Ý nghĩa của đề tài Khi lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”, với trường hợp làng Công giáo Bảo Nham, xã Bảo Thành, huyện Yờn Thành, tỉ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
LÊ NGUYỄN LÊ
PHỤ NỮ THAM GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÓA ĐÓI GIẢM
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Dẫn luận 1
1 Ý nghĩa của đề tài 1
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
2.1 Phạm vi 2
2.2 Đối tượng 3
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
4 Phương pháp nghiờn cứu 6
5 Bố cục luận văn 7
Chương I Giới thiệu địa bàn nghiên cứu và một số vấn đề lý thuyết liờn quan đến đề tài 9
1.1 Đặc điểm tự nhiên - xã hội làng Công giáo Bảo Nham
9 1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
9 1.1.2 Tình hình dân cư và văn hóa - xã hội 13
1.1.3 Tình hình kinh tế 23
1.2 Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài 27
1.2.1 Các khái niệm 27
1.2.2 Quan niệm về vai trò của người phụ nữ
30 Chương II Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo 33
2.1 Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
33 2.1.1 Phát triển nụng nghiệp truyền thống 33
2.1.2 Buôn bán trao đổi 44
2.1.3 Một số hoạt động kinh tế khác 48
Trang 32.2 Các chương trình hỗ trợ phụ nữ làng Bảo Nham phát triển
2.2.1 Các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương
50
2.2.2 Các hoạt động hỗ trợ của của các hội đoàn bên Công giáo 60 2.3 Kết quả và tồn đọng của hoạt động kinh tế 62
Chương III Những biến đổi về đời sống kinh tế - xã hội
3.1 Biến đổi trong hoạt động kinh tế 68
3.2 Biến đổi trong đời sống văn hóa - xã hội dưới tác động
3.2.1 Vị trí người phụ nữ trong gia đình và xã hội 78
Trang 4DẪN LUẬN
1 Ý nghĩa của đề tài
Khi lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”, với trường hợp làng Công giáo Bảo Nham, xã Bảo
Thành, huyện Yờn Thành, tỉnh Nghệ An, chúng tôi hướng tới ý nghĩa của vấn
đề trên cả bình diện lý thuyết và thực tiễn
Trước hết phải thấy, đối với bất kỳ xã hội nào, kinh tế luôn giữ vai trò trọng yếu Như vậy phát triển kinh tế cũng luôn giữ vai trũ đặc biệt trong xó hội Kinh tế ở trình độ nào ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của cư dân Đối với đất nước ta, kinh tế càng là vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là những khu vực nông thôn, nơi đói nghèo vẫn còn tồn tại Như vậy, nghiên cứu về các khía cạnh của kinh tế và hỗ trợ kinh tế phát triển là một nghiên cứu cấp thiết, cần được ưu tiên
Đối tượng kinh tế của đề tài này là phụ nữ Phụ nữ, trong những năm qua, cũng là một đề tài rất được quan tâm Nói tới phụ nữ là nói tới một nửa dân cư, một lực lượng lao động rất lớn, đồng thời, cũng ngay lập tức gợi lên một vấn đề xã hội bức thiết là bình đẳng giới Tuy rằng, luôn là người đóng góp chính vào thu nhập gia đình, luôn có vai trò xã hội rất quan trọng, nhưng phụ nữ vốn vẫn phải chịu những định kiến, bất công Khắc phục định kiến, bất công đó cần có tổng hòa nhiều biện pháp, trong đó nâng cao vị trí kinh tế của người phụ nữ mà một biện pháp đặc biệt quan trọng Chỉ khi nắm được bình đẳng về kinh tế, người phụ nữ mới có được những bình đẳng khác Và những nỗ lực cho tiến bộ phụ nữ trước hết tác động tới chính cuộc sống của phụ nữ, nhưng đó không phải là kết quả duy nhất Khi xã hội dần tiến tới bình đẳng hơn, xã hội sẽ ổn định và phát triển bền vững hơn Như vậy, nâng cao vai trò của phụ nữ chính là nhân tố quan trọng đối với tiến bộ xã hội
Địa bàn nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn là một làng Công giáo Trong bối cảnh đất nước ta, các vấn đề liên quan tới Công giáo, cho đến nay, vẫn luôn là vấn đề thời sự Ổn định cuộc sống kinh tế - xã hội của cộng đồng
cư dân theo đạo sẽ góp phần không nhỏ trong việc ổn định đất nước
Trang 5Đối với làng Công giáo, cuộc sống người dân chịu nhiều ảnh hưởng của các vấn đề lịch sử cũn tồn đọng Rất nhiều vấn đề trong số đó hiện nay cũn tồn tại, hoặc cũn để lại hệ quả lớn Việc tiếp cận với địa bàn nghiên cứu này vẫn là một thách thức, khi mà vẫn tồn tại một số định kiến giữa người theo đạo và không theo đạo Tuy nhiên, cũng chính vỡ thế việc tỡm hiểu được các khía cạnh trên sẽ các có giá trị, góp phần mở nút những khó khăn tồn tại, tăng cường đoàn kết lương giáo
Dưới tác động phát triển kinh tế, những biến đổi xã hội trở nên hết sức sâu sắc, rừ rệt, đặc biệt là đối với người phụ nữ Biến đổi về văn hóa cũng song song diễn ra với nhiều khía cạnh đáng quan tâm Nhận thức được dũng lưu chuyển, biến đổi này, hẳn sẽ góp được đôi phần giúp củng cố tính ổn định trong cộng đồng Công giáo
Trong những năm qua, các chương trình hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo luôn là trọng tâm được Nhà nước đầu tư Các chương trình đó cũng đó gá vào cánh cửa của làng Công giáo, đưa người phụ nữ ở đây hòa nhập vào dòng chảy kinh tế chung, hưởng những lợi ích xã hội chung Những
nỗ lực phỏt triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của phụ nữ, các chương trình liên quan, các kết quả và tồn đọng, thực sự đang ảnh hưởng rất lớn tớn toàn thể đời sống kinh tế - xã hội các làng Công giáo Nghiên cứu để có định hướng đúng đắn, để nhỡn nhận tổng quát tấm ảnh hưởng để nâng cao những tác động tích cực, giải quyết những khúc mắc, sửa chữa những sai lầm nếu có,
là một vấn đề cấp thiết Với những đánh giá đó, chúng tôi quyết định lựa chọn
đề tài nghiên cứu này
2 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
2.1 Phạm vi
Nghiờn cứu của chúng tôi chọn một địa điểm cụ thể là làng Công giáo Bảo Nham, thuộc xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An Tất cả mọi vấn đề sẽ được phân tích dựa trên nền tảng tự nhiên – xã hội – con người của làng này
Trang 6Tuy nhiên, chúng tôi sẽ có những liên hệ so sánh với các vùng lân cận, đặc biệt là với các làng không có dân cư theo đạo, để thấy được những tương đồng và khác biệt Chúng tôi đặt địa bàn nghiên cứu trong bối cảnh của nó, đó
là trong xã Bảo Thành Vì rằng, các chương trình hỗ trợ của Nhà nước không
áp dụng tới cấp độ làng, mà là tới chính quyền xã, sau đó xã sẽ triển khai tới dân Vì vậy, sự triển khai các chính sách của Nhà nước trong làng đương nhiên sẽ có mối liên hệ sâu sắc với quá trình thực hiện của xã
Đối với vấn đề phạm vi thời gian, chúng tôi chọn thời điểm nghiên cứu
từ năm 2005 tới năm 2008 Các số liệu được đưa ra hầu hết cập nhật tới cuối năm 2007 Tuy nhiên, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu
để tỡm hiểu cỏc vấn đề lịch sử, sự biến đổi theo thời gian của bối cảnh kinh tế
- xã hội làng Bảo Nham Thông qua đó để có những đánh giá so sánh
2.2 Đối tƣợng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của phụ nữ làng Công giáo Bảo Nham, các chương trỡnh hỗ trợ và những biến đổi trong đời sống kinh tế - xó hội thụng qua hoạt động đó
Luận văn sẽ đề cập đến thực trạng kinh tế - xó hội của làng Bảo Nham, rút ra những tồn đọng trong thực trạng đó Vấn đề trọng tâm là phụ nữ làng Công giáo Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo Những hoạt động đó sẽ được đề cập đến trong luận văn này
Song song với hoạt động kinh tế của phụ nữ làng Bảo Nham là các chương trỡnh hỗ trợ phụ nữ của Nhà nước và của các hội đoàn Công giáo Các chương trỡnh đó được triển khai như thế nào, mặt được và chưa được ra sao cũng sẽ được chúng tôi phân tích
Thông qua hoạt động phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của phụ nữ
và các chương trỡnh liờn quan, đời sống của làng Bảo Nham có rất nhiều biến đổi Đó là những biến đổi trong kinh tế, xã hội, văn hóa Những biến đổi đó
Trang 7tác động ra sao tới cuộc sống của cư dân, đặc biệt là của chính người phụ nữ
Đó cũng là một vấn đề trọng yếu được giải quyết trong luận văn này
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với đề tài đặt ra là “Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo - trường hợp làng Công giáo Bảo Nham, xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”, chúng tôi muốn đề cập tới lịch sử nghiên cứu của hai
vấn đề tương đối độc lập, đó là: nghiên cứu về phụ nữ (đặc biệt các khía cạnh liên quan đến hoạt động kinh tế của phụ nữ), và nghiên cứu về Công giáo Việt Nam
Trên thế giới, nghiên cứu về phụ nữ đó là một ngành khoa học rất được quan tâm Ngành khoa học này hỡnh thành từ trong các phong trào phụ nữ quốc tế từ nửa đầu thế kỷ XX Do gắn với phong trào thực tiễn như vậy, ngành khoa học này nhanh chóng tiến bộ, phát triển mạnh và có ảnh hưởng tới nhiều ngành khoa học nghệ thuật khác
Ở Việt Nam, ngành khoa học này mới có tiếng nói trong khoảng hai
thập kỷ lại đây Sự ra đời của nó gắn liền với sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu khoa học về Gia đỡnh và Phụ nữ, vốn tiền thõn là phũng nghiờn cứu Phụ
nữ của Viện Triết học Tại đây đó đưa ra những nghiên cứu đầu tiên về phụ
nữ nông thôn Việt Nam trong cuốn Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường Hai thập niên qua, số học giả và nghiên cứu trên vấn đề
phụ nữ ngày càng đông, và có những đóng góp đáng kể
Trước hết, một hệ thống khái niệm có liên quan đó được hỡnh thành Tuy rằng sự thống nhất chưa hoàn toàn trong giới học thuật, nhưng đó chính lại là cơ hội hay để các nhà nghiên cứu có điều kiện phân tích phê phán Một khung sườn lý thuyết, có cả sự vận dụng đến lý thuyết của các nước đi trước trong lĩnh vực nghiên cứu này đó hình thành
Trong số đó, có thể kể đến một số tác phẩm như Những khái niệm cơ bản về giới và vấn đề giới ở Việt Nam do Trần Thị Quế chủ biên, hay Định kiến và phân biệt đối xử theo Giới, lý thuyết và thực tiễn do Trần Thị Minh
Trang 8Đức chủ biên Trong báo cáo nghiên cứu chính sách của World Bank, Đưa vấn đề Giới vào phỏt triển, các lý thuyết đó được đưa ra, các chỉ số, bảng
biểu, phân tích sâu sắc về những ảnh hưởng của vấn đề giới trong phát triển cũng được đề cập đến
Cùng với vấn đề lý thuyết, những vấn đề thực tiễn liên quan tới phụ nữ như giới, gia đỡnh cũng đó được nghiên cứu, bước đầu có thành tựu Các khía cạnh thực tiễn đó có tác phẩm nghiên cứu khá đa dạng
Trong vấn đề giới có các khía cạnh giới và phát triển, bình đẳng giới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo… Trong nghiên cứu gia đình có: phụ nữ
và gia đình, bạo lực gia đình, phân công lao động trong gia đình, dân số và phát triển… Nhiều nghiên cứu công phu, cũng như các bài tạp chí đó gúp phần soi sáng những khớa cạnh lớn, nhỏ khác nhau trong nghiên cứu về giới,
về phụ nữ, và hoạt động kinh tế của phụ nữ ở nước ta
Bên cạnh các nghiên cứu của các tác giả trong nước, một số tham luận của các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng đó được dịch và giới thiệu Có thể
kể một số đại diện như Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội - cách nhìn Việt Nam và Hoa Kỳ do Trung tâm nghiên cứu khoa học về Gia đình và
Phụ nữ biên soạn, tập hợp nhiều bài viết của các học giả trong nước và Hoa
Kỳ Một nghiên cứu khác là, Bình đẳng giới trong bảo trợ xã hội cho phụ nữ
và nam giới ở khu vực kinh tế chính thức và khụng chớnh thức: những phát hiện phục vụ xây dựng chính sách do Văn phòng ILO tại Việt Nam dịch và
giới thiệu
Như vậy, 20 năm qua, đó có nhiều nghiên cứu của các học giả trong lẫn ngoài nước đóng góp đáng kể cho vấn đề này Tuy nhiên vẫn cũn nhiều mảng chưa dày dặn cần có những nghiên cứu bổ sung Trong đó, có vấn đề tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của phụ nữ trong bối cảnh hiện nay
Do lựa chọn địa bàn nghiên cứu là một làng Công giáo, dẫn đến sẽ có những phân tích đánh giá đời sống xó hội của một xứ đạo, ở đây cần phải nói qua về lịch sử nghiên cứu vấn đề Công giáo
Trang 9Trong các tác phẩm từ thời nhà Nguyễn cấn để lại đó có viết về Công
giáo Trước hết phải kể tới trong số đó là Đại Nam thực lục
Vấn đề Công giáo được tiếp cận dưới góc độ hiện đại, lần đầu tiên sâu
sắc trong tác phẩm Lịch sử phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, tập I, của Trần Văn Giàu
Một số tác phẩm về quá trình truyền đạo và phát triển của giáo hội
Công giáo Việt Nam là Lịch sử truyền giáo Việt Nam của Nguyễn Hồng, Sự
du nhập Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX của Nguyễn Văn Kiệm Đặc biệt phải kể đến cuốn Giáo sĩ thừa sai và các chính sách thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam (1857 - 1914) của Cao Huy
Thuần, cung cấp nhiều thông tin quan trọng về giáo xứ mà luận văn này chọn làm đề tài nghiên cứu
Riêng viết về giáo phận Vinh, nơi có giáo xứ Bảo Nham thì có một số
tác phẩm quan trọng là Kỷ yếu năm Thánh giáo phận Vinh; đặc biệt là Lịch sử giáo phận Vinh (1846 - 1996) của Trương Bá Cần
Nghiờn cứu về cỏc làng Công giáo là một mảng cũn mỏng Có một tác
phẩm khá đặc sắc là Làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình) từ 1829 đến
1945 của tác giả Nguyễn Hồng Dương
Như vậy, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi những mong sẽ đóng góp được một chút bé nhỏ vào vấn đề phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, lấy địa bàn nghiên cứu là một làng Công giáo
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này có sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhân học Thông qua việc xem xét và đánh giá cả mặt hiện tại lẫn quá khứ, chúng tôi rút
ra sự đối sánh và tìm hiểu những biến đổi
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đó thực hiện điền dó dân tộc học Trong đó chúng tôi có sử dụng phương pháp quan sát tham dự Quãng thời gian sống tại làng Công giáo Bảo Nham, từ thăm thú cảnh quan, gặp gỡ những người lónh đạo chính quyền địa phương lẫn tổ chức bên Công giáo
Trang 10trong làng, cho tới việc tham gia vào hoạt động kinh tế, và cả những buổi cầu nguyện, hành lễ, sinh hoạt đời sống văn hóa xó hội cựng bà con đó cung cấp cho chúng tôi tri thức khá dồi dào về địa bàn cũng như các vấn đề nghiên cứu
Đồng thời chúng tôi đó thực hiện phỏng vấn trực tiếp các đối tượng Chúng tôi thực hiện phỏng vấn cả theo bảng hỏi lẫn phỏng vấn sâu các cá nhân được lựa chọn Phỏng vấn theo nhóm được chúng tôi tiến hành trong nhiều buổi họp mặt của các hội đoàn Công giáo trong làng
Một thuận lợi của chúng tôi là đó nhận được sự đón tiếp, hoan ngênh nghiên cứu của chính quyền địa phương cũng như của linh mục và các hội đoàn trong và ngoài làng, vỡ thế chỳng tụi đó được tiếp cận với rất nhiều văn bản báo cáo thống kê hoạt động của xã Bảo Thành, huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An (trong đó có làng Bảo Nham) nhiều năm qua, đồng thời được đọc những tư liệu gốc về lịch sử hoạt động hàng trăm năm của Bảo Nham, được viết bởi các linh mục từng quản xứ đây và các giáo sĩ, linh mục có uy tín khác quan tâm tới giáo hạt này, hiện cũn lưu giữ tại nhà xứ Chúng tôi cũng đó tới tìm hiểu các giáo xứ lân cận, quan trọng hơn cả là về thư viện giáo xứ Xã Đoài (giáo xứ trung tâm của Nghệ An, ngụ tại xã Nghi Lộc), để tìm hiểu thêm Tiếc là, nhiều tư liệu quý nay chỉ cần được nghe kể lại, và phần lớn tư liệu hiện cần chúng tôi chưa được sao chép
Từ tất cả cuộc phỏng vấn và tham dự đó, trên cơ sở những tư liệu thống
kê của phương pháp định lượng, chúng tôi tiến hành phân tích định tính, xử lý các số liệu, các sự kiện Thông qua đấy, chúng tôi có được những đánh giá, nhận định về thực trạng cũng như xu hường của vấn đề này
Trang 11Chương 2: Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
Chương 3: Những biến đổi về đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội làng Bảo Nham
Cuối cùng, luận văn có phần phụ lục bao gồm ảnh và một số tư liệu liên quan tới đề tài
Trang 12CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ Lí THUYẾT LIấN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Đặc điểm tự nhiên - xã hội làng Công giáo Bảo Nham
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Bảo Nham là một làng thuộc xó Bảo Thành, huyện Yờn Thành, tỉnh Nghệ An Bảo Nham nằm ở nơi giao nhau của hai con đường là Tỉnh lộ 534 (đi từ huyện Nghi Lộc lên huyện Yên Thành) và Quốc lộ 7 (từ huyện Diễn Châu đi biên giới phía Tây tỉnh Nghệ An) Bảo Nham cách thành phố Vinh gần 50km
Làng Bảo Nham bao gồm cỏc xúm 11, 12, 13 của xó Bảo Thành Đây
là một làng Công giáo có lịch sử khá lâu đời, đa số dân làng theo đạo Trong làng không chia theo tên xóm riêng, mà chỉ chia làm 3 xóm như trên xó chia,
và cũng vẫn gọi theo tờn xúm như thế, trong các xóm lại có các tổ Làng nằm gọn trên vùng đất cao ráo tựa như một quả đồi rộng Trên đỉnh đồi là nhà thờ
đá Bảo Nham đẹp, nổi tiếng Quả đồi có hỡnh dỏng hơi vát ra phía sau nhà thờ, trước mặt nở rộng hơn và gần như vuông vức
Phía Nam làng Bảo Nham là Quốc lộ số 7, qua bên kia đường là làng Trạm (trùng với xóm 9, 10 của xó Bảo Thành, huyện Yờn Thành, tỉnh Nghệ An) Phớa Đông làng giáp với xó Viờn Thành, huyện Yờn Thành, tỉnh Nghệ
An
Hai mặt cũn lại đều là đồng ruộng bằng phẳng và màu mỡ Điểm phân cách của ruộng làng Bảo Nham với ruộng của các làng khác là một dũng sụng hẹp, tờn gọi Biờn Hũa Con sụng này bắt nguồn từ trong hang nỳi chảy quanh làng rồi đổ vào kênh Nhà Lê - là một con kênh đào nổi tiếng có từ thời Lê Sơ, chảy dài từ tỉnh Ninh Bỡnh đến thành phố Vinh thỡ hũa với sụng Lam ra biển Sụng Biờn Hũa cú nhiều tờn gọi khỏc nhau như: sông Khe, sông Con Quýt, sụng Bói Nỳi… Hay một tờn khỏc nữa là sụng Bến Than, vỡ đây là con
Trang 13đường chở than, cùng nhiều mặt hàng khác theo kênh Nhà Lê đổ ra Diễn Châu để buôn bán
Theo dân trong vùng, trước kia sông Biên Hũa rộng và sõu hơn hiện nay rất nhiều Ngoài việc cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt, sông cũn là nguồn tôm cá dồi dào của cả làng Có thời gian làng được gọi với cái tên xóm Chài cũng với ý nghĩa đó Về sau sông Biờn Hũa bị lấn dần, và người dân xây lên ở đây một cái chợ tên là chợ Khe Khi chợ Khe chuyển ra đường 534 (đổi tên thành chợ Bỗng) - đối diện với làng Bảo Nham qua Quốc lộ 7 - thỡ đất chợ cũ trở thành đất nông nghiệp
Chợ Bỗng (mà như dân địa phương phát âm nặng thường gọi là chợ Bộng) là chợ đầu mối lớn trong vùng Chợ được xây dựng khang trang rộng rói Chợ quy hoạch thành 15 dóy hàng, sàn trỏng xi măng, lợp mái sạch sẽ, song song với nhau, chạy dài, có lối đi rộng rói ở giữa Chợ Bỗng cú sức tiờu thụ khỏ lớn Những chuyến hàng theo quốc lộ 7, tỉnh lộ 534 liờn tục đổ về đây rồi lại liên tục tỏa ra khắp xung quanh, tới Vinh, Nghi Lộc, Diễn Châu,
Đô Lương…, và cả sang Lào Vị trí gần sát và có lịch sử gắn bó lâu đời với khu chợ này đó đem lại cho dân làng Bảo Nham nhiều thuận lợi phát triển kinh tế
Người xưa có câu “Nhất cận thị, nhị cận giang.” Hội tụ được cả hai yếu
tố đó, lại thêm thuận lợi từ những con đường lớn chạy qua, Bảo Nham có nhiều tiền đề phát triển kinh tế xó hội Bờn cạnh đó, cũn một thuận lợi khụng nhỏ, đây là một vùng đất có nhiều danh thắng, thu hút không ít khách du lịch
Bảo Nham có một quần thể kiến trúc Công giáo khá đặc sắc, một số được xây dựng từ lâu, một số cũn khỏ mới Với một làng nhỏ, cú thể núi, đây
là nơi có kiến trúc tôn giáo dày đặc Quan trọng nhất trong quần thể đó là nhà thờ đá Bảo Nham và lèn Đức Mẹ
Nhà thờ đá Bảo Nham mô phỏng lại hỡnh dỏng nhà thờ Luisder (Lộ Đức) tại Pháp Đây là Nhà thờ đá duy nhất của miền Trung, cũng được xem là một trong những nhà thờ mang kiến trúc Gothic đẹp nhất cả nước Hằng năm
có khá nhiều du khách, cả lương lẫn giáo, đến đây thăm quan Công trỡnh này
Trang 14được hai anh em giáo sĩ thừa sai người Pháp Klinger cho xây dựng cuối thế
kỷ XIX Toàn bộ khuôn viên nhà thờ rộng khoảng 1ha Nhà thờ nằm chính giữa khuôn viên đó được cấu trúc bởi khoảng hơn hai vạn phiến đá lớn, chưa
kể đá xây sân, cổng Số đá phiến này được chở từ Thanh Hóa về đây, có những viên dài đến bảy mét Đá được khép với nhau như thế nào, đến nay vẫn chưa có một lời giải đáp chính xác Chỉ biết rằng độ khíp gần như tuyệt đối đó tạo nờn một vẻ đẹp lạ kỳ cho khu nhà thờ này
Trước cổng nhà thờ có hai bức tượng nhân sư lớn cũng bằng đá Nhà thờ có một khối tháp cao, phía trên là hỡnh một chỳ gà trống, tượng trưng cho
gà trống Gôloa nước Pháp Trong gác chuông có hai chiếc chuông rất lớn, được để lại từ rất lâu, có khắc tên của hai vị giáo sĩ thừa sai, và nơi đúc chuông ở nước Pháp Trong nhà thờ cũn cú khỏ nhiều đồ vật đặc sắc khác, đặc trưng cho sinh hoạt tôn giáo, trong đó phải kể đến chiếc xe kiệu chuyên dùng trong những lễ đi kiệu Santi
Lũng nhà thờ Bảo Nham khỏ hẹp, do cỏc thõn nhà thờ dày đó chiếm nhiều diện tớch, chưa kể đến hàng chục cột đá khối rất lớn bên trong Tuy nhiên, với những nét đặc trưng riêng có, đây vẫn nghiễm nhiên là nơi thu hút giáo dân tới cầu nguyện, cũng như khách thập phương tới tham quan nhiều nhất trong khắp cả vùng
Lèn Đức Mẹ cũng là một cảnh trí tôn giáo quan trọng trong làng Lèn là một quả đồi nhỏ, nằm ở phía cuối làng về hướng Tây, liền sát bờ ruộng Từ chân lên đỉnh quả đồi này người ta cho xây gần 400 bậc tam cấp lên xuống, hai bên rải rác có khoảng 70 bức tượng khá đẹp mắt diễn tả lại 14 đường thương khó của Chúa Giêsu Lưng chừng lèn có một khoảng sân rộng, nơi đây mọi người thường tụ tập cầu nguyện, đặc biệt là các ngày lễ trọng Đây có thể nói là một công trỡnh hoành trỏng Đứng từ trên đỉnh, nơi có tượng Chúa Giêsu cao nhất nhỡn xuống cú thể thấy tổng quan bạt ngàn làng xóm trù phú
và đồng ruộng Bảo Nham Khung cảnh đó khiến cho người dân cảm nhận sâu hơn tính thiêng của điểm thờ tự này Vào những ngày lễ lớn, người dân lặng
lẽ dấn bước lên đây, đông đúc, thành khẩn, dâng lễ rất trọng thể
Trang 15Ngoài ra, Bảo Nham cũn cú cỏc cụng trỡnh tụn giỏo khỏc Một địa điểm cũng khá quan trọng trong làng là Ao Ông Già và tượng Đức Mẹ La Vang Đây là cái tên mà dân làng đặt cho khu tưởng niệm hai giáo sĩ Klinger Ông Già chính là biệt hiệu thân thuộc của hai linh mục này Ở giữa ao hỡnh bỏn nguyệt cú xõy tượng của Đức Mẹ La Vang bên trên bệ thờ cao Đây là một điểm dừng trong những buổi diễu hành khấn nguyện Một địa điểm tôn giáo khác là khu mộ của các giáo sĩ, các linh mục Khu mộ này nằm ngay sau lưng nhà thờ Bảo Nham Nhà xứ nằm một bên của nhà thờ là nơi thâm nghiêm, dành cho các linh mục sinh hoạt, đồng thời cũng là nơi tiếp đũn khỏch khứa, tổ chức những buổi tĩnh tõm cho cỏc linh mục từ nhiều vựng đến lắng mỡnh Một địa điểm tôn giáo quan trọng khác của làng Bảo Nham là trường giáo lý, một ngụi trường đặc biệt khang trang so với một làng nông thôn bé nhỏ Ngôi trường này hai tầng với hơn mười phũng họp, học tập… Trường được các giáo hữu người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư xây dựng chuyên để dạy giáo lý cho trẻ em trong khắp vùng đó
Bờn cạnh cỏc cụng trỡnh tụn giỏo, Bảo Nham cũn cú cỏc cụng trỡnh chung dành cho mọi cư dân trong làng Làng Bảo Nham có riêng một nhà trẻ
để chăm sóc trẻ em trong làng Đây có thể xem là một nét đặc biệt Trẻ em bất
kể lương giáo đều được chăm sóc ở đây để bố mẹ yên tâm làm việc Trong làng, sau lưng nhà thờ có xây một bể nước rất lớn để chứa nước sạch cho cả làng dùng, dẫn về từng nhà bằng hệ thống ống dẫn, vũi xả sạch sẽ Dõn trong làng khụng phải dựng nước giếng như các vùng nông thôn khác Nước có qua lọc, dự trữ trên bể để ăn uống, sinh hoạt Phục vụ chăm sóc sức khỏe cho dân làng có hiệu thuốc của các xơ, với đối tượng là toàn bộ dân trong làng Với một ngôi làng nhỏ, hệ thống công trỡnh này cú thể núi là hỗ trợ rất nhiều cho chất lượng cuộc sống người dân
Với những nét đặc biệt trong vị trí địa lý, cảnh quan môi trường, Bảo Nham có nhiều thuận lợi so với một làng ở nông thôn trong quá trỡnh nõng
cao chất lượng sống cho cư dân
Trang 16Về điều kiện tự nhiên thỡ Bảo Nham cú những mặt thuận lợi: Cùng với khí hậu khu vực Bắc Trung bộ, thời tiết ở Bảo Nham và vùng lân cận khá nóng Nhiệt lượng hằng năm vào khoảng 86000
C Mùa nóng kéo dài, khá gay gắt Đặc biệt, vùng có chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào) nóng, khô Những hiện tượng này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và mùa màng của
cư dân trong vùng
Mùa mưa lũ ở đây cũng khá khắc nghiệt Lượng mưa hằng năm từ 1600 – 1700 mm Mỗi năm vùng này đều phải hứng nhiều cơn bóo liờn tiếp Bóo thường ảnh hưởng đến vụ hè thu nên vụ này cho sản lượng thấp hơn so với các mùa khác
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của làng cũng có một số thuận lợi Làng Bảo Nham thuộc vào xó Bảo Thành, huyện Yờn Thành, tỉnh Nghệ An vốn là một vựng đồng bằng tương đối trù phú Yên Thành liên kết với đồng bằng của các huyện Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu tạo thành một đồng bằng tương đối rộng lớn
Đất đai trong vùng khá màu mỡ, chủ yếu và đất thịt, 100% gieo cấy được 2 vụ trong một năm Một số đất cũn cú thể xen canh, tăng lên 3 vụ mỗi năm Không có đất bị sụt lở, xói mũn, hay sa mạc húa Nhờ cú dũng sụng chảy quanh làng và hệ thống nụng giang chi chớt bắt theo từ đó, đồng ruộng được tưới tắm thường xuyên, hiếm khi thiếu nước
1.1.2 Tình hình cƣ dân và văn hóa - xã hội
Làng Cụng giỏo Bảo Nham hỡnh thành năm 1887 do giáo dân giáo xứ Hội Yên (Nghi Lộc, Nghệ An) di cư lên đây, và điểm gốc của giáo xứ này lại
là giáo xứ Kẻ Trầu (Đô Lương, Nghệ An)
Cuối thế kỷ XIX, triều Nguyễn thực hiện bắt đạo, biện pháp được sử dụng chủ yếu tại miền Trung là “phân tháp”, chia để trị Triều đỡnh đưa giáo dân từ vùng này sang vùng khác sống để tránh tụ tập, dễ hỡnh thành bạo loạn Tuy nhiờn, mặt trỏi của hỡnh thức này sớm xuất hiện Giỏo dõn di cư khắp
Trang 17nơi, kéo theo đó là song song hai sự kiện, truyền giáo và mâu thuẫn lương giáo tăng mạnh
Lúc bấy giờ, làng Bảo Nham đó cú dõn cư không theo đạo định cư từ lâu Sau nhiều cuộc tranh chấp giữa tỡm và duy trỡ chỗ sinh tụ, với sự hẫu thuẫn của hai anh em giỏo sĩ thừa sai nổi tiếng người Pháp Adolphes Klinger (biệt hiệu: cố Thông) và Luis Klinger (biệt hiệu: cố Thái), dân theo đạo dành được ưu thế Dân gốc Bảo Nham rời làng, sang những vùng đất lân cận đó sinh sống Một số vẫn cố bám làng nhưng ra sống ở rỡa làng Từ đó, giáo dân chiếm phần đông ở làng này
Tương truyền, trong một lần xung đột, giáo dân ở Bảo Nham lúc đó đó trốn chạy hết vào một cỏi hang trong lốn đá ở cuối làng, chờ được giải thoát Tại đây, thừa sai A Klinger đó dõng khấn nguyện sẽ xõy dựng một nhà thờ
và một đường thánh giá bằng đá đẹp nhất để tạ ơn, nếu trời làm mưa dập tắt được ngọn lửa đang đốt ngoài lèn Mọi việc diễn ra đúng y nguyện đó Về sau, ông và em trai đó sống chết ở đây, thực hiện lời hứa đó Mộ hai giáo sĩ này hiện cũn lưu ở khu mộ nhà thờ Bảo Nham
Với uy tớn của hai vị giỏo sĩ này, Bảo Nham nhanh chóng trở thành một làng Công giáo có tiếng Nơi đây trở thành trung tâm tôn giáo của cả một vùng rộng lớn Làng Bảo Nham là trung tâm hành chính của giáo họ Bảo Nham Giáo họ này cùng với các giáo họ Tân Phong, Mỹ Khánh, Thịnh Đức, Yên Hội trực thuộc giáo xứ mang tên của chính làng Bảo Nham Và cái tên Bảo Nham cũng được đặt cho một trong mười bốn giáo hạt thuộc giáo phận Vinh (bao gồm toàn bộ địa lý từ Thanh Hóa đến Quảng Bỡnh), mà trong đó Bảo Nham là trung tâm
Sau hũa bỡnh lập lại, đời sống dân cư trong vùng dần ổn định Số dân làng Bảo Nham tăng nhanh Ngôi làng nằm trên một quả đồi rộng, biệt lập bởi đường xá và đồng ruộng; vỡ vậy, mật độ dân số nhanh chóng trở nên rất đông, dân nhập cư nhiều, xuất cư ít Các nóc nhà san sát nhau trên những con đường ô bàn cờ là hỡnh ảnh quen thuộc ở Bảo Nham hiện nay Từ Quốc lộ 7 vào làng cú hai lối đi song song nhau Một lối phía trên, chạy qua nhà xứ,
Trang 18quanh vào nhà thờ Bảo Nham Một lối ở cuối làng, chạy thẳng vào lèn Đức
Mẹ Trong làng, nhiều con đường chạy song song nhau, hoặc cắt vuông góc nhau, cư dân sống suốt dọc những con đường khá chật chội đó
Với lịch sử như trên, hiện nay, Bảo Nham là một làng gần như toàn tũng Cư dân không theo đạo sống sát kề nhau ở sát đường quốc lộ 7 Phần cũn lại của ngôi làng là nơi sinh sống của giáo dân Bảo Nham Theo thống kê cuối 2007, dân làng Bảo Nham là 1914 người, tất cả 382 hộ, mật độ dân số là
3358 người/km2
Bảng 1: Tỡnh hỡnh dõn cư
Số dõn Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%)
(Nguồn: Thống kê của Ban hành giáo Bảo Nham năm 2007)
Dân Bảo Nham hiện nay có hai nguồn gốc chính, như đó cú dịp trỡnh bày ở trờn Dõn bờn lương có cha ông là dân gốc Bảo Nham Dân bên đạo là dân di cư từ giáo xứ Hội Yên (Nghi Lộc) lờn Về họ tộc mà núi, khụng cú nhiều dũng họ ở làng Bảo Nham
Cư dân bên lương có hai họ là Nguyễn Danh và Trịnh Xuân Họ Nguyễn Danh là họ lâu đời nhất của cả xó Bảo Thành Dũng họ này nổi tiếng với ụng quan Nguyễn Tướng Công (sau họ Nguyễn Tướng đổi sang thành họ Nguyễn Danh), từng được vua Minh Mạng phong chức Tán trị công thần đô chỉ huy sứ (1825)(1) Họ Nguyễn Danh cú nhà thờ họ ở xúm 10, xó Bảo Thành Hằng năm cứ ngày 16 tháng Ba âm lịch, họ lại tổ chức bữa cơm cúng
tổ tiên Cũn họ Nguyễn Xuõn vốn gốc là người theo đạo Bốn đời về trước, có một người thuộc họ này do mâu thuẫn riêng trong gia đỡnh mà cải đạo, đổi cả
1
Gia phả dũng họ Nguyễn Danh, do ụng Nguyễn Danh Tuệ (chủ tịch UBND xó Bảo Thành) cung cấp tư liệu.
Trang 19họ gốc vốn là Nguyễn Đỡnh Về sau, mới cú họ Nguyễn Xuõn khụng theo đạo ở Bảo Nham
Bảng 2: Tỉ lệ dân cư theo giới
(Nguồn: Thống kờ của UNBD xó Bảo Thành năm 2007)
Cư dân bên đạo ở Bảo Nham có các họ: Nguyễn Minh, Nguyễn Đỡnh, Nguyễn Đức, Nguyễn Trung, Nguyễn Văn, Trần Văn, Trần Đức, Trần Quang, Đinh Công, Đinh Văn, Phạm Công, Phạm Văn, Phạm Đức Nguồn gốc của các họ này đều xuất xứ từ Nghệ An, chủ yếu là từ Nghi Lộc và Đô Lương
(Nguồn: Thống kờ của UNBD xó Bảo Thành năm 2007)
Ngoài cỏc gia đỡnh mà phụ nữ đồng chủ hộ, có một số gia đỡnh cỏ biệt Đó là những gia đỡnh phụ nữ đơn thân, phụ nữ hoặc đàn ông góa bụa Xét trên tổng thể, số phụ nữ đảm nhiệm vai trũ lao động chính trong gia đỡnh nhỉnh hơn đàn ông 4%
Đối với một làng gần như toàn tũng như Bảo Nham, cơ cấu tổ chức làng xó gắn liền với cơ cấu tổ chức tôn giáo Người đứng đầu làng, chịu trách nhiệm các vấn đề đối ngoại với cấp xó trở lờn, cũng là người đứng đầu Ban hành giáo giáo xứ
Trang 20Nhưng tất nhiên, giữ vai trũ quan trọng nhất trong làng Bảo Nham vẫn
là linh mục quản xứ Như đó núi trờn, vị linh mục này đồng thời là linh mục quản cả một giáo hạt khá lớn Vỡ vậy, người này thường được tũa giỏm mục giỏo phận Vinh lựa chọn khỏ kỹ càng Bờn cạnh đó, các nữ tu dũng Mến Thỏnh Giỏ ở Bảo Nham cũng hỗ trợ nhiều cho hoạt động thực hành tôn giáo
ở đây
Phũ tỏ cho linh mục, quan trọng nhất, là Ban hành giỏo Ban hành giỏo
là cầu nối giữa linh mục với giỏo hữu, giữa làng với xó Ban hành giỏo thường có năm người Đứng đầu là chủ tịch (trước đây thường gọi là Trùm), rồi đến phó chủ tịch, và ba ủy viên đảm trách thư ký, thủ quỹ, tổ chức Mọi hoạt động tôn giáo trong làng đều do Ban hành giáo đứng ra tổ chức, lo liệu
Không chỉ bao quát việc đạo, Ban hành giáo cũn cú nhiều trỏch nhiệm với cư dân trong đời sống thường nhật Khi nhà ai có khó khăn cần giúp đỡ, nơi đầu tiên họ phải báo là Ban hành giáo Khi nhà ai có lễ mừng, họ cũng làm vậy Khi phát sinh mâu thuẫn giữa các thành viên trong cộng đồng, hoặc giữa các hộ gia đỡnh, lời khuyờn răn, hướng giải quyết mà Ban hành giáo đưa
ra thường rất được tôn trọng tuân theo Trách nhiệm của Ban hành giáo rất lớn, vừa phải đáp ứng những kiến nghị của linh mục quản xứ, vừa phải góp phần quan trọng giải quyết những khúc mắc trong dân chúng
Sau Ban hành giỏo, trong làng có nhiều tổ chức hội được thành lập với mục đích củng cố đời sống tín ngưỡng và hỗ trợ nhau trong công việc Quan trọng nhất là các hội: hội Phụ nữ, hội Phan Sinh, hội Tận Hiến, hội Bác ái, hội Giáo lý, hội Kốn, hội Thỏnh ca, ban Trang trớ Hội được tổ chức dựa trên nhiều tiêu chí Tiêu chí về giới tính, về hoạt động tôn giáo chung, về nhu cầu tâm linh, ngâm nguyện, về hỗ trợ, tương ái lẫn nhau Các hội được tổ chức dưới sự đồng tỡnh, giỏm sỏt của Linh mục và Ban hành giỏo
Hội Phụ nữ là một hội lớn, thu hút tất cả giới nữ trong làng khoảng trên
16 tuổi bắt đầu tham gia Mục tiêu của Hội là để tiếp thu, thực hiện tất cả các chỉ thị, hoạt động của Hội Phụ nữ các cấp trên rót xuống Trên mục tiêu chung đó, hội Phụ nữ có mục tiêu thiết thực là giúp đỡ lẫn nhau, nhất là giúp
Trang 21đỡ những phụ nữ có gia đỡnh cũn khú khăn Đây là hội có gắn bó sâu sắc nhất với quá trỡnh biến đổi đời sống của phụ nữ nói riêng, cư dân làng Bảo Nham nói chung
Hội Tận hiến là hội dành riờng cho nữ giới của làng Bảo Nham Từ cỏc
em bé nhỏ tuổi đến các bà cụ đều có thể vào hội Mục tiêu chính của hội này
là cầu nguyện, và dâng lũng thành tõm Vỡ vậy những người tự thấy mỡnh cú
đủ thời gian, có quan tâm, không lỗi đạo thỡ đều có thể tham gia Nữ giới ai cũng có thể vào hội, tuy nhiên khụng phải ai cũng vào, vỡ nhiều người tự cho rằng mỡnh vẫn cũn chưa đủ ngoan đạo để được tham gia hội Tận hiến Đứng đầu hội là một người phụ nữ được nể trọng trong làng Hoạt động chủ yếu của hội tập trung vào việc đọc kinh, tỡm hiểu kinh thỏnh, trao đổi và trau dồi lẫn nhau, giáo dục giới trẻ Hầu như trưa nào hội này cũng lên lèn Đức Mẹ đọc kinh
Hội Phan Sinh (cách phát âm Việt của tên Thánh Fansisco Xavier - được xem là một vị thánh có công truyền đạo phương Đông đó tử đạo ở Việt Nam) cũng là một hội chỉ của riêng phụ nữ trong làng Bảo Nham Đối tượng của hội thu hẹp hơn, những người tham gia hội phải đó lập gia đỡnh và vẫn cũn tham gia hoạt động kinh tế Khác với hội Tận hiến, hội này xuất hiện không lấy việc đọc kinh làm mục đích chính Chủ yếu những người trong hội trao đổi với nhau về tỡnh hỡnh lao động sản xuất, những khúc mắc đời sống gia đỡnh, tỡm kiếm lời khuyờn, giải phỏp, sự hỗ trợ lẫn nhau Những người đứng đầu hội cũn tổ chức cỏc buổi học theo nhiều chủ đề thường thức nhằm
hỗ trợ phụ nữ trong làng và cả các làng lân cận các vấn đề trong cuộc sống Những người học khá cũn được cử về trường giáo lý Xó Đoài, trụ sở của giáo phận Vinh, học tập để về truyền đạt lại cho mọi người Đứng đầu hội Phan Sinh là một người phụ nữ có học thức trong làng
Hội Bác ái là hội chung của cả làng, không phân biệt giới, tuổi tác tham gia Nhiệm vụ quan trọng nhất của hội là thăm nom động viên những gia đỡnh cú hoàn cảnh khú khăn, hoặc đạt được những thành tích đặc biệt Mỗi
Trang 22tháng hội viên lại đóng góp một khoản tiền rất nhỏ làm quỹ chi phớ cho những việc kể trờn
Hội Giỏo lý là hội của cỏc thầy cụ dạy giỏo lý trong làng Do tớnh chất quan trọng của giỏo họ Bảo Nham với toàn vựng lõn cận, đặc biệt là do có trường học khang trang, đây là nơi trẻ em từ nhiều làng đến học, khụng riờng Bảo Nham Vỡ thế, lượng giáo viên dạy giáo lý trong làng khỏ đông, tạo thành một hội, thường cùng nhau lo lắng các việc đạo trong làng
Hội Kốn là một hội của riờng nam giới Vỡ ở Bảo Nham cú rất nhiều ngày lễ trọng của riờng trong làng, cả của các vùng lân cận, Ban hành giáo đó quyết định thành lập một hội Kèn khá đông Hội này có nhiều người tham gia
kể cả trẻ lẫn trung tuổi, ngoài giờ tập luyện và biểu diễn, họ giúp đỡ nhau các vấn đề trong cuộc sống Hội Thánh ca cũng tương tự như hội này, chỉ khác ở điểm hội Thánh ca có cả nam lẫn nữ tham gia, và nhiệm vụ của hội là hát Thánh ca trong các dịp quan trọng
Ban Trang trớ Bảo Nham bao gồm cả nam và nữ, tuy nhiờn nam là chủ yếu Ban này chuyờn trỏch nhiệm vụ trang trớ nhà thờ, cỏc khu vực thờ tự trong những ngày lễ Nhiệm vụ này được xem là rất quan trọng với các ngày
lễ, vỡ thế phải thành lập một ban riờng Ban này thường thành lập do cắt cử,
cứ mỗi năm lại cắt cử lại trong dân làng, từ những người có điều kiện tham gia hoặc chưa tham gia những năm trước vào ban
Đối với một làng nhỏ như Bảo Nham, số hội như vậy là khá nhiều Trong làng, các hội này có vai trũ đáng kể đối với cuộc sống của mỗi cá nhân Các hội đều có một ban đứng đầu bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, và hai ủy viên Những người đứng đầu hội là những người có tiếng nói trong cộng đồng, được tôn trọng và là người chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động bên giáo Họ được mời kính các ngắm (hỡnh thức hỏt ngõm kinh thỏnh trước cộng đồng) trong các ngày lễ lớn ở giáo xứ Bên cạnh đó, các hội này cũn cú vai trũ riờng trong cỏc hoạt động kinh tế, hỗ trợ đời sống của giáo dân trong làng
Trang 23Nói đến hoạt động kinh tế của một làng Công giáo cần phải nói đôi lời
về sinh hoạt tôn giáo và văn hóa trong chiều kích tương tác qua lại Văn hóa
và kinh tế trên một địa bàn luôn có quan hệ qua lại lẫn nhau
Đối với người dân theo đạo, điều chính yếu phân biệt họ với dân bên lương là sinh hoạt tôn giáo Cũng như giáo dân khắp nơi ở Việt Nam, giáo dân Bảo Nham có riêng lịch phụng vụ, và họ thực hiện đầy đủ các lễ thức trong đó
Thường tỡnh mà cũng là chớnh yếu nhất trong năm phụng vụ của giáo dân là việc đọc kinh đầu hôm sớm mai (chiều tối và tinh sương) tất cả các ngày trong năm Đọc kinh buổi tối bắt đầu từ 7 giờ, sau bữa cơm chiều của giáo dân Sau khi cầu kinh hơn một giờ, họ có buổi lắng nghe, trao đổi những vấn đề về đạo (phụng vụ, giảng kinh…), cũng như đời (lối sống, lao động, khen thưởng, phê bỡnh…) với linh mục và giỏo hữu Đêm nào cũng vậy, sinh hoạt này kéo dài chừng 2 - 3 giờ Đọc kinh buổi sáng bắt đầu từ 4 giờ và cũng đọc trong khoảng một tiếng Tuy nhiên, buổi sáng không có sinh hoạt trao đổi
Đây có thể nói là hỡnh thức sinh hoạt làng xó đặc biệt Tất cả mọi người, dù không có chế tài nào, đều tự nhận thức nghĩa vụ tham gia, bất kể lứa tuổi và giới tính, bất kể thời tiết mưa nắng hay nóng lạnh Giáo dân lên nhà thờ đều đặn hay không góp phần đánh giá ý thức và đạo đức, cũng như xác định vị trí của họ trong cộng đồng
Ngoài đọc kinh đầu hôm sớm mai thường nhật, giáo dân Bảo Nham cũn tổ chức đọc kinh theo tổ (tổ dân trong làng), đọc kinh theo hội (các hội đoàn của giáo dân), đọc kinh trên lèn (trưa thứ sáu hằng tuần, giáo dân thường tập trung đọc kinh trên lèn Đức Mẹ - danh thắng đặc biệt của họ)… Trong đọc kinh, quan trọng nhất là đi lễ ngày Chủ nhật
Với đời sống của giáo dân, năm phụng vụ luôn được ghi nhớ cẩn thận
“Năm phụng vụ Công giáo được tính theo Tây lịch Theo quan niệm Công giáo, trong chu kỳ một năm giáo hội diễn ra toàn bộ màu nhiệm Chúa Ki Tô (sinh, truyền đạo, lập giáo hội, chịu chết, phục sinh, trở về trời) và kính nhớ
Trang 24các ngày sinh trên trời của các thánh Trong chu kỳ một năm giáo hội chia ra các mùa, mỗi mùa có những Chúa nhật và mỗi Chúa nhật là một ngày phụng vụ.” [10;49]
Trong năm phụng vụ có các mùa là: mùa Phục sinh, mùa Vọng, mùa Giáng sinh, mùa thường niên Mỗi mùa đều có nhiều mốc kỷ niệm riêng được giáo dân lưu giữ trong các hỡnh thức tế lễ
Mùa Phục sinh là mùa đặc biệt nhất của giáo dân, vỡ được xem là mùa tưởng niệm đường thương khó của Chúa Giêsu, với một loạt những ngày lễ như: Tuần Chay, Lễ Tro, Chúa nhật Lễ lá, Tuần Thánh, Tam nhật Vượt qua, Phục sinh, Chúa Giêsu lên trời, Chúa Thánh thần hiện xuống Mùa Vọng thường là mùa làm việc bác ái Mùa thường niên được chia làm hai phần trong năm, xen kẽ giữa mùa Phục sinh với mùa Vọng, và xen kẽ giữa mùa Giáng sinh với mùa Phục sinh Lễ đẹp nhất trong mùa thường niên là lễ mùa hát dâng hoa Đức Bà, tổ chức vào tháng Năm, rất được trang hoàng
Trong số đó, Bảo Nham có các ngày lễ trọng là:
1 Lễ Giỏng sinh (25/12)
2 Lễ Phục sinh (Chủ Nhật cuối tháng Ba hoặc đầu tháng Tư)
3 Lễ Chỳa Giờsu lờn trời (sau lễ Phục sinh 40 ngày)
4 Lễ Chỳa Thỏnh thần hiện xuống (sau lễ Chỳa Giờsu lờn trời 10 ngày)
5 Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời (ngày 15/8)
6 Lễ cỏc thỏnh (1/11)
Tuy nhiên, cũng như mọi làng Công giáo, những ngày quan trọng nhất với Bảo Nham là lễ thánh quan thầy và chầu lượt Lễ thánh quan thầy được xem là ngày hội của làng (tương tự như hầu hết các làng ở Việt Nam đều có, bất kể lương giáo) Trong đó, thánh quan thầy được giáo dân xem như thành hoàng làng, người khai sinh hoặc bảo trợ yên bỡnh cho đời sống dân làng Với Bảo Nham, thánh quan thầy là Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
Trang 25Ngày lễ thánh quan thầy của Bảo Nham là ngày 8 tháng Mười hai hằng năm Năm nào lễ hội này cũng được tổ chức rất rầm rộ với nghi thức quan trọng nhất là nghi thức rước kiệu Santi đi vũng quanh làng
Lễ chầu lượt là lễ ấn định với các giáo xứ í nghĩa là cỏc giỏo xứ thay phiờn nhau chầu Mỡnh Thỏnh Và cũng đồng thời, thay phiên nhau làm tiệc đói đằng bằng hữu tứ xứ Với giáo dân, ngày này cực kỳ quan trọng Cho dù điều kiện kinh tế ra sao, họ cũng phải làm cơm mời họ hàng, bè bạn ở các giáo xứ khác đến ăn Thông thường mỗi gia đỡnh làm giao động từ 10 đến 50 mâm cơm, tùy số khách Để rồi đến lễ chầu lượt ở giáo xứ của những vị khách đó, họ đương nhiên, sẽ được mời tham dự
Bên cạnh năm phụng vụ, việc thực hành các bí tích cũng được thực hiện khá nghiêm túc trong cộng đồng giáo dân Bảo Nham Các bí tích đó bao gồm: Thánh tẩy, Thêm sức, Thánh thể, Hũa giải, Xức dầu, Truyền chức, và Hụn phối
Học giáo lý cũng được đề cao coi trọng Chỉ một làng nhỏ, nhưng Bảo Nham có một ngôi trường hai tầng gồm 8 lớp khang trang dành riêng cho trẻ
em học giáo lý Từ khi sinh ra đến tuổi thanh niên, một người theo Công giáo phải học cỏc lớp giỏo lý bắt buộc là: đồng cỏ non, sơ cấp, căn bản, kinh thánh, vào đời, tiền hôn nhân Với những cặp vợ chồng kết hôn có một thành phần ngoại đạo thỡ phải học thờm lớp về tụn giỏo, kộo dài trong khoảng một thỏng Sau khi kết thỳc một lớp, học sinh phải thi, nếu qua mới tiếp tục học lên, chưa qua phải học lại trỡnh độ đó Việc học giáo lý được tổ chức vào buổi tối Hầu như tối nào trẻ em cũng phải đi học giáo lý
Các hoạt động tôn giáo dày đặc chiếm một lượng thời gian và sức lực hoạt động rất lớn trong năm Hơn thế, hoạt động tôn giáo thường không theo
hộ gia đỡnh, mà theo từng cỏ thể, nghĩa là ai cũng cú trỏch nhiệm tham gia hoạt động tôn giáo, ai cũng có vai trũ phụng vụ riờng của mỡnh Việc học giỏo lý, việc đọc kinh thánh, việc tổ chức và tham gia các lễ trọng đều cần nhiều điều kiện đũi hỏi sự gúp sức của toàn thể giỏo dõn Với những vấn đề như vậy, mối quan hệ qua lại giữa sinh hoạt tôn giáo và hoạt động kinh tế
Trang 26được thể hiện rất sâu sắc Những tác động qua lại này ngày càng có ảnh hưởng đến đời sống của cư dân trong làng Về điều này sẽ được bàn đến cụ thể ở những chương sau
Bộ phận dân ngoại đạo thỡ vẫn cú cuộc sống khỏ độc lập với dân theo đạo Họ không tham gia vào các hoạt động tôn giáo của giáo dân, trừ những ngày lễ lớn vui tươi như Giáng sinh, hội múa hát dâng hoa tháng Năm… Trong những ngày như vậy, người dân bên lương cũng rủ nhau lên nhà thờ xem lễ, vui chơi Hoặc trong những dịp lễ thánh quan thầy hoặc chầu lượt, họ cũng có thể được mời tham dự với các gia đỡnh theo đạo nến có quan hệ bằng hữu gần gũi Ngược lại, trong những ngày dỗ chạp, hội làng của dân bên lương cũng hoàn toàn có thể có sự góp mặt của giáo dân Tuy nhiên, số đó không nhiều Về cơ bản, các hoạt động trong năm phụng vụ của giáo dân ít liên đới tới đời sống của người dân không theo đạo của làng Bảo Nham
1.1.3 Tình hình kinh tế
Những năm gần đây làng Bảo Nham được đánh giá là một trong những làng có tốc độ phát triển kinh tế khá cao của xó Bảo Thành núi riờng, huyện Yờn Thành, tỉnh Nghệ An núi chung Tuy nhiờn, một thời gian dài trước đây, cuộc sống của người dân cũn rất nhiều vất vả, bữa cơm phải lo từng ngày Tuy rằng hiện nay, đời sống chưa phải là giàu có, nhiều hộ cũn gặp khú khăn, nhưng đó cú nhiều khởi sắc
Trong hoạt động kinh tế của làng Bảo Nham, có các ngành chớnh là buụn bỏn và nụng nghiệp Ngoài ra cũn cú một số ngành phụ khỏc như làm thuê, ngành phi sản xuất Tuy nhiên, nông nghiệp và buôn bán chiếm tỉ trọng lớn nhất trong làng Hiện nay, kinh tế Bảo Nham đó cú rất nhiều thay đổi so với khoảng 10 năm về trước, chưa kể tới xa hơn, khi mà hầu hết các ngành sản xuất đều đỡnh đốn
Nông nghiệp truyền thống
Trang 27Hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng bậc nhất với cư dân vùng nông thôn này Tuy nhiên, một thời gian dài trước đây, nông nghiệp dường như tồn tại rất leo lét Đó là một phần của lịch sử Bảo Nham
Khi những giáo dân di cư từ Hội Yên tới đây lập làng, những cuộc tranh chấp xảy ra liên miên, như đó từng nhắc đến ở trên Rất lâu sau, giáo dân Bảo Nham mới ổn định được đất sinh tụ Với đất làm nông nghiệp cũn mất nhiều thời gian hơn về sau Nhiều năm trường giáo dân không có đất canh tác, cùng với những tác động khác của lịch sử, nền nông nghiệp hầu như không tồn tại ở đây Để có được điều kiện đất đai ổn thỏa như hiện nay, đó là
cả một chặng đường dài, đi song song với từng giai đoạn cách mạng của vùng đất Xô Viết này
Với đặc điểm đó, nông nghiệp của làng Bảo Nham đó trải qua rất nhiều tao đoạn khó khăn Để có cái ăn, dân trong làng đó phải đi cày thuê cuốc mướn, chờ đến mùa để làm công cho các gia đỡnh rộng đất thiếu người Tuy nhiên, việc này cũng không phải dễ kiếm Cái đói thường xuyên rỡnh rập, người dân phải nghĩ ra mọi phương kế để sống được Trong cuộc sống khốn khó đó, mọi người trong làng, đặc biệt là phụ nữ đó phải tỡm những nghề khỏc để sinh nhai Những khó khăn này cho đến nay, khi điều kiện đó được khắc phục, vẫn để lại rất nhiều tác động xấu Trong quá trỡnh đó, những nỗ lực hỗ trợ từ phía các cấp chính quyền, đặc biệt hỗ trợ người phụ nữ đó gúp phần giỳp giải quyết khú khăn
Hiện nay khi đất đai đó được đưa về xó quản lý, phõn chia đến các hộ theo số khẩu Cứ mấy năm lại dồn ruộng đổi thửa một lần, ai ruộng xấu, ở xa thỡ được nhận nhiều hơn, ai ruộng đẹp, ở gần được nhận ít hơn Việc chia ruộng diễn ra dân chủ, dân làng hầu như không cũn thắc mắc về ruộng đất nông nghiệp nữa Bỡnh quõn đất nông nghiệp của cư dân Bảo Nham vào khoảng 1 sào Trung bộ (tương đương 500 m2) Nhờ vào điều kiện này, nền nông nghiệp của làng bắt đầu phát triển
Cũng như trồng trọt, một thời gian dài, chăn nuôi hầu như không tồn tại
ở Bảo Nham Dân không có vốn, thậm chí không xoay xở được giống để
Trang 28nuôi Đời sống của người dân rất vất vả, hầu như không có thực phẩm cho bữa ăn Khi không có trồng trọt, chăn nuôi trở nên gần như không thực hiện được Tuy nhiên khi đời sống xó hội trong làng ổn định hơn, kinh tế dễ thở hơn, Bảo Nham đó bắt tay vào chăn nuôi khá mạnh
Buôn bán trao đổi
Buôn bán, trái ngược với nông nghiệp, đó luụn là cơ sở tồn tại của cư dân Bảo Nham trong suốt nhiều năm tháng trước Có điều đó là do nông nghiệp không phát triển, người dân buộc phải tỡm một kế sinh nhai khỏc
Lúc bấy giờ do mâu thuẫn lương giáo cùng với nhiều vấn đề xó hội khỏc, việc ổn định cuộc sống ngay tại quê hương là rất khó khăn Giáo dân Bảo Nham nhiều người bứt ra khỏi làng, lang thang tỡm mối buụn bỏn kiếm sống Họ buụn bỏn ở bất kỳ vựng nào cú thể, bất kỳ mặt hàng nào cú thể, dự
là dầu hào mắm muối, hàng xộn, rau cỏ, thuốc thang, quần ỏo… Buụn bỏn gặp khụng ớt khú khăn, lại là một nghề mà xó hội lỳc bấy giờ khụng coi trọng Tuy nhiên, xác định đó vẫn là cách kiếm sống khả dĩ nhất, dân Bảo Nham kể cả đàn ông lẫn phụ nữ vẫn kiên nhẫn với nghề buôn Dần dần, nhờ chịu khó đi, chịu khó tỡm mối hàng, sẵn sàng chấp nhận cả thua lỗ, họ đó làm chủ được thị trường, và nổi tiếng là những người khéo léo thương mại Dân khắp các huyện lân cận đều cần hàng hóa của họ Đứng trước điều kiện đó, họ
đó xõy dựng chợ, đặt tên ban đầu là chợ Khe, sau đổi thành chợ Bỗng
Trước đây chợ nằm ngay bên mé làng Bảo Nham Nhưng sau do nhu cầu mở rộng chợ và thu hồi đất trồng trọt, chợ được chuyển ra đường cái, nơi giao điểm của quốc lộ 7A và tỉnh lộ 534 Như vậy, bản thân chợ Bỗng vốn do người dân Bảo Nham xây dựng mà có Về sau chuyển sang làng khác, tuy nhiên vẫn gần sát Bảo Nham Vỡ thế, dự hiện nay chợ thuộc quản lý của xó nhưng dân làng Bảo Nham vẫn có những ưu tiên nhất định Toàn bộ khu chợ
có 130 gian hàng, được mua thầu với giá hiện nay trung bỡnh gần 10 triệu mỗi gian
Chợ Bỗng từ lâu đó là đầu mối thương nghiệp của cả bốn huyện lớn thuộc Nghệ An: Nghi Lộc, Yên Thành, Đô Lương, Diễn Châu Các huyện này
Trang 29tạo thành một vùng đồng bằng trù phú nhất trong tỉnh, lấy quốc lộ 7A và tỉnh
lộ 534 làm các tuyến giao thương chính Nhờ có chợ này, những kinh nghiệm
và tiếng tăm truyền qua nhiều thế hệ, và nhờ vào những hỗ trợ, những điều kiện xó hội mới, đến nay, buôn bán đó trở nờn khỏ phỏt triển, gúp phần khụng nhỏ vào đời sống dân cư
Cũng như nhiều vùng quê khác ngày nay, thanh niên Bảo Nham nhiều người cũng muốn đi làm ăn xa Họ có thể vào Nam làm công nhân, xuống Vinh học nghề, hay đi bất kỳ đâu làm thuê làm mướn Họ đi vỡ nhiều lý do,
cú thể do cần thờm thu nhập cho gia đỡnh, cú thể vỡ muốn thay đổi điều kiện sống đó quỏ quen thuộc, cũng cú thể vỡ hy vọng học được nghề để làm giàu… Tuy nhiên, số thanh niên rời làng không nhiều như các làng khác vỡ cụng việc cú khả năng cho thu nhập trong làng khác dồi dào 90% thanh niên rời làng đi làm ăn xa là nam
Một bộ phận giáo dân Bảo Nham hầu như tách rời khỏi lao động sản xuất, đó là giáo viên của trường giáo lý Bảo Nham, và những người phục vụ nhà thờ Họ được trả lương để dạy, tổ chức thi cử, chấm bài cho học sinh trong làng Như đó núi từ trước, làng này có một trường giáo lý rất khang trang, rộng rói Bảo Nham là trung tõm của cỏc một vựng giỏo, học sinh từ
Trang 30khắp nơi đổ về đây học Học sinh học miễn phí, coi như bổn trách Giáo viên được trả lương theo quy chế riêng của giáo hội Họ cũn thường xuyên được mời đi giảng ở các vùng khác Thu nhập của họ khá ổn định
Bên cạnh đó, làng này có một số người chuyên phục vụ cho nhà thờ, nhà xứ, và các cảnh quan Họ lo vấn đề sinh hoạt cho linh mục, quản lý vườn nhà xứ rộng lớn và các khoản thu nhập từ đó, bán các đồ lưu niệm ở lèn Đức
mẹ cho du khách thập phương, chăm sóc các linh mục về đây trong mùa Chay, dọn dẹp nhà thờ trước các thánh lễ… Có một số nữ tu chuyên lo việc chăm sóc trẻ em trong làng ở nhà trẻ Bảo Nham, và coi sóc một cửa hàng thuốc Tất cả hoạt động này đều thuộc về quản lý của nhà thờ Và những người tham gia vào đó được nhận một phần hoa lợi
1.2 Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
1.2.1 Các khái niệm
Khái niệm giới
Khi đặt ra một nghiên cứu về phụ nữ thỡ đó là cú sự liờn quan đến giới Tuy nhiên, giới không đồng nghĩa với giới tính, cũng không đồng nghĩa với phụ nữ Quan điểm nhầm lẫn về những đồng nghĩa trờn hiện vẫn cũn tồn tại Chỳng tụi xin trớch dẫn ra đây một định nghĩa khái niệm giới mà chúng tôi chia sẻ, “Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa vị xó hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xó hội cụ thể Núi cỏch khác, nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ các giác độ xó hội.” [15;25]
Như vậy nghiên cứu về giới là nghiên cứu về mối quan hệ xó hội giữa nam giới và phụ nữ, chứ khụng phải nghiờn cứu riờng biệt một trong hai đối tượng này Từ việc đánh giá được những điểm giống, khác trong quan niệm, hành vi của phụ nữ và nam giới, để có thể giải quyết được những yêu cầu cuộc sống, khiến cho mọi người có thể phát huy được bản thân cao nhất Đánh giá được mối quan hệ và tương quan xó hội gúp phần giải quyết những bất cập giữa nam và nữ, đưa xó hội tiến bộ hơn
Trang 31Khái niệm định kiến giới
“Định kiến giới được hiểu là những thái độ được tạo ra dựa trên một sự khái quát hóa mang tính tuyệt đối và những ấn tượng xấu để phân biệt giữa nam và nữ Định kiến giới nảy sinh dựa trên những cảm nhận không có cơ sở chắc chắn, tập hợp các quan niệm, ý kiến, niềm tin hoặc biểu tượng có tính chất rập khuôn và đơn giản hóa quá mức về những đặc điểm bề ngoài, thái độ
và hành vi ứng xử xó hội, những ấn tượng xấu… về phụ nữ và nam giới.” [15;281]
Phụ nữ và nam giới cú sự khỏc biệt nhau rừ rệt theo cỏc yếu tố tự nhiờn Nhưng chính vỡ sự khỏc biệt đó, nhiều người vẫn quen dùng định kiến
để dự đoán và phản ứng lại với hoạt động của người khác ngay cả với những người mà họ chưa hiểu biết nhiều Cú nghĩa là trong nóo bộ đó hỡnh thành một thứ chuẩn mực và cho mọi hoạt động con người vào chuẩn mực đó mà không cần xem xét trường hợp cụ thể Chính vỡ thế, phụ nữ và nam giới chưa được đánh giá đúng đắn cũng như chưa được tự do phát huy hết bản năng lẫn tiềm lực của mỡnh
Khỏi niệm bỡnh đẳng giới
“Bỡnh đẳng giới là tỡnh hỡnh lý tưởng trong đó phụ nữ và nam giới được thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau, cùng
có các cơ hội để phát triển đầy đủ tiềm năng của mỡnh, để tham gia, đóng góp, hưởng thụ bỡnh đẳng từ các kết quả đó.” [15,281]
Như vậy, bỡnh đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới có vị thế bỡnh đẳng trong xó hội Phụ nữ và nam giới khụng cần phải giống nhau, mà những điểm tương đồng và khác biệt của họ được coi trọng như nhau Và quan trọng hơn cả trong bỡnh đẳng giới đó là phụ nữ cũng như nam giới được phát huy hết khả năng của mỡnh, và xứng đáng nhận được thành quả của họ thông qua
sự phát huy đó
Khỏi niệm nghốo
Trang 32Nghèo chỉ sự thiếu cơ hội để có thể sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định
Những tiêu chuẩn này được quy định dựa trên điều kiện riêng của từng địa phương Hiện nay, chuẩn nghèo của thế giới quy định là với những quốc gia có thu nhập bỡnh quõn hàng năm dưới 735 USD Như vậy, với thu nhập hiện nay, Việt Nam chưa vượt qua chuẩn nghèo
Việt Nam có chuẩn nghèo riêng dựa trên điều kiện của nước ta Trước năm 2000, quy định chuẩn nghèo với khu vực miền núi, nông thôn, thành thị lần lượt là thu nhập 45000 đồng, 70000 đồng và 100000 đồng trên đầu người mỗi tháng Sau năm 2000, lần lượt là 80000 đồng, 100000 đồng và 150000 đồng Chuẩn nghèo mới ban hành vào từ năm 2006 điều chỉnh thành 200000/người/tháng với nông thôn và 260000/người/tháng với thành thị
Dự kiến năm 2009, Chính phủ Việt Nam sẽ công bố chuẩn nghèo mới
là 12 triệu/người/năm
Khái niệm xóa đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam
Cuối thập niên 80, Việt Nam bắt tay vào xóa bỏ đời sống bao cấp, sau
đó, chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng vĩ mô của Nhà nước Tuy nhiên, do chịu nhiều hậu quá lịch sử xó hội, nước ta đó đứng trước nguy
cơ của một cuộc khủng hoảng, mà đói nghèo chính là biểu hiện rừ ràng nhất Đứng trước hoàn cảnh đó, xóa đói giảm nghèo trở thành một vấn đề được quan tâm hết sức sâu sắc ngay từ đầu thập niên 90 Từ bấy tới nay, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp chung của toàn thế người dân Việt Nam
Dự kiến trong năm 2009, Chính phủ sẽ đổi tên chương trỡnh “Xúa đói giảm nghèo” thành chương trỡnh “Giảm hộ nghốo, tăng hộ khá”
Trang 331.2.2 Quan niệm về vai trò của người phụ nữ
Nói đến vai trũ của người phụ nữ trong gia đỡnh là núi đến sự phân công lao động giữa nam giới và nữ giới trong gia đỡnh và trong xó hội Sự phõn cụng này vốn gắn liền với đặc điểm giới tính và các vấn đề xó hội
Người phụ nữ, với đặc điểm tự nhiên của mỡnh, đương nhiên là người đảm nhiệm vai trũ tỏi sản xuất Cụng việc tỏi sản xuất của phụ nữ khụng chỉ bao gồm sinh con đẻ cái Công việc đó bao gồm cả chăm sóc gia đỡnh, cha
mẹ, chồng con Người phụ nữ không chỉ đảm nhiệm vai trũ sản xuất sinh học
mà cũn phải nuụi dưỡng các cá nhân khác trọn đời, đảm bảo sự kế tục xó hội
Cú điều đó là bởi người phụ nữ là người sinh con, khi ấy họ sẽ hơn ai hết biết
lo lắng cho con cái, và dẫn theo là cho tất cả người thân trong gia đỡnh Đây
là công việc cần rất nhiều thời gian cũng như lao lực, tuy nhiên, ít ai thừa nhận nó có giá trị kinh tế Người ta coi đó là việc nhẹ nhàng, liên quan tới tỡnh cảm và khụng nờn suy tớnh, vỡ thế, đó từ lõu việc nhà thường do phụ nữ phải lo lắng toàn bộ
Bên cạnh đó, người phụ nữ vẫn phải đảm bảo chia sẻ công việc sản xuất trong gia đỡnh với mức độ tương đương, thậm chí cũn cú thể nhiều hơn nam giới Điều đó vẫn cũn phổ biến trong xó hội ta hiện nay Mặc dự quan niệm đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm đang dần dần du nhập vào suy nghĩ của mọi người, nhưng với khu vực nông thôn thỡ điều đó rất xa vời Đàn bà vừa phải lo việc nhà, vừa phải cáng đáng kinh tế Trong các vùng nông thôn, người phụ nữ có thể và nhiều trường hợp là buộc phải làm được gần như mọi việc mà nam giới có thể làm, cho dù nặng nhọc
Tuy nhiên, người phụ nữ lại thường không được giữ vai trũ quyết định Điều đó gắn liền với định kiến là người phụ nữ sẽ suy nghĩ kém hơn nam giới, phải nghe lời nam giới Cho dù người phụ nữ có là tay hũm chỡa khúa, thu chi, họ cũng khụng được quyền quyết định, khi có việc gỡ đều phải hỏi ý kiến nam giới trong gia đỡnh Nếu người đàn ông đồng ý thỡ mới được thực hiện
Một định kiến khác nữa là người phụ nữ lo việc nhà cũn việc xó hội là của đàn ông Vỡ thế phụ nữ ớt khi được tham gia hoạt động xó hội, càng khú
Trang 34cú cơ hội đứng đầu một hội đoàn nào Khi có việc ở bên ngoài, đại diện gia đỡnh dường như luôn là đàn ông Người đàn ông được mặc định là tham gia việc xó hội, nờn việc gia đỡnh càng đè lên vai người phụ nữ, và rồi họ lại càng không có thời gian, tâm huyết để lo việc gỡ khỏc Nõng cao vai trũ xó hội, lónh đạo cộng đồng của phụ nữ là một nhiệm vụ bức thiết hiện nay
Theo những nhận định trên, vai trũ của phụ nữ trong xó hội là hết sức
to lớn Làm sao để phát huy tốt những vai trũ đó, đặt vai trũ đó vào một vị trí xứng đáng, chính là mục đích của các nghiên cứu hiện nay về phụ nữ
Những định kiến giới, những bất công với người phụ nữ vốn tồn tại lâu đời trong xó hội Việt Nam, cũng là một vấn đề nổi cộm ở làng Bảo Nham trong suốt nhiều thập kỷ qua
Người phụ nữ luôn luôn là một nhân công lao động chủ chốt trong gia đỡnh Tuy nhiờn, họ lại thường không được quyết định các vấn đề lớn trong gia đỡnh Ra ngoài xó hội, họ cũng hầu như chưa có tiếng nói Đặc biệt, trong sinh hoạt tôn giáo của một làng Công giáo, người phụ nữ ở đây xưa kia không
có vai trũ gỡ Họ chỉ được lên nhà thờ dự thánh lễ, cũn việc tham gia tổ chức, đóng góp cho khõu chuẩn bị thỡ người phụ nữ hầu như không được dự phần
Đó là bởi quan niệm việc làng, việc đạo, cả việc quan trọng trong gia đỡnh đều là của đàn ông Phụ nữ là người thừa hành, kẻ thực hiện lao động, chăm nom con cái là đủ
Những năm tháng kinh tế khó khăn, người phụ nữ ở đây đó phải bụn ba khắp nơi buôn bán nuôi sống gia đỡnh mỡnh Hiện nay, nếp sống văn hóa mới đang đến cùng với nỗ lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của chính bản thân người phụ nữ Tất cả tác động thay đổi mạnh mẽ quan niệm về người phụ nữ trong làng Công giáo Bảo Nham
Tiểu kết
Trang 351 Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm hàng đầu của đất nước ta Đến nay nước ta vẫn là một nước rất khó khăn, kinh tế cũn non yếu, đặc biệt là ở các vùng nông thôn Bên cạnh vấn đề phát triển kinh tế, ổn định xó hội cũng là một yờu cầu bức thiết Để đạt tới cân bằng và tiến bộ, xó hội ta phải đặc biệt quan tâm tới phụ nữ, bởi lẽ từ lâu, đây vốn là đối tượng chịu nhiều thiệt thũi Mục tiờu vỡ sự bỡnh đẳng và tiến bộ phụ nữ là mục tiờu chung cho toàn bộ xó hội, khụng riờng phụ nữ
2 Nhận thức điều đó, luận văn này tập trung vào việc tỡm hiểu hoạt
động kinh tế, xóa đói giảm nghèo của phụ nữ một làng Công giáo, thông qua
đó đánh giá những tác động ảnh hưởng tới đời sống của chính phụ nữ, và của
cả cộng đồng Với một làng Công giáo, sự biến đổi đó luôn đi kèm các vấn đề
về tôn giáo, vốn đang là vấn đề được quan tâm hiện nay
Địa điểm nghiên cứu là làng Công giáo Bảo Nham, thuộc xó Bảo Thành, huyện Yờn Thành, tỉnh Nghệ An Làng này xưa vốn toàn dân không theo đạo Nhưng sau do quá trỡnh di dõn Cụng giỏo của nhà Nguyễn, mà cú người theo đạo tới đây ở Những tranh chấp, những vấn đề lịch sử sau đó đó
để lại dấu ấn sâu đậm lên mọi cảnh trí môi trường nơi đây, và đặc biệt hơn là lên đời sống và tâm lý của giỏo dõn trong làng Hơn nữa, Làng Bảo Nham tuy không lớn lắm, nhưng đây lại là trung tâm tôn giáo (giáo hạt) của cả một vùng quan trọng xung quanh Nơi đây thường quy tụ dân theo đạo tới viếng chơi, làm lễ, và tụ hội Hoạt động tôn giáo, vỡ thế, ảnh hưởng rất sâu sắc tới cuộc sống của người dân
3 Kinh tế của làng Công giáo Bảo Nham có những nét đặc biệt riêng
Đó chính là sự đối lập giữa nền kinh tế đang khởi sắc hiện nay với một quá khứ nghèo đói cách chưa xa Những biến đổi sống kinh tế hiện nay đó làm cho bộ mặt làng Cụng giỏo này thay đổi Trong đó, vài trũ của người phụ nữ
đó đóng góp một phần rất quan trọng trong quá trỡnh biến đổi này Đó chính
là một nền tảng cần được quan tâm, khi đánh giá toàn bộ quá trỡnh hoạt động phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của người phụ nữ
Trang 36CHƯƠNG II PHỤ NỮ LÀNG BẢO NHAM THAM GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 2.1 Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
Đảm nhiệm vai trũ kinh tế chủ chốt muụn đời của phụ nữ nông thôn Bắc Trung bộ, phụ nữ Bảo Nham tham gia chính vào hầu hết các hoạt động mưu sinh trong gia đỡnh mỡnh Đây không phải là một làng thuần nông Người dân đó tỡm được những phương tiện kiếm sống khác ngoài trồng trọt, chăn nuôi Vỡ thế, ngoài thời gian đồng áng, phụ nữ cũn phải hoạt động trong
nhiều ngành kinh tế khác nhau của địa phương
2.1.1 Phát triển nông nghiệp truyền thống
Tuy nhiờn, nụng nghiệp vẫn là ngành chớnh yếu của làng Bảo Nham Ngành này khụng chỉ đảm bảo lương thực cho cư dân mà cũn dần dần phỏt triển theo hướng trở thành một ngành kinh tế đưa lại thu nhập tích lũy Mọi phương diện của ngành nông nghiệp đều có bàn tay tham gia của phụ nữ ở đây
Quan trọng nhất trong nụng nghiệp Bảo Nham vẫn là trồng trọt, đặc biệt là trồng lúa Bỡnh thường mỗi năm, Bảo Nham có hai vụ lúa là vụ đông xuân và vụ hè thu Ngoài hai vụ lúa, cư dân lại trồng cây ngắn ngày vụ đông Ngô, lạc, khoai mỗi loại được trồng một ít góp phần giải quyết thêm nhu cầu lương thực cho cả người lẫn gia súc, sau nữa có thể bán lấy tiền mặt nếu không tăng gia sản xuất
Bảng 4 dưới đây cho thấy vai trũ quyết định của phụ nữ Bảo Nham trong khâu trồng trọt Về cơ cấu giống cây trồng, vai trũ quyết định này thể
Trang 37hiện rừ ràng nhất ở cỏc loại cây ngắn ngày Các giống lúa không biến động nhiều lắm trong những năm qua, tuy nhiên cũng đó cú sự thay đổi so với thời trước đó là ở các giống lúa lai Trước mỗi vụ mùa, cư dân Bảo Nham lại được tham dự các lớp tập huấn về giống
Quyết định giống cây trồng ở Bảo Nham do phụ nữ đảm nhiệm hơn 67% 18% là do đàn ông, và gần 15% là do cả hai giới này trong mỗi gia đỡnh bàn bạc nhau quyết định Tất nhiên, khi người phụ nữ hoặc người đàn ông trong gia đỡnh đó ra quyết định đều có sự thông qua của cả nhà, tuy nhiờn vai trũ của những người cũn lại thể hiện khụng rừ Hoặc là khụng quan tõm, hoặc coi như không có nhiệm vụ, hoặc thực sự không có quyền hạn để đưa ra những ý kiến cú giỏ trị xem xột Phụ nữ Bảo Nham thường là người đi tham
dự các buổi tập huấn, hoặc cỏc buổi thụng bỏo về giống mỏ vụ mới, vỡ thế họ
tự mỡnh đưa ra quyết định đó luôn
Bảng 4: Người ra quyết định các khâu trồng trọt (đơn vị: %)
Trang 38sinh lời bằng cỏc mảnh đất tương tự lân cận trồng những loại cây khác, hoặc xem xét thời tiết sẽ bất lợi cho loại cây họ thường trồng, hoặc cơ cấu chăn nuôi cần đến một loại lương thực khác, họ sẽ chuyển đổi giống cây trồng Khi
có sự chuyển đổi này, họ thường phải tính toán khá kỹ Và vai trũ quyết định phần lớn thuộc về người phụ nữ
Nữ, 33 tuổi, xóm 11, Bảo Nham: Tôi là người đi học kỹ thuật
về giống nên có thay giống má gỡ thỡ cũng phải mỡnh quyết định thôi Nhưng lúa thỡ gần đây chưa đâu, thỉnh thoảng có giống hoa màu thay đổi thôi
Kế tiếp khõu chọn giống là khõu quyết định kỹ thuật canh tác Kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp thay đổi khá nhiều trong những năm gần đây Đó
là do tiến bộ của khoa học kỹ thuật phần nào đang được áp dụng vào các vùng nông thôn Mặt khác, cũng là do phương tiện thông tin ngày càng tốt, khiến những kinh nghiệm đây đó được truyền tải đi xa hơn Hơn 65% gia đỡnh ở Bảo Nham giao nhiệm vụ này cho phụ nữ Chỉ cú gần 25% thuộc về đàn ông,
và 10% gia đỡnh cần đến sự quyết định song hành của cả hai giới Sở dĩ có điều này là vỡ, phụ nữ lao động trong công việc này nhiều hơn nên họ nhuần nhuyễn hơn, và đặc biệt là, họ tự ra quyết định cho chính mỡnh thực hiện Cũng tương tự như vậy với việc ra quyết định mua nông cụ, phụ nữ trong gia đỡnh ở Bảo Nham chiếm đến hơn 70% là có vai trũ quyết định khoản mục này Trong khi đó, đàn ông chỉ chiếm hơn 23% và cả hai giới cùng bàn bạc ra quyết định chiếm 6%
Quyết định bán sản phẩm trồng trọt, đặc biệt bán lúa, là một quyết định quan trọng đối với gia đỡnh nụng thụn núi chung, và ở Bảo Nham núi riờng Diện tớch đất nông nghiệp không nhiều, lúa gạo ngoài đủ ăn chỉ có thể dư giả một ít, nếu bán rồi không đủ ăn sẽ phải mua lại với giá kém kinh tế hơn rất nhiều Tuy nhiên, khi trong gia đỡnh xảy ra việc cần đến, họ tất nhiên phải bán Hoặc cũng có thể là do dư thừa mà bán Quán xuyến lao động nông nghiệp trong nhà, người phụ nữ thường (74%) giữ vai trũ quyết định trong
Trang 39việc quyết định các loại bán sản phẩm này Đàn ông trong gia đỡnh chỉ chiếm 18% và số hộ cần đến sự quyết định của cả hai giới là khoảng 8%
Nam, 37 tuổi, xóm 12, Bảo Nham: Các bà ấy mới biết được
nhà thiếu gỡ cần tiền mặt mà bỏn thúc chứ Cũn hoa màu thỡ để
làm gỡ, cần một ớt ăn dần thôi Khi bán, các bà cũng có thông
báo, nhưng đó là quyết định của các bà
Đối với hoa màu, chủ yếu sản phẩm sản xuất được phục vụ mục đích trao đổi Khi trồng ngô, sắn, khoai, chủ yếu cư dân ở đây phục vụ chăn nuôi, nếu thừa có thể bán bớt Cũn trồng lạc, đỗ chủ yếu để bán Họ chỉ cất một phần cho gia đỡnh sử dụng, phần cũn lại đem bán lấy tiền mặt để chi tiêu
Khi vụ mựa đến, cần phải thu hoạch gấp, người dân cũng phải thuê thêm nhân công Hiện nay giá nhân công mỗi ngày khá đắt, khoảng 50.000 đến 70.000 chưa kể ăn uống Vỡ thế, tớnh toỏn và tỡm thuờ mướn nhân công trong mùa thu hoạch cũng không cũn là một việc đơn giản như trước đây 70% gia đỡnh ở Bảo Nham giao việc quyết định này cho phụ nữ, 22% cho đàn ông, và 8% cần đến sự bàn bạc sâu sắc của cả hai Như vậy rừ ràng, phụ
nữ là người gắn kết với nhiệm vụ này hơn ai hết trong làng
Giữ vai trũ quyết định trong các khâu trồng trọt ở Bảo Nham chủ yếu là phụ nữ Điều đó phần nào đó cho thấy hoạt động của họ trong thực hiện các khâu trồng trọt Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia vai trũ chớnh trong hầu hết cỏc khõu lao động nông nghiệp
Trong trồng trọt, trồng lỳa là cụng việc chiếm nhiều sức lực hơn cả, và đây cũng là công việc quan trọng nhất, trước hết đảm bảo nhu cầu lương thực tối thiểu cho cư dân trong làng Trước khi mùa vụ bắt đầu bằng thời kỳ gieo hạt, người nông dân đó phải chuẩn bị tốt khõu giống mỏ Họ đó để dành giống từ mùa trước hoặc mua giống mới khi cần thiết Công việc này phần lớn do phụ nữ đảm nhiệm Trong khoảng 71% gia đỡnh ở Bảo Nham nhiệm
vụ này thuộc về phụ nữ 20.56% gia đỡnh giao cụng việc đó cho nam giới, và 8.38% cũn lại cần sự kết hợp chặt chẽ của cả hai giới Khi chỉ riêng phụ nữ,
Trang 40hay đàn ông chuẩn bị khâu giống má, vẫn có thể có sự tham gia của những người cũn lại trong gia đỡnh, nhưng không nhiều và không thật sự quan trọng
Bảng 5: Người thực hiện các khâu trồng trọt (đơn vị: %)
ít thay đổi trong nhiều năm liền Cho đến nay, ở Bảo Nham hầu như vẫn chỉ dùng những giống lúa quen thuộc phổ biến là lúa lai, Khang dân 18, và lúa nếp 352 Sản phẩm của các giống này thuộc chỉ ở độ ngon trung bỡnh, và năng suất cũng trung bỡnh Tuy nhiờn, đây là những giống lúa hiện nay phù hợp nhất với thổ nhưỡng trong vùng Những năm gần đây, năm nào cũng có triển khai các lớp mới về kỹ thuật giống, vừa giảng dạy về phương pháp cấy giống hiện đại, vừa đưa ra các loại giống mới để tham khảo Các giống mới này thường được hỗ trợ gieo cấy thử trên một mảnh đất mẫu Nếu có hiệu quả