0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Buôn bán trao đổi

Một phần của tài liệu PHỤ NỮ THAM GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRƯỜNG HỢP LÀNG CÔNG GIÁO BẢO NHAM, YÊN THÀNH, NGHỆ AN (Trang 47 -47 )

5. Bố cục luận văn

2.1.2. Buôn bán trao đổi

Song song với hoạt động nông nghiệp, buôn bán là một ngành kinh tế trọng yếu đối với dân làng Bảo Nham. Cũng như nông nghiệp, hoạt động thương mại cần sự chia sẻ của tất cả các thành viên trong gia đỡnh. Tuy nhiờn, người phụ nữ vẫn chiếm vai trũ lao động quan trọng nhất.

Buôn bán chủ yếu được dân làng Bảo Nham thực hiện ở chợ Bỗng, đầu mối giao thương của khắp vùng. Mặt hàng buôn bán ở đây tương đối đa dạng. Các cửa hàng ven mặt đường bán những mặt hàng có giá trị cao hơn. Chủ yếu là đồ điện tử, chăn ga, nội thất. Tiếp đến là các nhu yếu phẩm như đồ điện, đồ nhựa, quần áo, quầy lưu niệm, các mặt hàng lặt vặt đủ thứ phục vụ cuộc sống thường nhật.

Trong 130 gian chợ, dân Bảo Nham chiếm đến 62 gian (tỉ lệ 47.7%). Đó là chưa kể đến những người buôn thúng bán mẹt. Họ là những người buôn bán không thường xuyên và mặt hàng chủ yếu của họ là các sản phẩm nhà có, nhà làm. Hầu hết người bán mẹt là phụ nữ. Họ cung cấp từ nhà mỡnh gà vịt, trứng, một ớt cua tộp, lươn chạch đánh được đêm trước, một ít rau xanh trong vườn, một thúng hoa quả nào đó nhân lúc vào mùa, một ít thức cây là thuốc

nam giải nhiệt mát mẻ có sẵn… Tuy thúng hàng đơn sơ, nhưng đây là những sản phẩm trao đổi rất dễ bán, vỡ thế với nhiều gia đỡnh đó là một nguồn thu nhập đáng kể. Họ bán các sản phẩm dôi dư của nhà mỡnh để đổi lấy thực phẩm, hoặc nhu yếu phẩm cho các thành viên trong gia đỡnh.

Nữ, 48 tuổi, xúm 13, Bảo Nham: nhà tụi khụng buụn bỏn nhiều. Cú mấy cõy hũe khụng biết mọc từ bao giờ, cho thứ hạt nhỏ li ti, rất sai. Người ta bảo đây là thứ thuốc nam tốt, tôi đem bán rất đắt khách. Thỉnh thoảng mới lên cây hái được. Mỗi năm cho thu nhập đến khoảng 3 triệu.

Bên trong chợ, nhiều nhất là các quầy hàng lương thực, thực phẩm như rau cỏ, cá thịt, hàng đồ ăn, các thực phẩm khô… Tiếp đến là các quầy hàng xén, quần áo, sách vở… Chợ họp hằng ngày, và hôm nào cũng tấp nập. Các mặt hàng nhu yếu phẩm tiêu thụ khá mạnh, lý do đó là chợ duy nhất của khắp một vùng rộng lớn xung quanh, nhu cầu của một lượng dân cư ngày càng đông, luôn tăng trưởng không ngừng.

Các loại mặt hàng nhu yếu phẩm này đều do phụ nữ Bảo Nham buôn bán. Khác với nhiều khu thương nghiệp khác, người bán lẻ có thể đi lấy hàng. Ở đây, nhu cầu lớn, hàng hóa thường do các ông chủ mang đến. Họ thường phải dậy rất sớm đi lấy hàng, hoặc chờ hàng theo những chuyến ô tô lớn đỗ lại và dỡ đặt xuống chợ Bỗng. Một hỡnh ảnh rất quen thuộc ở Bảo Nham là trời cũn tờ mờ đất đó nghe tiếng người í ới gọi nhau đi lấy hàng. Bất kể trời mưa gió, rét mướt ra sao, phụ nữ ở đây cũng phải dậy rất sớm. Họ thường gọi nhau đi cho đỡ sợ, và để khi chờ hàng về có người trũ chuyện cho đỡ buồn. Chỉ những mặt hàng để được nhiều ngày thỡ mới khụng phải nhận hàng thường xuyên. Tuy nhiên họ vẫn phải dậy sớm để đi mở hàng.

Nữ, 22 tuổi, xúm 11, Bảo Nham: Chúng tôi dậy từ 3 giờ sáng để đi lấy hàng. Ô tô chở rau từ lân cận Vinh lên sẽ đỗ lại chợ Bỗng. Chúng tôi phải nhanh nhẹn để lấy được hàng đẹp, không nát. Mỗi kí lô lời lói mấy trăm con, nhưng bán nhiều thỡ cũng lời khỏ khỏ. Tuy nhiờn, nếu khụng nhanh lấy phải hàng xấu

hơn, dập hơn, thỡ sẽ phải chịu thiệt. Thế nờn ai cũng cố gắng thật nhanh.

Trong các mặt hàng ở chợ Bỗng, có một mặt hàng có chút đặc biệt hơn, đó là hàng đồ ăn. Do chợ đông, riêng người bán đó hàng trăm người, khách mua cũng tấp nập, nên hàng ăn rất được ưa chuộng. Người Bảo Nham có nhiều món đặc sản dễ ưa. Họ có các loại bánh rán thơm giũn, bỏnh nếp bỏnh tẻ, và rất ngon là bỏnh cuốn với từng đon bánh dài bằng khuỷu tay, hơi dày bột nhưng vẫn mềm ấm. Người làm hàng ăn không phải dậy sớm đi đón hàng, nhưng họ cũn phải dậy sớm hơn để được phục vụ những người chờ đón hàng đó. Hầu hết các món đều làm khác mất công, nhưng không thể chuẩn bị gỡ từ hụm qua vỡ như thế sẽ hỏng hết.

Nữ, 35 tuổi, xóm 13, Bảo Nham: Chúng tôi phải dậy rất sớm hơn mọi hàng khác để làm đồ ăn, đem bán. Chúng tôi đưa quà sáng ra chợ khi nhiều xe hàng cũn chưa đến. Khách hàng là những người buôn bán đang đợi hàng. Rồi khi trời sáng hơn thỡ cú người đi chợ ăn cho. Thường không ở lại phiên chợ muộn như các hàng buôn khác. Thường trở về nhà vào lúc chồng con vừa dậy, và bắt đầu một ngày lao động bỡnh thường.

Phụ nữ Bảo Nham được tiếng khéo buôn bán. Phần vỡ, như đó núi, họ cú lịch sử buụn bỏn lõu đời. Phần vỡ họ phải thường xuyên đảm trách công việc đó đến thành kỹ thuật. Cũng như trong nông nghiệp, phụ nữ Bảo Nham có vai trũ chớnh trong cỏc khõu của buụn bỏn.

Họ là người chủ yếu đưa ra các quyết định như lựa chọn mặt hàng (66.90%), lựa chọn quy mô (75.11%), quyết định giá cả mua nguyên vật liệu và bán sản phẩm (68.28%). Trong khi đó nam giới có vai trũ quyết định thấp hơn rất nhiều: lựa chọn mặt hàng (19.31%), lựa chọn quy mô (17.24%), quyết định giá cả mua nguyên vật liệu và bán sản phẩm (18.62%). Với các tiềm lực của gia đỡnh, nghiờn cứu nhu cầu cũn thiếu trong vựng, người phụ nữ đưa ra được những quyết định giúp cho việc buôn bán của họ hiệu quả hơn.

Bảng 8: Người ra quyết định và thực hiện công việc buôn bán (đơn vị: %)

Phụ nữ Nam giới Cả hai

Lựa chọn mặt hàng 66.90 19.31 13.79

Lựa chọn quy mụ 75.17 17.24 7.59

Quyết định giá cả 68.28 18.62 13.10

Tìm mối hàng 52.41 26.21 21.38

Mua, chở đón hàng 66.21 22.76 11.03

Quản lý thu chi 77.93 15.86 6.21

Trực tiếp sản xuất 73.79 9.66 16.55

Trực tiếp bán hàng 84.14 6.90 8.96

(Nguồn: Số liệu điều tra của chúng tôi năm 2007)

Trong việc thực hiện các khâu buôn bán đó, vai trũ của phụ nữ Bảo Nham cũng được thể hiện rừ ràng. Trực tiếp sản xuất cỏc mặt hàng (đặc biệt là hàng ăn) và trực tiếp buôn bán ở chợ chủ yếu là phụ nữ, với tỉ lệ lần lượt là 73.79% và 84.14%. Nhờ trực tiếp tham gia, người phụ nữ dễ kết bạn bè, trao đổi lẫn nhau hơn. Vỡ thế, cựng tỡm mối hàng, nhưng phụ nữ đóng vai trũ then chốt. 52.41% hộ gia đỡnh giao việc tỡm kiếm mối mua nguyờn liệu và bỏn hàng cho phụ nữ, 21.38% cú sự kết hợp chặt chẽ của cả hai giới.

Nam, 41 tuổi, xúm 12, Bảo Nham: Họ (phụ nữ) bỏn ở chợ thỡ hỏi nhau dễ hơn chứ. Thỉnh thoảng biết đâu buôn bán hợp lý hơn thỡ lại thay mối. Nhưng mà nhà tôi thỡ tụi đảm chuyện đó. Cũng là do mỡnh trao đổi thông tin mà được.

Việc mua, chở đón hàng là công việc khá nặng nhọc. Tuy nhiên phụ nữ vẫn đóng vai trũ chớnh. 66.21% hộ gia đỡnh cú phụ nữ đảm trách hoàn toàn

công việc này, 11.03% có sự kết hợp của cả hai giới. Sở dĩ có điều này là do việc buôn bán phải dậy sớm đi làm, không tham gia đọc kinh được. Nhiều đàn ông coi như phải đảm nhiệm đại diện gia đỡnh lờn nhà thờ đọc kinh, cũn phụ nữ phải đi lấy hàng một mỡnh. Cũng cú nhiều hộ buụn cỏc thức hàng được ô tô chở chuyến lên tận chợ Bỗng. Họ trực tiếp buôn bán nên dậy sớm đợi mua, và lấy hàng luôn. Công việc nặng nhọc thường cần sự chia sẻ nhiều hơn nữa của nhân lực trong gia đỡnh, dự rằng người phụ nữ ở đây vẫn cố gắng giải quyết ổn thỏa.

Trực tiếp mua hàng, trực tiếp sản xuất, trực tiếp bán đầu ra, phụ nữ Bảo Nham là tay hũm thu chi chủ yếu trong hoạt động buôn bán ở đây. 77.93% vấn đề thu chi trong các hộ gia đỡnh cú kinh doanh do phụ nữ đảm trách. Khi cầm tiền mặt trong tay, họ có những quyền hạn nhất định mà tự mỡnh chủ động xử lý được. Như vậy, đi kèm với lao động khá vất vả, quyền của người phụ nữ trong mọi mặt của hoạt động buôn bán đang dần dần được tăng lên.

Một phần của tài liệu PHỤ NỮ THAM GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRƯỜNG HỢP LÀNG CÔNG GIÁO BẢO NHAM, YÊN THÀNH, NGHỆ AN (Trang 47 -47 )

×