Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế,

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo trường hợp làng công giáo Bảo Nham, Yên Thành, Nghệ An (Trang 36)

5. Bố cục luận văn

2.1.Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế,

2.1. Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo giảm nghèo

Đảm nhiệm vai trũ kinh tế chủ chốt muụn đời của phụ nữ nông thôn Bắc Trung bộ, phụ nữ Bảo Nham tham gia chính vào hầu hết các hoạt động mưu sinh trong gia đỡnh mỡnh. Đây không phải là một làng thuần nông. Người dân đó tỡm được những phương tiện kiếm sống khác ngoài trồng trọt, chăn nuôi. Vỡ thế, ngoài thời gian đồng áng, phụ nữ cũn phải hoạt động trong nhiều ngành kinh tế khác nhau của địa phương.

2.1.1. Phát triển nông nghiệp truyền thống

Tuy nhiờn, nụng nghiệp vẫn là ngành chớnh yếu của làng Bảo Nham. Ngành này khụng chỉ đảm bảo lương thực cho cư dân mà cũn dần dần phỏt triển theo hướng trở thành một ngành kinh tế đưa lại thu nhập tích lũy. Mọi phương diện của ngành nông nghiệp đều có bàn tay tham gia của phụ nữ ở đây.

Quan trọng nhất trong nụng nghiệp Bảo Nham vẫn là trồng trọt, đặc biệt là trồng lúa. Bỡnh thường mỗi năm, Bảo Nham có hai vụ lúa là vụ đông xuân và vụ hè thu. Ngoài hai vụ lúa, cư dân lại trồng cây ngắn ngày vụ đông. Ngô, lạc, khoai mỗi loại được trồng một ít góp phần giải quyết thêm nhu cầu lương thực cho cả người lẫn gia súc, sau nữa có thể bán lấy tiền mặt nếu không tăng gia sản xuất.

Bảng 4 dưới đây cho thấy vai trũ quyết định của phụ nữ Bảo Nham trong khâu trồng trọt. Về cơ cấu giống cây trồng, vai trũ quyết định này thể

hiện rừ ràng nhất ở cỏc loại cây ngắn ngày. Các giống lúa không biến động nhiều lắm trong những năm qua, tuy nhiên cũng đó cú sự thay đổi so với thời trước đó là ở các giống lúa lai. Trước mỗi vụ mùa, cư dân Bảo Nham lại được tham dự các lớp tập huấn về giống.

Quyết định giống cây trồng ở Bảo Nham do phụ nữ đảm nhiệm hơn 67%. 18% là do đàn ông, và gần 15% là do cả hai giới này trong mỗi gia đỡnh bàn bạc nhau quyết định. Tất nhiên, khi người phụ nữ hoặc người đàn ông trong gia đỡnh đó ra quyết định đều có sự thông qua của cả nhà, tuy nhiờn vai trũ của những người cũn lại thể hiện khụng rừ. Hoặc là khụng quan tõm, hoặc coi như không có nhiệm vụ, hoặc thực sự không có quyền hạn để đưa ra những ý kiến cú giỏ trị xem xột. Phụ nữ Bảo Nham thường là người đi tham dự các buổi tập huấn, hoặc cỏc buổi thụng bỏo về giống mỏ vụ mới, vỡ thế họ tự mỡnh đưa ra quyết định đó luôn.

Bảng 4: Người ra quyết định các khâu trồng trọt (đơn vị: %)

Phụ nữ Nam giới Cả hai

Giống cõy trồng 67.33 18.00 14.67 Kỹ thuật canh tỏc 65.33 24.67 10.00 Mua nụng cụ sản xuất 70.67 23.33 6.00 Bỏn sản phẩm 74.00 18.00 8.00 Thuờ cụng cụ, nhõn cụng 70.00 22.00 8.00

(Nguồn: Số liệu điều tra của chúng tôi năm 2007)

Mỗi gia đỡnh thường trồng một loại cây ngắn ngày nào đó trong nhiều năm. Họ ít khi thay đổi. Trên mảnh đất của mỡnh, mỗi gia đỡnh cú quyết định riêng, trồng đỗ, ngô, khoai, sắn, lạc,… tùy theo sở nguyện. Và thường thỡ họ duy trỡ điều đó lâu dài. Tuy nhiên, có khi họ thấy mảnh đất của mỡnh khụng

sinh lời bằng cỏc mảnh đất tương tự lân cận trồng những loại cây khác, hoặc xem xét thời tiết sẽ bất lợi cho loại cây họ thường trồng, hoặc cơ cấu chăn nuôi cần đến một loại lương thực khác, họ sẽ chuyển đổi giống cây trồng. Khi có sự chuyển đổi này, họ thường phải tính toán khá kỹ. Và vai trũ quyết định phần lớn thuộc về người phụ nữ.

Nữ, 33 tuổi, xóm 11, Bảo Nham: Tôi là người đi học kỹ thuật về giống nên có thay giống má gỡ thỡ cũng phải mỡnh quyết định thôi. Nhưng lúa thỡ gần đây chưa đâu, thỉnh thoảng có giống hoa màu thay đổi thôi.

Kế tiếp khõu chọn giống là khõu quyết định kỹ thuật canh tác. Kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp thay đổi khá nhiều trong những năm gần đây. Đó là do tiến bộ của khoa học kỹ thuật phần nào đang được áp dụng vào các vùng nông thôn. Mặt khác, cũng là do phương tiện thông tin ngày càng tốt, khiến những kinh nghiệm đây đó được truyền tải đi xa hơn. Hơn 65% gia đỡnh ở Bảo Nham giao nhiệm vụ này cho phụ nữ. Chỉ cú gần 25% thuộc về đàn ông, và 10% gia đỡnh cần đến sự quyết định song hành của cả hai giới. Sở dĩ có điều này là vỡ, phụ nữ lao động trong công việc này nhiều hơn nên họ nhuần nhuyễn hơn, và đặc biệt là, họ tự ra quyết định cho chính mỡnh thực hiện. Cũng tương tự như vậy với việc ra quyết định mua nông cụ, phụ nữ trong gia đỡnh ở Bảo Nham chiếm đến hơn 70% là có vai trũ quyết định khoản mục này. Trong khi đó, đàn ông chỉ chiếm hơn 23% và cả hai giới cùng bàn bạc ra quyết định chiếm 6%.

Quyết định bán sản phẩm trồng trọt, đặc biệt bán lúa, là một quyết định quan trọng đối với gia đỡnh nụng thụn núi chung, và ở Bảo Nham núi riờng. Diện tớch đất nông nghiệp không nhiều, lúa gạo ngoài đủ ăn chỉ có thể dư giả một ít, nếu bán rồi không đủ ăn sẽ phải mua lại với giá kém kinh tế hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi trong gia đỡnh xảy ra việc cần đến, họ tất nhiên phải bán. Hoặc cũng có thể là do dư thừa mà bán. Quán xuyến lao động nông nghiệp trong nhà, người phụ nữ thường (74%) giữ vai trũ quyết định trong

việc quyết định các loại bán sản phẩm này. Đàn ông trong gia đỡnh chỉ chiếm 18% và số hộ cần đến sự quyết định của cả hai giới là khoảng 8%.

Nam, 37 tuổi, xóm 12, Bảo Nham: Các bà ấy mới biết được nhà thiếu gỡ cần tiền mặt mà bỏn thúc chứ. Cũn hoa màu thỡ để làm gỡ, cần một ớt ăn dần thôi. Khi bán, các bà cũng có thông báo, nhưng đó là quyết định của các bà.

Đối với hoa màu, chủ yếu sản phẩm sản xuất được phục vụ mục đích trao đổi. Khi trồng ngô, sắn, khoai, chủ yếu cư dân ở đây phục vụ chăn nuôi, nếu thừa có thể bán bớt. Cũn trồng lạc, đỗ chủ yếu để bán. Họ chỉ cất một phần cho gia đỡnh sử dụng, phần cũn lại đem bán lấy tiền mặt để chi tiêu.

Khi vụ mựa đến, cần phải thu hoạch gấp, người dân cũng phải thuê thêm nhân công. Hiện nay giá nhân công mỗi ngày khá đắt, khoảng 50.000 đến 70.000 chưa kể ăn uống. Vỡ thế, tớnh toỏn và tỡm thuờ mướn nhân công trong mùa thu hoạch cũng không cũn là một việc đơn giản như trước đây. 70% gia đỡnh ở Bảo Nham giao việc quyết định này cho phụ nữ, 22% cho đàn ông, và 8% cần đến sự bàn bạc sâu sắc của cả hai. Như vậy rừ ràng, phụ nữ là người gắn kết với nhiệm vụ này hơn ai hết trong làng.

Giữ vai trũ quyết định trong các khâu trồng trọt ở Bảo Nham chủ yếu là phụ nữ. Điều đó phần nào đó cho thấy hoạt động của họ trong thực hiện các khâu trồng trọt. Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia vai trũ chớnh trong hầu hết cỏc khõu lao động nông nghiệp.

Trong trồng trọt, trồng lỳa là cụng việc chiếm nhiều sức lực hơn cả, và đây cũng là công việc quan trọng nhất, trước hết đảm bảo nhu cầu lương thực tối thiểu cho cư dân trong làng. Trước khi mùa vụ bắt đầu bằng thời kỳ gieo hạt, người nông dân đó phải chuẩn bị tốt khõu giống mỏ. Họ đó để dành giống từ mùa trước hoặc mua giống mới khi cần thiết. Công việc này phần lớn do phụ nữ đảm nhiệm. Trong khoảng 71% gia đỡnh ở Bảo Nham nhiệm vụ này thuộc về phụ nữ. 20.56% gia đỡnh giao cụng việc đó cho nam giới, và 8.38% cũn lại cần sự kết hợp chặt chẽ của cả hai giới. Khi chỉ riêng phụ nữ,

hay đàn ông chuẩn bị khâu giống má, vẫn có thể có sự tham gia của những người cũn lại trong gia đỡnh, nhưng không nhiều và không thật sự quan trọng.

Bảng 5: Người thực hiện các khâu trồng trọt (đơn vị: %)

Phụ nữ Nam giới Cả hai

Chuẩn bị giống 70.97 20.65 8.38

Làm đất 52.26 33.56 14.18

Gieo cấy 65.16 14.84 20.00

Bún phõn, làm cỏ 65.81 18.71 9.68

Tưới tiêu nước 70.32 11.61 18.07 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phun thuốc sõu 56.13 31.61 12.26

Thu hoạch 50.97 11.61 37.42

Đi bán sản phẩm 74.19 15.49 10.32

(Nguồn: Số liệu điều tra của chúng tôi năm 2007)

Nếu có các lớp về giống được mở, nhận được thông báo từ các vị cán bộ trong làng, phụ nữ thường là người đại diện gia đỡnh đến UBND xó để tiếp thu phổ biến mới. Giống là khâu quan trọng số một của mùa màng, tuy nhiên việc làm giống thông thường cũng từ kinh nghiệm mà ra, và giống cũng ít thay đổi trong nhiều năm liền. Cho đến nay, ở Bảo Nham hầu như vẫn chỉ dùng những giống lúa quen thuộc phổ biến là lúa lai, Khang dân 18, và lúa nếp 352. Sản phẩm của các giống này thuộc chỉ ở độ ngon trung bỡnh, và năng suất cũng trung bỡnh. Tuy nhiờn, đây là những giống lúa hiện nay phù hợp nhất với thổ nhưỡng trong vùng. Những năm gần đây, năm nào cũng có triển khai các lớp mới về kỹ thuật giống, vừa giảng dạy về phương pháp cấy giống hiện đại, vừa đưa ra các loại giống mới để tham khảo. Các giống mới này thường được hỗ trợ gieo cấy thử trên một mảnh đất mẫu. Nếu có hiệu quả

sẽ được nhân rộng, trồng vào những mùa tiếp sau. Lónh hội toàn bộ hoạt động này, ở Bảo Nham, thường là cụng việc của phụ nữ.

Song song với khâu chuẩn bị giống là khâu làm đất. Cày bừa là công việc quan trọng với mùa màng, cần nhiều sức lao động. Dựa vào sức kéo của trâu bũ, họ làm cho đất tơi xốp lên để tưới nước vào phục vụ cho gieo mạ, rồi cấy hái. Hiện nay, đây vẫn là hỡnh thức cày bừa duy nhất trong làng, chưa có một hộ dân nào có máy cày. Tuy nhiên, dụng cụ thủ công có phần cải tiến nên việc cày bừa cũng đỡ vất vả hơn.

Cày bừa thỡ chủ yếu vẫn vốn là cụng việc của đàn ông. Nhưng hiện nay việc này khụng cũn hoàn toàn thuộc về đàn ông nữa. Phụ nữ, trong nhiều trường hợp, cũng phải tham gia cày bừa. Thậm chí, họ đó dần coi đó là một công việc đương nhiên của mỡnh. Và qua điều tra, hơn nửa số gia đỡnh ở Bảo Nham, việc cày bừa hiện nay là do phụ nữ đảm nhiệm. 52.26% số hộ giao công việc làm đất cho phụ nữ, chỉ cũn 33.56% thuộc về nam giới, và 14.18% cần đến công lao động của cả hai giới trong gia đỡnh.

Nữ, 39 tuổi, xóm 11, Bảo Nham: Nhà tôi ai cũng biết cày, hai đứa con cũng đó làm được. Đợt cày vừa xong chồng với con trai phải đi việc đạo, ở nhà có hai mẹ con cũng làm đất xong xuôi hết.

Sau khi chuẩn bị giống và làm đất xong nông dân đợi lúc gieo cấy. 65.16% công việc gieo cấy do phụ nữ thực hiện, 14.84% thuộc về đàn ông và 20% gia đỡnh cần đến lao động của cả hai giới. Gieo cấy cần kịp thời, chỉ có thể diễn ra trong một hai ngày trên một cánh đồng hoặc thửa đất tương đối rộng. Phụ nữ khéo tay thường đảm nhiệm khâu công việc này. Và cũng khá nhiều hộ cần huy động đến cả gia đỡnh, thậm chớ thuờ thờm nhõn công đến cấy cho nhanh.

Bón phân làm cỏ, tưới tiêu nước, phun thuốc sâu không phải là những công việc chiếm quá nhiều sức lao động ở Bảo Nham. Ở đây, nước khá tiện lợi, đất đai tương đối màu mỡ. Nhiều cư dân cho hay, họ quan trọng nhất khâu gieo trồng và thu hoạch, cũn những khoản khỏc khụng mất thời gian,

cụng sức nhiều lắm. Tuy nhiờn, trờn thực tế đây vẫn là những khâu rất cần nhân lực. Ở Bảo Nham, công việc bón phân làm cỏ 65.81%, công việc tưới tiêu nước 70.32%, và phun thuốc sâu 56.13% giao cho phụ nữ.

Thu hoạch là khâu cần nhiều công sức nhất trong trồng trọt. Khi mùa vụ đến thỡ hầu như mọi người trong gia đỡnh đều phải tham gia. Mọi người cùng phải dốc sức gặt nhanh trước khi lúa quá chín đến rụng bông, hoặc gặp gió bóo bất kỳ. Việc thu hoạch, tuốt, phơi phóng sơ bộ thường chỉ kéo dài trong một tuần đến mười ngày. Lúa của các hộ trong làng chín không hoàn toàn đồng đều. Vỡ thế họ cú thể đổi công, giúp nhau. Khoảng thời gian thu hoạch mỗi vụ của làng thường mất khoảng 20 ngày.

Tuy nhiờn, ở Bảo Nham cú nhiều công việc khác cũng rất quan trọng, có thể xen ngang vào mùa thu hoạch. Đặc biệt đó là việc đạo, nếu đúng các ngày lễ trọng, hoặc phải tham dự các tuần chầu lượt, lễ thánh quan thầy, trong gia đỡnh phải luụn cắt cử người tham gia. Nếu thiếu nhân lực thỡ buộc phải thuờ thờm. 50.97% gia đỡnh trong làng việc thu hoạch là do phụ nữ đảm nhiệm. 11.61% do đàn ông gánh vác, và 37.42% hộ gia đỡnh cú sự tham gia của cả hai giới cho mựa vụ.

Nữ, 38 tuổi, xóm 11, Bảo Nham: Công việc thu hoạch cần cả nhà làm. Nhưng nhiều khi việc đạo cũn cần hơn. Đó nhiều mựa gặt tụi phải lo một mỡnh, vỡ thường trúng vào lễ thánh quan thầy làng ông chú ở dưới Cửa Lũ, chồng thường vắng nhà hàng tuần liền mà.

Khi đó phơi phóng xong xuôi, thóc lúa được đóng thùng dự trữ. Lúa hầu như chỉ để phục vụ nhu cầu lương thực. Tuy nhiên, trong trường hợp cần vẫn được đem bán để lấy tiền mặt. Quyết định bán lúa, cũng như các sản phẩm trồng trọt khác, thường do phụ nữ đặt ra. Lý do là vỡ, họ là người chủ chốt trong khâu thu hoạch, cất trữ nên họ sẽ biết quyết định bán bao nhiêu, giá nào thỡ phự hợp với gia đỡnh mỡnh. Đồng thời họ cũng là người sát sao nhu cầu chi phí tiền mặt trong nhà để đưa ra quyết định bán các mặt hàng nông

sản. Và trên hết, lý do quan trọng nhất, đó cũng là một cụng việc, và với phần lớn hộ gia đỡnh ở Bảo Nham, người phụ nữ có nghĩa vụ đảm nhiệm nó.

Như vậy, có thể nói trong trồng trọt ở làng Bảo Nham, người phụ nữ đóng vai trũ hết sức quan trọng. Trong tất cả cỏc khõu, họ đều là nhân công đắc lực, đảm nhiệm phần lớn quá trỡnh thao tác. Tuy nhiên, đồng thời với nghĩa vụ, ở một khía cạnh nào đó, họ cũng đó nắm được quyền. Phụ nữ có thể chủ động ra nhiều quyết định quan trọng trong trồng trọt mà không cần tham khảo ý kiến của nam giới. Tất cả cỏc khõu, từ chuẩn bị, thực hiện sản xuất, cho tới chi dùng sản phẩm ra sao đều được phụ nữ quản lý một cỏch tươm tất. Vai trũ của người phụ nữ trong nông nghiệp Bảo Nham ngày một tăng cao.

Bảng 6: Người ra quyết định các khâu chăn nuôi (đơn vị: %)

Phụ nữ Nam giới Cả hai

Giống nuụi 62.14 20.72 17.14

Kỹ thuật nuụi 63.57 22.86 13.57

Quy mụ nuụi 60.71 22.14 17.85

Mua vật tư 57.86 29.28 12.86

Bỏn sản phẩm 58.57 26.43 15.00

(Nguồn: Số liệu điều tra của chúng tôi năm 2007)

Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng là một ngành quan trọng đang dần dần chiếm tỉ trọng cao. Công việc đồng áng không phải là ít, và rất vất vả. Tuy nhiên, chưa kể đến khoảng chờ đất phục hồi sau các vụ mùa, thỡ thực sự thời gian nụng nhàn xen giữa lỳc gieo trồng và thu hoạch là khỏ nhiều. Cư dân Bảo Nham cho biết, đất ở đây khá tốt, lúa lại chỉ dùng để ăn là chủ yếu nên ít bơm phun, cây mạ cấy xuống rồi hầu như không phải làm gỡ hơn là đợi thời điểm lúa chín và thu hoạch. Các loại cây ngắn ngày khác cũng vậy. Tuy nhiên, thời gian nhàn cũn lại, kể cả trong ngày lẫn trong mựa vụ, trong năm,

người phụ nữ ở đây cũng không lúc nào ngơi tay. Họ tham gia vào những hoạt động kinh tế khác để nuôi sống gia đỡnh.

Hoạt động nông nghiệp gắn liền với trồng trọt là chăn nuôi đang dần dần chiếm tỉ trọng kinh tế cao ở Bảo Nham. 100% hộ gia đỡnh ở Bảo Nham

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo trường hợp làng công giáo Bảo Nham, Yên Thành, Nghệ An (Trang 36)