1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay

119 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Trong đó, Thâm Quyến nổi lên như một bài học thành công nhất của Trung Quốc trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình các đặc khu kinh tế này.. Sau hơn 30 năm phát triển, đặc khu ki

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-* -

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN - HAI TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TỪ KHI CẢI CÁCH MỞ CỬA ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Hà Nội - 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Thế Anh

Hà Nội - 2010

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU………. 1

1 Lý do chọn đề tài… ……… 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích của nghiên cứu 5

4 Cách tiếp cận 6

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 7

6 Bố cục luận văn 8

CHƯƠNG 1: ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC

9 1.1 Sự hình thành, phát triển các đặc khu kinh tế đầu tiên ở Trung Quốc

9 1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử ……… … 9

1.1.2 Diễn biến xây dựng và phát triển của các đặc khu kinh tế đầu tiên ……… 11

1.2 §Æc khu kinh tÕ Th©m QuyÕn…… 20

1.2.1.Khái quát về đặc khu kinh tế Thâm Quyến 20

1.2.2 Sơ lược về những thành tựu kinh tế của Thâm Quyến 23

CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH CẤT CÁNH CỦA ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN (1980 - 2002) 27

Trang 4

2 1 Những cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế ở Thâm Quyến

27 2.1.1 Điều kiện và ưu thế xây dựng đặc khu kinh tế Thâm Quyến 27

2.1.2.Những chính sách ưu đãi của Trung ương đối với Thâm Quyến 30

2.1.3.Những chính sách phát triển đúng đắn của chính quyền Thâm Quyến

33 2.2 Phương thức phát triển kinh tế của Thâm Quyến 39

2.2.1 Giai đoạn thúc đẩy cải cách mở cửa cục bộ và xây dựng nền móng cho tiến trình cất cánh (1978-1992) 39

2.2.2 Giai đoạn cất cánh của nền kinh tế Thâm Quyến (1993-2002) 49

2.3 Những hạn chế, thiếu sót Thâm Quyến gặp phải 53

CHƯƠNG 3: TIẾN TRÌNH NÂNG CẤP PHÁT TRIỂN, CÂN BẰNG KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG (2002 ĐẾN NAY 58

3.1 Bối cảnh lịch sử 58

3.1.1 Bối cảnh thế giới 58

3.1.2 Bối cảnh Trung Quốc ………… 59

3.2 Tiến trình phát triển của Thâm Quyến từ 2002 đến nay

3.2.1 Chú trọng đến tự chủ sáng tạo ………… …………

60 60 3.2.2 Xây dựng Thâm Quyến hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, môi trường thân thiện ………… ………… ………… …………

64

3.2.3 Hai khu thử nghiệm mô hình phát triển mới – lực đẩy cho Thâm Quyến

Trang 5

3.3 Những thành tựu đạt được ………… 70

3.4 Những tồn tại thách thức trên con đường phát triển của Thâm Quyến hiện nay ………… 74

CHƯƠNG 4: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM 77

4.1 Triển vọng phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến 77

4.1.1 Năm 2015 đi đầu toàn quốc trong xây dựng thành phố sáng tạo kiểu mới

78 4.1.2 Năm 2020 xây dựng thành phố quốc tế hóa mang tính khu vực quan trọng …………

81 4.1.3 Nỗ lực xây dựng thành phố XHCN mang đặc sắc Trung Quốc điển hình ………… 83

4.2 Đôi điều suy nghĩ về Việt Nam 85

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Bảng so sánh phát triển kinh tế đặc khu kinh tế Trung Quốc Tr 21

Bảng 2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến (1979-1985) Tr 42 Bảng 2.2 Tình hình tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến (1986-1992) Tr 48

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trung Quốc đang buộc thế giới phải nhìn nhận thế kỉ 21 là thế kỉ của Trung Quốc bởi những thành tựu thần kì mà quốc gia này đã đạt được trên mọi lĩnh vực Trung Quốc đang dần trở thành một cường quốc trong khu vực với địa vị và tầm ảnh hưởng ngày càng lan tỏa rộng rãi trên trường quốc tế Quá trình hội nhập toàn cầu của Trung Quốc đã được bắt đầu bằng những bước đi đầu tiên táo bạo, sáng tạo và mang đậm màu sắc Trung Quốc - điển

hình là các đặc khu kinh tế Sự hình thành của một loạt các đặc khu kinh tế,

mà trước hết là Thâm Quyến, Sán Đầu… cùng sự thành công của chúng chính

là màn mở đầu ngoạn mục cho sự phát triển thần kì của kinh tế Trung Quốc Trong đó, Thâm Quyến nổi lên như một bài học thành công nhất của Trung Quốc trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình các đặc khu kinh tế này

Sau hơn 30 năm phát triển, đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã có những bước chuyển mình lớn lao trong kinh tế và xã hội và đạt được nhiều thành tựu

to lớn như bước đầu xây dựng khung cho nền kinh tế thị trường, thực lực kinh

tế tổng hợp của thành phố tăng trưởng với tốc độ cao, chất lượng các hoạt động dịch vụ của thành phố không ngừng được hoàn thiện, tính chất mở của nền kinh tế ngày càng nâng cao, cơ cấu kinh tế không ngừng được ưu việt hóa, khả năng sáng tạo khoa học kĩ thuật được tăng cường, đời sống nhân dân và trình độ văn minh của thành phố được nâng cao

Câu chuyện thần thoại mà Thâm Quyến đã viết nên được bắt đầu từ sự

đề xướng, quan tâm và ủng hộ hết mình của nhà lãnh đạo vĩ đại Đặng Tiểu Bình Thành công của Thâm Quyến với tư cách là một đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc đã chứng tỏ tính đúng đắn và sự thành công của chính sách đặc khu kinh tế mà Trung ương Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã vạch

Trang 9

ra Thâm Quyến là một thử nghiệm hoàn toàn mới trong việc tận dụng vốn, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài để xây dựng kinh tế CNXH Với ý nghĩa đó, Thâm Quyến đã phát huy được vai trò là mảnh đất thử nghiệm, là lá

cờ đầu trong xây dựng các đặc khu kinh tế, đồng thời có những cống hiến to lớn trong việc làm phong phú lí luận xây dựng CNXH ở Trung Quốc

Để đạt được những thành tựu vẻ vang ấy, chính quyền và nhân dân thành phố đã kiên quyết, mạnh dạn, sáng tạo bước đi trên con đường phát

triển đã lựa chọn: dựa vào ngoại lực để tăng cường, phát triển nội lực, trên

nền tảng nhất định xây dựng nền kinh tế tự chủ, sáng tạo với khoa học kĩ thuật cao, dịch vụ hiện đại, tầm ảnh hưởng và địa vị được nâng cao trên trường quốc tế, đồng thời tạo ra hiệu ứng kết nối, thúc đẩy các địa phương trong nước cùng phát triển Con đường ấy được thể hiện sáng rõ và thống

nhất qua hai tiến trình phát triển kinh tế của đặc khu Thâm Quyến từ khi cải cách mở cửa đến nay: tiến trình cất cánh (1980-2002) và tiến trình nâng cấp phát triển, cân bằng kinh tế và môi trường (2002 đến nay) Hai tiến trình phát triển kinh tế này cùng những thành công, khó khăn hay thiếu sót là bài học kinh nghiệm đáng quý cho những nền kinh tế chuyển đổi lạc hậu đang tìm đường hội nhập với thế giới, trong đó có Việt Nam

Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam, những nghiên cứu về đặc khu kinh

tế Thâm Quyến cùng những tiến trình phát triển của nó chưa có nhiều, hoặc là

có nhưng chưa thực sự chuyên sâu

Chính bởi những lý do trên đây, tác giả quyết định lựa chọn “Đặc khu

kinh tế Thâm Quyến – Hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sỹ của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trang 10

Đặc khu kinh tế của Trung Quốc là một mô hình phát triển kinh tế đột phá và thành công Tính đến thời điểm này thì đặc khu kinh tế Trung Quốc trong đó nổi bật nhất là đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã thu hút được sự quan tâm của không ít các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới, cũng đã tiêu tốn không ít giấy mực của các học giả trong và ngoài nước

Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, những tác phẩm, tác giả nghiên cứu về

đề tài “Đặc khu kinh tế Thâm Quyến với các tiến trình phát triển kinh tế từ

cải cách mở cửa đến nay” hầu như chưa có nhiều Các tác giả Việt Nam chủ

yếu nghiên cứu chung về mô hình một số đặc khu đầu tiên của Trung Quốc như Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn, Hải Nam, Thâm Quyến… qua đó rút ra một

số bài học kinh nghiệm tiêu biểu cho Việt Nam trong tiến trình xây dựng các khu kinh tế trong nước

- Tác phẩm tiêu biểu có Nguyễn Văn Hồng trong “ Trung Quốc cải

cách mở cửa – những bài học kinh nghiệm”, Nxb Thế Giới, Hà Nội (2003)

[3] Trong tác phẩm này, tác giả Phùng Thị Huệ đã khái quát về quá trình và những thành tựu xây dựng 5 đặc khu kinh tế đầu tiên tiêu biểu ở Trung Quốc

và đưa ra được một số bài học kinh nghiệm cần tham khảo cho Việt Nam [3] Nhưng tác phẩm vẫn chưa đi vào phân tích riêng và sâu về đặc khu kinh tế Thâm Quyến như các tiến trình phát triển kinh tế của đặc khu

- Tiếp theo là tác phẩm “ Thâm Quyến phát triển thần kỳ – hiện đại hoá

- quốc tế hoá” của Võ Đại Lược, Nxb Thế Giới, Hà Nội (2008)[4] với việc đề

cập sâu sắc hơn về đặc khu kinh tế Thâm Quyến sự bứt phá của cải cách kinh

tế Trong đó tác giả Đặng Phương Hoa đã phân tích nhằm nổi bật lên bức tranh phát triển kinh tế thần kỳ của Thâm Quyến, qua đó cho người đọc mường tượng được một cách cơ bản con đường phát triển và những thành tựu

mà Thâm Quyến đã đạt được, tuy nhiên lại chưa đem đến cho người đọc sự phân định thời gian, phân định các giai đoạn phát triển lớn của Thâm Quyến

Trang 11

khiến người đọc chưa thể tổng quát và nắm vững các mốc thời gian và bước chuyển mình lớn lao của Thâm Quyến

- Tác phẩm để lại cho người đọc cái nhìn chỉnh thể nhất về đặc khu

kinh tế Thâm Quyến có lẽ là bài viết “ Đặc khu kinh tế Thâm Quyến – những

đột phá và phát triển” đăng trên Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 5 (2008)

[1] của hai tác giả Cù Chí Lợi và Hoàng Thế Anh Trong bài viết này, khi khái quát về sự phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến thì tác giả ngoài việc đưa ra những thành tựu mà Thâm Quyến đạt được còn phân tích kỹ lưỡng các giai đoạn và tiến trình phát triển của kinh tế Thâm Quyến Tuy nhiên cách chia giai đoạn và tiến trình trong bài viết có phần chưa được tổng quát và đầy đủ, chưa đề cập được đến những năm gần đây khi Thâm Quyến nâng cấp phát triển, cân bằng kinh tế và môi trường ra sao?

Mô hình đặc khu kinh tế Thâm Quyến là một mô hình xuất sắc và đã trở thành đầu tầu kinh tế của Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa đến nay Chính vì thế nghiên cứu mô hình phát triển đặc khu này đã trở thành tâm điểm chú ý của các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý cũng như các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc

- Có rất nhiều tác phẩm tiêu biểu như “Nghiên cứu mô hình phát triển

của các đặc khu kinh tế trên thế giới” (2006) [29] hay “Nhìn lại lịch sử phát triển và bối cảnh tương lai của đặc khu kinh tế Thâm Quyến” [30] đều của tác giả Trung Kiên Những tác phẩm này đã giới thiệu cho người đọc một Thâm Quyến với những bước đột phá táo bạo để phát triển, qua đó cũng đem lại cho người đọc cái nhìn tổng quan về mô hình phát triển kinh tế của Thâm Quyến

- Thêm nữa có tác phẩm “ Nghiên cứu đặc khu kinh tế Thâm Quyến –

lý luận và thực tiễn, quá khứ và tương lai” của tác giả Phàn Cương [15]v.v

- Bên cạnh đó còn có rất nhiều các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ của Trung Quốc cũng đề cập đến vấn đề này như luận văn thạc sỹ của Lý Lợi Mai viết

Trang 12

năm 2007 với đề tài “Đặc khu kinh tế Thâm Quyến – thành tựu phát triển,

kinh nghiệm và triển vọng tương lai”[20], luận văn tiến sỹ của Trần Văn Mai

năm 2004 với “Nghiên cứu hành vi của chính phủ trong sự phát triển kinh tế

của Thâm Quyến ”[13] v.v

- Ngoài ra, trên các web của Trung Quốc cũng có rất nhiều các bài viết

về đặc khu kinh tế Thâm Quyến với nhiều tin tức được cập nhật thường xuyên Tuy nhiên vì là người Trung Quốc viết nên mặc dù nội dung phong phú và sâu sắc nhưng bài học kinh nghiệm rút ra không phải dành cho Việt Nam

Nhìn chung các tác phẩm trong nước viết về Thâm Quyến chưa nhiều

và cũng ít các tác phẩm viết sâu, viết đầy đủ Tuy nhiên ở một khía cạnh nào

đó thì đây cũng là những tác phẩm đã góp phần giúp người đọc hiểu biết cơ bản về sự hình thành và phát triển cũng như những thành tựu vượt bậc mà Thâm Quyến đã đạt được, qua đó đã đưa ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho Việt Nam trên tiến trình phát triển có thể tìm hiểu, vận dụng và học hỏi Còn những tác phẩm của Trung Quốc tuy rằng phong phú và rõ ràng nhưng lại thiếu đi phần kinh nghiệm dành cho Việt Nam Chính vì lẽ đó, tác giả trên cơ sở tất cả các tác phẩm này đã tổng hợp được để tài cho luận văn và

đi vào phân tích thêm những nội dung mới để vận dụng cho nước nhà

3 Mục đích của nghiên cứu

Luận văn nhằm phân tích một cách tổng quát và toàn diện tiến trình phát triển kinh tế của đặc khu Thâm Quyến từ khi cải cách mở cửa cho đến nay trên cơ sở đánh giá sâu sắc cả về logic và lịch sử của vấn đề Từ đó nghiên cứu rõ hơn về phương thức phát triển kinh tế, những thành tựu đạt được, những tồn tại và khó khăn của đặc khu kinh tế Thâm Quyến nói riêng

Trang 13

và của các đặc khu kinh tế Trung Quốc nói chung, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng các khu kinh tế ở Việt Nam

Tác giả cũng mong muốn thông qua luận văn này có thể đưa đến cho người đọc cái nhìn tổng thể về một mô hình thí nghiệm có tính đột phá táo bạo của nước bạn, qua đó phần nào khích lệ động viên, tạo niềm tin cho những nhà hoạch định Việt Nam với tinh thần không sợ sai, không sợ thất bại, mạnh dạn học hỏi, mạnh dạn thử nghiệm và “thực sự cầu thị”

Đồng thời khóa luận cũng muốn cho người đọc phần nào hiểu được đôi nét về thực trạng các khu kinh tế của nước nhà, xem xem chúng ta thiếu gì, tại sao chưa thành công và cần thay đổi ra sao trong tương lai? Luận văn đã đưa

ra một vài biện pháp nhằm thúc đẩy cho sự phát triển của các khu kinh tế Việt Nam với mục tiêu trở thành các đầu tầu phát triển cho nền kinh tế nước nhà

4 Cách tiếp cận

Như trên đã nói, mặc dù nghiên cứu về đặc khu kinh tế của Trung Quốc nói chung và đặc khu kinh tế Thâm Quyến nói riêng rất có ý nghĩa thực tế đối với Việt Nam nhưng các nghiên cứu về tiến trình phát triển của đặc khu kinh

tế Thâm Quyến ở Việt Nam chúng ta còn thiếu vắng những bài viết mang tính

hệ thống Gần đây nhất, Cù Chí Lợi – Hoàng Thế Anh đã nỗ lực đi lý giải sự phát triển thần kỳ của kinh tế Thâm Quyến bằng bài viết đăng trên tạp chí

Nghiên cứu Trung Quốc số 5 năm 2008 “Đặc khu kinh tế Thâm Quyến Trung

Quốc – Những đột phá và phát triển” Bài viết phân kỳ tiến trình phát triển

của Thâm Quyến thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 bắt đầu từ khi thành lập cho đến đầu những năm 1990 và giai đoạn 2 là từ đầu những năm 1990 trở lại đây

Cách phân kỳ này chủ yếu dựa vào cải cách theo hướng thị trường, tiếp cận dưới cái nhìn của thị trường mà chưa thực sự quan tâm đến những vấn đề như

Trang 14

hiệu quả kinh tế, hiệu quả của phương thức tăng trưởng cũng như những vấn

đề hậu tăng trưởng phát triển

Hơn nữa, nếu phân kỳ như trên phải chăng vẫn còn đôi chút mâu thuẫn khi chúng ta lại thấy rằng tại thời điểm năm 1992 sau chuyến đi khảo sát phía Nam của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc mới khẳng định xây dựng kinh tế thị trường Chính lúc đó mới là lúc tạo điều kiện cho Thâm Quyến bắt đầu thực hiện cất cánh đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện sau này Như vậy sau năm 1992, Thâm Quyến ở vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển này vẫn chủ yếu dựa vào phương thức phát triển theo chiều rộng, chưa thực sự có sự thay đổi lớn trong phương thức phát triển

Nhìn lại lịch sử phát triển từ khi cải cách mở cửa đến nay, chúng ta thấy rằng bằng hàng loạt các thử nghiệm đã đem lại cho Trung Quốc sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực kinh tế Nhưng tiến trình này cũng đã có sự phân đoạn, đó là giai đoạn khởi điểm của cải cách mở cửa, đặt nền móng cho sự phát triển của Trung Quốc Giai đoạn này kéo dài trong vòng hơn 20 năm từ

1978 đến 2002 với đặc điểm là phát triển nghiêng lệch coi trọng tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ dân sinh, coi nhẹ vấn đề môi trường, tăng trưởng kinh tế theo phương thức phát triểnchiều rộng

Từ sau năm 2002, nhất là sau Đại hội ĐCS Trung Quốc đến nay, ĐCS Trung Quốc đứng đầu là Hồ Cẩm Đào đã đưa ra hàng loạt những chủ trương, chính sách điều chỉnh, giải quyết các vấn đề hệ quả của giai đoạn đầu mà

Trung Quốc đang phải đối mặt Như quan điểm phát triển khoa học (tháng 10 năm 2003); xây dựng xã hội hài hòa XHCN (tháng 9 năm 2004) v.v Điều

này cho thấy từ năm 2002 đến nay, Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới từ phát triển nghiêng lệch sang phát triển cân bằng bền vững

Với cách tiếp cận như vậy, đặt Thâm Quyến trong tổng thể cải cách mở cửa ở Trung Quốc Luận văn chia Thâm Quyến ra làm 2 tiến trình phát triển

Trang 15

lớn: Một là, từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa đến năm 2002, đây

là giai đoạn đặt nền móng và phát triển nhanh chóng (hay cất cánh) Hai là,

giai đoạn từ 2002 đến nay là giai đoạn đi sâu cải cách nâng cấp phát triển, phát triển cân bằng

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

Về mặt phương pháp luận nghiên cứu, các phân tích đánh giá đều dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Luận văn đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là phương pháp thống kê, so sánh - đối chiếu, phân tích – tổng hợp dựa trên các tài liệu đã có

Về nguồn tư liệu, tác giả sử dụng các tài liệu sách, tạp chí, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ tra cứu được trong Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện nghiên cứu kinh tế Châu Âu, Viện kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Viện kinh tế Việt Nam, thư viện trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội, thư viện trường Đại Học Dân tộc Vân Nam – Trung Quốc Ngoài ra, do không có điều kiện đi thực tế để được “tận mục sở thị” nên tác giả phải thường xuyên cập nhật tìm kiếm tài liệu trên các phương tiện truyền thông báo đài, các Website điện tử của Việt Nam và Trung Quốc với hi vọng cung cấp được cho luận văn các nguồn tin chính xác và mới nhất

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn bao gồm 4 chương:

Chương 1: Đặc khu kinh tế Thâm Quyến trong công cuộc cải cách

mở cửa ở Trung Quốc

Trang 16

Chương 2: Tiến trình cất cánh của đặc khu kinh tế Thâm Quyến (1980 - 2002)

Chương 3: Tiến trình nâng cấp phát triển, cân bằng kinh tế và môi trường (2002 đến nay)

Chương 4: Triển vọng phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến

và đôi điều suy nghĩ về Việt Nam

CHƯƠNG 1 - ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC

1.1 Sự hình thành, phát triển các đặc khu kinh tế đầu tiên ở Trung Quốc

1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử

Sau kết thúc của mười năm “ Đại cách mạng văn hoá”, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn trăn trở: làm thế nào để xây dựng một đất nước giàu mạnh? Tất cả họ đều ý thức được rằng phải thay đổi một nền kinh tế lạc hậu, phải thay đổi hiện trạng quản lý hỗn loạn cho khác hẳn với thời kỳ “ Đại cách mạng văn hoá”, nhưng thay đổi bằng phương thức nào đây, đi bằng con đường nào đây?

Từ năm 1978 dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình cùng quan điểm

“cải cách mở cửa” ông cho rằng: Vấn đề căn bản của Trung Quốc là vấn đề về chế độ, những điều kiện cứng nhắc không hợp lý giữa thể chế và quản lý điều hành chính là trở ngại lớn nhất cho sự tiến bộ của đất nước Trung Quốc Ông cho rằng Trung Quốc phải thực hiện bốn hiện đại hoá: nông nghiệp, công nghiệp, kỹ thuật và quốc phòng, nhất định phải tiến hành cải cách đồng thời

Trang 17

phải mở cửa ra bên ngoài Một quá khứ lâu dài với một nền kinh tế khép kín, với các chính sách như “bế quan toả cảng”… đã khiến Trung Quốc đắm chìm trong giấc ngủ sa sút và trì trệ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… Đã đến lúc Trung Quốc phải tỉnh dậy để bắt nhịp với thời cuộc – Hội nghị Trung ương 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc (tháng 12 năm 1978) là thời điểm chính thức thông qua chính sách cải cách mở cửa, đây là một quyết định mang tính lịch sử, là điều kiện tiên quyết cho hướng đi mới mẻ đầy hứa hẹn của đất nước Trung Quốc

Chiến lược mở cửa của Trung Quốc mang hai nội dung lớn: thứ nhất

đó là chiến lược xuất nhập khẩu – chiến lược này hoàn toàn thay đổi so với

chính sách ngoại thương trước đây là thay thế nhập khẩu; nội dung thứ hai là

chiến lược mở cửa giao lưu với nước ngoài để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài Muốn thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài Trung Quốc nghĩ ngay đến việc phải thành lập các “đặc khu kinh tế” – mặc định các đặc khu kinh tế này

sẽ trở thành cửa sổ giao lưu, thông thương với quốc tế Chính sách mở cửa của Trung Quốc rất hợp lý và hợp thời được thể hiện ở chỗ vào đúng thời điểm đó các nước tư bản đang có dư vốn và kỹ thuật nên họ muốn đi tìm thị trường để đầu tư trong khi các nước xã hội chủ nghĩa hay các nước đang phát triển thì lạc hậu bảo thủ chưa sẵn sàng cho việc tiếp nhận sự chuyển giao đó Giữa lúc này, Trung Quốc xuất hiện và sẵn sàng mở cửa để thu hút vốn và kỹ thuật từ bên ngoài Sự trùng khít này đã làm cho cơ hội của Trung Quốc được nhân lên gấp bội

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là một thị trường to lớn với 1,3 tỷ dân, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với nguồn lao động dồi dào… chính là những lợi thế cạnh tranh và là sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với nước ngoài Tuy nhiên với một đất nước rộng lớn như Trung Quốc thì mọi thứ đều trở lên cồng kềnh khó khăn khi bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa

Trang 18

Hơn nữa, trình độ phát triển giữa các vùng địa lý ở Trung Quốc cũng không đồng đều ắt dẫn đến việc có nơi lạc hậu không thể tiếp nhận được vốn và kỹ thuật công nghệ từ nước ngoài Chính vì vậy cần có sự nghiên cứu, suy xét và chọn lọc cho phù hợp với thực tế yếu kém của Trung Quốc lúc bấy giờ

Cũng vào thời điểm này, sự phát triển của Hồng Kông đã khiếnTrung Quốc phải kinh ngạc Hồng Kông là một trong những trung tâm công nghiệp

và dịch vụ mang tầm vóc quốc tế Đặng Tiểu Bình mong muốn Trung Quốc

sẽ phát triển được nhiều Hồng Kông như thế Đồng thời, vào cuối những năm

1960 và thập kỷ 1970 cùng với sự ra đời và phát triển của hàng trăm khu kinh

tế tự do trên thế giới đã tác động mạnh tới ý đồ của các nhà cầm quyền Trung Quốc Họ tìm tòi để nghiên cứu và thành lập ra các vùng kinh tế để phù hợp cho tình hình Trung Quốc lúc bấy giờ

Với tất cả những nguyên nhân trên, tháng 4 năm 1979, trong một cuộc họp Trung ương ĐCS Trung Quốc đã quyết định xây dựng một vài vùng kinh

tế phát triển thử nghiệm, đó chính là các đặc khu kinh tế

1.1.2 Diễn biến xây dựng và phát triển của các đặc khu kinh tế đầu tiên

Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone - SEZ) – theo cách hiểu tương đối thống nhất là vùng đất được khoanh lại trong một quốc gia hay khu vực, hưởng các chính sách và chế độ ưu đãi đặc biệt trong quy định của hiến pháp

và pháp luật, nhằm thu hút nguồn vốn, công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến của nước ngoài, phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo mô hình hướng ngoại Tính chất tổ chức cao của đặc khu kinh tế còn được thể hiện qua mô hình “khu trong khu” tức là trong đặc khu kinh tế gồm

có nhiều loại hình khu khác nhau như khu công nghiệp, khu thương mại tự do, cảng tự do, khu chế xuất, kho chứa hàng miễn thuế [3, tr 152]… Với cách tổ

Trang 19

chức liên kết hoàn chỉnh như vậy đã tạo nên một bức tranh tổng thể thống nhất thúc đẩy sự phát triển của đặc khu kinh tế và góp phần thu hút mạnh vốn đầu tư từ nước ngoài

Đặc khu kinh tế Trung Quốc là một khu vực địa lý được ngăn cách với

bên ngoài bởi hai hàng rào quản lý: thứ nhất đó là hàng rào quản lý quan hệ giữa đặc khu kinh tế với thị trường thế giới, thứ hai là hàng rào ngăn cách đặc

khu kinh tế với thị trường nội địa thông qua sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng hải quan Các nhà cầm quyền Trung Quốc lúc bấy giờ quyết tâm thành lập các đặc khu kinh tế với những mục đích và ý nghĩa cơ bản như sau:

1- Xây dựng các đặc khu thành khu vực điển hình, những mô hình mẫu với mục tiêu đem những mô hình đã được thử nghiệm thành công đem nhân rộng ra các vùng khác Chính những đặc khu kinh tế này đã mở ra một hướng

đi mới “một mũi tên trúng hai đích” Đó là vừa mở cửa thu hút được vốn đầu

tư của nước ngoài, thu hút được thiết bị kỹ thuật tiên tiến và phương pháp quản lý khoa học, mặt khác vẫn giữ được hình thái ý thức xã hội chủ nghĩa, từng bước xây dựng đặc khu thành những vùng tiên tiến có nền văn minh vật chất và tinh thần cao tạo ảnh hưởng tốt cho công cuộc xây dựng XHCN Một quốc gia theo CNXH không có nghĩa là đóng cửa bảo thủ không quan hệ với

các nước tư bản chủ nghĩa Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã từng nói: “Thế giới

hiện nay là thế giới mở cửa… kinh nghiệm hai ba mươi năm trước đây nói với chúng ta rằng đóng kín cửa lại thì không thể xây dựng, không thể phát triển được… Chúng ta phải phát triển nhanh một chút, nhanh quá thì sẽ không phù hợp với thực tế, nhưng phải nhanh một chút, làm sống động nền kinh tế bên trong, thực hiện chính sách mở cửa với bên ngoài” [29, tr 428] Mô hình XHCN mới ở Trung Quốc đó là tận dụng, khai thác nguồn vốn khoa học kỹ thuật, phương thức quản lý từ các nước tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế trong nước nhưng về tư tưởng thì vẫn giữ vững đường lối xã hội chủ nghĩa

Trang 20

Mô hình đặc khu kinh tế chính là công cụ để Trung Quốc thực hiện chủ trương của mình cũng chính là khao khát mà các nước XHCN đang kiếm tìm

2- Ý nghĩa thứ hai mà đặc khu kinh tế đem lại chính là thúc đẩy xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, thiết bị khoa học kỹ thuật, phương pháp quản lý tiên tiến từ nước ngoài Những yếu tố này đều đang rất cần đối với các nước đang phát triển như Trung Quốc Sự thành công của đặc khu một mặt nào đó được đánh giá bằng hoạt động xuất nhập khẩu có nhộn nhịp hay không, có thu hút được nhiều vốn đầu tư hay không? Vì vậy các cấp chính quyền quản lý đặc khu và đặc biệt là ban quản lý đặc khu phải dồn mọi nỗ lực mọi biện pháp để xúc tiến xuất khẩu và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài Xuất khẩu nhiều và thu hút được mạnh đầu tư từ nước ngoài sẽ thu được nhiều ngoại tệ, điều này

sẽ làm cho bộ mặt của các đặc khu kinh tế từ những làng chài nghèo được thay đổi Đồng thời xuất khẩu phát triển, đầu tư nước ngoài lớn sẽ dẫn đến việc nâng cao được tổng thu nhập quốc dân GDP và tỉ lệ tăng trưởng của cả nền kinh tế

3- Đặc khu kinh tế là khu vực để thử nghiệm những chính sách và cơ chế mới sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường Tuy nhiên vấn đề nhức nhối mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra là mở cửa đến mức độ nào, mở cửa từ từ kiểu “dò đá qua sông” hay mở cửa ồ ạt khắp cả nước? Lý thuyết đã chỉ ra không ít các mặt hạn chế của nền kinh tế thị trường cho nên nếu mở cửa

ồ ạt trên diện rộng sẽ là liều lĩnh và nguy hiểm và thậm chí còn có thể phải nhận lấy thất bại Trên một phạm vi nhỏ hẹp có quy mô như một nền kinh tế quốc dân việc thử nghiệm cải cách các chính sách sẽ đưa ra được những kinh nghiệm bài học quý báu trước khi đem áp dụng rộng rãi Các đặc khu lấy sự điều tiết của thị trường làm chính nhằm đạt được sự tồn tại trong cạnh tranh tự

Trang 21

do trên trường quốc tế Việc vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường và các đòn bẩy về kinh tế trong các mục đích chung của xã hội sẽ thu được về nhiều kinh nghiệm xương máu Cải cách thể chế được thử nghiệm tại các đặc khu nhằm tìm ra cách kết hợp hài hoà giữa nền kinh tế kế hoạch và thị trường

4- Đặc khu kinh tế cũng chính là nơi bồi dưỡng nên những nhà quản lý hiện đại, bồi dưỡng nên một đội ngũ lao động năng động có tay nghề cao Thông qua hợp tác thương mại với các nhà đầu tư nước ngoài có thể học tập được những kinh nghiệm quản lý kinh doanh hữu hiệu như tinh gọn bộ máy lãnh đạo, hiệu suất làm việc cao, tổ chức lao động hợp lý, chế độ thưởng phạt nghiêm minh Bên cạnh đó lại có thể học tập các kỹ xảo kinh doanh trên thương trường quốc tế đầy khó khăn và phức tạp Trong giai đoạn phát triển kinh tế đất nước, muốn đưa đất nước phát triển sang một tầm cao mới thì nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố không thể thiếu được Đặc khu kinh

tế với những ưu thế của mình chính là ngôi trường để đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao đó

5- Một ý nghĩa chính trị vô cùng quan trọng và tế nhị mà việc thành lập các đặc khu kinh tế đem lại chính là tạo ra được một sợi dây liên kết xuyên suốt giữa người dân lục địa với các kiều bào Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan… để mau chóng ổn định thống nhất đất nước Các đặc khu kinh tế được xây dựng có một nền kinh tế và cơ chế kinh tế gần ngang bằng với ba khu vực trên sẽ làm cho người dân ổn định yên tâm ở lại khi các nhượng địa được trả lại cho lục địa Điều này cũng đã được thấy rõ qua sự kiện Hồng Kông được trao trả lại Trung Quốc vào tháng 7/1997 - với việc chấp nhận sự tồn tại của thể chế “một quốc gia hai chế độ”

Trang 22

Trung Quốc bắt đầu xây dựng 4 đặc khu kinh tế ven biển Đông Nam – Trung Quốc Với ý tưởng ban đầu là dựa vào ưu thế địa lý ven biển gần với các khu vực kinh tế phát triển và nhân tố người Hoa để xây dựng đặc khu kinh tế như đặc khu kinh tế Thâm Quyến có vị trí địa lý gần với Hồng Kông, đặc khu kinh tế Chu Hải gần với Ma Cao, đặc khu kinh tế Hạ Môn gần với Đài Loan và đặc khu kinh tế Sán Đầu là quê hương của nhiều Hoa Kiều Sau này năm 1988, Trung Quốc thành lập thêm đặc khu kinh tế Hải Nam (thuộc tỉnh Hải Nam Mục đích ban đầu của các đặc khu kinh tế này là chủ yếu thu hút vốn, kỹ thuật của nước ngoài thúc đẩy xuất khẩu trong nước để thực hiện

4 hiện đại hoá ở Trung Quốc

Xin điểm qua đôi nét về một vài đặc khu kinh tế tiêu biểu đầu tiên

trong bức tranh đặc khu kinh tế nói chung của Trung Quốc

* Đặc khu kinh tế Chu Hải: Thành phố Chu Hải được thành lập năm

1979 (ngày 5/3/1079 Chu Hải chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Đông), và Chu Hải là đặc khu kinh tế được quyết định thành lập vào tháng 8/1980 Tổng diện tích cả đất liền và vùng biển của Chu Hải là 7.649km2, trong đó diện tích đất liền chỉ có 1.653km2, diện tích vùng biển

khi trở thành đặc khu kinh tế Chu Hải chỉ là một huyện vùng biên nhỏ bé nghèo nàn và lạc hậu, nền kinh tế hàng hóa chưa được phát triển Nhưng với

ưu thế địa lý phía Đông gần Hồng Kông, phía Nam giáp Ma Cao, phía sau là

cả khu vực nội địa bao la rộng lớn, với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú… đã tạo điều kiện cho Chu Hải có thể mở cửa thu hút từ bên ngoài, phát triển xuất nhập khẩu và đẩy mạnh ngành du lịch

Trang 23

Về mặt chính sách, Trung Quốc đã dành cho đặc khu kinh tế này nhiều

ưu đãi đặc biệt như: mở rộng thẩm quyền xét duyệt, nới lỏng quyền tự chủ cho doanh nghiệp, miễn giảm thuế, ưu đãi chi phí sử dụng đất đai… Đặc khu Chu Hải được xây dựng theo mô hình tổng hợp 6 khu vực kinh tế chủ yếu đó là: khu công nghiệp vật liệu xây dựng; khu công nghệ điện tử, cơ sở nghiên cứu khoa học; trung tâm hành chính, văn hóa tiền tệ; khu dịch vụ dầu khí; khu trung tâm thương mại và khu du lịch vui chơi giải trí Với đường lối phát triển đúng đắn, đến nay Chu Hải đã đuổi kịp Ma Cao và thậm chí còn vượt qua được Ma Cao trên một số phương diện, trở thành một thành phố biển hiện đại, cảnh quan đẹp, kinh tế phát triển và đầy tiềm năng

Kể từ khi thành lập cho đến nay, Chu Hải là đặc khu nổi bật về thu hút đầu tư nước ngoài Chỉ tính đến năm 2002, đã có doanh nghiệp từ 52 quốc gia

và vùng lãnh thổ đầu tư vào Chu Hải, với 7.303 hạng mục đầu tư trực tiếp Đã

có 30 công ty và tập đoàn xuyên quốc gia nổi tiếng trên thế giới như Hitachi, Mitsubishi, Canon, Siemen… đầu tư tại Chu Hải Năm 2002, GDP của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng 71,6% GDP và đóng góp tới 48% tổng kim ngạch thuế của toàn thành phố Chu Hải đã thiết lập được quan

hệ thương mại với 140 quốc gia và khu vực trên thế giới Tính đến tháng 6 năm 2010, Chu Hải có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngoại thương là 19.745 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 128.509 tỷ USD, các doanh nghiệp trong nước chiếm 6.894 tỷ USD [82]

Chu Hải còn rất xuất sắc trong lĩnh vực du lịch Với môi trường khí hậu trong lành và quy hoạch thoáng đẹp của một thành phố miền biển, Chu Hải trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch Trung Quốc Các tuyến đường ở đây được xây dựng rất rộng, đẹp, hiện đại và tràn ngập màu xanh Nhà cửa chủ yếu là các tòa nhà chung cư cao tầng hiện đại và được quy hoạch hết sức

Trang 24

thoáng đãng Chu Hải được bình chọn là một trong “40 thắng địa du lịch của Trung Quốc”, là “thành phố du lịch ưu tú của cả nước”, “thành phố lâm viên”,

“thành phố kiểu mẫu về khoa học kỹ thuật hiện đại của Quảng Đông”, v.v…

* Đặc khu kinh tế Sán Đầu: Sán Đầu là thành phố ven biển thuộc tỉnh

Quảng Đông, Trung Quốc Đây cũng là một trong các đặc khu kinh tế của Trung Quốc được thành lập vào những năm 1980 nhưng không bùng nổ phát triển như các đặc khu Chu Hải, Thâm Quyến và Hạ Môn Sán Đầu có diện

nên trở thành điểm giao thông quan trọng trong giao thương quốc tế của Trung Quốc Sán Đầu là nơi tập trung kinh tế của Hoa kiều ở nước ngoài, dân

số của Sán Đầu theo thống kê năm 2006 là 1,2 triệu người Sán Đầu là vùng đất ít có các ưu thế tự nhiên nổi trội như các đặc khu khác nhưng so với nhiều vùng nội địa khác thì Sán Đầu vẫn là nơi có nhiều lợi thế về du lịch, buôn bán quốc tế và thu hút đầu tư bên ngoài Quyết tâm xây dựng Sán Đầu thành đặc khu kinh tế nhằm tạo thêm một mắt xích quan trọng trong toàn bộ hệ thống vành đai kinh tế biển, phát huy tối đa sức mạnh bức xạ của khu vực này đối với các vùng kinh tế nội địa khác [3, tr 163]

Trong những năm đầu, đặc khu đặc biệt chú trọng đến cải tạo hệ thống

cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường thu hút đầu tư nhằm mục đích nhanh chóng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và thay thế đời sống vật chất văn hóa của mình Từ năm 1981 đến năm 1992, Sán Đầu đã có tốc độ thay đổi và phát triển tương đối rõ rệt Thành tựu lớn nhất của đặc khu kinh tế Sán Đầu là thu hút được khối lượng khá lớn nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, thực hiện tương đối hiệu quả mô hình kinh tế hướng ngoại, phát huy vai trò cầu nối, góp phần quan trọng làm sống động các vùng kinh tế nội địa trong mối liên kết chung với các hoạt động kinh tế đối ngoại

Trang 25

Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3 tỷ USD, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên 140 triệu USD [34] Về cơ cấu kinh tế, thành phố chú trọng phát triển công nghiệp với các ngành mũi nhọn như: dầu khí, năng lượng, điện tử, tin học, máy móc thiết bị, dệt may Với ưu thế có nhiều cảng, Sán Đầu được quy hoạch là 1 trong 5 cụm dầu khí của tỉnh Quảng Đông Hiện nay Sán Đầu có quan hệ kinh tế với hơn 165 nước và khu vực trên thế giới

* Đặc khu kinh tế Hạ Môn: Hạ Môn là thành phố cấp tỉnh ven biển nằm

ở phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc Thành phố nhìn ra eo biển Đài Loan và giáp giới với thành phố Tuyền Châu về phía Bắc và Chương Châu về phía Nam Thành phố là một trong những đặc khu kinh tế của Trung Quốc với diện tích là 1.565km² và dân số 2 triệu người Với những ưu thế nổi trội về mặt địa lý như liền kề với đảo Đài Loan và rất gần Thượng Hải, Hồng Kông, Quảng Châu đã tạo thế mạnh cho Hạ Môn trong các lĩnh vực hợp tác

và giao lưu kinh tế Bằng mô hình kinh tế hướng ngoại đa dạng với nhiều lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, trong đó công nghiệp và dịch vụ du lịch là hai ngành mấu chốt Một mặt chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành khoa học kỹ thuật, một mặt luôn tích cực thực hiện các chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài và các hoạt động liên kết kinh tế đối ngoại nhằm biến Hạ Môn thành khu vực kinh tế năng động và đa dạng [3,

tr 165] Năm 1992, Hạ Môn nằm trong 10 thành phố mạnh toàn diện của Trung Quốc, GDP tăng 20% hàng năm

Về kinh tế, Hạ Môn có các ngành công nghiệp chủ yếu như: đánh bắt cá, đóng tàu, chế biến thực phẩm, dệt, chế tạo máy, hóa chất, tài chính, viễn thông

Về đầu từ nước ngoài, đến cuối năm 2000, có hơn 5000 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn trên 17 tỷ USD Năm 2000, GDP của

Trang 26

Hạ Môn là 50,115 tỷ NDT, GDP đầu người 4.650 USD, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000 là 10,049 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm 5.880 USD, thành phố có Sân bay Quốc tế Hạ Môn Cảng Hạ Môn nằm trong 10 cảng đầu của Trung Quốc, đây là cảng nước sâu có thể đón tàu 50.000 tấn cập cảng, tàu 100.000 tấn vào neo đậu trong cảng Năm 2000, lượng hàng qua cảng Hạ Môn là 19,65 triệu tấn hàng, tăng 10,82% so với 1999 Lượng container là

108 triệu TEU (đơn vị tương đương 20 foot – Twenty foot equivalent units), tăng 27,83% so với 1999 [34]

Kể từ tháng 10 năm 1980 khi Hạ Môn (đặc khu duy nhất của tỉnh Phúc Kiến) chính thức được khởi công xây dựng cho tới nay đã là gần 30 năm, với những thành tựu nổi bật mà nó đạt được một lần nữa khẳng định sự lựa chọn phát triển đặc khu sáng suốt của các nhà lãnh đạo Trung Quốc

* Đặc khu kinh tế Hải Nam: nằm trên hòn đảo lớn thứ hai của Trung

Quốc, với diện tích khoảng 33.920km2, dân số thống kê năm 2005 là 8,3 triệu người, đặc khu kinh tế Hải Nam là mạch máu giao thông quan trọng nối liền Quảng Đông và Quảng Tây [3, tr 166] Với ưu thế tự nhiên sẵn có như giàu tài nguyên khoáng sản, khí hậu ôn hòa mát mẻ hơn rất nhiều khu vực khác ở Trung Quốc nên Hải Nam có khả năng phát triển nhiều loại ngành nghề khác nhau, đặc biệt là ngành nông nghiệp và du lịch Được thành lập vào năm 1988, gần ba chục năm qua Hải Nam đã có những bước đi khá vững chắc và ổn định góp phần làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của người dân nơi đây Ngay từ những ngày đầu mới xây dựng đặc khu kinh tế Hải Nam, Trung Quốc đã mạnh dạn trao quyền quản lý và điều hành tự chủ cho chính quyền tỉnh cho dù đặc khu này rộng lớn vào bậc nhất Trung Quốc và lại có vị trí giao lưu rộng

mở với thế giới bên ngoài Ví dụ như Hải Nam được quyền cấp thị thực cho người nước ngoài, khách du lịch có thể nhập cảnh ở cả hai cửa khẩu là Tam Á

Trang 27

và Hải Khẩu [3, tr 167]… Nhiều năm qua, Hải Nam đã làm rất tốt vai trò quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao lưu quốc tế của mình, thật sự phát huy được vị thế và chức năng của một đặc khu kinh tế phát triển theo mô hình hướng ngoại Năm 2005, tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh đạt 90,36 tỷ NDT, tăng hơn 10,1% so với năm trước GDP bình quân đầu người đạt 10.980 NDT, tăng 8,9% Tổng giá trị xuất nhẩp khẩu đạt gần 3 tỷ USD [20]

Trong số những thành tựu về kinh tế của Hải Nam không thể không nhắc đến đóng góp tích cực của ngành du lịch Những địa danh nổi tiếng như Hải Khẩu, Tam Á, Bác Ngao… đã có sức cuốn hút thật sự với không chỉ người dân trong nước mà còn có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với khách quốc tế

***

Các đặc khu này trước tiên thông qua các chính sách ưu đãi về đầu tư đối với các thương gia nước ngoài để thu hút vốn và kỹ thuật của nước ngoài, xây dựng đặc khu trở thành cơ sở công nghiệp theo hướng xuất khẩu Sau đó

áp dụng những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong nước như đã từng áp dụng với thương gia nước ngoài, thu hút các doanh nghiệp trong nước đến đầu tư xây dựng kinh tế ở các đặc khu, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với kỹ thuật và phương thức quản lý của nước ngoài Bên cạnh các chính sách ưu đãi là những thể chế hành chính và kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế dần dần hình thành và đã trở thành cơ sở có sức hấp dẫn nhất Các đặc khu kinh tế Trung Quốc đảm nhận chức năng “cửa sổ” giao lưu với thế giới bên ngoài, là “cầu nối” hỗ trợ, lôi kéo và gắn kết hoạt động kinh tế của các vùng nội địa với đặc khu cũng như với thế giới bên ngoài, là nơi thử nghiệm các chính sách và phương thức hoạt động kinh tế mới nhằm từng bước nhân rộng mô hình hướng ngoại của các vùng, các tổ chức kinh tế trong nước

Trang 28

Cho đến nay, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, có thể nói rằng mặc dù các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc có các mô hình phát triển khác nhau nhưng chính sách phát triển đặc khu kinh tế là hết sức thành công Trong

đó nổi bật nhất cho sự phát triển chính là đặc khu kinh tế Thâm Quyến

1.2 Đặc khu kinh tế Thâm Quyến

1.2.1 Khái quát về đặc khu kinh tế Thâm Quyến

Trong tất cả các đặc khu kinh tế được xây dựng đầu tiên tại Trung Quốc thì đặc khu kinh tế Thâm Quyến đặc sắc hơn cả, nó trở thành điểm nhấn trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc, trở thành “tấm gương sáng” cho những vùng muốn có một nền kinh tế phát triển vượt bậc noi theo Nhìn vào bảng so sánh phát triển kinh tế một vài đặc khu tiêu biểu của Trung Quốc dưới đây chúng ta sẽ có bằng chứng rõ ràng về tốc độ tăng trưởng kinh tế

“thần kỳ” của Thâm Quyến:

Bảng 1.1: Bảng so sánh phát triển kinh tế đặc khu kinh tế Trung Quốc

GNP (triệu NDT)

Thu nhập quốc dân (triệu NDT)

Tổng giá trị xuất khẩu (trăm triệu USD)

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn vốn thu hút đầu

tư nước ngoài (triệu USD)

Trang 29

Hạ Môn chỉ đạt 1.912; 2.503; 3.653 triệu NDT Thành công nổi bật và rõ nét nhất cho chiến lược phát triển đặc khu kinh tế Trung Quốc nói chung và Thâm Quyến nói riêng chính là được thể hiện thông qua khả năng thu hút vốn nước ngoài mạnh mẽ Sau 10 năm, Thâm Quyến đã thu hút được 643 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn 2.644 triệu USD vượt xa các đặc khu khác vào cùng thời điểm

Thâm Quyến (tiếng Hoa là 深圳, pinyin: Shēnzhèn) là thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc Trước khi trở thành đặc khu kinh tế, Thâm Quyến chỉ là một làng chài nghèo nàn lạc hậu với những vùng đất sình lầy, hoang vắng, cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì

Năm 1979, ngay sau khi quyết định thực hiện chính sách mở cửa đối ngoại, thu hút đầu tư bên ngoài, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sớm nhận ra

Trang 30

ưu thế nổi trội hiếm có của khu vực này đó là vị trí liền kề với Hồng Kông (lúc đó còn là thuộc địa của Vương quốc Anh) Với vai trò là trung tâm tài chính thương mại quốc tế, Hồng Kông sẽ là đối tác cực kỳ lý tưởng đối với Thâm Quyến trong mục tiêu thu hút vốn và trao đổi ngoại thương

Việc thành lập đặc khu này được coi như là thử nghiệm mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tại nước Trung Quốc cộng sản Địa điểm này được chọn vì cả dân Thâm Quyến và dân Hồng Kông cùng có chung ngôn ngữ là tiếng Quảng Đông, chung văn hoá dân tộc nhưng lại có giá nhân công

và đất đai rẻ hơn nhiều Ý tưởng đã thành công rực rỡ tạo tiền đề cho Trung Quốc đẩy nhanh quá trình cải cách mở cửa kinh tế

Thâm Quyến đã trở thành một trong những thành phố lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Châu Giang Đồng bằng châu thổ Châu Giang đã trở thành trung tâm kinh tế của Trung Quốc và là một trong những phân xưởng sản xuất của thế giới Tháng 5/1980, Thâm Quyến chính thức được chuyển thành đặc khu kinh tế với diện tích là 2.050km2, thành phố này giáp Hồng Kông và cách Quảng Châu 160km về phía nam Năm 1988, Chính phủ đã cho phép Thâm Quyến có thẩm quyền về kinh tế tương đương cấp tỉnh của Trung Quốc Thành phố Thâm Quyến bao gồm 7 quận: La Hồ, Phúc Điền, Nam Sơn, Diêm Điền, Bảo An, Long Cương và Quang Minh Tân

Các khu kinh tế bao gồm La Hồ, Phúc Điền, Nam Sơn và Diêm Điền Nằm trong trung tâm của đặc khu và sát bên Hồng Kông, La Hồ là trung tâm tài chính thương mại diện tích 78,89 km2.Phúc Điền là trung tâm hành chính của thành phố là trái tim của đặc khu, rộng 78,04 km2 Nam Sơn rộng 164,29

km2 là trung tâm của công nghệ cao và nằm phía Đông của đặc khu Bên

km2) là cơ sở dịch vụ hậu cần hàng hải Khu công nghiệp mới Quang Minh

Trang 31

được tách ra từ quận Bảo An kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2007 có diện tích 79

km2 Cảng Nhan Điền là cảng nước sâu container lớn thứ 2 của Trung Quốc

và lớn thứ 4 của thế giới Dự kiến đến năm 2020 có thể bốc dỡ được 80 triệu tấn hàng hoá [56] Ngoài ra Thâm Quyến còn có các cảng Thượng Bộ, Đông Giác Đầu, Xà Khẩu, Xích Loan và Mai Xà Một loạt các đường cao tốc nối liền Thâm Quyến với các khu vực khác của Trung Quốc cũng đã được hình thành như đường cao tốc Quảng Châu – Thâm Quyến – Chu Hải, Thâm Quyến – Sán Đầu Thâm Quyến cũng là ga đầu mối cuối cùng của ba tuyến đường sắt chính của Trung Quốc: Bắc Kinh – Quảng Châu, Bắc Kinh – Cửu Long qua Giang Tây và Bắc Kinh – Thượng Hải qua vùng biển Đông Nam Sân bay ở Thâm Quyến phục vụ nhiều đường bay trong nước và quốc tế

1.2.2 Sơ lược về những thành tựu kinh tế của Thâm Quyến

Thâm Quyến là một thành phố được xây dựng với tốc độ nhanh của

Trung Quốc Với khẩu hiệu nổi tiếng “mỗi ngày một cao ốc, ba ngày một đại

lộ”, vào cuối thập kỷ 90 Thâm Quyến đã xây dựng được 13 toà cao ốc cao

hơn 200m Thâm Quyến là một thành phố diệu kỳ lúc màn đêm buông xuống Thâm Quyến là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty IT nổi tiếng thế giới như Huawei và ZTE ( Zhongxing Tongxin Electronics) Tập đoàn Foxcom cũng

có nhà máy tại đây chế tạo phần lớn máy nghe nhạc số cá nhân (ipod) và máy tính xách tay cho hãng Apple Thành phố có sự hiện diện của 400/500 công ty lớn nhất thế giới Sở giao dịch chứng khoán của Thâm Quyến có 540 công ty niêm yết, 35 triệu nhà đầu tư niêm yết và 177 nhân viên chứng khoán, tổng vốn 122 tỷ USD, mỗi ngày có 600.000 giao dịch trị giá 807 triệu USD [4, tr 20] Thâm Quyến là nơi sản xuất 40% điện thoại di động, 45% máy photocoppy, 60% các loại đồng hồ, 80% các sản phẩm của ngành công nghiệp

Trang 32

viễn thông của Trung Quốc, là trung tâm hàng đầu về sản xuất tivi và phần mềm, lượng tivi màu chiếm 1/2, lượng tủ lạnh chiếm 1/3 và lượng máy giặt chiếm 1/7 tổng sản lượng toàn thế giới [4, tr 31]

So với các đặc khu khác cùng thời điểm thành lập như Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam thì Thâm Quyến đã trở thành một “phòng thí nghiệm” về đặc khu kinh tế thành công nhất ở Trung Quốc Điều này góp phần khẳng định bước đi sáng suốt và thành công của các nhà lãnh đạo Trung Quốc cùng với các nhà lãnh đạo chính quyền đặc khu Trong bảng 1.2 dưới đây chúng ta sẽ thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thâm Quyến vượt

xa so với các đặc khu Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam, thu nhập tài chính đạt mức 65,8 tỷ NDT, GNP đạt 676,5 tỷ NDT…

Bảng 1.2: So sánh Thâm Quyến với các đặc khu kinh tế khác (2007)

Trang 33

979 lần so với GDP năm 1979 Trong đó giá trị ngành nông nghiệp đạt 647 triệu NDT, giảm 18.6% so với năm 2008; giá trị ngành công nghiệp đạt 383,164 tỷ NDT, tăng 9.3% so với năm 2008; giá trị ngành dịch vụ đạt 436,312 tỷ NDT, tăng 12,5% so với năm 2008 Như vậy, tỷ trọng ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ trong GDP lần lượt là 0.1%:46.7%:53.2%, qua đó ta thấy được cơ cấu chuyển dịch kinh tế của thành phố Thâm Quyến nghiêng hẳn sang công nghiệp và dịch vụ Thêm vào đó tổng giá trị các sản phẩm khoa học kỹ thuật cao đạt 850,781 tỷ NDT, trong đó có 506,210 tỷ NDT là giá trị các sản phẩm khoa học công nghệ có bản quyền của Thâm Quyến, chiếm tỷ trọng 59.5% tổng giá trị toàn bộ các sản phẩm khoa học kỹ thuật cao và tăng 0.4% so với năm 2008 [78]…

Trang 34

Bằng tất cả những thành tựu đạt được, bộ mặt kinh tế của Thâm Quyến

đã không ngừng cải thiện và khởi sắc trên con đường quốc tế hóa - hiện đại hóa thành phố

Bảng 1.3: Thống kê kinh tế Thâm Quyến năm 2009

Trang 35

2.1.1 Điều kiện và ưu thế xây dựng đặc khu kinh tế Thâm Quyến

Trung ương và chính quyền tỉnh Quảng Đông đã quyết định lựa chọn

và xây dựng đặc khu kinh tế đầu tiên tại Thâm Quyến bởi Thâm Quyến sẵn

có những đặc điểm và ưu thế riêng biệt, có những điều kiện trời phú để xây dựng một đặc khu kinh tế:

Thứ nhất, Thâm Quyến có ưu thế về vị trí địa lý để phát triển kinh tế ra

bên ngoài Trước kia, Thâm Quyến là Huyện Bảo An thuộc Thành phố Hải Tân Thâm Quyến nằm về phía Nam tỉnh Quảng Đông, bờ Đông cửa sông Châu Giang; phía Đông giáp với vịnh Địa Nghiệp và Đại Bằng; phía Tây giáp với cửa sông Châu Giang và biển Linh Đinh; phía Nam giáp với sông Thâm Quyến và Hồng Kông; phía Bắc giáp với 2 thành phố Đông Hoàn và Huệ Châu, tựa lưng vào một vùng đất nội địa rộng lớn Thâm Quyến quả thực rất

có ưu thế về vị trí địa lý vì vậy trong lịch sử có tên gọi là “cửa ngõ, tiền tiêu tỉnh Quảng Đông” [30, tr 25] Đồng thời, Thâm Quyến nằm giữa vòng tuần hoàn kinh tế Thái Bình Dương từ Nhật Bản, Hàn Quốc qua Đài Loan, Hồng Kông đến Singapore, có địa vị đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc tế, là cửa khẩu quan trọng nối thông Trung Quốc với thế giới bên ngoài Thâm Quyến là sợi dây buộc chặt và là cầu nối giữa Hồng Kông và Trung Quốc lục địa, là khu vực giao thông quan trọng của miền duyên hải Hoa Nam Các nhà đầu tư nước ngoài đến Thâm Quyến đầu tư xây dựng công xưởng sẽ thuận tiện hơn đến các khu vực khác, mặt khác có thể giảm các chi phí vận chuyển, giảm chi phí giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, vừa có thể dùng Thâm Quyến làm bàn đạp tiến sâu vào Trung Quốc lục địa Hơn nữa Thâm Quyến có thể lợi dụng tuyến vận chuyển

Trang 36

hàng hải quốc tế Tây Thái Bình Dương để đưa hàng hoá vào thị trường Hồng Kông, Đông Nam Á và thế giới

Thứ hai, do tiếp giáp với Hồng Kông nên việc giao lưu giữa cảng Thâm

Quyến và cảng Hồng Kông vô cùng thuận tiện Khi Trung Quốc xây dựng đặc khu kinh tế Thâm Quyến thì Hồng Kông đã là nền kinh tế tương đối phát triển

Do vậy mà Thâm Quyến có thể thu hút được vốn và kỹ thuật tiên tiến từ Hồng Kông Hồng Kông được coi là một trung tâm tài chính và vận chuyển có tầm quốc tế Chính vì vậy qua Hồng Kông, Thâm Quyến có thể tiếp cận đối tác quốc tế, quảng bá hình ảnh Mặt khác, sự ra đời của đặc khu kinh tế Thâm Quyến đúng vào lúc nền kinh tế của Hồng Kông đang bước vào giai đoạn chuyển dịch từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghệ kỹ thuật cao nên Thâm Quyến đã có cơ hội được Hồng Kông lựa chọn làm địa bàn cho quá trình chuyển giao đó Thâm Quyến và Hồng Kông núi liền núi sông liền sông, là địa điểm giao lưu thuận tiện nhất giữa Hồng Kông

và Trung Quốc lục địa Biên giới đường bộ của cảng Thâm Quyến và Hồng Kông là 27,5 km, biên giới trên biển là 209 km [30, tr 25] Việc vận chuyển hàng hoá, hành khách, giao lưu tiền tệ giữa hai cảng đều diễn ra hết sức thuận tiện Mặc dù trong quá khứ hai khu vực này thuộc về hai chế độ chính trị hoàn toàn khác nhau nhưng nhân dân hai bên đều cùng uống chung nước một dòng sông, cùng nói một tiếng địa phương, tập tục giống nhau, huyết thống tương đồng, việc giao lưu chưa từng bị đứt đoạn Bao nhiêu năm qua, rất nhiều nông dân Thâm Quyến đã đến Hồng Kông làm nông nghiệp, sản phẩm của họ bán trực tiếp cho thị trường Hồng Kông Sau khi nước Trung Hoa mới thành lập, cửa ngõ biên giới Thâm Quyến luôn giữ mối quan hệ giao lưu mật thiết với Hồng Kông Cho nên, khi Thâm Quyến xây dựng đặc khu kinh tế đã vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân Hồng Kông đến Thâm Quyến đầu tư

Trang 37

nhà xưởng và phát triển sự nghiệp lại có thể thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài Thâm Quyến chính là điểm hội tụ giữa Hồng Kông và văn minh phương Tây, vị trí địa lý ưu việt và môi trường thuận lợi của nó là mảnh đất lý tưởng cho cuộc cách mạng thí điểm cải cách mở cửa

ra bên ngoài

Thứ ba, nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú Thâm

Quyến nằm trên tuyến đường biển quốc tế, vùng biển rộng lớn của Thâm Quyến nối liền biển Nam Hải và Thái Bình Dương, ba mặt giáp biển, cửa ngõ phía Tây là cửa sông Chu Giang, phía Tây Nam là Biển Linh Đinh, phía Đông

là vịnh Đại Nghiệp, phía Đông Nam là vịnh Đại Bằng, chiều dài đường biển tổng cộng 229,96 km, nguồn tài nguyên bờ biển phong phú, nhiều cảng vịnh,

có thể xây dựng cảng nước sâu ở rất nhiều nơi, dễ dàng nối thông với biển bên ngoài Đây là một trong những điều kiện tiên quyết cho việc phát triển mô hình kinh tế hướng ngoại và xây dựng thành phố cảng mang tính quốc tế của Thâm Quyến Diện tích đất liền của Thâm Quyến là 1.953 km2, xấp xỉ 2 lần Hồng Kông, diện tích có thể phát triển là 150 km2 Khí hậu Thâm Quyến ôn hoà, mùa đông không giá rét, mùa hè không khô hạn, tràn đầy ánh sáng, lượng mưa vừa đủ, nhiệt độ trung bình năm là 22,40C, nằm trong vùng khí hậu biển cận nhiệt đới và có một nguồn tài nguyên sản vật tương đối phong phú, không chỉ đủ để cung cấp cho thị trường bản địa mà còn xuất khẩu sang Hồng Kông, Ma Cao và khu vực Đông Nam Á Đồng thời Thâm Quyến còn

là một quê hương quan trọng của kiều bào tỉnh Quảng Đông Về dân số, Thâm Quyến có gần 400 nghìn người hiện đang sống ở Hồng Kông, Ma Cao, ngoài ra còn có khoảng 300 nghìn người sống ở nước ngoài [30, tr.26]

Trang 38

2.1.2 Những chính sách ưu đãi của Trung ương đối với Thâm Quyến

Trên cơ sở những ưu thế vốn có, đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã được Trung ương ưu tiên xây dựng và phát triển theo mô hình hướng ngoại và với mục đích biến Thâm Quyến thành “phòng thí nghiệm” cho công cuộc cải cách

mở cửa đất nước Vậy chính quyền Trung ương Trung Quốc đã sử dụng những biện pháp nào để thúc đẩy kinh tế Thâm Quyến phát triển theo đường lối đã vạch ra?

Như chúng ta đã biết, hệ thống đặc khu kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng trong tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc nhiều năm qua Chủ trương trao quyền tự chủ cho địa phương được xem như biện pháp mấu chốt tạo nên thành công của mô hình này Các khu vực phát triển kinh tế

ở Ấn Độ, quốc gia đang nỗ lực trở thành "rồng lớn", không gặt hái được những thành tựu như các đặc khu kinh tế (SEZ) của Trung Quốc Nga cũng có

mô hình tương tự, nhưng trên thực tế không thu hút được nhiều vốn đầu tư, đặc biệt là ở những khu vực xa thủ đô Matxcơva Nhiều chuyên gia cho rằng

mô hình SEZ ở Trung Quốc thành công nhờ sự nhất quán trong các chính sách của chính phủ và sự linh hoạt của các địa phương trong việc áp dụng chủ trương chung [61] Thế nhưng đó chỉ là bề nổi, những yếu tố nằm bên trong của SEZ mới đáng để nói

Trung Quốc có chủ trương trao toàn quyền tự chủ cho SEZ, cho phép các SEZ hoàn toàn độc lập về tài chính với trung ương và có quyền đề ra những ưu đãi riêng đối với các nhà đầu tư, miễn là những ưu đãi đó nằm trong khuôn khổ pháp lý của nhà nước Sau đó, chính phủ tạo ra một môi trường mà nhờ đó các SEZ phải cạnh tranh với nhau trong việc thu hút các nhà đầu tư Cạnh tranh là cơ sở cho sự tồn tại của các SEZ SEZ được coi như trung gian giữa chính quyền trung ương và các nhà đầu tư Sự ra đời và tồn tại của SEZ

Trang 39

đó đã tạo ra một môi trường thống nhất hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài Ngay từ năm 1979, Trung Quốc đã từng bước thiết lập một hệ thống pháp lý tương đối toàn diện trong lĩnh vực đầu tư Hệ thống này bao gồm các chính sách đối với công nghiệp, tài chính và cả chính sách áp dụng cho từng khu vực Ở cấp độ khu vực, chính SEZ là thực thể kinh tế sở hữu những cơ chế thu hút và duy trì đầu tư nước ngoài thành công nhất

Thực tế đã chứng minh rằng, khi đưa ra ý tưởng xây dựng Thâm Quyến thành một đặc khu kinh tế Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố rõ ngay từ đầu rằng đặc khu Thâm Quyến phải tự mình đi lên và chính quyền Trung ương sẽ không có những hỗ trợ về mặt tài chính, nhưng nhờ được tự chủ và bằng hàng loạt các chính sách năng động linh hoạt, Thâm Quyến đã huy động được đầy

đủ nguồn lực bao gồm tiền ngân sách, đầu tư nước ngoài giúp Thâm Quyến vượt qua được một cửa ải quan trọng trong tiến trình phát triển

Do xác định rõ chức năng cơ bản của đặc khu kinh tế là cửa sổ giao lưu với thế giới bên ngoài, thu hút vốn công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại và cầu nối thế giới với các vùng nội địa, tại Thâm Quyến cũng như ở các đặc khu kinh tế Trung Quốc đã thực thi những chế độ

ưu đãi đặc biệt, nổi bật nhất là chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài và ưu đãi

về thuế Trong các đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao, mức thuế đánh vào lợi nhuận doanh nghiệp là 15%, trong khi con số đó là 24% ở những vùng duyên hải và các thành phố trực thuộc tỉnh Các công ty nước ngoài có thể được miễn thuế trong 2 năm đầu kể từ khi bắt đầu có lợi nhuận, và sau đó được giảm một nửa trong 3 năm tiếp theo Các công ty công nghệ cao được miễn thuế trong 2 năm đầu kể từ khi làm ăn có lãi và được giảm một nửa trong 6 năm tiếp theo Những doanh nghiệp xuất khẩu được giảm một nửa thuế thu nhập nếu kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 70% tổng doanh số bán hàng Các công ty này sẽ được hưởng thêm nhiều ưu đãi khác nếu họ mua

Trang 40

những thiết bị được sản xuất trong nước Các công ty nước ngoài được miễn thuế hoàn toàn nếu họ chuyển giao công nghệ vào Trung Quốc Kể từ năm

1991, chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần cắt giảm thuế nhập khẩu Từ giữa những năm 90, Bắc Kinh bắt đầu nới lỏng sự kiểm soát đối với lĩnh vực tín dụng và ngoại hối [61] Ngày nay, chính phủ cho phép công ty nước ngoài vay vốn từ các tổ chức tài chính bên trong và bên ngoài Trung Quốc Họ cũng được phép giữ lại lợi nhuận bằng ngoại tệ

Đồng thời với quá trình cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh sản xuất và sinh hoạt của các nhà đầu tư, Trung Quốc còn thường xuyên đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách, biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài, nhằm tạo dựng ở đây một môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật cao

và mới Điều lệ đặc khu kinh tế Quảng Đông được quốc hội Trung Quốc phê chuẩn tháng 8/1980 đề cập đến những nội dung ưu đãi các xí nghiệp có vốn nước ngoài như tỷ lệ nộp thuế, chế độ miễn giảm thuế, chế độ quản lý nhân sự,

sử dụng đất đai, quản lý ngoại tệ…

Song song với chính sách ưu đãi đầu tư, Trung Quốc cũng đề ra những quy định rạch ròi về điều kiện thành lập và hoạt động của các xí nghiệp ba loại vốn để đảm bảo an ninh, chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời đảm bảo sự ổn định của các doanh nghiệp đến đầu tư tại đặc khu Thâm Quyến [4, tr 26]

Tất cả những chính sách trên tạo thành một mô hình chung cho việc khuyến khích đầu tư Tuy nhiên, mô hình đó biến tướng ở mức độ khác nhau khi nó được thực thi ở các địa phương Các quan chức ở những tỉnh, huyện có SEZ được quyền vận dụng linh hoạt những chính sách của chính phủ Hệ thống quản lý hành chính trong các SEZ ở Trung Quốc được đánh giá là hiệu

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cù Chí Lợi – Hoàng Thế Anh (2008), Đặc khu kinh tế Thâm Quyến Trung Quốc: Những đột phá và phát triển, Nghiên cứu Trung Quốc, số 5(84), tr. 3- 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc khu kinh tế Thâm Quyến Trung Quốc: Những đột phá và phát triển
Tác giả: Cù Chí Lợi – Hoàng Thế Anh
Năm: 2008
3. Nguyễn Văn Hồng (2003), Trung Quốc cải cách mở cửa – những bài học kinh nghiệm, Nxb Thế Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc cải cách mở cửa – những bài học kinh nghiệm
Tác giả: Nguyễn Văn Hồng
Nhà XB: Nxb Thế Giới
Năm: 2003
4. Võ Đại Lược (2008), Thâm Quyến phát triển thần kỳ – hiện đại hóa – quốc tế hóa, Nxb Thế Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thâm Quyến phát triển thần kỳ – hiện đại hóa – quốc tế hóa
Tác giả: Võ Đại Lược
Nhà XB: Nxb Thế Giới
Năm: 2008
5. Võ Đại Lược (2007), Vấn đề xây dựng các khu kinh tế tự do ở các vùng ven biển Việt Nam, bài viết cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề xây dựng các khu kinh tế tự do ở các vùng ven biển Việt Nam
Tác giả: Võ Đại Lược
Năm: 2007
7. Nguyễn Thế Tăng (2007), Quá trình mở cửa đối ngoại của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình mở cửa đối ngoại của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
Tác giả: Nguyễn Thế Tăng
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2007
8. Nguyễn Thế Tăng (2000), Trung Quốc cải cách và mở cửa (1978 - 1998), Nxb KHXH, Hà NộiII. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc cải cách và mở cửa (1978 -1998)
Tác giả: Nguyễn Thế Tăng
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2000
2. Báo cáo công tác của chính quyền nhân dân thành phố Thâm Quyến năm 2008, 2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w