1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Philippin giai đoạn 1966 - 1986 Trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống F. Marcos

210 2,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 210
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân mà không ai có thể phủ nhận, đó là sự cầm quyền của Tổng thống Marcos suốt 20 năm 1966 - 1986 có nhiều sai lầm đã làm cho kinh tế - xã hội Philippin

Trang 1

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Trang 2

=====================

Quang Thị Ngọc Huyền

Quá trình phát triển kinh tế-xã hội philippin giai đoạn 1966-1986

(Trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống F Marcos)

Chuyên ngành: Lịch sử cận đại và hiện đại

Trang 3

8

Trang

Bảng 2.1 GDP theo khu vực kinh tế, 1962-1969 66

Bảng 2.2 Kinh phí cấp cho hoạt động giáo dục trường công 70

Bảng 2.3 Xuất khẩu trực tiếp của Philippin vào các nước 110

Bảng 2.4 Xuất khẩu hàng công nghiệp không Truyền thống 111

Bảng 3.1 Tỷ giá hối đoái giữa đồng pêsô và đôla Mỹ (1981-1986) 148

Bảng 3.2 Khu vực vay nợ nước ngoài của Philippin (1981-1986) 150

Bảng 3.3 Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chính của Philippin 153

Bảng 3.5 ước tính mức độ đói nghèo trong các vùng (1965-1985) 156

Bảng 3.6 Tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong GDP của mỗi nước, 1980-1987 172

Bảng 3.7 Tỷ lệ công nhân nông nghiệp trên một máy kéo 1980-1985 176

Bảng 3.8 Cân đối thu chi của ngân sách chính phủ 182

Trang 4

lời cam đoan

1.2 Cộng hoà Philippin 20 năm sau độc lập (4/7/1946-30/12/1965) 29

1.2.2 Quan hệ của Philippin với Mỹ và các nước khác 30 1.2.3 Tình hình kinh tế-xã hội Philippin sau 20 năm độc lập 38

1.3 Thành tựu phát triển kinh tế-xã hội và thách thức đặt ra 46

Chương 2 : Sự phát triển kinh tế-xã hội Philippin

2.3 Kinh tế-xã hội Philippin giai đoạn từ 1-1970 đến 1/1981 72 2.3.1 Cuộc bầu cử tổng thống năm 1969 và những thách thức

đối với tổng thống đắc cử

72

Trang 5

2.4.2 Chính sách kinh tế đối ngoại mới, khuyến khích đầu tư, tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới

2.6 Phong trào chống chế độ độc tài, đòi bãi bỏ thiết quân luật 126

Chương 3 : Cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội

Philippin và sự sụp đổ của chính quyền Marcos

(1/1981-2/1986)

133

3.2.1 Tổng thống Marcos tiếp tục duy trì chế độ độc tài 134

3.2.3 Hoạt động vũ trang của Đảng Cộng sản tăng mạnh 143

3.3.2 Những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đến sản

xuất nông nghiệp

151

3.4.2 Cuộc nổi dậy EDSA và hồi kết của “chế độ Marcos” 161

3.5 Những nguyên nhân kìm hãm kinh tế-xã hội Philippin phát triển 169

Trang 6

Phần phụ lục

Trang 7

Phần mở đầu

1 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) được thành lập Từ 5 thành viên ban đầu, nay ASEAN đã trở thành tổ chức của 10 quốc gia Đông Nam á Gần 40 năm tồn tại và phát triển, đến nay AESAN được coi

là một trong số tổ chức liên kết khu vực thành công trên thế giới ASEAN đã

có những đóng góp quan trọng trong bảo vệ hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực Đông Nam á và Châu á - Thái Bình Dương Hiện nay, trước những thách thức của thế kỷ mới như chống khủng bố, bảo vệ môi trường sinh thái, sự hội nhập mạnh mẽ nền kinh tế thế giới ASEAN càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề của thời đại mà một nước thành viên không thể làm nổi Hơn nữa, việc mở rộng đối thoại giữa ASEAN với các nước lớn và các tổ chức khu vực khác như Nhật Bản, Trung Quốc,

Mỹ, EU đã đem lại cho khu vực Đông Nam á một vị thế chính trị ngày càng cao và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng lớn

Tháng 7-1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới Từ đó cho đến nay, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến đóng góp vào sự lớn mạnh của tổ chức này Để tiếp tục giữ vững và nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong ASEAN, chúng ta, ngoài việc cần phải nỗ lực phát triển nền kinh tế đất nước còn phải tập trung nghiên cứu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về khu vực Đông Nam á, trong đó việc nghiên cứu về mỗi thành viên của ASEAN như Philippin là rất cần thiết Đặc biệt, Philippin là một trong những nước đưa ra sáng kiến thành lập ASEAN và đã có nhiều đóng góp cho sự hình thành và phát triển của tổ chức này Đồng thời, Philippin cũng là một nước lớn có dân số đứng thứ ba của khu vực, sau Inđônêxia và Việt Nam, nhưng có

Trang 8

nền kinh tế chỉ cao hơn các nước thành viên mới của ASEAN Thực tế, Philippin đã bỏ qua các cơ hội thuận lợi để vươn lên trở thành nước có trình

độ kinh tế - xã hội phát triển Vì vậy, nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế -

xã hội của Philippin những năm 1966-1986, một giai đoạn đặc biệt trong lịch

sử Philippin, như đề tài đã lựa chọn của luận án, thiết nghĩ là một điều rất cần thiết

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Vì vậy, tham khảo mô hình phát triển kinh

tế - xã hội của những nước đã thành công hay chưa thành công để từ những kinh nghiệm đó rút ra một hướng đi phù hợp cho đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam Những sai lầm trong đường lối phát triển kinh tế đất nước mà Philippin đã mắc phải sẽ là bài học giúp Việt Nam không lặp lại, tránh phải trả giá cho những sai lầm tương tự

2 Lý do và mục đích nghiên cứu

Năm 1946, Mỹ trao trả độc lập cho Philippin, Cộng hoà Philippin ra đời Nhân dân Philippin bắt tay vào xây dựng lại đất nước bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh Với các chính sách phát triển kinh tế phù hợp của chính phủ, nền kinh tế Philippin đã nhanh chóng được phục hồi và có những bước phát triển nhất định

Trong suốt thập niên 50, Philippin có tốc độ phát triển kinh tế cao đứng hàng thứ hai ở châu á, sau Nhật Bản Tuy nhiên, một Philippin “cất cánh” trong những năm 50 đã từng được các nước xung quanh ngưỡng mộ, học tập

đã không duy trì đựoc tốc độ phát triển lâu dài Philippin không thể tiếp tục vươn lên để trở thành nước công nghiệp mới như Nam Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông trái lại, bị tụt hậu thành nước có nền kinh tế chỉ đứng trên các nước nghèo nhất của khu vực Đông Nam á Vì sao lại như vậy ? Có nhiều

Trang 9

nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân mà không ai có thể phủ nhận, đó là

sự cầm quyền của Tổng thống Marcos suốt 20 năm (1966 - 1986) có nhiều sai lầm đã làm cho kinh tế - xã hội Philippin rơi vào khủng hoảng, thụt lùi, phát triển chậm lại so với các nước khác trong khu vực Hậu quả tai hại của đường lối lãnh đạo đất nước theo kiểu độc tài của Marcos có thể nói đến nay Philippin vẫn còn phải trả giá

Lịch sử Philippin giai đoạn 1966-1986 thường được gọi là “thời kỳ Marcos” Trong 20 năm cầm quyền, đã có lúc Tổng thống Marcos được đánh giá là một nhà lãnh đạo xuất sắc nhất châu á, nhưng điều đó không có nghĩa ông là một tổng thống hết lòng phấn đấu cho sự phồn vinh của đất nước, cho hạnh phúc của nhân dân Marcos lên nắm quyền lãnh đạo đất nước ngày 30-12-1965, cũng là lúc nền kinh tế của Philippin bắt đầu suy giảm sau một thập

kỷ có tốc độ tăng trưởng cao Sau 4 năm cầm quyền đầu tiên, Marcos đã thể hiện là một Tổng thống có năng lực lãnh đạo đất nước Ông trở thành người đầu tiên trong lịch sử Philippin tái đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử năm

1969 Song để duy trì quyền lực lâu dài, Marcos đã dùng mọi biện pháp, thủ đoạn chính trị dù cho điều đó làm tổn hại đến lợi ích quốc gia Tháng 9-1972 bằng việc ban bố thiết quân luật trên cả nước, Marcos chính thức thâu tóm mọi quyền lực, cai trị đất nước theo chế độ độc tài Quả thực, xét ở từng thời điểm nhất định, Marcos đã gặt hái được những thành tích đáng kể trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội của đất nước Người dân Philippin đã từng đặt nhiều hy vọng vào Marcos, những tin ông sẽ đem lại cho họ một cuộc sống tốt đẹp trong một xã hội ổn định và phát triển Thực tế đã có lúc ông làm được ít nhiều như vậy Nhưng để thoả mãn tham vọng quyền lực quá lớn của mình, Marcos đã huỷ bỏ nền dân chủ truyền thống của đất nước, thiết lập chế độ độc tài, thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm phục vụ cho lợi ích của gia đình và những người bạn thân của ông ta

Trang 10

Hay nói cách khác, Marcos đã không thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển xã hội một cách đúng mức Rốt cuộc, những người dân nghèo Philippin không cam chịu đã nổi dậy lật đổ chế độ độc tài Marcos, khôi phục lại chế độ dân chủ để xây dựng một xã hội “công bằng” và “bình đẳng” cho tất cả mọi người

Với những lý do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Quá trình phát triển

kinh tế - xã hội Philippin trong những năm 1966-1986 (trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Marcos)” để làm nội dung nghiên cứu cho Luận án tiến

sĩ lịch sử (chuyên ngành Lịch sử thế giới) Giai đoạn 1966-1986 là thời kỳ khá đặc biệt trong lịch sử đương đại Philippin Nghiên cứu 20 năm cầm quyền của Tổng thống Marcos hy vọng góp phần lý giải cho chúng ta hiểu vì sao Philippin đã không tận dụng được các cơ hội, điều kiện kinh tế thuận lợi đã có trong thập kỷ 50 để từ đó vươn lên trở thành một “con rồng” Và cho đến nay đất nước quần đảo này vẫn chưa tìm được con đường bứt phá vươn lên đuổi kịp các nước trong khu vực có nền kinh tế vốn có xuất phát điểm còn thua kém hơn như Thái Lan, Inđônêxia và Malaixia

Một lý do nữa thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế

- xã hội của Philippin những năm 1966 -1986 là do hiểu biết của chúng ta về Philippin còn quá ít ỏi, nhất là con đường phát triển kinh tế - xã hội của nước này Vì vậy, việc nghiên cứu để hiểu sâu một giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội được in dấu sâu đậm trong lịch sử đương đại Philippin là hết sức cần thiết Kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn về Philippin, một thành viên của ASEAN

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

ở Việt Nam, một số quốc gia như Lào, Cămpuchia, Thái Lan đã được giới thiệu, nghiên cứu khá kỹ lưỡng và sâu rộng Trái lại, do nhiều nguyên nhân những hiểu biết về đất nước Philippin còn rất ít ỏi, sơ sài Trước năm

Trang 11

1975, ở miền Nam cũng chỉ có một số ít ấn phẩm mang tính khái lược về lịch

sử - đất nước - con người Philippin Cho đến năm 1986, quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Philippin vẫn trong bầu không khí lạnh nhạt do sự lo ngại về chủ nghĩa cộng sản trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Marcos Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, Philippin mới được một số nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm nhiều hơn, nhưng Philippin thường được đề cập đến với tư cách là một thành viên trong bối cảnh chung của khối ASEAN

Giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội Philippin trong thời kỳ 1966-1986 mới chỉ được đề cập một cách khái quát như trong bài viết của tác giả Nguyễn

Thu Mỹ: Con đường phát triển kinh tế- xã hội của Philippin (1946-1993) [11, tr.139-188], Cao Minh Chơng và Nguyễn Thanh Nguyên: Nền kinh tế

Philippin qua các thời kỳ lịch sử [17, tr.182-224] Trong ấn phẩm Kinh tế Philippin của Đinh Quý Độ, xuất bản năm 1997 đã trình bày sơ lược các kế

hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nêu lên những mục tiêu và giải pháp thực hiện của chính phủ Philippin Đó là các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn phát triển kinh tế 1946 đến 1996 Tác giả còn phân tích đặc điểm một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu như nông nghiệp, các ngành công nghiệp chủ yếu, hệ thống tài chính - ngân hàng của Philippin, song vẫn chỉ mang tính khái lược

Vai trò của chính phủ Philippin đối với sự phát triển kinh tế đất nước từ khi độc lập đến năm 1996 đã được tác giả Nguyễn Văn Hà trình bày khá cụ

thể trong bài viết: Vai trò của chính phủ trong phát triển kinh tế của Philippin

sau độc lập [18, tr 221-261] Sau khi phân tích vai trò của chính phủ

Philippin là người điều tiết nền kinh tế đất nước, tác giả đã đưa ra một số nhận xét khá thuyết phục về sự thiếu năng lực của chính phủ Philippin trong suốt bốn thập kỷ và điều đó đã phần nào lý giải vì sao cho đến nay Philippin vẫn là nước có nền kinh tế trì trệ

Trang 12

Nhìn chung, Philippin là quốc gia còn ít được biết đến ở Việt Nam Vì

vậy, “Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Philippin những năm 1966-1986”

là một vấn đề, tất nhiên, cũng chưa được ai quan tâm nghiên cứu, cho đến khi chúng tôi quyết định lựa chọn làm đề tài của luận án

Trái lại, tình hình kinh tế, xã hội Philippin thời kỳ 1966-1986 lại được nhiều người Philippin và phương Tây nghiên cứu khá cômg phu và kỹ lưỡng

Trước hết, chúng ta không thể bỏ qua ấn phẩm “The Marcos regime:

rape of the nation” (Chế độ Marcos: sự chiếm đoạt quốc gia) của Filemon

C.Rodriguez Tác giả người Philippin đã trình bày toàn cảnh bức tranh kinh

tế, chính trị, xã hội của Philippin Ông không phủ nhận những thành tích đã đạt được, đồng thời cũng chỉ ra những sai lầm trong suốt 20 năm cầm quyền của Tổng thống Marcos Theo ông, nạn tham nhũng, hối lộ trong chính phủ và

sự đói nghèo của đa số nhân dân còn kéo dài chưa biết đến bao giờ mới kết thúc

Cuốn “The meaning of land reform” (ý nghĩa của cải cách ruộng đất)

của Conrado F Estrella, Bộ trưởng cải cách nông nghiệp dưới thời cầm quyển

của Marcos, cùng với cuốn “Land reform in Asia” (Cải cách ruộng đất ở châu

á) của Mariano N Querol lại tập trung vào lĩnh vực cải cách ruộng đất, một vấn đề hết sức nhạy cảm ở Philippin Cả hai tác giả đều nêu rõ tầm quan trọng

và sự cần thiết của cải cách ruộng đất ở Philippin và đều cho rằng chỉ khi nào Philippin thực hiện thành công cải cách ruộng đất và sản xuất nông nghiệp của Philippin được đầu tư phát triển cơ giới hoá, hiện đại hoá thì nông dân Philippin mới thoát khỏi nghèo đói Hơn nữa, cải cách ruộng đất còn là thước

đo về công bằng xã hội

ấn phẩm “Vital documents on agrarian reform in the New Society”

(Những tài liệu chủ chốt về cải cách ruộng đất trong Xã hội mới) dày 410 trang đã tập hợp tất cả những sắc lệnh quan trọng nhất về cải cách ruộng đất

Trang 13

của Tổng thống Marcos cũng như các thông tư chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách ruộng đất của Bộ trưởng Bộ cải cách ruộng đất từ sau khi Philippin bị đặt trong tình trạng thiết quân luật

Vẫn trong lĩnh vực nông nghiệp, cuốn “Capitalism in Philippine

agriculture” (Chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp Philippin) của Rene E

Ofreneo lại trình bày một cách cô đọng toàn bộ nền nông nghiệp Philippin, từ những tàn tích của chủ nghĩa thực dân đến chương trình cải cách ruộng đất và cuộc cách mạng xanh dưới thời Marcos Cuốn sách cũng phân tích sự lệ thuộc ngày càng nhiều của chủ nghĩa tư bản nông nghiệp Philippin dưới sự bảo hộ của tư bản nước ngoài Và cuối cùng là sự tăng trưởng không đi đôi với công bằng xã hội, sự độc quyền trong nông nghiệp đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nông nghiệp ở Philippin đầu thập kỷ 80

Một tác giả Philippin có nhiều sách và bài viết về kinh tế - xã hội Philippin giai đoạn 1966-1986 phải kể đến chính là Tổng thống Marcos Sau khi loại bỏ những đánh giá chủ quan của tác giả, những ấn phẩm này giúp người đọc thấy rõ chủ trương, đường lối, chính sách suốt 20 năm cầm quyền của Tổng thống Marcos, đặc biệt là thời kỳ cai trị đất nước theo chế độ độc tài

của ông Cuốn “A president’s call to greatnes: a collection of speeches of

president Ferdinand E Marcos” (Những bài phát biểu quan trọng của Tổng

thống Marcos) dày 269 trang tập hợp các bài phát biểu của Marcos trên mọi lĩnh vực trong năm đầu nhiệm kỳ tổng thống lần thứ nhất cuả Marcos Trong

các cuốn: “Revolution from the center”, (Cuộc cách mạng từ trung tâm),

“Towards a Filipino ideology” (Hướng tới hệ tư tưởng của người Philippin),

Marcos chủ yếu giải thích cho hành động dẫn đến việc ban bố thiết quân luật trên cả nước và trình bày tư tưởng và nội dung “Xã hội mới” của ông Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp, chính sách ngoại giao mới trong thời kỳ thiết quân luật lại được

Trang 14

trình bày qua các ấn phẩm như: “Notes on the new society the Philippines I” (Những chú giải về Xã hội mới của Philippin, I), “Notes on the new society

the Philippines II” (Những chú giải về Xã hội mới của Philippin II) Ngoài ra,

Marcos còn ca ngợi những thành tích đã đạt được về kinh tế, chính trị, xã hội của Philippin trong quá trình xây dựng “Xã hội mới” trong các ấn phẩm như:

“Progress and martial law” (Sự tiến bộ và thiết quân luật), “The New

Philippine Republic” (Cộng hòa Philippin mới)

Nhiều học giả nước ngoài, đặc biệt là Mỹ đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Philippin, trong đó giai đoạn 1966-1986 là đối tượng được nghiên cứu khá công phu, kỹ lưỡng

Phó giáo sư kinh tế thuộc trường đại học Massachusetts, James

K.Boyce, tác giả cuốn: “The Philippines: The political economy of growth

and impoverishment in the Marcos Era” (Philippin: kinh tế chính trị về tăng

trưởng và đói nghèo trong thời đại Marcos) đã đi sâu phân tích đường lối phát triển kinh tế của chính phủ Philippin từ thập kỷ 60 đến hết thập kỷ 80 Theo tác giả, trong giai đoạn này, lợi ích xã hội từ tăng trưởng kinh tế đã bị thu hẹp dần Tình trạng nghèo đói trong dân chúng ngày một gia tăng Xuất khẩu nông nghiệp như đường, dừa, chuối, dứa của Philippin chỉ làm lợi cho một số

ít ông chủ giàu có chứ không phải cho chính người lao động Chương trình đẩy mạnh sản xuất lúa của Marcos thông qua cuộc cách mạng xanh kết cục đã đẩy nông dân vào cảnh thiếu đói trầm trọng hơn Chính sách vay nợ nước ngoài tràn lan mà thực chất là để làm giàu cho cá nhân hơn là đầu tư có hiệu quả của chính phủ Philippin cũng được tác giả phân tích chi tiết

Cuốn: “Changeless land: continuity and change in Philippine politics”

(Mảnh đất không thay đổi: sự liên tục thay đổi trong đời sống chính trị Philippin) của David G Timberman, một chuyên gia người Mỹ chuyên theo dõi về Đông Nam á lại khảo sát các yếu tố làm cho đời sống chính trị của

Trang 15

Philippin không ổn định trong suốt 4 thập kỷ, từ đầu những năm 60 đến cuối những năm 90 Tác giả vạch trần sự lừa bịp chính trị của Marcos khi ông sử dụng con bài thiết quân luật để thi hành “chủ nghĩa độc đoán hợp hiến” mà thực chất nhằm duy trì quyền lực lâu dài Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Marcos

Cuốn: “Crisis in The Philippines: The Marcos era and beyond” (Khủng

hoảng ở Philippin: thời đại Marcos và sau đó) do John Bresnan chủ biên đã tập hợp đựơc nhiều bài viết có nội dung phong phú về nhiều lĩnh vực như: tình hình xã hội Philippin; cuộc khủng hoảng chính trị; cuộc khủng hoảng kinh tế; mối quan hệ giữa Mỹ - Philippin Các tác giả đã phân tích kỹ nguyên nhân bên trong cũng như các yếu tố tác động từ bên ngoài dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội ở Philippin trong những năm cuối cùng của chế độ Marcos

Được trao trả độc lập năm 1946, nhưng nền kinh tế, chính trị, xã hội Philippin vẫn tiếp tục bị Mỹ chi phối mạnh mẽ Thực chất chính Mỹ là nước được hưởng lợi từ các mối quan hệ kinh tế, quân sự, chính trị với Cộng hòa Philippin, ngược lại Philippin phụ thuộc nặng nề hơn vào Mỹ Điều này đựoc

phản ảnh trong các cuốn: “The bases factor realpolitik of RP-US relations”

(Các nhân tố cơ bản trong mối quan hệ Philippin- Mỹ) của Patricia Ann Paez,

“U.S Bases in the Philippines: in whose interest?” (Các căn cứ quân sự Mỹ ở

Philippin: lợi ích thuộc về ai ?) của Boone Schirmer, Megan Van Frank và

Michael Bedford, “U.S Philippines economic relation” (Quan hệ kinh tế

Mỹ-Philippin) do Center for Strateggic and International Studies (Trung tâm nhiên

cứu chiến lược quốc tế) xuất bản, “United States Military bases in the

Philippines: issues and scenarios” (Các căn cứ quân sự Mỹ ở Philippin: quá

khứ và tương lai) do International studies Insntitute of the Philippines (Viện nghiên cứu quốc tế Philippin) xuất bản

Trang 16

Bên cạnh các nguồn tài liệu sách, chúng tôi còn tham khảo các bài viết

trong nhiều tạp chí, đặc biệt là tạp chí Asian Survey từ năm 1960 đến 1990

Đây là nguồn tài liệu khá phong phú, cung cấp nhiều lượng thông tin quý giá,

đa dạng với những cái nhìn nhiều chiều của các tác giả người nước ngoài hoặc chính người Philippin Qua đó giúp chúng tôi nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn và như vậy việc đánh giá các sự kiện cũng mang tính chính xác và khách quan hơn

Có thể thấy, tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của Philippin giai đoạn 1966-1986 đã được nhiều tác giả là người phương Tây và chính người Philippin quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu kỹ Tuy nhiên, thường mỗi tác giả chỉ tập trung sâu vào một vài khía cạnh thuộc lĩnh vực kinh tế hoặc xã hội, chính trị

4 Phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu

- Về không gian, đề tài nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế -xã hội của một quốc gia thuộc thành viên của ASEAN là Philippin trong đó có sự liện hệ, so sánh với các quốc gia khác thuộc trong và ngoài khu vực

- Về thời gian, luận án đi sâu nghiên cứu giai đoạn phát triển kinh tế -

xã hội của Philippin giai đoạn 1966-1986 Tuy nhiên, Philippin là nước chịu

sự đô hộ lâu dài của Tây Ban Nha (hơn 3 thế kỷ) và Mỹ (gần nửa thế kỷ) nên hậu quả của các chính sách đô hộ thực dân vẫn có ảnh hưởng hoặc còn chi phối mạnh mẽ nền kinh tế, xã hội, chính trị của Philipin sau này Vì vậy luận

án, trong một chừng mực nhất định, đã trình bày khái quát về lịch sử, đất nước, kinh tế, xã hội Philippin từ khi bị Tây Ban Nha xâm lược cho đến khi

Mỹ trao trả độc lập năm 1946 nhằm đảm bảo tính lôgic của luận án và giúp cho phần nghiên cứu trọng tâm rõ ràng, dễ hiểu hơn

Về nội dung, luận án đi sâu phân tích đánh giá quá trình phát triển của Philippin trên lĩnh vực kinh tế - xã hội trong mối quan hệ tác động biện chứng

Trang 17

giữa hai yếu tố này đồng thời không thể tách biệt chúng với các yếu tố: chính tri, địa lý, văn hóa Đặc biệt là tình hình chính trị của Philippin những năm 1966-1986 đã chi phối mạnh mẽ đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nước này

Luận án đã sử dụng các nguồn tài liệu chính sau đây:

a Tài liệu gốc: bao gồm các văn kiện chính thức của nhà nước Philippin như: Hiến pháp Cộng hoà Philippin; các đạo luật và sắc lệnh tổng thống; các thông báo hàng năm của nhà nước Philippin

b Sách báo và tạp chí nghiên cứu của các học giả Philippin và phương Tây Đây là nguồn tài liệu tham khảo rất quan trọng do có lượng thông tin phong phú đa dạng và có thể tiếp cận được các quan điểm đáng giá khác nhau

về nhiều lĩnh vực

c Nguồn tài liệu bằng tiếng Việt: tuy là mảng tài liệu còn rất ít nhưng chúng tôi cũng cố gắng sưu tầm và khai thác

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, biện chứng và phương pháp luận sử học, trình bày quá trình hình thành và phát triển của vấn đề thông qua các sự kiện lịch sử tiêu biểu, phân kỳ các giai đoạn phát triển bằng các mốc lịch sử theo thời gian để từ đó rút ra khái quát chung nhất

Trong chừng mực nhất định, luận án có sử dụng phương pháp khoa học liên ngành có liên quan đến sử học như địa - chính trị, địa - văn hoá, kinh tế học phát triển Ngoài ra, các phương pháp đối chiếu, so sánh, thống kê…cũng được luận án sử dụng

6 Đóng góp của luận án

Luận án đã tập hợp, hệ thống các nguồn tài liệu về Philippin, nhất là các tài liệu gốc

Trang 18

Đây là một luận án lịch sử đi sâu nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội Philippin giai đoạn từ 1966 đến 1986 Luận án cung cấp một bức tranh khá toàn diện, bao quát và xác thực về tình hình kinh tế - xã hội của Philippin trong “thời kỳ Marcos” Việc tìm hiểu những nguyên nhân để lý giải cho sự tụt hậu về kinh tế-xã hội của Philippin sẽ là kinh nghiệm quý đối với những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam

Luận án là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu

về Philippin trong các trường đại học, cao đẳng

7 Bố cục của luận án

A Phần mở đầu

B phần nội dung chính gồm có 3 chương:

Chương 1: Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Philippin 20 năm sau

Trang 19

Chương 1

Khái quát tình hình kinh tế- xã hội Philippin

20 năm sau độc lập (1946-1965)

1.1 Khái quát về đất nước Philippin

Đất nước, lịch sử và con người Philippin

Cộng hòa Philippin là một quốc đảo, bao gồm 7.107 hòn đảo lớn nhỏ Quần đảo này nằm giữa lục địa châu á và Australia, giữa biển Thái Bình Dương và ấn Độ Dương nên có một vị trí rất thuận lợi trên con đường hàng hải quốc tế Philippin có diện tích khoảng 300.000km2, hai đảo lớn nhất chiếm 2/3 diện tích cả nước là đảo Luzon-141.395 km2

và đảo 101.999 km2

Mindanao-Philippin nằm trong vành đai khí hậu xích đạo nhiệt đới gió mùa, cây cối xanh tốt quanh năm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Các cây trồng chính là lúa, ngô, mía, dừa, chuối, bông, đay, dứa Philippin còn có nhiều gỗ quý và khoáng sản phong phú như vàng, đồng, mănggan, crôm Đó là nguồn tài nguyên quý giá đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước

Tuy nhiên, với khí hậu nhiệt đới - biển - gió mùa nên Philippin cũng phải gánh chịu nhiều thiên tai như dông bão, lũ lụt Đặc biệt, hoạt động của các núi lửa gây nhiều tổn thất cho Philippin Là quốc đảo, Philippin có tới 34.600 km bờ biển, có nhiều hải cảng tốt Vịnh Manila với diện tích 1.970km2

là hải cảng tự nhiên đẹp nổi tiếng

Philippin có số dân đứng thứ ba ở Đông Nam á, sau Inđônêxia và Việt Nam Hiện nay Philippin có hơn 80 triệu người Philippin có tỷ lệ dân số trẻ ở

độ tuổi lao động cao và có trình độ văn hoá khá cao trong khu vực Mặc dù rất

cố gắng thực hiện hạn chế sinh đẻ nhưng tỷ lệ tăng dân số hiện nay của Philippin vẫn cao, khoảng 2%

Trang 20

Năm 1937 tiếng Tagalog được chính thức quy định là ngôn ngữ quốc gia Tiếng Anh được dùng chính thức trong thời kỳ là thuộc địa của Mỹ, nay vẫn được dùng rất phổ biến ở Philippin Đây là một lợi thế của Philippin trong quá trình hội nhập quốc tế

Philippin có khoảng gần 100 cộng đồng dân tộc, đông nhất là người Visaian, chiếm 35% dân số cả nước, sống tập trung ở trung tâm Philippin trên đảo Visai Người Tagal đứng thứ hai, chiếm 25% dân số cả nước Cộng đồng người Tagal đóng vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Philippin

Philippin có nhiều ngoại kiều trong đó người Hoa là đông nhất (gần 1 triệu người) tập trung chủ yếu ở Manila và các trung tâm buôn bán Tiếp đến

là các ngoại kiều Mỹ và Tây Ban Nha

Ngay từ những ngày đầu đi chinh phục, các nhà truyền giáo Tây Ban Nha đã đưa đạo Cơ đốc vào Philippin Họ xây dựng nhà thờ trên khắp Philippin và mở nhiều trường học, thư viện, bảo tàng về Cơ đốc giáo Hiện nay Philippin có tỷ lệ người theo Cơ đốc giáo chiếm 83% dân số Đạo Tin lành được người Mỹ truyền vào chiếm khoảng 5,5% dân số Đạo Islam chiếm 4,6%, tập trung chủ yếu ở phía Nam trên đảo Mindanao Tuy chiếm một tỷ lệ

ít ỏi nhưng nhiều người theo Islam đã trở thành một lực lượng luôn gây bất ổn cho các chính quyền thực dân trước kia và Cộng hoà Philippin hiện nay Ngoài ra, Philippin còn có các tôn giáo bản địa theo tín ngưỡng vật linh

Khái quát lịch sử Philippin trước khi giành độc lập

Philippin là nước bị Tây Ban Nha xâm chiếm sớm nhất ở Đông Nam á, vào thời kỳ đầu cuộc bành trướng của thực dân châu âu đến phương Đông Tháng 3 năm 1521 Ferdinand Magellan trong khi tìm kiếm con đường đến ấn

Độ đã phát hiện ra quần đảo Philippin bây giờ, nhưng mãi đến năm 1565 Tây Ban Nha mới chính thức tiến hành cuộc viễn chinh chiếm đoạt quần đảo này

Trang 21

Họ đã không mấy khó khăn đàn áp các cuộc nổi dậy chống đối của dân cư trên đảo Năm 1571 Manila được tuyên bố là thủ đô của Philippin Tuy nhiên, những cư dân chủ yếu theo đạo Islam ở phía Nam quần đảo đã chống đối quyết liệt nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Tây Ban Nha xuống khu vực này

Cho đến khi người Tây Ban Nha đặt chân lên quần đảo, nhà nước Philippin chưa ra đời, hầu hết cư dân sống tập trung thành các cộng đồng nhỏ khoảng từ 30 đến 100 gia đình Các cộng đồng người này tồn tại theo các đơn

vị khá độc lập gọi là Barrio Các Barrio là những đơn vị xã hội có quan hệ

thân tộc hơn là một đơn vị hành chính Khi thực dân Tây Ban Nha đến xâm

chiếm họ vẫn giữ nguyên tổ chức xã hội này, các Barrio vẫn còn tồn tại đến

ngày nay Người Tây Ban Nha tuy thất vọng trong việc tìm kiếm vàng và hồ tiêu ở đây, nhưng họ đã thành công khi biến Philippin thành một phòng tuyến ngăn chặn sự bành trướng của người Bồ Đào Nha và lấy quần đảo này làm cửa ngõ đi vào thị trường châu á giàu có và rộng lớn

Các tu sĩ Tây Ban Nha đã tiến hành Cơ đốc giáo hoá dân cư địa phương

và họ đã đạt được kết quả cao Do vậy, trong suốt quá trình đô hộ Philippin,

tu sĩ là đội ngũ đông đảo nhất Dưới con mắt của người Philippin, họ đại diện cho chính quyền Tây Ban Nha và là kẻ trực tiếp bóc lột thuộc địa

Đến đầu thế kỷ XVII, trên quần đảo đã hình thành nên tầng lớp địa chủ Philippin Tuy nhiên, so với châu Âu thời đó Tây Ban Nha được đánh giá là một nước lạc hậu về kinh tế, xã hội, đến tận thế kỷ XIX, Tây Ban Nha vẫn giữ phương thức khai thác, bóc lột thuộc địa như thời trung cổ Vì vậy, khác với các thuộc địa của những nước tư bản tiên tiến khác, Philippin trở thành một trong những nước thuộc địa lạc hậu nhất

Đến đầu thế kỷ XIX, Philippin bắt đầu chịu sự tác động của hệ thống tư bản công thương nghiệp Địa vị độc quyền của Tây Ban Nha trên quần đảo đã

Trang 22

bị lung lay trước sự tấn công của tư bản thương nghiệp các nước phương Tây phát triển, đặc biệt là Mỹ và Anh Nếu việc thực dân Tây Ban Nha thiết lập nên chế độ phong kiến mang ý nghĩa tích cực lúc đầu, thì sự duy trì lâu dài chế độ thuộc địa dựa trên phương thức bóc lột phong kiến lỗi thời của Tây Ban Nha ở Philippin đã làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước này

Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế và xã hội của Philippin, mặc dù diễn ra chậm nhưng vẫn đẩy những mâu thuẫn giữa chế độ Tây Ban Nha và

xã hội thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt

Cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh chống Tây Ban Nha giành độc lập của các tầng lớp nhân dân Philippin phát triển mạnh mẽ, cuối cùng đã giành thắng lợi Ngày 12-6-1898 Philippin tuyên bố độc lập Ngày 23-1-1899 Philippin ban hành hiến pháp, trong đó tuyên bố Philippin là nước Cộng hoà độc lập, ban bố các quyền tự do dân chủ và thiết lập pháp chế tư sản Hiến pháp 1899 được xem là bản hiến pháp chứa đựng những yếu tố tiến bộ nhất

của luật pháp tư sản Lịch sử Philippin gọi đây là nền Cộng hoà thứ nhất

Tuy nhiên, nhân dân Philippin đã không được hưởng nền độc lập như

họ mong đợi, trong khi thực dân Tây Ban Nha chưa bị đánh bại và đang tìm cách củng cố lại vị trí trên quần đảo này thì một kẻ thực dân khác mạnh mẽ và đầy tham vọng không che giấu âm mưu muốn thế chân Tây Ban Nha thiết lập

sự cai trị của mình ở Philippin, đó là Mỹ Sự can thiệp của Mỹ vào Cuba - một thuộc địa của Tây Ban Nha ở Tây bán cầu đã dẫn đến cuộc chiến tranh

Mỹ -Tây Ban nha mà kết quả là Tây Ban Nha già cỗi, suy yếu đã không giữ được các thuộc địa của mình Hạm đội của Mỹ đã đánh bại hạm đội Tây Ban Nha trong vịnh Manila Theo Hiệp ước Paris ký ngày 10-12-1898, Tây Ban Nha nhượng lại Philippin cho Mỹ với giá 20 triệu đôla Người Mỹ đánh giá Philippin không những là một vùng đất màu mỡ mang lại nhiều lợi ích về

Trang 23

kinh tế mà còn ở vị trí bàn đạp chiến lược của quần đảo này đối với khu vực châu á-Thái Bình Dương, nơi Mỹ đang nhòm ngó với con mắt thèm thuồng

Mỹ đã không công nhận bản Tuyên bố độc lập của Philippin và chính thức gây chiến với lực lượng cách mạng Philippin Cuộc chiến đấu chống Mỹ của quân đội cách mạng Philippin diễn ra quyết liệt, nhưng họ đã không thể thắng nổi kẻ xâm lược mạnh hơn hẳn về quân sự và tiềm lực kinh tế Sau 3 năm chiến đấu (1899-1902), cuối cùng quân đội cách mạng Philippin đã bị đánh bại, chỉ còn lại một lực lượng nhỏ duy trì cuộc chiến tranh du kích chống Mỹ trong một thời gian ngắn Hơn nữa, người Mỹ đã mua chuộc được tầng lớp quý tộc người Philippin với lời hứa đảm bảo các quyền lợi kinh tế và tiếp tục duy trì quyền lực của họ như cũ để đổi lại sự hợp tác của họ với chính quyền

Mỹ Người Mỹ đã thiết lập được chủ quyền của mình trên quần đảo này

Có thể nói Mỹ là nước đầu tiên sử dụng chính sách thực dân mới ở Philippin Bằng sự thống trị trá hình, gián tiếp, Mỹ dựng lên một chính quyền bản xứ phụ thuộc vào Mỹ, đáp ứng được các yêu cầu quyền lợi của Mỹ và có nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ Năm 1907 Mỹ cho Philippin tiến hành bầu cử quốc hội Quốc hội lúc đó đóng vai trò Hạ viện lập pháp, Thượng viện do Uỷ ban Philippin đảm nhiệm Uỷ ban này do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm Trên con đường mở rộng tự do dân chủ trong chính sách thực dân mới, năm 1916 Mỹ thông qua luật Jones, trong đó có hứa trao trả độc lập cho Philippin

Ngay sau khi thiết lập được quyền thống trị ở Philippin, để khai thác tài nguyên của quốc đảo này, Mỹ đã “tạo ra” nhiều thuận lợi cho quần đảo phát triển Dưới chính sách cai trị thuộc địa của Mỹ, nông nghiệp Philippin phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các cây trồng có giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ như đường, thuốc lá, gai dầu Hệ thống tài chính, ngân hàng cũng được cải thiện, các nhà máy chế biến nông sản ra đời Nhân tố quan trọng

Trang 24

nhất thúc đẩy kinh tế Philippin phát triển vượt bậc so với trước chính là thương mại tăng cao chưa từng có, nhất là trong quan hệ trao đổi buôn bán với Mỹ

Năm 1909, Quốc hội Mỹ thông qua Luật thuế quan Payne-Aldrich, thiết lập quan hệ tự do trao đổi thương mại giữa Mỹ và Philippin Theo luật này,

Mỹ được quyền xuất khẩu miễn thuế và không hạn ngạch các loại hàng hoá vào Philippin.Trái lại, tất cả các hàng xuất khẩu của Philippin, trừ gạo, chỉ được phép vào thị trường Mỹ miễn thuế theo hạn ngạch Sự bất bình đẳng của đạo luật này đã được sủa đổi năm 1913 bằng Đạo luật thuế quan Simmons-Underwood Luật mới quy định, chỉ những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Philippin vào Mỹ như gai dầu, đường, thuốc lá là phải chịu hạn ngạch.Trong thực tế, Philippin chỉ được xuất vào Mỹ những sản phẩm thô, các nguyên liệu cần thiết cho nền công nghiệp Mỹ Như vậy, Mỹ là người kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế Philippin và biến Philippin thành thị trường tiêu thụ của Mỹ Mặc

dù có sự bất bình đẳng trong mối quan hệ được gọi là “tự do trao đổi buôn

bán” giữa hai nước, song không thể phủ nhận các chính sách của Mỹ trong

việc thúc đẩy nền kinh tế Philippin phát triển

Một nhân tố nữa phải kể đến trong chính sách thực dân mới của Mỹ trong việc khai hoá văn minh cho các nước phụ thuộc là truyền bá tư tưởng

Mỹ, văn hoá Mỹ, lối sống Mỹ ở Philippin Và điều này, ở một góc độ nào đó

đã góp phần phát triển hệ thống giáo dục vốn rất yếu kém của Philippin:

“Đóng góp to lớn nhất của Mỹ cho sự khai hoá Philippin là hệ thống giáo dục

công .Hệ thống giáo dục Mỹ chú trọng các truyền thống dân chủ và ứng dụng thực hành pháp luật và các nguyên tắc xã hội.” [21, tr.547] Tiếng Anh

được đưa vào giảng dạy trong các trường học của Philippin Cũng chính vì ở Philippin có quá nhiều ngôn ngữ (gần 70 ngôn ngữ và thổ ngữ khác nhau) nên tiếng Anh đã nhanh chóng trở thành ngôn ngữ được sử dụng chính thức ở

Trang 25

Philippin Hiến pháp ban hành năm 1935 có ghi: “Quốc hội phải thực hiện

những bước để phát triển và khẳng định ngôn ngữ dân tộc dựa trên một trong những tiếng địa phương hiện hành Trong khi pháp luật chưa quy định lại, các ngôn ngữ chính thức vẫn là tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.” [5, tr.33]

Năm 1937, tiếng Tagalog mới được chọn làm ngôn ngữ chính thức của Philippin, nhưng tiếng Anh vẫn là tiếng được dùng phổ biến Tháng 6-1940 tiếng Tagalog chính thức bắt buộc dùng giảng dạy trong tất cả các trường học

ở Philippin

Trước phong trào đòi độc lập mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân Philippin và để thực hiện chính sách thực dân mới, ngày 24-3-1934 Tổng thống Mỹ F Roosevelt đã thông qua Đạo luật Tydings-Mc Duffie trao quyền

tự trị cho người Philippin Đạo luật quy định thực hiện chế độ Philippin tự trị trong thời hạn 10 năm trước khi trao trả độc lập hoàn toàn Trong 10 năm thực hiện chế độ tự trị, Mỹ vẫn nắm chủ quyền đối với quần đảo cũng như toàn bộ các quan hệ đối ngoại, toà án tối cao và tổng thống Mỹ có quyền phủ quyết đối với bất kỳ đạo luật nào do cơ quan lập pháp Philippin thông qua Trong thời kỳ tự trị, người Mỹ được bảo đảm quyền bất khả xâm phạm trong đầu tư

Năm 1935, Philippin tự trị ban hành Hiến pháp đã được tổng thống Mỹ phê chuẩn

Là một quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng, Philippin đã bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai Ngày 10-12-1941 quân đội Nhật tấn công Philippin Ngày 2-1-1942 Manila thất thủ Để lừa bịp nhân dân và ràng buộc những phần tử tay sai chóp bu với Nhật, chính quyền Nhật

đã đưa ra chiêu bài trao quyền “độc lập” cho Philippin Ngày 14-10-1943 Nhật thiết lập nền cộng hoà bù nhìn do Jose P Laurel làm tổng thống và ban

hành hiến pháp Lịch sử Philippin gọi đây là nền Cộng hoà thứ hai

Trang 26

Nhân dân Philippin đã đoàn kết bên nhau chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân Nhật Nhiều tổ chức kháng Nhật đã ra đời như Liên minh nông dân dân tộc, Uỷ ban tổ chức công nhân, các tầng lớp trí thức, tiểu tư sản và tư sản, tất cả liên kết lại cùng chung mục đích chống Nhật Đặc biệt là lực lượng quân du kích Hukbalahap (Hukbong Bayan Sa Hapon - tiếng Tagalog có nghĩa là Quân đội nhân dân chống Nhật) đã phát triển rộng khắp Cuối năm

1944 đội quân Huk có tới 10.000 quân thường trực và gần 30.000 quân dự bị Các hoạt động của Huk đã gây nhiều tổn thất cho quân Nhật Tháng 9-1944 các lực lượng vũ trang Mỹ bắt đầu tấn công trở lại Philippin Được sự yểm trợ mạnh mẽ của lực lượng Huk, quan đội Mỹ nhanh chóng đánh bại Nhật giành thắng lợi, nhưng ngay sau đó Mỹ đã quay lại đàn áp Huk một cách đẫm máu

Mỹ lựa chọn những phần tử trung thành để đưa vào các vị trí then chốt của bộ máy nhà nước Philippin Ngày 27-2-1945 Tổng tư lệnh quân đội Mỹ Mac Arthur trao trả Philippin cho Tổng thống Sergio Osmena, Philippin trở lại thời kỳ tự trị thuộc Mỹ Trước khi trao trả độc lập cho Philippin theo như Đạo luật Tydings-Mc Duffie quy định, Mỹ muốn có một tổng thống Philippin thân Mỹ và Roxas là người đã được Mỹ lựa chọn Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 23-4-1946 Roxas được sự ủng hộ của Mỹ đã thắng cử và trở thành tổng thống cuối cùng của nhà nước Philippin tự trị

Trước khi trao trả độc lập cho Philippin, ngày 30-4-1946, Mỹ đã ký với chính quyền tự trị Philippin Hiệp định thương mại Bell Hiệp định đưa ra thời hạn thực hiện tự do thương mại giữa hai nước là 8 năm (1946-1954), sau đó hàng hoá nhập từ hai nước sẽ phải chịu thuế quan và tăng dần mỗi năm cho đến khi đạt mức thuế đầy đủ vào năm 1974 Điều gây nhiều thiệt hại nhất về kinh tế cho Philippin và là biểu hiện mất chủ quyền của một quốc gia độc lập

là điều khoản về quyền “ngang bằng” cho người Mỹ Điều khoản đó cho phép

người Mỹ có quyền sở hữu, khai thác, phát triển và sử dụng các nguồn đất

Trang 27

đai, nông nghiệp, gỗ, than đá, dầu mỏ và các nguồn tài nguyên khoáng sản khác của Philippin cùng với các hoạt động phục vụ công cộng khác Mỹ còn quy định tỷ giá hối đoái của đồng pêsô là 2 pêsô bằng 1 đôla Mỹ, nếu tỷ giá này thay đổi phải được tổng thống Mỹ phê chuẩn Một điều khoản đặc biệt trong đó Mỹ yêu cầu Philippin phải bổ sung Hiến pháp năm 1935 để bảo vệ quyền lợi cho người Mỹ ở Philippin

Theo đúng quy định của Đạo luật Tydings-Mc Duffie, ngày 4-7-1946

Mỹ trao trả độc lập cho Philippin Lịch sử Philippin gọi đây là nền Cộng hoà thứ ba của Philippin

1.2 Cộng hoà Philippin 20 năm sau độc lập (4/7/1946 - 30/12/1965) 1.2.1 Cộng hòa Philippin (Nền cộng hòa thứ ba)

Ngày 4-7-1946 đã trở thành một ngày trọng đại của toàn thể nhân dân Philippin Đó là ngày Tổng thống Mỹ Harry Truman chính thức tuyên bố

“Trao trả độc lập hoàn toàn” [108, tr.202] cho Philippin Cùng ngày, Manuel

A Roxas tổng thống đầu tiên của nền Cộng hoà thứ ba đọc diễn văn nhậm

chức, trong đó ông tuyên bố: “ Lá cờ của Mỹ đã được hạ xuống từ cột cờ

trên mảnh đất này (Philippin) không bị đánh bại, không đầu hàng, không bị cưỡng bức, mà bởi hành động tự nguyện có chủ quyền của quốc gia Mỹ” và

“ Lá cờ Philippin tung bay một mình từ đây, rợp bóng trên khắp đất nước

Philippin Chủ quyền của Mỹ đã không còn” [36, tr.205]

Thể chế nền Cộng hoà thứ ba của Philippin được xây dựng theo mô hình của Mỹ Quyền hành pháp thuộc về Tổng thống Philippin Quốc hội theo chế độ hai viện: Thượng viện và Hạ viện là cơ quan lập pháp Quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao Năm 1946, Đảng Tự do được thành lập Từ đây Philippin song song tồn tại hai đảng chính trị lớn, Đảng Tự do và Đảng Dân tộc chủ nghĩa Giữa hai đảng này gần như không có sự khác nhau về cương lĩnh, đường lối Cả hai đảng đều do liên minh tư sản - địa chủ lãnh đạo Bộ

Trang 28

máy hoạt động trong hệ thống hai đảng đã đưa đến sự bố trí lực lượng có lợi cho các nhà hoạt động chính trị của họ trong các chiến dịch bầu cử

Nền Cộng hoà thứ ba của Philippin vẫn giữ nguyên hiến pháp ban hành năm 1935, có sửa đổi, bổ sung vào năm 1940 Nhìn chung, cơ cấu của bản Hiến pháp này được xây dựng giống như Hiến pháp của nước Mỹ Tuy nhiên, ngay trước khi trao trả độc lập cho Philippin, Mỹ đã yêu cầu phải có thêm những điều khoản bổ sung vào Hiến pháp để đảm bảo chặt chẽ hơn nữa các quyền lợi của Mỹ ở Philippin và tất nhiên nó phải được Tổng thống Mỹ phê chuẩn Có nhiều điều khiến mọi người phải suy nghĩ về nội dung của các điều khoản mới được bổ sung trong Hiến pháp của một đất nước độc lập Như trong Chương XVII: Những điều khoản đặc biệt bắt đầu có hiệu lực ngay sau tuyên bố độc lập của Hiến pháp đã ghi:

“Các quyền về tài sản của Mỹ và Philippin sẽ được xác định, điều chỉnh

ngay Tất cả các quyền về tài sản hiện hành của công dân cũng như các tổ chức của Mỹ sẽ được công nhận, tôn trọng, bảo vệ trong các khuôn khổ như của công dân Philippin” [5, tr.37-38]

Trong Sắc lệnh- phụ trương của Hiến pháp cũng đã ghi: “ Quyền sử

dụng, khai thác, phát triển đất đai canh tác thuộc khu vực công, đất rừng, đất chứa các nguồn nước, than, dầu mỏ và tất cả các loại khoáng sản khác, mọi tài nguyên năng lượng tiềm tàng và các tài nguyên thiên nhiên khác của Philippin cũng như việc sử dụng các cơ sở phục vụ công cộng, khi chúng được dành cho công dân Philippin thì cũng sẽ được dành cho các công dân

Mỹ Bất kỳ xí nghiệp kinh doanh nào thuộc sở hữu hoặc do các công dân Mỹ kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp sẽ được hưởng mọi điều kiện như đối với công dân Philippin hoặc đối với các tổ chức hay các liên hiệp là sở hữu hoặc

do công dân Philippin kiểm soát” [5, tr 39]

Trang 29

Như vậy là người Mỹ đã chuẩn bị khá chu đáo về mặt pháp lý, buộc Hiến pháp của Cộng hoà Philippin phải công nhận và bảo vệ quyền lợi kinh tế cho các công dân Mỹ đến làm ăn sinh sống ở Philippin như người Philippin

1.2.2 Quan hệ của Philippin với Mỹ và các nước khác

Tháng 4 năm 1945 sau khi Tổng thống Mỹ Roosevelt qua đời, Harry S Truman lên thay Tổng thống mới là người đại diện cho phái chống cộng cứng rắn và có tham vọng muốn biến khu vực Châu á-Thái Bình Dương thành vành đai kinh tế, chính trị phụ thuộc Mỹ Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt, Mỹ

đã lập kế hoặch quân sự ở Philippin trong mưu đồ chiến lược biến Thái Bình Dương thành “ao nhà” của Mỹ và nhất là để phục vụ cho cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác Do vậy, trước khi trao trả độc lập cho Philippin theo Đạo luật Tydings-McDuffie, Mỹ đã ký một loạt các Hiệp ước và Thoả thuận với Philippin để trói buộc quần đảo này vào

Mỹ Mỹ đặt ra mục tiêu là: phải tiếp tục nô dịch Philippin về kinh tế, duy trì Philippin là thị trường tiêu thụ hàng hóa cho Mỹ, nguồn cung cấp nguyên liệu thô và tiếp tục là thị trường cho các nhà đầu tư Mỹ, đặc biệt là việc duy trì các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước này Các bản Hiệp ước và Thoả thuận ký kết giữa Philippin và Mỹ đã có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế,

xã hội sau này của Philippin

Quan hệ chính trị

Dưới sức ép của Mỹ, các nhà cầm quyền Philippin đã phải chấp nhận những điều kiện do Mỹ đưa ra, chấp nhận sự lệ thuộc ngày càng nặng nề vào

Mỹ, bảo đảm quyền lợi lâu dài cho Mỹ ở Philippin Tổng thống đầu tiên của

nền Cộng hoà thứ ba, Manuel Roxas đã phải ký bản Hiệp ước chung Mỹ -

Philippin vào đúng ngày ông đọc bản tuyên bố Philippin độc lập, ngày 4

tháng 7 năm 1946

Trang 30

Trước hết, bản Hiệp ước cho thấy Mỹ vẫn đảm bảo sự hiện diện vì các lợi ích của họ ở Philippin Điều này được thể hiện trong điều khoản 1 của

Hiệp ước: “Mỹ đồng ý rút lui và từ bỏ tất cả các quyền như quyền sở hữu,

quyền giám sát, pháp quyền, quyền kiểm soát hoặc chủ quyền mà nước Mỹ đã

và đang thực thi, ngoại trừ việc sử dụng các quyền hay một phần cần thiết của các quyền đó và các quyền liên quan khác bằng cách thoả thuận với Cộng hoà Philippin vì mục đích bảo vệ cho cả Mỹ và Cộng hoà Philippin”[36,tr 218] Hiệp ước còn đề cập đến nhiều mặt, trong đó vấn đề

đối ngoại của Philippin đã được thoả thuận như sau: “Trong khi chờ đợi việc

thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao của Philippin ở nước ngoài được hoàn tất, Cộng hoà Philippin và Mỹ chấp nhận theo yêu cầu của Cộng hoà Philippin, Mỹ sẽ cố gắng trong chừng mực có thể có các hoạt động đại diện đối ngoại cho Philippin ở những nước mà Philippin chưa có đại diện” [36,

tr.219] Là một nước tự trị vừa được trao trả độc lập, nhưng theo điều khoản này thì rõ ràng là chính sách đối ngoại của Philippin tiếp tục bị Mỹ kiểm soát

và khống chế

Các quyền lợi kinh tế của cá nhân hay các tập đoàn Mỹ ở Philippin cũng được Hiệp ước này bảo vệ:

“ Các quyền sở hữu tài sản của Cộng hoà Philippin và Mỹ sẽ nhanh

chóng được dàn xếp và giải quyết theo thoả thuận của hai bên, tất cả những tồn tại về các quyền sở hữu tài sản của các công dân và doanh nghiệp của Cộng hoà Philippin ở Mỹ và của các công dân và doanh nghiệp của Mỹ ở Philippin sẽ được thừa nhận, tôn trọng và được bảo vệ giống như các quyền của công dân và các doanh nghiệp của Mỹ và của Cộng hoà Philippin tương ứng” [36, tr 220]

Rõ ràng, Mỹ chỉ “trao trả độc lập hoàn toàn” cho Philippin trên lời nói,

qua nhiều điều khoản trong Hiến pháp và Hiệp ước chung năm 1946, chủ

Trang 31

quyền đất nước chưa hoàn toàn thuộc về Philippin, Mỹ vẫn là nước chi phối mạnh mẽ nền chính trị, kinh tế, ngoại giao của đất nước này Sự chi phối này được thể hiện rõ trên chính trường của Philippin Trong 20 năm, trải qua 5 đời tổng thống, tất cả đều là người thân Mỹ, đều dựa vào sự trợ giúp của Mỹ Các tổng thống Philippin trông chờ nhiều vào sức mạnh kinh tế, quân sự của Mỹ làm chỗ dựa để xây dựng và phát triển đất nước Điều này được thấy rõ trong hành động và lời nói của các tổng thống Philippin Tổng thống Roxas đã

tuyên bố trong diễn văn nhậm chức tổng thống như sau: “Thế giới không thể

không tin tưởng Mỹ Còn đối với chúng ta, chúng ta không thể không đặt sự tin cậy của chúng ta vào các mục đích tốt đẹp, vào đất nước đã là bạn và là người bảo vệ chúng ta 48 năm qua ” [36, Tr 214] Cũng tương tự như vậy,

Elpidio Quirino trong ngày nhậm chức tổng thống đã khẳng định: “Mỹ là

người bạn tốt nhất của chúng ta Chúng ta dựa vào Mỹ vì ngày càng hiểu rõ rằng, trong thời đại nguyên tử này khu vực của Mỹ là an toàn” [36, tr 233]

Đặc biệt, tất cả tổng thống Philippin ngay sau đắc cử đều sang thăm Mỹ để tìm kiếm các khoản viện trợ kinh tế và nhất là muốn khẳng định địa vị chính trị của mình

Thực tế, ảnh hưởng của Mỹ đến tình hình chính trị Philippin không chỉ trong những năm sau độc lập mà còn chi phối lâu dài nền chính trị của đất nước này

Quan hệ quân sự

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ đã trở thành một cường quốc về mọi mặt: kinh tế, chính trị, quân sự Mỹ không những trở thành nước giàu nhất thế giới mà còn là nước nắm độc quyền về vũ khí hạt nhân và vươn lên nắm lấy vai trò lãnh đạo các nước tư bản chủ nghĩa Phạm vi ảnh hưởng của Mỹ ngày càng mở rộng ra nhiều khu vực trên thế giới và nước Mỹ cũng không che giấu tham vọng làm bá chủ toàn cầu Cũng sau chiến tranh, một loạt các nước Xã

Trang 32

hội chủ nghĩa ra đời, đứng đầu là Liên Xô, một cường quốc về quân sự nằm vắt qua hai đại lục Âu - á và là nước ủng hộ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa Ngay sau khi chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, Mỹ đã xem Liên Xô là mối đe dọa trực tiếp đối với hệ thống tư bản chủ nghĩa và cản trở mục tiêu làm bá chủ thế giới của Mỹ Do vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến cuối thập kỷ 80, thế giới bị chia thành hai cực Xô-Mỹ và nằm trong tình trạng “chiến tranh lạnh” do Mỹ phát động nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

Trong cuộc “chiến tranh lạnh”, khu vực châu á - Thái Bình Dương trong cục diện chiến lược thế giới ngày càng trở nên quan trọng Vì vậy, khu vực này đã nhanh chóng được Mỹ lựa chọn đổ nhiều tiền của xây dựng các căn cứ quân sự hiện đại nhằm ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản

ra khắp châu á và kiềm chế Liên Xô Một trong những điểm kết nối có ý nghĩa quyết định trong hệ thống các căn cứ quân sự của Mỹ ở khu vực châu á

- Thái Bình Dương là Philippin Trong chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ đã xây dựng 71 căn cứ quân sự trên khắp Philippin với tổng diện tích đất là 150 nghìn mẫu Anh Philippin quả là có một vị trí chiến lược khó có thể thay thế bằng một nước nào khác Do vậy, chỉ hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ Truman đưa ra tuyên bố thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ về kiềm chế chủ nghĩa cộng sản, phát động cuộc “chiến tranh lạnh”, ngày 14-3-1947, Mỹ

đã ký với chính phủ Philippin bản “Hiệp ước về các căn cứ quân sự”

Bản Hiệp ước bao gồm 29 điều khoản, nội dung chủ yếu là bảo đảm các quyền lợi quân sự của Mỹ như: Mỹ có quyền sử dụng 23 căn cứ quân sự trên diện tích 240.000 hecta ở Philippin trong thời gian 99 năm, cho đến tận tháng

3 năm 2046 Mỹ có tất cả các quyền lợi, quyền hạn không chỉ đối với các căn

cứ quân sự này mà còn với cả vùng nước, vùng trời kề cận các khu căn cứ nếu

họ thấy cần thiết sử dụng cho các hoạt động và kiểm soát của họ Tàu thuyền

Trang 33

Mỹ được tự do ra vào các cảng của Philippin mà không phải chịu bất kỳ một

sự kiểm soát nào từ phía Philippin

Tóm lại, bản Hiệp ước đã dành cho Mỹ đặc quyền sử dụng các căn cứ quân sự rộng lớn trên đất liền cũng như trên biển ở Philippin Nói cách khác, Philippin đã phải chấp nhận sự mất chủ quyền tại các căn cứ này

Để đổi lại những lợi ích quân sự mà Philippin đã đem lại cho Mỹ, một tuần sau, ngày 21-3-1947, Mỹ đã ký với chính phủ Cộng hoà Philippin bản

“Hiệp định viện trợ quân sự” Theo hiệp định, Mỹ cung cấp cho Philippin các

thiết bị quân sự, đạn dược, máy bay, hải quân, không quân Thành lập các đơn vị cố vấn Mỹ huyến luyện cho quân đội Philippin

Mưu đồ bá chủ thế giới của Mỹ càng trở nên khó thực hiện hơn trước sự kiện cách mạng Trung Quốc giành thắng lợi, ngày 1-10-1949 nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc

đã có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và làm cho lực lượng chủ nghĩa xã hội thêm vững mạnh Điều này làm cho Mỹ rất lo ngại và tìm cách tiêu diệt nhà nước non trẻ này Vì vậy năm 1950, Mỹ

đã đẩy mạnh cuộc chiến tranh Triều Tiên với âm mưu lấy Triều Tiên làm bàn đạp đe dọa tấn công Trung Quốc Là một nước chịu sự chi phối của Mỹ, Philipin đã bị cuốn vào cuộc chiến này Ngày 13-8-1951, Mỹ và Philippin đã

ký kết bản “Hiệp ước phòng thủ chung”, trong đó Mỹ cam kết bảo vệ cho

Philippin trong trường hợp nước này bị đe dọa tấn công quân sự từ bên ngoài

Để đẩy mạnh cuộc “Chiến tranh lạnh”, năm 1954 Mỹ thành lập khối quân sự dưới tên gọi “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam á” (SEATO) gồm Philippin, Thái lan và các nước Australia, Pháp , New Zealand, Pakistan, Anh và Mỹ Mỹ muốn dùng SEATO như một “chiếc ô bảo hộ” Nam Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia ngăn chặn phong trào cách mạng giải phóng dân tộc đang ngày càng lớn mạnh

Trang 34

Rõ ràng, Philippin thực sự đã có một vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ Có thể thấy được điều này trong các chính sách của Mỹ đối với Philippin qua các tuyên bố của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ - cơ quan tham mưu cao nhất của tổng thống Mỹ về các chính sách quân sự, ngoại giao Ngày 5-4-1954, cơ quan này đã tuyên bố chính sách của Mỹ về Philippin, trong đó nhận định:

“Cộng hoà Philippin rất quan trọng đối với Mỹ và thế giới tự do 1) Về

mặt chiến lược, Philippin tạo thành mối liên kết chủ yếu trong việc phòng thủ vùng vành đai ở Viễn Đông, nó có một giá trị đặc biệt trong thời điểm này vì quan hệ địa lý của Philippin với Trung Quốc cộng sản, Nhật Bản, Đài Loan, Inđônêxia và Đông Dương 2) Philippin độc lập và tiến bộ là sự nhắc nhở hằng ngày tới các nước châu á khác về giá trị của các hệ thống dân chủ phương Tây và kết hợp bằng chứng về quan điểm của Mỹ hướng tới sự tiến bộ

từ thân phận thuộc địa tới quyền tự quyết 3) Philippin là nguồn cung cấp cho

Mỹ cùi dừa, cây gai dầu, đường và crom quan trọng” [28, tr.15]

Chính vì vậy, hai căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài đều nằm ở Philippin Đó là căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic

Quan hệ kinh tế

Sau chiến tranh, chính sách của Mỹ là tiếp tục trói chặt nền kinh tế Philippin phụ thuộc vào Mỹ Tuy nhiên, trước hết Mỹ phải giúp Philippin vực dậy nền kinh tế đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề Vì vậy, Quốc hội Mỹ đã thông qua một khoản viện trợ 120 triệu đôla giúp Philippin phục hồi, xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống

Với mục tiêu giảm thiểu tối đa tình trạng bạo loạn ở nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp có lợi cho buôn bán và ngành công nghiệp Mỹ, chính phủ Mỹ đã tăng cường cung cấp khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp Philippin Năm 1952 Mỹ viện trợ 9,6 triệu đôla

Trang 35

cho nông nghiệp, trong đó dành cho phân bón tới 4,2 triệu đôla Những năm tiếp theo tuy tổng số tiền viện trợ giảm nhưng tỷ lệ dành cho phân bón lại tăng, chiếm tới hơn nửa tổng số tiền viện trợ Ngoài ra, Mỹ còn cung cấp giống cây có năng suất cao, cây có giá trị, giúp thuỷ lợi hóa, cơ khí hoá nông nghiệp và cải thiện điều kiện sống ở nông thôn Trong năm tài chính 1954 Mỹ trợ giúp kinh tế và kỹ thuật cho Philippin xấp xỉ 22 triệu đôla, năm 1955 là 20 triệu đôla

Năm 1955, Mỹ - Philippin ký Hiệp định Laurel-Langley thay thế cho Hiệp định trao đổi Bell đã hết hạn vào năm 1954 Hiệp định mới thực chất chỉ

là sự bổ sung, sửa đổi của Hiệp định Bell năm 1946 Theo Hiệp định mới, Mỹ

có nhượng bộ đôi chút đối với các nhà kinh doanh dân tộc Philippin như xác nhận về pháp lý hệ thống kiểm tra ngoại tệ, nhập khẩu Tuy nhiên, điều khoản

về nguyên tắc “đồng đẳng”, có nghĩa là các nhà kinh doanh Mỹ có quyền bình đẳng với người Philippin trong các lĩnh vực kinh doanh ở Philippin vẫn được giữ nguyên Theo thoả thuận, Hiệp định Laurel-Langley sẽ chấm dứt vào năm

1974

Mặc dù đã trở thành một nước Cộng hoà độc lập, song Philippin còn rất khó khăn trên con đường phấn đấu giành quyền tự chủ kinh tế Chỉ xét riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu trong thời kỳ thuộc địa Mỹ là người quyết định sự sống còn của nền nông nghiệp Philippin buộc Philippin phụ thuộc

hoàn toàn vào Mỹ thì “ trong vòng 10 năm sau độc lập Mỹ vẫn là người cung

cấp 76% hàng nhập khẩu của Philippin và nhập 64% hàng xuất khẩu của nước này” [65, tr.32]

Ngoài ra Mỹ còn trợ giúp Philippin cải thiện, phát triển nhiều lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, dịch vụ thông tin, giao thông vận tải Trong chương trình sức khoẻ và vệ sinh, Mỹ đã giúp Philippin kiểm soát bệnh sốt rét, thiết

Trang 36

lập các đơn vị y tế ở nông thôn, đẩy mạnh đào tạo cán bộ y tế ở các cấp địa phương

Giáo dục là ngành đã được người Mỹ rất quan tâm đầu tư ngay từ khi Philippin còn là thuộc địa của Mỹ Sau khi trao trả độc lập cho Philippin, Mỹ vẫn tiếp tục dành những khoản viện trợ lớn cho lĩnh vực này Mỹ trợ giúp cho Philippin thành lập các trường dạy nghề, đào tạo giáo viên Trong chương trình hợp tác giáo dục giữa hai nước, hai bên ký kết trao đổi giáo dục, theo đó Philippin gửi sinh viên sang Mỹ học các ngành như: tiếng Anh, kinh tế, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y tế, dược Mỹ cũng cử các giáo viên, các nhà khoa học sang Philippin giảng dạy, nghiên cứu tại Philippin

Trong chương trình phát triển thông tin của Mỹ cho Philippin, Mỹ đã trợ giúp phát triển báo chí, đài phát thanh, chiếu bóng, truyền hình và các dịch

vụ thông tin khác cho Philippin

Sự lệ thuộc quá nặng nề vào Mỹ trên tất cả các lĩnh vực đã làm cho đường lối đối ngoại của Philippin trong thời gian này, đặc biệt là trong thập niên đầu sau độc lập đã mất tính tự chủ Nhìn chung, chính sách đối ngoại của Philippin đối với các quốc gia Châu á là theo chính sách của Mỹ Cộng hoà Philippin tuyên bố sẽ ngăn chặn sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản ở châu

á Philippin cung cấp quân đội giúp Mỹ trong cuộc chiến của Mỹ ở Triều Tiên, thiết lập quan hệ thân thiện với Nam Triều Tiên, thực hiện đường lối chống lại nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

Đối với các nước láng giềng, quan hệ của Philippin cũng không mấy tốt đẹp: vấn đề người nhập cư gây nên sự căng thẳng giữa Inđônêxia và Philippin; sự tranh chấp chủ quyền của cả Malaixia và Philippin về Sabah trở thành vấn đề khá nhạy cảm trong quan hệ hai nước; đồng thời những nước này còn bị Philippin cáo buộc đã giúp đỡ những người theo tôn giáo Islam ở phía Nam Philippin chống lại chính quyền

Trang 37

Đối với Nhật Bản, Philippin cố gắng xoá dần những tội ác tàn bạo mà quân Nhật đã gây ra cho nhân dân Philippin trong thời kỳ chiến tranh, cải thiện quan hệ ngoại giao Sau một thời gian dài thương lượng về mức độ đền

bù thiệt hại chiến tranh, cuối cùng Hiệp định về bồi thường chiến tranh của Nhật đối với Philippin đã được ký ngày 9-5-1956 Không lâu sau, ngày 16-7-

1956, Thượng viện Philippin đã phê chuẩn Hoà ước do chính phủ Philippin

ký với Nhật Bản tại San Francisco ngày 8-9-1951 Đây là sự kiện xoá bỏ tình trạng căng thẳng giữa hai nước, mở ra mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhật Bản và Cộng hoà Philippin

Là một đồng minh thân cận của Mỹ, nêu cao đường lối chống chủ nghĩa cộng sản, Philippin không thiết lập quan hệ với các nước Xã hội chủ nghĩa

1.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội của Philippin sau 20 năm độc lập 1.2.3.1 Thực trạng kinh tế - xã hội Philippin sau chiến tranh

Sau chiến tranh cả nước Philippin chỉ còn là một đống đổ nát, hoang tàn Chiến tranh đã tàn phá nặng nề nền kinh tế đất nước ở nông thôn, chiến tranh đã làm ngưng trệ sản xuất, đồng ruộng bỏ hoang, nông dân phiêu tán khắp nơi Hàng triệu gia đình Philippin không còn một chút tài sản, nhà cửa Nạn đói hoành hành, nhiều người chết đói Trong thành phố, các nhà máy không hoạt động, người thất nghiệp ngày càng đông Nền kinh tế đất nước trong tình trạng hoàn toàn suy sụp Có thể thấy rõ toàn cảnh bức tranh nền kinh tế Philippin sau chiến tranh qua bài phát biểu nhậm chức của Tổng thống Manuel A Roxas, ngày 28-5-1946:

“ Chúng ta thiếu lương thực ở các tỉnh miền núi và các khu vực xa xôi

hẻo lánh trên đất nước chúng ta, trẻ con bị chết đói Các loại giá cả tăng chóng mặt trong khi tiền lương bị mất giá nghiêm trọng do lạm phát Chợ đen với những người hoạt động không tôn trọng luật pháp và đạo đức đang tăng mạnh

Trang 38

Nạn dịch từ chuột và châu chấu gây tác hại xấu đến các nguồn cung cấp lương thực của chúng ta Sức khoẻ cộng đồng và hệ thống vệ sinh đã lạc hậu tới 1/4 thế kỷ, nhà ở của dân cư trong các đô thị hầu hết ở trong tình trạng tồi tệ vì thiếu thốn và bẩn thỉu Tình trạng dịch bệnh luôn đe dọa

Nhiều phương tiện thông tin của chúng ta bị phá huỷ, mất cắp, nhiều người ở nông thôn hiện nay vẫn còn chưa được tiếp xúc với nền văn minh Các lớp học đã bị cháy, giáo viên bị giết, hệ thống giáo dục của chúng ta đang ở trong tình trạng hoàn toàn rối loạn.” [36, tr 191]

Tình trạng kinh tế suy sụp, đời sống nhân dân khổ cực đã thúc đẩy các cuộc đấu tranh giai cấp phát triển Tại các vùng nông thôn, đặc biệt là ở miền Trung đảo Luzon, trung tâm trồng lúa của Philippin, nơi có tới hơn 80% nông dân là tá điền, phong trào đấu tranh đòi ruộng đất của nông dân rất mạnh mẽ Làn sóng biểu tình, đình công của công nhân tại các thành phố cũng diễn ra rầm rộ Các phong trào đấu tranh này đã được Đảng Cộng sản Philippin và phong trào Huk tận dụng để chống lại chính quyền mới Có thể nói tình hình

xã hội Philippin sau chiến tranh rất hỗn loạn, căng thẳng

Ngoài khó khăn phải giải quyết những hậu quả nặng nề sau cuộc chiến tranh tàn khốc, nền kinh tế Philippin còn là một nền kinh tế nửa phong kiến, nửa thuộc địa do chính sách thuộc địa hơn ba trăm năm của Tây Ban Nha và gần năm mươi năm của Mỹ để lại Thêm vào đó các hiệp định ký kết với Mỹ,

nhất là “Hiệp định tự do thương mại Bell” đã có ảnh hưởng tiêu cực hạn chế

sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế Philippin

1.2.3.2 Đường lối phát triển kinh tế-xã hội

20 năm độc lập, trải qua 5 đời tổng thống, mỗi tổng thống có một quyết tâm xây dựng, phát triển đất nước theo cách của mình nhưng nhìn chung tất

cả có chung một mục tiêu là khôi phục nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, thực hiện công nghiệp hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế độc

Trang 39

lập, tự chủ để thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, ổn định xã hội, giữ vững an ninh chính trị đất nước Tổng thống Roxas chỉ rõ:

“ Như chúng ta đã biết và chúng ta phải biết rằng nền kinh tế hạn hẹp

của quá khứ phải được mở rộng, cơ cấu kinh tế đất nước phải được phát triển đầy đủ để cung cấp sinh lực cho tất cả nhân dân Đối với Philippin là nước vừa đi vào mô hình phát triển của thế kỷ XX, để có vị trí bình đẳng giữa các quốc gia trên thế giới chúng ta phải công nghiệp hoá, chúng ta phải tạo ra sức bật lớn Chỉ bằng cách đó chúng ta mới có thể lớn mạnh vững chắc, chất lượng cuộc sống mới cao và bền vững” [ 36, tr.195]

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Roxas và các tổng thống kế nhiệm tiếp sau, nền kinh tế của Philippin đã hồi phục, có mức tăng trưởng cao và liên tục trong suốt thập kỷ 50 Nhìn chung, các tổng thống Philippin đã thực hiện đường lối phát triển kinh tế đối với các ngành cơ bản như sau:

Về công nghiệp, Philippin thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay

thế nhập khẩu Đây là đường lối phát triển kinh tế được nhiều nước mới giành độc lập lựa chọn nhằm xây dựng nền kinh tế tự chủ, độc lập để thoát khỏi sự

lệ thuộc quá lớn vào nước ngoài Nội dung chủ yếu của đường lối này là xoá

bỏ tự do thương mại, thực hiện chế độ bảo hộ mậu dịch thông qua các biện pháp như nâng mức thuế quan hay cấm nhập hàng tiêu dùng, phát triển các ngành công nghiệp, chủ yếu là các ngành “mới và cần thiết” Đó là các ngành công nghiệp tiêu dùng như đồ uống, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, giấy Để thực hiện đường lối này nhà nước phải làm hai việc: 1) nhà nước có chính sách đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như đồ uống, vật liệu xây dựng; 2) nhà nước kiểm soát nhập khẩu và ngoại hối, có chính sách thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ của đất nước

Trang 40

Từ năm 1946 đến năm 1962 chính phủ Philippin đã miễn thuế cho tất cả các ngành công nghiệp được xem là “mới và cần thiết” Trong thập niên 50 công nghiệp chế biến của Philippin có mức tăng trưởng cao, tiếp đó là ngành công nghiệp khai thác

Một biện pháp được chính phủ Philippin sử dụng nhằm thúc đẩy chính sách thay thế nhập khẩu là kiểm soát nhập khẩu Chuyển hình thức nhập khẩu

từ hàng hoá tiêu dùng sang hàng hoá là tư liệu sản xuất Đây cũng là thời kỳ nhà nước thực hiện kiểm soát hối đoái Ngân hàng Trung ương được trao quyền kiểm soát lưu thông tiền tệ và tỷ giá hối đoái Ngân hàng Trung ương

có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ đồng tiền không để vượt quá tỷ giá đã được quy định Đây là thời kỳ Hiệp định Bell quy định tỷ giá 2 pêsô đổi 1đôla, trong khi tỷ giá thực trên thị trường tự do là 4 pêsô đổi 1 đôla

Khát vọng thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ về kinh tế, chính trị , quân sự của tầng lớp tư sản dân tộc được thể hiện rõ trong phong trào xã hội mang tính chất tư sản dân tộc chủ nghĩa phát triển vào nửa sau những năm 50 với

khẩu hiệu “Người Philippin là trước hết” Khẩu hiệu này ra đời năm 1957

trong nghị quyết của Hội đồng Kinh tế Dân tộc nhằm bảo vệ quyền lợi cho tư sản dân tộc trong lĩnh vực công thương nghiệp Các nhà kinh doanh dân tộc đòi thay đổi các điều khoản trong các hiệp định Philippin đã ký với Mỹ, đòi huỷ bỏ “quan hệ đặc biệt” với Mỹ

Vào đầu thập niên 60 chính sách kiểm soát ngoại hối đã trở thành lực cản của nền kinh tế Philippin phải đối mặt với cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán nghiêm trọng Tháng 1-1962 chính phủ Philippin được sự trợ giúp rất nhiều về tài chính từ các ngân hàng Mỹ, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) đã bãi bỏ kiểm soát ngoại hối và giảm giá trị đồng pêsô Đây là một bước đi đúng đắn vì sau đó Philippin đã được hưởng lợi đáng kể do tăng mạnh nguồn đầu tư từ nước ngoài và có cơ sở phát triển kinh

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Cao Minh Chơng (1998), "Cuộc chiến tranh Philippin-Mỹ 1899-1903", Đông Nam á, Số 3 (32), tr. 32-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc chiến tranh Philippin-Mỹ 1899-1903
Tác giả: Cao Minh Chơng
Năm: 1998
6. Nguyễn Huy Hồng (1998), "Philippin - Những đặc điểm trong đường lối đối ngoại", Đông Nam á, Số 3 (32), Tr. 47-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Philippin - Những đặc điểm trong đường lối đối ngoại
Tác giả: Nguyễn Huy Hồng
Năm: 1998
8. Nguyễn Thu Mỹ (1994), "Con đường phát triển kinh tế xã hội của Philippin (1946-1993)", Tìm hiểu lịch sử văn hóa Đông Nam á hải đảo, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr. 139-188 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường phát triển kinh tế xã hội của Philippin (1946-1993)
Tác giả: Nguyễn Thu Mỹ
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 1994
10. Patrice de Boer (1973), Philippin hay là cuộc tự sát của một nền dân chủ, Tài liệu tham khảo đặc biệt, (6-9/10), Thông tấn xã Viêt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo đặc biệt
Tác giả: Patrice de Boer
Năm: 1973
12. Số đặc biệt về Philippin (1986), Tài liệu tham khảo đặc biệt, Số tháng 3- 4, Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo đặc biệt
Tác giả: Số đặc biệt về Philippin
Năm: 1986
19. Phạm Thị Vinh (1998), "Vấn đề Môrô trong lịch sử Philippin", Đông Nam á, Số 3 (32), tr. 56-61.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề Môrô trong lịch sử Philippin
Tác giả: Phạm Thị Vinh
Năm: 1998
20. Abueva, Jose Veloso (1970), “The Philippines: tradition and change”, Asian Survey, X (1), pp. 56-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Philippines: tradition and change”, "Asian Survey
Tác giả: Abueva, Jose Veloso
Năm: 1970
21. Agoncillo, Teodoro (1990), History of the Filippino people, Quezon City, Manila Sách, tạp chí
Tiêu đề: History of the Filippino people
Tác giả: Agoncillo, Teodoro
Năm: 1990
23. Aurora Javate-Dedios (edited) (1988), Dictatorship and Revolution: Roots of People's Power, Quezon City, Metro Manila Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dictatorship and Revolution: "Roots of People's Power
Tác giả: Aurora Javate-Dedios (edited)
Năm: 1988
24. Boyce, James K. (1993), The Philippines: The Political Economy of Growth and Impoverishment in the Marcos Era, The OECD Development Centre, Hongkong Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Philippines: The Political Economy of Growth and Impoverishment in the Marcos Era
Tác giả: Boyce, James K
Năm: 1993
25. Bresnan, John (edited) (1986), Crisis in the Philippines: The Marcos Era and Beyond, Princeton University Press, New Jersey, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Crisis in the Philippines: The Marcos Era and Beyond
Tác giả: Bresnan, John (edited)
Năm: 1986
26. Callanta, Ruth S. (1988), Poverty the Philippine Scenario, Printed by S.S.P., Makati, M.M., Manila Sách, tạp chí
Tiêu đề: Poverty the Philippine Scenario
Tác giả: Callanta, Ruth S
Năm: 1988
27. Carner, George (1982), "Survival, Interdependence, and Competition among the Philippine Rural Poor", Asian Survey, XXII (4), pp. 369-384 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Survival, Interdependence, and Competition among the Philippine Rural Poor
Tác giả: Carner, George
Năm: 1982
28. Cullather, Nick (1992), Managing Nationalism: United States National Security Council Documents on the Philippines, 1953-1960, New Day Publishers, Quezon City Sách, tạp chí
Tiêu đề: Managing Nationalism: United States National Security Council Documents on the Philippines, 1953-1960
Tác giả: Cullather, Nick
Năm: 1992
29. De Guzman, Raul P., Mila A. Reforma (edited) (1988), Government and Politics of the Philippines, Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: Government and Politics of the Philippines
Tác giả: De Guzman, Raul P., Mila A. Reforma (edited)
Năm: 1988
30. Dubsky, Roman (1974), "The Place of Political Science in the Philippine "New Society"”, Philippine Political Science Journal, No.1 (June), pp. 52-68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Place of Political Science in the Philippine "New Society
Tác giả: Dubsky, Roman
Năm: 1974
31. Dubsky, Roman (1993), Technocracy and Development in the Philippines, University of the Philippines Press, Manila Sách, tạp chí
Tiêu đề: Technocracy and Development in the Philippines
Tác giả: Dubsky, Roman
Năm: 1993
32. Emery, Robert F. (1963), "The Successful Philippine Decontrol and Devaluation", Asian Survey, III (6), pp. 274-284 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Successful Philippine Decontrol and Devaluation
Tác giả: Emery, Robert F
Năm: 1963
33. Espiritu, Socorro C. & Chester L. Hunt (1964), Social Foundations of Community Development: Readings on the Philippines, R.M. Garcia Publishing House, Manila Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social Foundations of Community Development: Readings on the Philippines
Tác giả: Espiritu, Socorro C. & Chester L. Hunt
Năm: 1964
34. Estrella, Conrado F. (1974), The Meaning of Land Reform, Solidaridad Publishing House, Manila Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Meaning of Land Reform
Tác giả: Estrella, Conrado F
Năm: 1974

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w