủ tục kê khai hải quan, thủ tục tín dụng vay vốn, tính thuế, hoàn trả thuế, nhà đất vẫn còn là nỗi lo lắng, băn khoăn của các Doanh nghiệp
2 Tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam
Trang 21không đủ tái tạo, không bù đắp được số vốn ban đầu hoặc sự dư ra không đáng kể Sự thiếu vốn còn do nhiều Doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh thấp, thậm chí có nơi có lúc không có hiệu quả, làm cho lượng vốn hao hụt, mất dần (thâm hụt vốn); tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, nợ nần lòng vòng, dây dưa giữa các Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế đang diễn ra rất nghiêm trọng (trong giai đoạn II của quá trình thanh tốn cơng nợ, số nợ phải xử lý lên tới 18.000 tỷ đồng) Nhưng đáng chú ý nhất là sự thiếu vốn tương đối đang diễn ra trên bình diện rộng và khá
gay gắt Đó là những trường hợp Doanh nghiệp có yêu cầu mở rộng kinh doanh
hoặc yêu cầu đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, để có thể đứng
vững trong cạnh tranh phát triển, nhưng không có nguồn cung ứng vốn (vốn trong
Trang 22Bang 1: Cơ cấu vốn của các DNVVN ở một số tỉnh Đơn vị tính: % Nguồn vốn Hà Nội Quảng Hải Phòng | Tổng số TB Ninh Vốn chủ sở hữu 45,6 49,3 46,7 47,2 Vay người thân, bạn bè | 24,7 24.5 22,3 24,3 Vay nong 2,2 2,5 2,15 24 Vay ngân hàng 24 20,5 21,5 21,1 Đóng góp công nhân 1,9 2,3 3,5 2,5 Các nguồn khác 1,6 1,7 3,8 2,2
Nguồn: Tổ chức lao động thế giới (1998)
Từ bảng trên ta thấy, lượng vốn huy động được của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu từ các nguồn cá nhân như của chủ doanh nghiệp, bạn bè, người thân và các khoản vay không chính thức khác, chiếm 75,2%; lượng vốn vay từ ngân hàng và đóng góp của công nhân chỉ chiếm một lượng nhỏ 23,6%, còn lại là từ một số nguồn khác 2,2% Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc huy động vốn để sản xuất kinh doanh nhất là từ phía ngân hàng
Ở Hà Nội, hiện tại chỉ có khoảng 25% Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được
vay vốn ngân hàng; 11,9% Doanh nghiệp vay vốn từ các hợp tác xã tín dụng
Những cản trở ở tầm vĩ mô dẫn đến việc cung ứng vốn cho Doanh nghiệp hiện nay đang trở thành vấn đề bức xúc Mặt khác, thị trường vốn trung và dài hạn chưa
phát triển, không thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội nhằm đáp
Trang 23Để cụ thể hơn, ta hãy xem xét thực trạng tình hình huy động vốn của Doanh
nghiệp vừa và nhỏ từ các nguồn vốn sau: 2.1.1 Vốn chủ sở hữu:
Là loại vốn thường được tạo ra từ vốn riêng của các nghiệp chủ, vốn đóng góp của các cổ đông, bạn bè, họ hàng Nguồn vốn này chiếm khoảng 5 - 10% vốn luân chuyển của Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thực tế ta thấy hiện nay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng phần lớn nguồn vốn này vào việc kinh doanh chiếm khoảng 47,2% trên tổng số vốn toàn Doanh nghiệp
Để huy động được nguồn vốn này, Doanh nghiệp đã gặp phải rất nhiều khó
khăn:
- Do đặc điểm của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là ở chỗ người chủ Doanh nghiệp chỉ có phương tiện tài chính ở một mức độ nhất định nên họ không thể bỏ ra nhiều hơn số vốn mà họ đã đóng góp vào Doanh nghiệp , lượng vốn này thường không đổi trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
- Môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, chế độ pháp lý không ổn định chưa khuyến khích tạo điều kiện cho các luồng tiền nhàn rỗi được đầu tư
vào Doanh nghiệp
- _ Vì vậy mà nguồn vốn này chưa được tận dụng một cách triệt để, trong khi
các doanh nghiệp đang ở tình trạng đói vốn thì lượng tiền “chết” vẫn nằm trong túi của người dân khá lớn
2.1.2 Nguồn vốn chính thức
Trang 24chính thức chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn so với các Doanh nghiệp nhà nước va các doanh nghiệp lớn khác
2.1.2.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn vốn vay ngân hàng
Xét trên tổng thể, các số liệu rút ra từ một tài liệu do ngân hàng Trung Ương
ấn hành cho thấy phần tín dụng trung và dài hạn so với toàn bộ các loại tín dụng
mà hệ thống ngân hàng đã cấp trong 9 tháng đầu năm 1997 chiếm 19% Con số này chỉ là con số trung bình và hiển nhiên là không tính đến sự khác biệt rất lớn
giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng có kỳ hạn Tuy nhiên con số này cho phép nhận thấy rằng nhìn chung phần tín dụng có kỳ hạn vẫn còn thấp và các ngân
Trang 25Bảng 2: Mức độ vay vốn từ ngân hàng Don vi: % Mức độ vay vốn từ ngân hàng 1995 1996 1997 1998 Không vay được từ ngân hàng 55,9 35,5 28,4 22,5 <10% tổng số DNVVN vay được vốn | 5,3 6,3 8,2 9,4 10% - 30% cầu về vốn của DNVVN | 20,1 35,1 38,6 41,2 30% - 50% cau vé cha DNVVN 12,3 15,5 16,5 17,7 >50% cầu về vốn của DNVVN 6,4 7,6 8,3 9,2
Nguồn: UNIDO - MPI(1998)
Ta thấy số Doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được vốn qua các năm tăng lên nhưng còn rất chậm do các hình thức vay ngân hàng phải trải qua các thủ tục nghiêm ngặt, phiên hà và thế chấp chặt chẽ, phải có luận chứng cụ thể của phương án kinh doanh Trên thực tế chỉ có khoảng 30 - 40% số chủ Doanh nghiệp có yêu cầu được vay Hơn nữa lãi suất vay vốn của ngân hàng chưa khuyến khích phát triển loại hình Doanh nghiệp này
Trong khu vực kinh tế quốc doanh, Doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu chung cơ chế quản lý vốn của Nhà nước:
Thứ nhất, Doanh nghiệp được giao vốn và bảo toàn vốn
Thứ hai, khả năng tạo vốn không được thông qua quỹ khấu hao cơ bản, qua
lợi nhuận để lại trích quỹ phát triển
Thứ ba, vay ngân hàng: Khả năng vay ngân hàng của các Doanh nghiệp vừa
Trang 26Đối với ngân hàng quốc doanh:
Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 70% khách hàng của các ngân hàng quốc doanh, phần tín dụng có kỳ hạn mà các Doanh nghiệp vừa và nhỏ này nhận được có thể được đánh giá bằng khoảng 15% toàn bộ các khoản tín dụng mà
các ngân hàng này cung cấp Một trong các lý do giải thích lượng tín dụng có kỳ
hạn do các ngân hàng quốc doanh cấp không cao là ở chỗ các ngân hàng này không có đủ nguồn lực tài chính dài hạn Nhưng gần đây một số ngân hàng được giao quản lý “nguồn tài trợ” do đối tác nước ngoài cấp, do đó các ngân hàng sẽ có nguồn tài chính cần thiết để cấp tín dụng có kỳ hạn cho những khách hàng đáp ứng được một số điều kiện nhất định Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có cơ hội
vay được nhiều vốn hơn
_Đối với Ngân hàng cổ phân
Các ngân hàng này chủ yếu hướng hoạt động vào tín dụng ngắn hạn Tuy nhiên Doanh nghiệp vừa và nhỏ khó vay được nguồn vốn này do ít có tài sản thể chấp, hơn nữa vấn đề khó khăn cơ bản mà các ngân hàng thường gặp phải đó là thiếu nguồn tài chính dài hạn, dẫn đến gây khó khăn cho việc đi vay
Đối với Ngân hàng liên doanh
Hoạt động trong việc cấp tín dụng có kỳ hạn phần này chiếm trung bình khoảng 20% so với toàn bộ lượng tín dụng mà ngân hàng liên doanh cấp Tuy vậy,
các ngân hàng này quan tâm nhiều đến khách hàng là những Doanh nghiệp quốc doanh lớn và những Doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn nước ngoài hơn là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các khoản tín dụng có kỳ hạn mà các ngân hàng này cấp cho Doanh nghiệp
Trang 27Các khoản vay được ghi bằng ngoại tệ, cũng như ngân hàng liên doanh Các
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hầu như không thể huy động được vốn từ nguồn này
2.1.2.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn thuê mua tài chính Hiện nay có các công ty thuê mua tài chính được thành lập ở Việt Nam:
Các công ty do những ngân hàng Việt Nam lập ra: 3 công ty có nguồn gốc từ
Vietcombank, VBARD; BIDV
Các công ty liên doanh có: “Vietnam International leasing compaty Ltd” (VILC) “VENA leasing Company” (VENA); “Vietnam leasing Company Ltd”
(VLC)
Trong đó đối tác Việt Nam là: đối tác với VILC là Incombank; đối tác
VENA, Trường Thành trading & series company Ltd” Các công ty 100% vốn
nước ngoài
Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể để nghị các công ty này cho thuê động sản và bất động sản mà họ dự kiến ký hợp đồng với các công ty cho thuê tài chính và có sự hứa hẹn về bất động sản tuỳ theo tình hình Đây là những hình thức cung cấp vốn rất có khả quan cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp Doanh nghiệp sẽ có khả năng sử dụng vốn trong khi chưa có đủ vốn và cam kết trả vốn lẫn lãi theo định kỳ đã thoả thuận với công ty cho
thuê tài chính Quy trình xét duyệt cho thuê tài chính được các công ty này quy định
Khó khăn trong khi thuê mua tài chính là:
+ Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quen thuộc với việc huy động nguồn
Trang 28+ Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đi thuê phải chịu một lãi suất cao(bù
phần khấu hao máy móc nguyên vật liệu)
+ Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn phải thuyết trình kế hoạch sản xuất cung
cấp thông tin của Doanh nghiệp cho các công ty thuê mua tài chính biết Đây
chính là một hạn chế lớn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm đến nguồn vốn này
2.1.2.3 Quỹ hỗ trợ phát triển
Hoạt động thông qua ngân hàng phục vụ người nghèo, quỹ tín dụng nhân
dân, quỹ phát triển nông thôn, liên hiệp hợp tác xã, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia Đến tháng 9 năm 1998, trong cả nước có gần 5 tỷ USD nhàn rỗi, hàng nghìn tỷ của quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia chưa được sử dụng, hàng chục nghìn ha đất, nhà xưởng chưa sử dụng đúng Nhìn chung nguồn vốn chính thức này đáp ứng được 25,6% nghiên cứu vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Năm 1998 ngành ngân hàng dành tới 35% (4500 tỷ đồng), tổng dư nợ cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ song tỷ lệ này còn ở mức thấp Sau khi Nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ ra đời, Quỹ hỗ trợ phát triển đã đạt được một số kết quả khả quan như: năm 2000 đã thẩm định gần 1000 dự án, ký hơn 1300 hợp đồng tín dụng có giá trị hơn 6.800 tỷ đồng và giải ngân hơn 4.700 tỷ đồng, thực hiện cho vay lại 765 triệu USD bằng vốn ODA, bước đầu đã hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 49 dự án với số tiền là 11,5 tỷ đồng
Tuy vậy, việc vay vốn từ nguồn này vẫn gặp phải những khó khăn còn tồn tại sau: đối tượng còn ở phạm vi hẹp nhất là với các doanh nghiệp thuộc tỉnh, thành phố không thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; về thế chấp (bảo đảm
tiền vay) cũng là những yếu tố mà các chủ đầu tư không thể khắc phục được, đó là
Trang 29khăn nữa đối với các DNVVN là thông tin, các chủ đầu tư không được tiếp xúc với các văn bản về cơ chế tín dụng đầu tư phát triển, nói cách khác là không cơ quan nào phổ biến các Nghị quyết, Nghị định và các văn bản của Nhà nước về tín dụng đầu tư và phát triển.; khó khăn này còn đặc biệt hơn đối với các doanh nghiệp dân doanh vì không có cơ quan cấp trên
2.1.2.4 Nguôn vốn phi chính phủ và chính phủ
Hiện nay có nhiều tổ chức quốc tế như ILO, UNIDO, ZDH tổ chức phát triển Hà Lan, việc Friedrich Erbert (Đức, ESCAP ) rất quan tâm tới sự phát triển
của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Cụ thể
- Dự án VIE/98/MO,/SID: Giữa chính phủ Việt Nam (qua VCCI - phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam) với chính phủ Thụy Điển - ILO Có trị giá
1,7 tr USD là dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ
An
- Dự án “Tài chính nông thôn”: dự án này với thời hạn dự kiến là 4 năm được tài trợ nhờ một khoản vay 120 tr USD do “Hiệp hội phát triển quốc tế” (DA) cấp cho Nhà nước Việt Nam Mục đích của dự ánlà hỗ trợ những cố gắng của chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện đời sống tại các vùng nông thôn Để làm được điều đó các mục tiêu được đề ra như sau:
+ Khuyến khích đầu tư ở khu vực tư nhân
+ Tăng cường khả năng tài trợ cho đầu tư thuộc khu vực tư nhân
+Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người nghèo tại các vùng
nông thôn
Qua góc độ mà chúng ta quan tâm, dự án này thể hiện dưới hình thức một
“nguồn tài trợ” trị giá 100 tr USD Gọi là quỹ phát triển nông thôn, quỹ này dùng để tái tài trợ cho các khoản vay ngắn, trung và dài hạn do các Ngân hàng trong
Trang 30- Quỹ phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMDE): Dự án này có thời gian 3 năm do cộng đồng Châu Âu tài trợ, mục tiêu của dự án này là giúp đỡ Việt Nam t rong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường Để thực hiện được mục tiêu
này, nhiều hoạt động được đề ra nhằm thúc đẩy sự phát triển của các Doanh
nghiệp quốc doanh và tư nhân vừa và nhỏ trong 24 tỉnh thành, nhằm tăng cường
phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt là tạo công ăn việc làm Dự án có một quỹ tài
chính khoảng 25tr USD để tái tài trợ, một phần danh cho các khoản vay có kỳ hạn
mà nhiều ngân hàng trong nước được tham gia cấp cho các Doanh nghiệp vừa và
nhỏ đáp ứng đủ yêu cầu
- Nguồn tài trợ Mê Kông (MEL): Đây là nguồn tài trợ trị giá 5 tr USD do công ty tài chính quốc tế (SFI) trực tiếp vận hành và quản ly, SFI 1a mot trong những công ty của Ngân hàng thế giới quản lý và hỗ trợ thành lập quỹ phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Dự án MPDF với thời gian vận hàng 5 năm, đã mở rộng hoạt động của mình
sang Việt Nam, Lào, Campuchia Dự án có mục đích thúc đẩy thành lập và phát
triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương Một mặt bằng cách cung cấp hàng
loạt các dịch vụ tư vấn phong phú giúp đỡ các tổ chức địa phương có hoạt động
ảnh hưởng phát triển Doanh nghiệp
- Qua thực tế nghiên cứu các nguồn tài trợ về vốn của các dự án trên ta thấy các Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp một số những khó khăn sau:
+ Nguồn vốn của các dự án còn hạn hẹp chưa đủ đáp ứng nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp
+ Mức độ cung cấp chỉ giới hạn trong một số Doanh nghiệp nhất định
+ Thời gian tài trợ ngắn hạn 3 - 5 năm, không đủ để các Doanh nghiệp phát
triển Doanh nghiệp, quay vòng vốn trong chu kỳ hoạt động kinh doanh
Trang 31+ Các tổ chức quản lý nguồn vốn còn ph ân tán, không đồng bộ, không quy
được về một đầu mối quản lý để Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận một cách dễ
dàng
2.1.3 Nguồn vốn phi chính thức (PCT)
ở Việt Nam có các hình thức huy động vốn PCT như: Vay nhân thân bạn bè, người quen, nhân viên trong Doanh nghiệp; Hụi họ, cầm cố tài sản; Vay người cho
vay chuyên nghiệp; ứng trước vốn bằng bán non; ứng trước hàng hoá; nguyên vật
liệu; bán trả chậm
Kết quả điều tra 5 tỉnh thành phố ta thấy trong 316 Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thì có tỷ lệ các Doanh nghiệp vay với hình thức phi chính thức như bảng dưới đây: Bảng 3: Các hình thức huy động vốn phi chính thức của DNVVN Đơn vị: %
TT Các hình thức huy động vốn PCT Tỷ lệ Doanh nghiệp vay
1 Vay nhan than, ban be 48,4
2 Huy dong qua hui ho 3,2
3 ứng trước vốn của người bao tiêu sản phẩm | 13,3 4 ứng trước vốn của người cung cấp NVL 20,9
5 Huy động thêm vốn để thực hiện doanh vụ | 6,0
6 Vay người lao động trong DN 6,3
7 Hình thức khác 6,0
Nguồn: Báo cáo điều tra 5 tỉnh, thành phố của nhóm nghiên cứu (10/1998)
Theo các chuyên gia tài chính, khó có thể định lượng chính xác quy mô vốn
Trang 32thong (M,) Ty trong tién mat chiém khoang 33% téng luong M,, hién nay ty lé dé là 45%, tỷ lệ này là khá cao so với các nước ASEAN (15%) Từ đó có thể thấy rằng quy mô vốn PCT là khá lớn, chiếm khoảng 25% tổng vốn kinh doanh của Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tuy nhiên về hình thức huy động vốn phi chính thức vẫn còn gặp phải những khó khăn: lớn nhất đó là chưa có môi trường pháp lý thuận lợi, do đó một số hình
thức huy động vốn loại này thường dẫn đến đổ vỡ như hụi, họ, vay nóng Ngoài ra còn có các khó khăn như lãi suất cao và thời hạn vay ngắn
Kết quả điều tra nhóm nghiên cứu thu được như sau: khó khăn lớn nhất là
chưa được pháp luật bảo hộ (44,5% DN), tiếp đến lãi suất cao (31,6% DN); thoi gian vay ngắn (24,7% DN), khó khăn khác (4,3%) Nhìn chung các hình thức huy
động vốn PCT chưa định hình cả về quy mô, lãi suất Sự gặp gỡ giữa người vay và người cho vay mang tính tự phát, khi gặp trở ngại thường dẫn đến việc tự giải quyết với nhau, nên thường dẫn đến hậu quả khó lường trước
Phạm vi và quy mô nguồn vốn này không lớn, vì vậy khi vay chủ Doanh nghiệp phải cân nhắc các nhận xét cá nhân của những người giúp đỡ tài chính, gây nên mối quan hệ tài chính cá nhân cao, thậm chí va chạm tới sự độc lập trong kinh doanh
Như vậy, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vốn đang trở thành một vấn đề bức xúc nhất hiện nay Việc vay vốn là một khó khăn lớn mà không phải DNVVN nào cũng làm tốt được, điều này gây cản trở lớn đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để hiểu rõ vấn đề này, ta hãy tìm
hiểu tại sao DNVVN lại gặp khó khăn trong việc huy động vốn
Trang 33Huy động vốn cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (qua thực trạng phân tích ở
trên) gặp rất nhiều khó khăn, tựu chung lại ta thấy có các nguyên nhân sau đây:
- Trước tiên phải nói đến đó là do chính đặc điểm của loại hình Doanh nghiệp vừa và nhỏ là: Vốn ít, trình độ quản lý, năng lực công nghệ còn hạn chế, mức độ rủi ro của đầu tư khá cao vì vậy chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư và thiếu vốn là một tất yếu
- Nguyên nhân bắt nguôn từ bên ngoài Doanh nghiệp:
+) Môi trường kinh doanh chưa ổn định: Tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ gửi và cho
vay trung và dài hạn thấp (4 - 6% tổng mức cho vay) Còn nhiều rối loạn do quá
trình làm ăn chuyển đổi (làm ăn chụp giựt ) tỷ lệ tiết kiệm thấp (15%) là cản trở
lớn đối với việc huy động vốn
+) Chính sách, pháp luật: Tạo ra vấn đề bất bình đẳng khi cho vay vốn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ và các Doanh nghiệp khác Mức độ đầu tư vốn cho
các Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế, các trung tâm hỗ trợ, tài trợ Doanh
nghiệp vừa và nhỏ được thành lập nhưng do không bám sát thực tế hoạt động còn mờ nhạt kém hiệu quả
+ Nhà nước chưa thành lập được một tổ chức chặt chẽ để hỗ trợ vốn cho
Doanh nghiệp vừa và nhỏ như nhiều quốc gia khác đã làm, chưa có được các chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo hành lang pháp
lý cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Các nguồn vốn lớn (ODA, FDD thì giành cho các công trình lớn
+ Ngân hàng: Huy động vốn trung và dài hạn của ngân hàng là thị trường chứng khoán, đang còn trong giai đoạn sơ khai, các sản phẩm trên thị trường tiền
tệ chưa nhiều, khả năng thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân còn yếu kém Vì vậy
Trang 34của Doanh nghiệp, các nhân viên ngân hàng chưa đủ kinh nghiệm kiến thức trong việc thẩm định các dự án của Doanh nghiệp để ngân hàng cung cấp vốn cho
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp vừa và nhỏ khi vay tiền ngân
hàng thường gặp phải thủ tục rườm rà điều kiện cho vay về tài sản thế chấp thường cao, mà các Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu tài sản thế chấp, quyền sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng nhất là quyền sử dụng đất còn chưa được lau dai
+ Thị trường vốn, thị trường chứng khoán hiện nay đã có nhưng hoạt động
còn ở mức độ sơ khai, chưa phát triển, chưa thể trở thành một kênh huy động vốn
hiệu quả của doanh nghiệp
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN
CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1 Một số giải pháp huy động vốn có hiệu quả của Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để huy động vốn, về nguyên tắc ta có thể đưa ra nhiều cách khác nhau Xuất phát từ thực trạng của vấn đề huy động vốn đã nêu trên cùng với những khó khăn chính các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, ta có thể đưa ra một số giải pháp nhằm huy động vốn một cách có hiệu quả nhất cho Doanh nghiệp vưà và nhỏ
1.1 Giải pháp 1: Tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu
Trang 35duy nhất, điều đáng chú ý nhất là số vốn này không gây ra chi phí đối với Doanh nghiệp
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là: đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ giải pháp này khi thực hiện gặp phải khó khăn ở chỗ người chủ hoặc các hội viên chỉ có phương tiện tài chính hạn chế và như vậy họ không thể bỏ ra nhiều hơn số vốn mà
họ đã đóng góp vào Doanh nghiệp được Để giải quyết khó khăn này ta có thể
thành lập một tổ chức với chức năng tăng cường vốn chủ sở hữu cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách tham gia góp vốn với thời gian hạn chế trong Doanh nghiệp Việc tham gia của các tổ chức này sẽ cho phép Doanh nghiệp có được một số vốn nhiều hơn để có thể tham gia vượt qua một giai đoạn mới trong qúa trình
phát triển và ngay khi bắt đầu hoạt động, tổ chức này sẽ nhượng lại phần góp vốn
của mình cho các hội viên khác khi mức độ lợi nhuận Doanh nghiệp đạt được cho
phép Doanh nghiệp có đủ phương tiện mua lại
Ngoài ra Doanh nghiệp có thể huy động bằng cách: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, kêu gọi sự đầu tư vốn bên ngoài vào Doanh nghiệp, tham gia thị trường chứng khoán, thị trường vốn
Để sự tham góp vốn của các cổ đông cơ sự thuận tiện Các Doanh nghiệp
vừa và nhỏ nên cung cấp thông tin của Doanh nghiệp cho khách hàng, cung cấp những dự án, bản kế hoạch đầu tư của Doanh nghiệp Ngoài ra Doanh nghiệp cũng
nên tận dụng nguồn vốn ngay chính trong Doanh nghiệp, công ty mình bằng cách khuyến khích người lao động, công nhân tham gia góp vốn vào công ty
1.2 Giải pháp 2:Vay có kỳ hạn
Đây là giải pháp cổ điển mà các Doanh nghiệp thường nghĩ tới Với tên gọi
“Vay trung và đài hạn” có thể có rất nhiều cách thức khác nhau mà các Doanh
Trang 36Thật vậy cần phải biết rằng tuỳ theo tổ chức tài trợ và nguồn tài trợ những điều kiện mà một Doanh nghiệp hay một dự án đầu tư phải thoả mãn cũng như những điều kiện kèm theo theo thay đổi rất nhiều
Do đó tuỳ theo đặc điểm nguồn tài trợ và đặc điểm dự án đầu tư mà Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ để có thể gửi hồ sơ xin vay đến tổ chức thích hợp
nhất
Vay ngân hàng:
Đây là nguồn huy động vốn có khả năng đạt được kết quả cao nhất và là nguồn có tính chất phát triển lâu dài cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy nhiên vấn đề huy động từ nguồn này lại gặp rất nhiều khó khăn (như đã phân tích ở trên) vì
vậy để giải quyết những khó khăn vướng mắc trên ta có thể đưa ra một vài giải
pháp sau:
Đối với các doanh nghiêp vừa và nhỏ:
+) Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chủ động đào tạo, đào tạo lại dưới nhiều hình thức thích hợp nhằm trang bị nâng cao kiến thức chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý nhất là các ông chủ và đội ngũ
công nhân trong Doanh nghiệp Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chấp hành
nghiêm túc pháp lệnh kế toán - thống kê Chỉ có như vậy mới có thể thực hiện các
yêu cầu về xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, thực hiện quản lý và xử lý thông tin trong quá trình hoạt động, thực hiện quản lý tài chính chặt chế tạo lập
được lòng tin từ phía các ngân hàng thông qua quá trình hoạt động và quan hệ vay
trả
Trang 37+) Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có chính sách thu hút và động viên
khai thác tối đa nguồn lực từ đội ngũ cán bộ, công nhân trong Doanh nghiệp, phục
vụ cho quá trình hoạt động sản xuất, chú trọng đúng mức tới lợi ích, tỉnh thần của
người lao động
Về phía ngân hàng:
+) Cần chủ động tích cực tham mưu, tư vấn cho chính phủ sớm thành lập
quỹ bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Quỹ này đã hoạt động thí
điểm ở Bắc Giang và đã đem lại nhiều kết quả tốt
Quỹ bảo lãnh tín dụng có vai trò là một tổ chức trung gian giữa ngân hàng và
Doanh nghiệp, hoạt động trên cơ sở bảo lãnh một phần nhằm hỗ trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được các khoản vay ngắn, trung và dài hạn (bao gồm cả gốc lẫn lãi) tại các tổ chức tín dụng, thông qua việc cấp bảo lãnh tái bảo lãnh tín dụng, khuyến khích các hoạt động tín dụng lành mạnh; Đồng thời chia xẻ rủi
ro giữa quỹ bảo lãnh tín dụng, ngân hàng và Doanh nghiệp vừa và nhỏ Như vậy các Doanh nghiệp, quỹ, ngân hàng, cả ba phải làm đúng chức năng và thiện chí thì
quy trình tạo vốn cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ mới sớm được khai thông một
cách tích cực
+) Xây dựng cơ chế đầu tư cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Thứ nhất về các điều kiện vay vốn: Đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
hiện nay như phân tích ở trên là còn nhiều bất cập về điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành bao gồm: Tài sản thế chấp; phương án sản xuất kinh doanh về chấp hành chế độ kế toán thống kê
Trang 38thi của phương án kinh doanh, dự án sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Điều đó cho phép chúng ta có thể tìm giải pháp khắc phục tình trạng thiếu tài sản thế
chấp vay vốn ngân hàng từ việc nâng cao năng lực thẩm định dự án, phương án
vay vốn của các ngân hàng Có thể phân định một số dạng cụ thể như sau:
Đối với các Doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng một phần và đủ tài sản thế chấp cho phần còn lại thì yêu cầu Doanh nghiệp thực hiện đảm bảo nợ đủ theo yêu
cau
Đối với Doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng một phần và tài sản thế chấp không đủ đảm bảo cho phần còn lại thì yêu cầu dùng tài sản hình thành bằng vốn vay, tiếp tục đảm bảo cho nợ vay còn lại
Đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ không đáp ứng đủ điều kiện như hai
dạng trên thì ngân hàng phải chú trọng thẩm định dự án, phương án vay vốn bằng cách thông qua hội đồng tín dụng Trong đó các chuyên gia tư vấn theo chuyên
môn yêu cầu, để quyết định nên đầu tư hay không vàmức độ bao nhiêu
Như vậy đòi hỏi đôi ngũ cán bộ thẩm định không chỉ tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải hiểu biết rộng rãi các nghiệp vụ bổ trợ như chuyên môn
các ngành kỹ thuật và các ngành kinh tế khác Đồng thời cần nắm bắt thông tin
kịp thời, chính xác về các phương án, dự án vay vốn
Thứ hai về thời hạn cho vay: Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu về vốn trung và dài hạn lớn do phải thay đổi công nghệ, thiết bị nhiều do đó các ngân hàng cần lưu ý trong việc xác định thời hạn cho vao phù hợp với khả năng sinh lời
và tuổi thọ của thiết bị Các ngân hàng không nên gò ép về mặt thời gian cho vay
Trang 39Loại hình cho thuê (Leasing) ra đời từ lâu nhằm thoả mãn nhu cầu đổi mới công nghệ song nó hoạt động mạnh mếẽ vào thập kỷ 50 ở Mỹ, Châu Âu và Nhật
Bản đến nay đã được quốc tế hoá
Cho thuê có nghĩa là người chủ sở hữu tài sản cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định, người sử dụng phải trả một khoản tiền theo lịch trình, hết thời hạn thuê, người sử dụng có thể thuê tiếp, mua hoặc không mua tài sản đó tuỳ
theo các điều kiện đã thoả thuận Hình thức tín dụng thuê mua có ưu điểm rất cơ
bản là nó giúp cho Doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích Do đặc điểm của
các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là trình độ công nghệ lạc hậu, và tay nghề công nhân nhìn chung là không cao do vậy thêm vào đó là không có đủ vốn để mua các
trang thiết bị sản xuất Khi Doanh nghiệp vừa và nhỏ ký hợp đồng thuê mua các công ty tài chính, Doanh nghiệp không chỉ nhận được máymóc thiết bị mà còn nhận được tư vấn đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cần thiết Doanh nghiệp sử dụng
máy móc thiết bị có thể tránh được những tổn thất do mua máy thiết bị không
đúng yêu cầu, không kiểm tra kỹ hoặc do mua nhầm (mua phải máy móc lạc hậu) Doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng được máy móc thiết bị cần thiết mà không phải đầu tư một lần với vốn lớn Mặt khác Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng máy móc, thiết bị có thể giảm được tỷ lệ nợ/ vốn Vì tránh phải vay tiền ngân hàng thương mại Trong quá trình sử dụng máy móc, thiết bị Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thoả thuận tái thuê với Doanh nghiệp có chức năng thuê mua: ở Việt Nam, hình thức này hứa hẹn một tiềm năng huy động vốn sẽ phát triển, và là một cơ hội
để Doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện phát triển Doanh nghiệp Năm 1993
Công ty dệt Việt Thắng thuê 5 triệu USD thiết bị dệt của Hàn Quốc và Nhật Bản, tiền tính vào giá thành , sản phẩm được bên cho thuê bao tiêu Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội đạt được thoả thuận leasing với đối tác Thụy Sĩ: toàn bộ thiết bị,
Trang 40Nhu vay cho thấy hoạt động leasing ở Việt Nam hiện nay phát triển khá thành công tuy nhiên theo đánh giá thì thị trường thuê mua vẫn còn bị bỏ ngỏ nhiều, nhà nước không thu được thuế cá nhân, bên đi thuê mua phải chịu một lãi suất khá cao Vì vậy Nhà nước cần thống nhất quản lý được hoạt động này Đó là:
- Cần có sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động ở các quan
Doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ này
- Để tránh rủi ro, các bên thống nhất mua lại phí bảo hiểm nào đó để bảo
đảm lợi ích của các bên, phí bảo hiểm chủ sở hữu mua rủi ro được bồi thường chủ sở hữu có trách nhiệm phục hồi tài sản
- Mở rộng hơn nữa nghiệp vụ cho thuê về giá trị, loại tài sản, áp dụng thử nghiệm một số hình thức cho thuê vận hành, thuê tài sản Mở rộng hành vi này đối
với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh nông
nghiệp
- Tìm ra mối quan hệ giữa các nguồn vốn, thông qua công ty thuê mua để giải ngân theo các nguyên tắc của hợp đồng thuê mua một hay nhiều bên như nguồn vốn ODA cho vay lại, vốn tín dụng của ngân sách Nhà nước Theo phương
pháp này thì vẫn bảo toàn được nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của Doanh nghiệp, mà khả năng thất thoát vốn rất thấp, hiệu quả đồng vốn cao hơn so với
các hình thức thông thường
Để tránh thua thiệt trong các hợp đồng thuê mua với nước ngoài, các hợp
đồng, thiết bị nhập khẩu nhất thiết phải có sự thẩm định và kiểm tra
Đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên gặp khó khăn trong việc vay vốn trung và dài hạn ngân hàng thì thuê tài chính có thể được xem là một giải pháp thay thế đơn giản, thuận tiện cho tín dụng trung và dài hạn