Khác với khái niệm trường đại học truyền thống, trường CĐCĐ có chức năng, nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của cộng đồng, của địa phương, với nhiều loại c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN HUY VỊ
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Trang 2GDĐH & CN Giáo dục Đại học và Chuyên nghiệp
Trang 3NCKH Nghiên cứu khoa học
NCĐH&GDCN Nghiên cứu Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
TTKTTH-HN Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp
UNESCO Tổ chức của Liên Hiệp Quốc về giáo dục, khoa học và văn
hóa
Trang 4WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Chương 1: (5 bảng; 8 hình) Trang
1 Hình 1.1 : Khái quát một số phương pháp xây dựng mô hình ………… 22
2 Bảng 1.2:Gia tăng của ĐH 2 năm trong thời gian 1910-1928 ở Hoa Kỳ… 36
3 Bảng 1.3 : Tổng số ĐH 2 năm trong thời gian 1930-1940 của Hoa Kỳ… 37
4 Bảng 1.4 : Số sinh viên ghi danh lần đầu tiên vào ĐH Hoa Kỳ
(từ 1980 đến 1992)……… 41
5 Bảng 1.5: Danh sách các quốc gia trên thế giới có những trường tổ chức
tương đương với CĐCĐ của Hoa Kỳ………42
6 Hình 1.6 : Sơ đồ tổ chức quản lý vĩ mô các trường CĐ cộng đồng Thái Lan… 57
7 Hình 1.7 : Sơ đồ tổ chức quản lý vi mô các trường CĐ cộng đồng Thái Lan 57
8 Hình 1.8 : Vị trí Trường Cao đẳng cộng đồng……….60
9 Hình 1.9 : Phân bố lực lượng lao động ở các nước công nghiệp hóa…… 61
10.Hình 1.10 : Phân bố lực lượng lao động trong nền kinh tế chuyển đổi… 61
11 Hình 1.11: Cơ cấu lại lực lượng lao động -Mô hình thay đổi cấu trúc
(Phương án : Mô hình tăng trưởng cùng với công nghiệp)….62
12 Bảng 1.12 : Trắc diện sinh viên Trường CĐ Cộng đồng Lansing
( từ 1988 đến 1993)………71
13 Hình 1.13 : Cơ cấu tổ chức của trường CĐ cộng đồng………74
Chương 2: (4 bảng; 6 hình)
1 Hình 2.1: Biểu đồ phân phối chỉ tiêu đào tạo SP và Ngoài SP của các
trường CĐSP địa phương……… 98
2 Hình 2.2: Biểu đồ cột so sánh phân phối chỉ tiêu đào tạo SP và Ngoài SP
của các trường CĐSP địa phương………98
3 Hình 2.3: Biểu đồ phấn phối chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo CĐSP, CĐCĐ
&Ngoài SP của các địa phương vừa có trường CĐSP, vừa có
trường CĐCĐ……… 98
Trang 64 Hình 2.4: Biểu đồ cột so sánh phân phối chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo CĐSP; CĐCĐ & Ngoài SP của các địa phương vừa có trường CĐSP
vừa
có trường CĐCĐ……….98
5 Hình 2.5: Biểu đồ phân phối chỉ tiêu tuyển sinh CĐSP và Ngoài SP của
10 trường CĐSP tiêu biểu……… 99
6 Hình 2.6: Biểu đồ cột so sánh phân phối chỉ tiêu tuyển sinh CĐSP
và Ngoài SP của 10 trường CĐSP tiêu biểu……… 99
7 Bảng 2.10:Bảng thống kê các chuyên ngành đào tạo ngoài SP tại các
trường CĐSP địa phương và các chuyên ngành đào tạo tại
các trường CĐCĐ hiện nay ……… 103
8.Bảng 2.11: Thống kê chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy
ở các trường CĐCĐ từ năm 2002 đến 2007……… 104
9 Bảng 2.12: Thống kê các chỉ số tổng hợp của 9 trường CĐCĐ đầu tiên
trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam…… 104
10 Bảng 2.13: So sánh mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của các cơ sở GDCN
mang thuộc tính nhà trường cộng đồng đang hiện diện ở
các tỉnh/thành phố……… 107
Chương 3: (5 hình)
1 Hình 3.1: Mô hình đào tạo chuyển tiếp và liên thông của trường CĐCĐ 137
2 Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức trường CĐCĐ………144
3 Hình 3.3: Mô hình đào tạo tự- liên thông của trường Đại học địa phương.149
4 Hình 3.4: Sơ đồ cải tiến cơ cấu tổ chức trường CĐCĐ Bình Thuận………158
5 Hình 3.5: Sơ đồ tổ chức trường Đại học Phú Yên………164
Trang 7
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC……… 1
MỞ ĐẦU 5
Chương 1: Cơ sở lý luận của mô hình trường Cao Đẳng Cộng Đồng 1.1 Các khái niệm cơ bản ……… 20
1.1.1 Khái niệm Mô hình và Mô hình trong giáo dục 20
1.1.1.1 Mô hình 20
1.1.1.2 Mô hình trong giáo dục 23
1.1.1.3 Phương pháp mô hình (hoặc mô hình hóa)……… 23
1.1.2 Khái niệm Cộng đồng và Giáo dục cộng đồng……… 25
1.1.2.1 Cộng đồng ……… 25
1.1.2.2 Giáo dục cộng đồng ……… 27
1.1.3 Khái niệm Trường Cao đẳng cộng đồng ……… 30
1.1.3.1 Cách hiểu ở các nước trên thế giới……… 31
1.1.3.2 Cách hiểu ở Việt Nam hiện nay……… 33
1.2 Mô hình trường CĐ cộng đồng ở các nước trên thế giới……… 34
1.2.1 CĐ cộng đồng ở Hoa Kỳ ……… 34
1.2.2 CĐ cộng đồng ở Canada ……… 43
1.2.3 CĐ theo kiểu CĐ cộng đồng ở Pháp……… 45
1.2.4 CĐ theo kiểu CĐ cộng đồng ở CHLB Đức ……… 46
1.2.5 CĐ cộng đồng ở Autralia ……… 47
1.2.6 CĐ theo kiểu CĐ cộng đồng ở CHLB Nga ……… 49
1.2.7 CĐ theo kiểu CĐ cộng đồng ở Trung Quốc……… 50
1.2.8 CĐ cộng đồng ở Đài Loan ……… 51
1.2.9 CĐ cộng đồng ở Nhật Bản ……… 52
1.2.10 CĐ cộng đồng ở Hàn Quốc ……… 53
1.2.11 CĐ cộng đồng ở Thái Lan ……… 55
1.3 Nhận diện những đặc trưng chính của mô hình trường CĐ
cộng đồng……… 58
1.3.1 Vị trí và cơ chế quản lý của trường CĐ cộng đồng……… 58
1.3.2 Sứ mệnh của Trường CĐ cộng đồng ……… 60
1.3.3 Chương trình đào tạo của trường CĐ cộng đồng……… 63
1.3.4 Sinh viên, học sinh, học viên của trường CĐ cộng đồng………… 69
1.3.5 Giảng viên/giáo viên của trường CĐ cộng đồng ……… 72
1.3.6 Cơ cấu tổ chức của trường CĐ cộng đồng……… 73
1.3.7 Cơ sở vật chất (tài sản; tài chính) của trường CĐ cộng đồng…… 76
Chương 2 : Các mô hình trường Cao đẳng cộng đồng đã hình thành
Trang 8ở Việt Nam
2.1 Trường CĐ cộng đồng ở Miền Nam Việt Nam trước 1975…… 80
2.1.1 Sự hình thành……… 80
2.1.2 Hoạt động ……… 83
2.1.3 Những nét đặc trưng chính về mô hình trường ……… 83
2.2 Trường CĐ cộng đồng ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế……… 85
2.2.1 Chính sách phát triển giáo dục đại học và chuyên nghiệp trong thời kỳ đổi mới……… 85
2.2.1.1 Những chủ trương chung……… 85
2.2.1.2 Những chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển mô hình trường CĐ cộng đồng……… 86
2.2.2 Những lý do thực tiễn thuận lợi cho sự hình thành các trường CĐ cộng đồng ở Việt Nam……… 91
2.2.2.1 Những nghiên cứu thử nghiệm mô hình trường CĐ cộng đồng… 91
2.2.2.2 Nhu cầu vĩ mô về PTNNL của các địa phương ……… 94
2.2.2.3 Nhu cầu đào tạo liên tục và liên thông học vấn, nghề nghiệp của
thanh niên địa phương ……… 95
2.2.2.4 Nhu cầu chuyển đổi mục tiêu đào tạo của các trường CĐSP địa
phương theo hướng chuyển thành trường CĐ cộng đồng……… 97
2.2.3 Hệ thống các trường CĐ cộng đồng đầu tiên ở Việt Nam ……… 103
2.2.3.1 Số liệu thống kê cơ bản……… 103
2.2.3.2 Các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp mang thuộc tính nhà trường cộng đồng ở Việt Nam……… 106
2.2.3.3 Những đặc điểm lịch sử của sự hình thành trường CĐ cộng đồng ở các địa phương……… 109
2.2.3.4 Những ưu điểm, thuận lợi và những khó khăn, trở ngại trong hoạt động đào tạo của hệ thống các trường CĐ cộng đồng hiện nay… 110
2.3 Những đặc trưng chính của mô hình trường CĐ cộng đồng hiện hữu ở Việt Nam……… 115
2.3.1 Sứ mệnh……… 115
2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ……… 116
2.3.3 Chương trình đào tạo ……… 118
2.3.4 Người học……… 119
2.3.5 Người dạy……… 121
2.3.6 Cấu trúc tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý……… 122
2.3.7 Cơ sở vật chất 126
Trang 93
2.4 Trường ĐH địa phương- một dạng trường cộng đồng của GDĐH
ở Việt Nam……… 126
2.4.1 Đặc trưng của “Trường ĐH địa phương”……… 126
2.4.2 Khái quát tình hình hoạt động của các trường Đại học địa phương ở
Việt Nam hiện nay……… 127
2.4.3 Chức năng và nhiệm vụ của trường ĐH địa phương bao hàm
chức năng và nhiệm vụ trường CĐ cộng đồng……… 128
Chương 3: Hoàn thiện và phát triển mô hình trường Cao Đẳng cộng đồng ở Việt Nam 3.1 Các nguyên tắc tiếp tục hoàn thiện và phát triển mô hình trường CĐ cộng đồng ở Việt Nam……… 129
3.1.1 Nguyên tắc kế thừa……… 129
3.1.2 Nguyên tắc thực tiễn 130
3.1.3 Nguyên tắc chất lượng và hiệu quả 130
3.1.4 Nguyên tắc bền vững……… 132
3.2 Hai nhóm giải pháp tiếp tục hoàn thiện và phát triển mô hình trường CĐ cộng đồng ở Việt Nam………132
3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện mô hình trường CĐ cộng đồng như là một loại hình trường Cao đẳng trong hệ thống GDQD ở Việt Nam 132
3.2.1.1 Hoàn thiện mục tiêu đào tạo của trường CĐ cộng đồng 133
3.2.1.2 Cải tiến nội dung đào tạo của trường CĐ cộng đồng 133
3.2.1.3 Đổi mới phương pháp đào tạo của trường CĐ cộng đồng 136
3.2.1.4 Thực hiện quy trình tuyển sinh của trường CĐ cộng đồng theo nhu
cầu nhân lực địa phương 139
3.2.1.5 Phát triển đội ngũ giảng viên/giáo viên của trường CĐ cộng đồng 140 3.2.1.6 Tổ chức bộ máy quản lý của trường CĐ cộng đồng thích ứng với cơ chế quản lý của địa phương và tuân thủ quy định của Nhà nước 141
3.2.1.7 Tăng cường cơ sở vật chất của trường CĐ cộng đồng 146
3.2.2 Nhóm giải pháp phát triển các chức năng Cao đẳng cộng đồng ở các trường ĐH địa phương 148
3.2.2.1 Phát triển các chức năng của trường CĐ cộng đồng bên trong các
trường ĐH địa phương 148
3.2.2.2 Thực hiện mô hình đào tạo tự- liên thông ở trường ĐH địa phương 148
Trang 103.3 Tính khả thi của các nhóm giải pháp tiếp tục hoàn thiện và phát
Nam……… 150
3.3.1 Về mặt thực tiễn……… 150
3.3.2 Về mặt pháp lý……… 150
3.4 Thử nghiệm các nhóm giải pháp tiếp tục hoàn thiện và phát triển mô hình trường CĐ cộng đồng……… 153
3.4.1 Hoàn thiện cơ cấu bộ máy, cơ chế quản lý và phương hướng phát triển đào tạo của trường CĐ cộng đồng Bình Thuận……… 154
3.4.1.1 Mô tả cơ sở thử nghiệm 154
3.4.1.2 Phương án hoàn thiện cơ chế quản lý và cơ cấu bộ máy trường CĐCĐ Bình Thuận theo hướng của mô hình trường CĐCĐ có thực hiện một phần chức năng đào tạo đại học 156
3.4.1.3 Kết quả thử nghiệm và thăm dò ý kiến chuyên gia 161
3.4.2 Phát triển các chức năng của trường CĐ cộng đồng ở trường ĐH
Phú Yên 162
3.4.2.1 Mô tả cơ sở thử nghiệm 162
3.4.2.2 Phát huy các chức năng của trường CĐCĐ và áp dụng mô hình đào tạo tự-liên thông ở trường ĐH Phú Yên 163
3.4.2.3 Kết quả thử nghiệm và thâm dò ý kiến chuyên gia 168
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 172
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO 177 PHỤ LỤC 195-243
Trang 11Xét về phương diện phát triển giáo dục của thế giới, có thể nói rằng, trường CĐCĐ là một sự đóng góp quan trọng và độc đáo của Hoa Kỳ đối với GDĐH của nhân loại Tính nhân văn cao cả của loại hình trường này là ở chỗ
nó đã thực sự chuyển biến nhận thức thế giới từ chủ yếu xây dựng một nền GDĐH hàn lâm , phần lớn chỉ phục vụ cho tầng lớp trên của xã hội, sang một nền GDĐH đại chúng, phục vụ cho mọi người, một nhân tố hết sức quan trọng trong việc thực hiện tư tưởng dân chủ và công bằng xã hội về giáo dục nói chung và cơ hội tiếp cận nền GDĐH nói riêng
Với một phương thức đào tạo rất linh hoạt, mềm dẻo, có tính hiệu quả cao, loại hình trường CĐCĐ đã nhanh chóng phát triển khắp đất nước Hoa
Kỳ, rồi mở rộng sang Canada; và đặc biệt, vào những thập niên cuối của thế
kỉ XX , mô hình CĐCĐ đã được phát triển và nhân rộng sang khu vực Châu
Âu, vành đai Châu Á-Thái Bình Dương ( Australia, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan )
Khác với khái niệm trường đại học truyền thống, trường CĐCĐ có chức năng, nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của cộng đồng, của địa phương, với nhiều loại chương trình phù hợp với nhiều ngành nghề, ứng với các trình độ học vấn và kỹ năng lao động khác nhau, theo những yêu cầu cụ thể của cá nhân người học, của cộng cộng đồng, của địa phương
Trang 12Bộ GD&ĐT đã khẳng định điều đó trong Tờ trình số 8195/ĐH ngày
4/11/1996 của Bộ trình Thủ tướng Chính phủ như sau : “Khác với khái niệm
trường đại học truyền thống có các chương trình dài hạn đào tạo từ trình độ
cử nhân, ĐH cộng đồng là một loại hình trường đại học ngắn hạn, đa cấp, đa lãnh vực của địa phương, rất năng động với các chương trình đào tạo phong phú kéo dài từ một vài tuần lễ cho tới 2-3 năm để đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập khác nhau của cộng đồng Do đó loại hình trường này trực tiếp giúp các địa phương chủ động đào tạo ngắn hạn nguồn nhân lực có kỹ thuật và đồng bộ (ở các trình độ từ cao đẳng trở xuống) nhằm đáp ứng một cách linh hoạt các nhu cầu luôn thay đổi của thị trường lao động tại từng địa phương
Một ưu thế đặc biệt khác của ĐH cộng đồng là nó thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền giáo dục đại học tinh hoa ( phục vụ một số ít người) sang một nền giáo dục đại học đại chúng ( phục vụ cho đông đảo quần chúng), tạo cơ hội cho thanh niên ở các vùng nông thôn không có trường đại học được học đại học giai đoạn đầu ngay tại địa phương mình
Sự ra đời các trường ĐH cộng đồng sẽ giảm bớt sức ép căng thẳng
về chi phí cho GDĐH & CN từ Trung ương, tăng cường tính chủ động và trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt tạo cơ hội cho các tổ chức quốc tế, các trường đại học và doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia liên kết đào tạo nguồn nhân lực và mở mang phát triển kinh tế địa phương.”
Tờ trình của Bộ GD&ĐT vừa nói ở trên, một phần dựa trên cơ sở khoa học của một chương trình nghiên cứu quốc tế do Viện Nghiên cứu ĐH & GDCN thuộc Bộ GD&ĐT thực hiện, dưới sự tài trợ của ADB, vào những
năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX vừa qua Đó là Dự án nghiên cứu thiết lập mô hình trường đại học cộng đồng trong điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam; trong đó, theo đề nghị của các tỉnh, thành phố, chương trình đã
Trang 137
nghiên cứu tiền khả thi và đề xuất dự án thành lập thí điểm 5 trường Đại học/Cao đẳng cộng đồng (Community College) đầu tiên của nước ta ở các địa phương: Hải Phòng; Hà Tây; Thanh Hóa; Phú Yên; Đồng Tháp
Chủ trương này của Bộ GD&ĐT còn có thể tìm thấy trong việc chuẩn
bị chuyển hướng chiến lược các trường CĐSP địa phương thành các trường
ĐH cộng đồng từ những năm 1995, 1996 , thể hiện qua thư của Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ - Chủ nhiệm chương trình mục tiêu số 4 của Bộ GD&ĐT gởi UBND các tỉnh ngày 5/2/1996 về việc xây dựng cơ sở vật chất các trường sư
phạm : “ Trong thời gian không xa các trường sư phạm của các tỉnh sẽ
chuyển thành các trường cao đẳng sư phạm đa hệ và có thể từng bước làm
nhiệm vụ của trường đại học cộng đồng; ”
Ngày 24/12/1996, Nghị quyết của Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành
TW Đảng Khóa VIII “ về định hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 ” ở phần nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2000 nêu
lên : “ Tiếp tục sắp xếp lại các trường đại học Xây dựng một số trường đại
học trọng điểm Xây dựng một số trường cao đẳng cộng đồng ở các địa phương để đào tạo nhân lực tại chỗ ”
Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010” chỉ ra loại hình trường CĐ cộng đồng bên cạnh các loại hình
trường ĐH khác : “ Hệ thống trường đại học, cao đẳng bao gồm: các đại học
quốc gia, các đại học khu vực, các trường đại học trọng điểm, các học viện, các trường đại học, các trường cao đẳng, các trường đại học mở và các
trường cao đẳng cộng đồng”
Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng Khóa IX v/v tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (Khóa VIII) đối với việc phát triển quy mô và
Trang 14thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ở nước ta nêu lên: “ Có thể nói
rằng ở nước ta hiện nay chưa có sự bình đẳng thực sự về cơ hội học tập đối với mọi người; còn có chênh lệch khá rõ về điều kiện học tập, cơ sở trường lớp số con em nông dân nghèo, các gia đình chính sách được học cao đẳng, đại học còn thấp so với tỷ lệ chung trong dân cư Tình trạng nêu trên cần được khắc phục trong thời gian tới nhằm bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo.”
Để thực hiện được tư tưởng chỉ đạo đó của Đảng, cần phải có một loại hình trường mới ở bậc đại học có khả năng giải quyết có hiệu quả các nhu cầu nhân lực thực tiễn của tình hình KT-XH các địa phương
Trên cơ sở những kinh nghiệm phát triển GDĐH của thế giới hơn nửa thế kỷ qua, nhất là từ sau Chiến tranh thế giới II, người ta thấy rằng , loại hình trường có ưu thế rõ rệt trong khả năng đáp ứng được yêu cầu nêu trên là
trường Cao đẳng cộng đồng
Trên thực tiễn, sau nhiều năm nghiên cứu cơ bản, được sự hỗ trợ của
Hà Lan và Canada, ở Việt Nam vào các năm 2001, 2002, 2003 đã lần lượt xuất hiện 9 trường CĐ cộng đồng phân bố khắp cả ba miền Bắc, Trung , Nam
; đó là các trường CĐ cộng đồng Hải Phòng, Hà Tây, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long và Kiên Giang Tuy rằng thời gian hoạt động của các trường CĐ cộng đồng còn ít, kinh nghiệm chưa được đúc kết đầy đủ, song sức sống của loại hình trường này đã được khẳng định trên các diễn đàn khoa học :
- “Với mục tiêu mở rộng quy mô phát triển giáo dục đại học và cao
đẳng, ngày 17/3/1992 Bộ Giáo dục và đào tạo đã trình lên Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) xin chỉ đạo trong việc xây dựng các trường đại học
và cao đẳng cộng đồng tại các tỉnh, thành phố Theo chủ trương này, các trường đại học, cao đẳng cộng đồng sẽ là loại hình trường (tỉnh hoặc liên
Trang 159
tỉnh- vùng) đáp ứng nhu cầu thiết thực về đào tạo nhân lực (kể cả đào tạo giáo viên) của cộng đồng tại địa phương Đó là loại hình trường đa ngành, đào tạo theo nhiều chương trình khác nhau, từ dạy nghề với thời gian một vài tháng hoặc kéo dài tới 2 năm, đến đào tạo cao đẳng 2-3 năm Đặc biệt theo thiết kế trường đại học/cao đẳng cộng đồng còn có thể đào tạo một số chương trình giai đoạn I đại học để tạo cơ hội cho sinh viên ở các địa phương có thể chuyển tiếp về các đại học lớn.” [101, tr 88];
- “ Các trường đại học cộng đồng mở rộng cửa cho tất cả những ai vừa
làm vừa học siêng năng chăm chỉ” [7, tr 125];
- “ Đổi mới mạnh mẽ quản lý GD theo hướng địa phương hóa GD cần
phải có những chủ trương, giải pháp phát triển GD cho từng vùng , từng tỉnh
có những hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội riêng; (ví dụ phát triển mạnh
các trường tư thục, dân lập, bán công , kể cả Đại học công lập cộng đồng
cho các tỉnh vùng có khó khăn) ; khắc phục sự chênh lệch ngày càng xa giữa các vùng, các tỉnh, huyện nhằm thực hiện công bằng trong GD” [147];
-Tại Diễn đàn quốc tế về GDĐH ngày 23/6/2004, lãnh đạo Bộ GD-ĐT
cho biết : “bài toán quan hệ giữa quy mô và chất lượng GDĐH được “giải” theo hướng: từng bước thực hiện đại chúng hóa bằng cách đa dạng hóa trình
độ cũng như loại hình, tổ chức đào tạo, đi đôi với việc chuẩn hóa chất lượng của từng dạng Cụ thể là sẽ tăng cường các đại học mở và các chương trình
giáo dục từ xa Bên cạnh đó là chú trọng phát triển loại trường cao đẳng cộng đồng và các cơ sở đào tạo sau trung học (phổ thông) ngắn hạn.”
[181];
- Tại Hội thảo đổi mới GDĐH 11/2004, trong bài phát biểu của mình ,
lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã khẳng định : “ các trường cao đẳng cộng đồng và các trường CĐ, ĐH khác ở địa phương cần cùng với các trung tâm
học tập cộng đồng do các tổ chức khuyến học thành lập làm nòng cốt trong nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập ở địa phương mình.” [184]
Trang 16Như vậy về cơ bản , loại hình trường CĐCĐ đã được chấp nhận và bước đầu được triển khai thực hiện ở nước ta Song, việc nghiên cứu mô hình trường CĐCĐ ở các nước và tìm kiếm một mô hình thích hợp cho Việt Nam vẫn chưa được tiến hành một cách kỹ lưỡng và đầy đủ; cần phải được tiếp tục nghiên cứu trên cả hai phương diện lý luận cũng như thực tiễn
Về mặt lý luận: đã và đang đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
1) Phải chăng mô hình trường CĐCĐ ngày nay đã trở thành một giải pháp tích cực để thực hiện triết lý GDĐH đại chúng, đồng thời là tài sản văn minh chung vừa mang tính hữu thể, vừa mang tính phi vật thể, đậm tính nhân văn, dân chủ của nền GDĐH thế giới ?
2) Triết lý, sứ mệnh, mục tiêu và nội dung hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng như những đặc trưng chủ yếu của mô hình trường CĐCĐ phổ biến hiện nay là gì ?
3) Mô hình trường CĐCĐ có phải là giải pháp tối ưu đối với sự phát triển GDCN nói riêng và xây dựng nền GDĐH đại chúng nói chung đối với các địa phương ở Việt Nam ?
4) Áp dụng mô hình trường CĐ cộng đồng như thế nào là thích hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH các địa phương ở Việt Nam ?
5) Các trường ĐH địa phương ở các tỉnh của Việt Nam hiện nay đang thực hiện các chức năng của trường CĐ cộng đồng như thế nào?
Về mặt thực tiễn: đã và đang đặt ra các vấn đề sau cần giải quyết :
1) Tính chất cộng đồng trong hệ thống GDQD nước ta đã tồn tại như thế nào trước và sau khi hệ thống các trường CĐCĐ được thiết lập trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ?
2) Khi áp dụng mô hình trường CĐCĐ vào mỗi địa phương thì giải quyết mối quan hệ giữa trường CĐCĐ, trường CĐSP và các cơ sở GDCN khác của địa phương như thế nào là tối ưu? Có phải việc áp dụng mô hình
Trang 17và hoạt động đào tạo ra ngoài lĩnh vực sư phạm một cách chủ quan hoặc khách quan Vậy, có thể chuyển đổi các trường CĐSP địa phương thành các trường CĐCĐ hay không; để rồi từ đó, khi có đủ điều kiện, sẽ nâng cấp thành các trường Đại học đa ngành, đa cấp thuộc các địa phương hay không?
Đó chính là những lý do có tính cấp thiết mà đề tài này chọn để nghiên cứu và giải quyết
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình trường CĐCĐ trên thế giới nói chung, và ở Việt Nam nói riêng, để có thể hoàn thiện việc áp dụng và tiếp tục phát triển mô hình này ở các địa phương có điều kiện KT-
XH còn khó khăn ở Việt Nam
3 Khách thể và Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Hệ thống các cơ sở GDĐH ở địa phương gồm các trường CĐCĐ , trường CĐSP , trường ĐH thuộc địa phương
Đối tượng nghiên cứu
Cơ cấu tổ chức, quản lý và cơ chế hoạt động trường CĐCĐ và trường
có chức năng CĐCĐ trong môi trường KT-XH của các địa phương ở Việt Nam
4 Giả thuyết khoa học
Trang 18Mô hình trường CĐCĐ đã được áp dụng ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của các địa phương Song, mô hình trường CĐCĐ ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập và không thuận lợi cho sự phát triển của nó
Vì vậy, nếu xây dựng được các giải pháp hữu hiệu và khả thi , vừa đảm bảo cơ sở lý luận và sát thực tiễn, để hoàn thiện và phát triển mô hình trường CĐCĐ, thì loại hình trường này sẽ góp phần tích cực và có hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH cho các địa phương
và hiện thực hoá được mục tiêu GDĐH đại chúng ở Việt Nam hiện nay
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý luận về mô hình CĐCĐ trên thế giới trong hơn một thế kỷ qua : về lịch sử ra đời , triết lý giáo dục, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu
tổ chức và cơ chế quản lý của nó;
5.2 Nghiên cứu lý luận về chiến lược phát triển GDĐH của Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI nói chung, và đường lối của Đảng CSVN, các chính sách của Nhà nước CHXHCN Việt Nam đối với việc phát triển mô hình trường CĐCĐ nhằm giải quyết các nhu cầu thực tiễn về PTNNL phục vụ nền KT-XH các địa phương ;
5.3 Nghiên cứu tình hình thực tiễn hoạt động của các trường CĐCĐ ở Việt Nam hiện nay trên các mặt : con đường hình thành, tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, các nguồn lực, tuyển sinh, chương trình đào tạo, quan hệ với cộng đồng 5.4 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc áp dụng và tiếp tục phát triển
mô hình trường CĐCĐ cho các địa phương ở Việt Nam có điều kiện KT-XH thích hợp
5.5 Tiến hành thử nghiệm một số giải pháp
6 Giới hạn đề tài
Trang 1913
6.1 Về mặt lý luận : Tổng kết lý luận về các con đường hình thành, mô hình tổ chức và hoạt động của trường CĐ cộng đồng, không đi sâu vào quản
lý quá trình đào tạo ở trường CĐ cộng đồng
6.2 Về mặt thực tiễn : Khảo sát thực tiễn hoạt động đào tạo ở một số trường CĐ cộng đồng, ĐH địa phương, CĐSP ở 3 miền của đất nước: trường CĐCĐ Hải Phòng ; trường CĐCĐ Quảng Ngãi ; trường CĐSP Quảng Ngãi ; trường CĐCĐ Tiền Giang; trường CĐSP Tiền Giang ; trường ĐH Tiền Giang ; trường CĐSP Phú Yên ; trường ĐH Phú Yên ; trường CĐCĐ Bình Thuận
6.3 Thời gian nghiên cứu : từ tháng 12/2004 đến tháng 12/2008
7 Những luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Trường CĐCĐ (Community College) ngày nay không
những thích hợp với khu vực Bắc Mỹ, mà nó đã trở thành thành tựu lớn của
sự phát triển GDĐH trên thế giới trong thế kỷ XX; là một thực thể giáo dục mang đậm tính nhân văn, dân chủ, khai sáng triết lý GDĐH đại chúng (Higher education for mass) và làm tiền đề để tiến đến triết lý GDĐH trong xã hội học tập (Higher education in learning society) của nền GD thế giới đương đại
Hiện nay, mô hình trường CĐCĐ sẽ là một giải pháp tối ưu ( có tính khả thi cao; tiết kiệm kinh phí đầu tư; được sự ủng hộ mạnh mẽ của xã hội) cho bài toán đào tạo nguồn nhân lực tại các địa phương với chất lượng đáp ứng yêu cầu của nền KT-XH Việt Nam- một quốc gia đang trên đường đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH, phù hợp với “Bốn trụ cột giáo dục” thế giới trong thế kỷ XXI mà UNESCO đã đề xướng
Luận điểm 2: Áp dụng mô hình trường CĐCĐ, với các hoạt động
mang tính đặc trưng của nó , sẽ góp phần giải quyết có hiệu quả cao 5 vấn đề còn bất cập của GDĐH&CN nước ta sau đây:
Trang 20-Thứ nhất là , vấn đề liên thông đào tạo trong hệ thống GD sau trung học của Việt Nam nói chung; đặc biệt là bài toán chuyển tiếp/ liên thông đào tạo lên ĐH giữa cấp CĐ 2-3 năm và cấp cử nhân ĐH 4 năm ;
- Thứ hai là, vấn đề rất mất cân đối trong các chương trình đào tạo ĐH&CN, cũng như xu hướng chọn nghề của xã hội, là có khuynh hướng hàn lâm (chuộng dạy và học Chữ) hơn là hướng thực hành nghề nghiệp (dạy và học Nghề);
- Thứ ba là, vấn đề phân luồng học sinh sau THCS và sau THPT;
- Thứ tư là, phát triển giáo dục cộng đồng, xây dựng xã hội học tập;
- Thứ năm là, vấn đề bế tắc hoạt động của hệ thống các trường CĐSP địa phương hiện nay trước nhu cầu đào tạo giáo viên ngày càng giảm
Luận điểm 3: Mô hình trường Đại học địa phương là một kiểu/dạng
nhà trường cộng đồng cấp đại học, bao hàm các chức năng của trường CĐCĐ;
vì vậy, phát triển các chức năng của trường CĐCĐ ngay bên trong mỗi trường Đại học địa phương là kế hoạch phát triển đào tạo có tính chiến lược và khả thi của các trường Đại học thuộc địa phương
8 Đóng góp mới của luận án
8.1 Về mặt lý luận: Đã làm sáng tỏ bản chất và nội dung hoạt động của
trường CĐCĐ xét trong mối tương quan với các loại hình trường CĐ khác; và
đã tìm ra được đặc trưng chung của các mô hình trường CĐCĐ trên thế giới
để áp dụng có hiệu quả trong điều kiện KT-XH của các địa phương ở Việt Nam
8.2 Về mặt thực tiễn: Phân tích các điều kiện KT-XH của Việt Nam và chính sách phát triển đào tạo ĐH&CN nước ta từ thời kỳ đổi mới, chứng minh rằng mô hình CĐCĐ thích hợp với các địa phương nước ta trong việc đào tạo nhân lực phục vụ kịp thời sự nghiệp CNH,HĐH và tiến tới đại chúng hoá
GDĐH Đề xuất được các giải pháp khả thi, sát thực tiễn Việt Nam, trong
điều kiện nền KT-XH đang tiếp tục đổi mới và hội nhập quốc tế, để hoàn
Trang 21biệt là, thực hiện mô hình đào tạo tự-liên thông của trường ĐH địa phương.
9 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
9.1 Cơ sở phương pháp luận của luận án:
Dựa trên quan điểm biện chứng, nhận thức rằng, sự biến đổi của GDĐH các nước trên thế giới dẫn đến nền GDĐH đại chúng là xu thế tất yếu
sẽ trở thành hiện thực ở nước ta trong vài thập niên đầu của thế kỷ XXI nhằm
2 mục đích: thứ nhất là, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp phục
vụ trước mắt cho nhu cầu lao động của sự nghiệp CNH, HĐH nước nhà; thứ hai là, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa và thế giới đang bước vào kỷ nguyên thông tin và kinh tế tri thức, nền GDĐH đại chúng Việt Nam có sứ
mệnh đầu tàu trong việc thực hiện các mục tiêu : “xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Chiến lược PTGD 2001-2010) Đó chính là quan điểm chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước rất phù hợp với mục tiêu giáo dục thế giới trong thế kỷ XXI do UNESCO đề xướng, thể hiện qua Bốn trụ cột : “Học để biết; Học để làm; Học để chung sống; Học để làm người ”
Mô hình trường Cao đẳng cộng đồng sẽ góp phần hiện thực hóa một cách tích cực và khả thi triết lý GDĐH đại chúng ở Việt Nam
9.2 Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sẽ phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp
Trang 22phỏng vấn; Phương pháp quan sát; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp xử
lý số liệu bằng phần mềm thống kê toán học
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp quan trọng và cần thiết nhất; nó giúp tác giả nắm bắt chắc chắn các thông tin khoa học và logic lịch sử của khái niệm “trường Cao đẳng cộng đồng” trên thế giới cũng như ở Việt Nam; từ đó luận án kế thừa và tiếp tục phát triển kết quả nghiên cứu một cách biện chứng, đồng thời tránh được sự trùng lặp với các kết quả nghiên cứu đã có hoặc phải đi đường vòng kém hiệu quả trong quá trình nghiên cứu
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giúp tác giả đúc kết các bài học kinh nghiệm trong quá khứ cũng như hiện tại , bao gồm cả mặt thành tựu và yếu kém, về tổng quan mô hình trường CĐCĐ trên thế giới và ở Việt Nam; trên cơ sở đó, luận án sẽ rút ra được những ưu điểm cần học hỏi để áp dụng thích hợp cho Việt Nam
- Phương pháp phỏng vấn, bao gồm phỏng vấn bằng bảng hỏi hoặc đàm thoại trực tiếp, giúp tác giả thu thập được nhiều thông tin thực tiễn và đảm bảo độ tin cậy về nhu cầu học tập của thanh niên địa phương, về tình hình hoạt động của hệ thống các trường CĐCĐ thí điểm, của hệ thống các trường CĐSP địa phương, của các trường ĐH địa phương Các thông tin thu nhận được qua phỏng vấn là nguồn tư liệu làm căn cứ để luận án chứng minh được các luận điểm cần bảo vệ
- Phương pháp quan sát giúp tác giả phối kiểm các thông tin qua phỏng vấn và thông tin thu nhận được qua tư liệu về tình hình hoạt động của các trường CĐCĐ, của các trường CĐSP, của các trường ĐH địa phương
- Phương pháp chuyên gia hỗ trợ cho tác giả chọn đúng đối tượng cần nghiên cứu; xác định được triết lý của vấn đề và nhất là trong việc đánh giá tình hình và lựa chọn giải pháp
- Các phần mềm xử lý thống kê hỗ trợ cho tác giả trong việc biểu diễn một cách tường minh và xử lý kết quả thống kê một cách chính xác các thông
Trang 2317
tin thu nhận được qua bảng hỏi; nhờ đó tăng độ tin cậy cho các luận chứng của luận án
10 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cao đẳng cộng đồng (Community College) có thể được xem như là một phát minh của Hoa Kỳ đóng góp vào sự phát triển chung của nền GDĐH thế giới hơn một thế kỷ qua kể từ năm 1901, với sự xuất hiện đầu tiên của trường Joliet Junior College ở bang Illinois; vì vậy, số công trình nghiên cứu nhiều nhất thế giới về mô hình Cao đẳng cộng đồng là thuộc về các học giả Hoa Kỳ kéo dài suốt thế kỷ XX
Người ta ghi nhận các công trình nghiên cứu lớn có uy tín ở thập niên
30 thế kỷ XX là của Carnegie Foundation for the Advancement of Teaching
và của Ells, Walter C theo thứ tự là tác giả của hai tác phẩm: “State Higher
Education in California” và “ The Junior College” Ở thời kỳ cực thịnh của
mô hình CĐCĐ ở Hoa Kỳ vào những năm 60, 70, có nhiều tác giả nghiên cứu sâu về những thành quả rực rỡ bất ngờ của mô hình CĐCĐ Hoa Kỳ như
Thornton, James W với công trình “ The Community College”, hoặc Monroe, Charles R với tác phẩm “Profile of the Community College”
Vào 2 thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, bắt đầu có nhiều sự tranh luận về mục tiêu đào tạo của CĐCĐ là sẽ thiên về chức năng đào tạo chuyên nghiệp phục vụ cộng đồng hay tiếp tục duy trì và phát huy chức năng ĐH thông qua vai trò kết nối giữa GDPT với GDĐH và vai trò đào tạo chuyển tiếp (transfer) của CĐCĐ, người ta thấy xuất hiện trên diễn đàn GDĐH Hoa
Kỳ hai tác giả xuất sắc là Cohen, A.M và Brawer, F.B Hai học giả Cohen và Brawer đã có nhiều công trình nghiên cứu về CĐCĐ xuất bản trong thời kỳ này nhằm bảo vệ và phát huy các mục tiêu truyền thống của CĐCĐ Hoa Kỳ
đã được xây dựng và không ngừng phát triển trong 8 thập kỉ liên tục của thế
kỉ XX; các tác phẩm tiêu biểu là: “The Two-year College Instructor Today” (1977); “ The Collegiate Function of Community College: Fostering Higher
Trang 24Learning Through Curriculum and Student Transfer”(1987); và “Strengtheing Collegiate Education in Community Colleges” (1994)
Do kết quả thu được rực rỡ từ mô hình CĐCĐ Hoa Kỳ trong giai đoạn
từ 1945 đến 1965, nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu du nhập mô hình này
có cải tiến cho phù hợp tùy theo điều kiện văn hóa, và trình độ khoa học- công nghệ của mỗi nước để cách tân nền GDĐH Ví dụ, CĐCĐ của Canada thì áp dụng đúng nguyên bản mô hình Community College của Hoa Kỳ, nhưng nước Pháp có sự sáng tạo riêng; kiểu CĐCĐ của Pháp gọi là Viện đại học công nghệ (IUT; Institut Universitaire de Technologie) Năm 2006, Hội đồng các Giám đốc IUT (ADIUT) của 115 IUT trên toàn nước Pháp đã làm lễ
kỷ niệm 40 năm thành lập hệ thống IUT Năm 2007, ADIUT cho xuất bản
ấn phẩm mang tên: “40 ans (1966-2006) IUT-L’Expérience Quatrième
enquête nationale sur le devenir des diplômés de DUT- Les diplômés 2004”;
tác phẩm này đã thống kê chi tiết và phân tích rất khoa học về tình hình việc làm, sự theo đuổi học vấn sau khi nhận văn bằng DUT (Diplôme Universitaire
de Technologie) của các sinh viên đã tốt nghiệp năm 2004, nhằm đánh giá tính hiệu quả GD của mô hình IUT Tác phẩm này đã kết luận : “ Các nghị định trong tháng 8/2005 liên quan đến DUT trong không gian giáo dục đại học châu Âu, đã mô tả hoàn hảo sự phát triển hệ thống IUT… Cấu trúc đào tạo mới này làm cho các IUT được thừa nhận là con đường dẫn đến thành công cấp đại học đối với mọi trình độ chuyên môn Các sinh viên
và gia đình của họ đều hiểu rõ và biết rằng, một khi đã vào học trong hệ thống IUT, họ có thể mở ra mọi cánh cửa.” [195]
Đối với Việt Nam, mô hình CĐCĐ được tiếp cận tương đối sớm ở miền Nam khi đất nước còn chia cắt Năm 1971, trường CĐCĐ đầu tiên được thành lập ở Mỹ Tho, có tên gọi là Viện ĐH cộng đồng Tiền Giang; tiếp năm sau, trường CĐCĐ thứ hai được thành lập là Viện Đại học cộng đồng duyên hải Nha Trang Năm 1996, hai tác giả Nguyễn Văn Thùy và Trần Ngọc Lợi,
Trang 2519
theo thứ tự nguyên là Viện trưởng của các Viện ĐHCĐ Tiền Giang và Duyên hải Nha Trang lúc bấy giờ, đã xuất bản ở Hoa Kỳ cuốn sách được viết bằng
tiếng Việt: “ Đại học cộng đồng Hoa Kỳ” [157] Cuốn sách này đã trình bày
quá trình hình thành và phát triển của hệ thống CĐCĐ Hoa Kỳ; phân tích tương đối đầy đủ những chức năng đặc trưng của mô hình này của Hoa Kỳ; ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển GDĐH trên thế giới từ sau Chiến tranh thế giới II; đồng thời đưa ra những khuyến nghị về những kinh nghiệm khi áp dụng mô hình CĐCĐ vào mỗi quốc gia
Khi đất nước bước vào giai đoạn thực hiện đổi mới nền KT-XH theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng CSVN năm 1986; xuất phát từ nhu cầu đổi mới GDĐH để đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực phục vụ nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam, vào những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX, Viện Nghiên cứu ĐH&GDCN của Bộ GD&ĐT đã đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng mô hình CĐCĐ ở Việt Nam Có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này như : Đặng Bá Lãm, Lê Đông Phương, Phạm Quang Sáng, Đặng Văn Định, Nguyễn Việt Hùng, Trần Khánh Đức, Mai Văn Tỉnh, Đặng Xuân Hải .; trong đó đáng chú ý nhất là đề tài “Dự án nghiên cứu thiết lập mô hình trường đại học cộng đồng trong điều kiện KT-XH Việt Nam” năm 1995
do Đặng Bá Lãm làm chủ nhiệm
Từ năm 2001trở lại đây, có một số tác giả như: Trần Phước Đường, Lê Quang Minh, Phạm Hữu Ngãi, Ngô Tấn Lực, Phan Văn Nhẫn, khi nghiên cứu các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho đồng bằng sông Cửu Long đã xem mô hình CĐCĐ là một giải pháp căn bản được lựa chọn dựa trên những kết quả hoạt động có hiệu quả ban đầu của 9 trường CĐCĐ thí điểm ở Việt Nam được thành lập từ năm 2000
Những công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên chủ yếu nghiên cứu ban đầu mô hình CĐCĐ trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm
mô hình CĐCĐ Bắc Mỹ có tính cách tư biện, rồi đề xuất thí điểm mô hình ấy
Trang 26cho Việt Nam Vì vậy, nhìn chung còn nhiều vấn đề lý thuyết về mô hình CĐCĐ chưa được nghiên cứu đầy đủ như vấn đề cấu trúc tổ chức của mô hình CĐCĐ như thế nào để nó thực sự là một tổ chức giáo dục đáp ứng cộng đồng thích hợp cho Việt Nam; hay cơ chế tự- liên thông (self- transfer) các chương trình đào tạo bên trong trường CĐCĐ còn mở ngõ; và đặc biệt là cơ chế chuyển tiếp SV chương trình KHCBĐC của trường CĐCĐ lên học ở các trường ĐH 4 năm còn phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Hơn nữa, về mặt thực tiễn, những khó khăn mắc phải khi áp dụng mô hình CĐCĐ trong điều kiện KT-XH đặc thù của các địa phương Việt Nam, cùng với các hệ lụy do sự tác động hỗ tương của nó với các thiết chế giáo dục đang có ở Việt Nam chưa được chỉ ra và chưa có phương án giải quyết; và liệu rằng, loại hình trường CĐCĐ có trở thành một loại hình trường CĐ chính thức, không phải còn là thí điểm nữa trong GDĐH ở Việt Nam trong thời gian sắp tới hay không
Luận án này tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống như đã nêu ở phần nhiệm vụ nghiên cứu, những luận điểm cần bảo vệ và đóng góp mới của luận án, nhằm bổ sung cho những vấn đề còn tồn tại nêu trên về cả hai phương diện lý luận và thực tiễn
Chương 1: Cơ sở lý luận của mô hình trường Cao Đẳng Cộng Đồng
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm Mô hình và Mô hình trong giáo dục
1.1.1.1 Mô hình
Về mặt ngữ nghĩa, “ Mô hình nghĩa hẹp là mẫu, khuôn, tiêu chuẩn theo
đó mà chế tạo ra sản phẩm hàng loạt; là thiết bị, cơ cấu tái hiện hay bắt chước cấu tạo và hoạt động của cơ cấu khác (của nguyên mẫu hay cái được mô hình hóa) vì mục đích khoa học và sản xuất Nghĩa rộng là hình ảnh (hình tượng,
Trang 27lý thuyết, MH không chỉ là công cụ tìm kiếm những khả năng thực hiện lý thuyết mà còn là công cụ kiểm tra các mối liên hệ, quan hệ, cấu trúc, tính quy luật được diễn đạt trong lý thuyết ấy có tồn tại thực hay không.” [145]
Ở góc độ thuật ngữ khoa học, MH được hiểu: “là một đối tượng được tạo ra tương tự với một đối tượng khác về một số mặt nào đó Nếu gọi a là mô hình của A, thì a là cái thể hiện, còn A là cái được thể hiện Giữa cái thể hiện
và cái được thể hiện có một sự phản ánh không đầy đủ” [99]
Tùy theo đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, người ta có thể xây dựng các kiểu mô hình khác nhau như sau:
1 Mô hình cụ thể : là kiểu MH mà cái thể hiện và cái được thể hiện đều
là đối tượng vật chất cụ thể Ví dụ mô hình động cơ đốt trong; mô hình mẫu nguyên tử Một dạng khác của kiểu mô hình cụ thể là mô hình ký hiệu; cái thể hiện của mô hình ký hiệu là những hình vẽ, những sơ đồ nói chung là những ký hiệu biểu trưng cho cấu trúc và các mối quan hệ giữa các thành tố của các đối tượng được thể hiện
2 Mô hình các tiên đề trong toán học: là kiểu MH đặc trưng trong phương pháp xây dựng các lý thuyết toán học; ở đây, cái được thể hiện là những đối tượng rất trừu tượng; cái thể hiện lại là những đối tượng cụ thể có cấu trúc cơ bản giống với cấu trúc của cái được thể hiện Ví dụ cơ cấu một Nhóm, một Vành hay một Trường trong đại số cấu trúc đều có dạng MH các
Trang 28tiên đề Nhóm cộng các số nguyên (; +) , Vành các số nguyên (; +; •) ,Trường các số thực (R; + ; •) là những cái thể hiện cụ thể cho các cái được thể hiện: cấu trúc Nhóm, Vành, Trường
3 Mô hình toán học: là kiểu MH thường được tạo ra trong các quá trình nghiên cứu xây dựng các lý thuyết khoa học thuộc lãnh vực tự nhiên và kỹ thuật Ở đây, cái được thể hiện là đối tượng trừu tượng tồn tại phổ biến trong các đối tượng vật chất cụ thể; còn cái thể hiện là một mô hình ký hiệu Ví dụ hiện tượng âm thanh được truyền dẫn trong không gian dưới dạng sóng , hoặc các phương án vận tải tối ưu trong kinh tế là những cái được thể hiện; còn các phương trình vi phân biểu diễn hiện tượng truyền sóng, hoặc các hệ phương trình và bất phương trình tuyến tính mô tả các ràng buộc trong bài toán quy hoạch tuyến tính là những cái thể hiện
4 Mô hình nhận thức (Conceptive model): là kiểu MH thường được tạo ra trong việc thiết kế những hệ thống , những tổ chức thuộc lãnh vực xã hội và nhân văn Với MH này, cái được thể hiện là một đối tượng vật chất có những thuộc tính và chức năng mà chủ thể nghiên cứu mong muốn có được, nhưng chưa tồn tại, hoặc chỉ mới tồn tại một bộ phận phiến diện trong thực tế; còn cái thể hiện là một mô hình ký hiệu của đối tượng được thể hiện, bao gồm các cấu trúc cơ bản (các thành tố; các mối quan hệ; cơ chế vận hành) được thể hiện trong bản thiết kế kỹ thuật của các thiết bị máy móc, trong các đề án về tổ chức của các thiết chế chính trị của nền KT-XH cụ thể Ví dụ MH chính phủ điện tử; MH thị trường chứng khoán ở Việt nam; MH chủ nghĩa xã hội đều thuộc về mô hình nhận thức
Có nhiều phương pháp kỹ thuật khác nhau để tiến hành xây dựng các MH Người ta thường sử dụng tính khách quan và tính hiệu quả để xác định giá trị của các phương pháp xây dựng MH
Trang 29- Phương pháp chuyên gia: Một nhóm chuyên gia phân tích và xây dựng nên mô hình của đối tượng nghiên cứu Phương pháp này có tính khách quan
và chí phí cao hơn một ít; nó rất được ưa chuộng trong xây dựng các mô hình nghiên cứu giáo dục
- Phương pháp phân tích: Là sự phối hợp và kết hợp của một nhóm chuyên gia về nội dung và một nhóm chuyên gia về phương pháp được đào tạo cẩn thận, theo một cách thức và quy trình hợp lý, cùng hợp tác thiết kế trên cơ sở thực tiễn của đối tượng để xây dựng mô hình đạt mục tiêu nghiên cứu Phương pháp phân tích có tính khách quan khá cao và chi phí cũng cao hơn phương pháp chuyên gia
Trang 30- Phương pháp quan sát khách quan : Phương pháp này khách quan nhất
và cũng có chi phí cao nhất Một nhóm các chuyên gia với các phương tiện quan trắc cần thiết, tiến hành quan sát khách quan đối tượng nghiên cứu trong thời gian đủ dài để đảm bảo tính chính xác Các kết quả quan sát khách quan được tổng hợp và khái quát thành mô hình nghiên cứu
1.1.1.2 Mô hình trong giáo dục
Mô hình trong GD là MH cụ thể thuộc lãnh vực xã hội Nó được hiểu
là bức tranh khái quát về một đối tượng cụ thể cần nghiên cứu thuộc phạm trù GD; các MH trong GD thường có dạng MH nhận thức Tùy theo đối tượng nghiên cứu mà người ta có dạng MH thích hợp như : MH tổ chức, MH hoạt động, MH nhân cách, MH đào tạo, MH liên kết
Luận án này nghiên cứu một đối tượng thuộc dạng mô hình tổ chức và hoạt động giáo dục - đào tạo , tức kiểu mô hình (4) trong các kiểu nói trên
1.1.1.3 Phương pháp mô hình (hoặc mô hình hóa)
Về mặt ngữ nghĩa, phương pháp mô hình hoặc mô hình hóa (MHH) được hiểu là : “tái hiện những đặc trưng của một khách thể nào đó dựa trên khách thể khác được xây dựng lên để phục vụ cho việc nghiên cứu nó; khách thể khác ấy gọi là MH Mô hình có thể thực hiện vai trò đó khi nào mức độ tương ứng của nó với khách thể được xác định một cách tương đối chặt chẽ Nhu cầu về MHH phát sinh khi việc nghiên cứu bản thân khách thể một cách trực tiếp gặp khó khăn, tốn kém, cần nhiều thời gian hoặc không thể làm được
vì khách thể hoặc quá bé hoặc quá lớn, hoặc quá phức tạp Cơ sở của MHH là
sự tương tự nhất định giữa mô MH và khách thể được nghiên cứu.” [145]
Về mặt thuật ngữ khoa học : “phương pháp MH là phương pháp nghiên cứu, trong đó người ta thay thế đối tượng nghiên cứu bằng MH của nó để có những điều kiện dễ dàng, thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu.”[99]
Trang 3125
Do có nhiều loại MH như đã giới thiệu ở trên, nên cũng có những phương pháp MH tương ứng như : phương pháp các MH cụ thể; phương pháp MH trong toán học; phương pháp MH trong việc xây dựng các lý thuyết khoa học; phương pháp MH trong việc xây dựng các hệ thống
Đối với việc ứng dụng phương pháp mô hình trong việc xây dựng các hệ thống , thì theo Đặng Bá Lãm [99] :
Trong lĩnh vực tự nhiên cũng như xã hội, có một loại nhiệm vụ nghiên cứu khá phổ biến, không nhằm phát hiện các nguyên lý, quy luật
mà là vận dụng các nguyên lý, quy luật đã biết để xây dựng các hệ thống trong kỹ thuật (như các cơ cấu máy móc) hay xã hội ( như các cơ cấu tổ chức) Nhiệm vụ đặt ra đối với công tác nghiên cứu là: từ những yếu tố vật chất nhất định sẵn có (là những yếu tố kỹ thuật hay những con người) tạo ra được một hệ thống có cấu trúc thích hợp (các yếu tố cấu thành và những mối liên hệ xác định) để nó có những thuộc tính và chức năng mong muốn
Không thể có con đường lôgich và thực nghiệm nào có thể giúp giải bài toán này một cách trực tiếp cả Ở đây phải áp dụng phương pháp
MH liên hệ, tức là dựa vào MH của những hệ thống cùng loại đã có sẵn ,
để xây dựng MH của hệ thống mới Những hệ thống thuộc cùng loại là những hệ thống, trước hết có chức năng giống nhau ( chẳng hạn cùng là
hệ thống giáo dục, hệ thống tài chính ) và chịu sự chi phối của những nguyên lý, quy luật chung đến mức nào đó; ngoài ra quy mô và môi trường của các hệ thống đó cũng có sự tương tự nhiều hay ít
Phương pháp liên hệ ở đây có thể dựa vào hoặc sự kế tục (dựa vào
hệ thống cũ trong một lĩnh vực hoạt động để xây dựng hệ thống mới), hoặc sự tương tự (dựa vào những hệ thống đã có ở nơi khác, nước khác)
Trang 32Chúng ta biết rằng các thuộc tính và chức năng của một hệ thống là
do toàn bộ hệ thống quyết định, …; hệ thống vận động không chỉ phụ thuộc các yếu tố bên trong mà cả những yếu tố bên ngoài (của môi trường) Hơn nữa, trong các yếu tố chi phối sự vận động của hệ thống, bên cạnh các yếu tố có tính quy luật, còn có những yếu tố ngẫu nhiên, làm cho hệ thống ít nhiều có tính bất định Do hệ thống có những đặc điểm như vậy, nên muốn dựa vào một hệ thống đã có sẵn để xây dựng một hệ thống mới, trước hết phải nhận thức được hệ thống đã có sẵn, nghĩa là nhận thức được cấu trúc và các quy luật cơ bản chi phối sự vận động của
nó và nhất là nhận thức được mối liên hệ quy luật của các yếu tố này đối với các thuộc tính và chức năng của hệ thống Muốn vậy, ở đây chúng ta cũng phải áp dụng phương pháp MH trong việc nhận thức hệ thống có sẵn
Luận án này áp dụng phương pháp MH trong việc xây dựng các hệ thống
để xây dựng mô hình trường CĐCĐ áp dụng vào điều kiện KT-XH địa phương ở Việt Nam Đây là một kiểu hình thuộc dạng MH nhận thức về mặt
tổ chức và hoạt động trong GD Trong quá trình xây dựng sẽ kết hợp cả 4 phương pháp nội quan, chuyên gia, phân tích và quan sát khách quan
1.1.2 Khái niệm Cộng đồng và Giáo dục cộng đồng
1.1.2.1 Cộng đồng
Trong tiếng Pháp, danh từ “ La Communauté ” có nghĩa là “Cộng đồng”; Từ điển bách khoa của Nhà xuất bản Hachette năm 1998 [189] định nghĩa như sau: Nghĩa thứ nhất : “ Cộng đồng là nét đặc trưng của cái mà nó có chung ở nhiều người, ở nhiều nhóm xã hội.”; nghĩa thứ hai : “ Cộng đồng là nhóm người cùng chung sống và cùng chia sẻ những lợi ích chung, một nền văn hóa chung hay cùng một lý tưởng”
Trong tiếng Anh-Mỹ, danh từ “ Community” có nghĩa là “Cộng đồng”;
Trang 33Từ điển Wester‟s New World năm 1995 [198] định nghĩa : “ Cộng đồng
là bao gồm những người sống trong cùng một địa phương, một thành phố riêng biệt, ”; hoặc là, “ Cộng đồng là một nhóm người cùng sống với nhau như là một đơn vị xã hội nhỏ hơn ở trong một xã hội lớn hơn và có cùng những mối quan tâm, việc làm ”
Theo Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh [1], cộng đồng được hiểu
như một trạng từ chỉ trạng thái , có nghĩa : “ cùng chung với nhau”
Trong tiếng Việt hiện nay [146], người ta hiểu danh từ chung “cộng đồng” có nghĩa là : “ toàn thể những người sống thành một xã hội, nói chung
có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối ”; hoặc có nghĩa là : “ tập hợp của những người có những điểm giống nhau làm thành một khối như một
xã hội ”
Từ điển Bách khoa Việt Nam của Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam năm 1995 không có từ “cộng đồng” đứng riêng một mình, mà được ghép với từ “xã hội” thành khái niệm “ cộng đồng xã hội”; nội hàm của
khái niệm cộng đồng xã hội được chỉ rõ như sau : “ cộng đồng xã hội là một
tập đoàn người rộng lớn có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc Như vậy, cộng đồng xã hội là bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát Đó là những mặt cộng đồng về kinh tế, về địa lý, về ngôn ngữ, về văn hóa, về tín ngưỡng, về tâm lý, về lối sống Những yếu tố này
Trang 34trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của cộng đồng xã
hội Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã hội trên một quy mô
lớn, cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều màu sắc của các cộng đồng xã hội trên quy mô nhỏ hơn.”
Theo UNESCO , “ Cộng đồng là một tập hợp người có cùng chung một lợi ích, cùng làm việc vì một mục đích chung nào đó và cùng sinh sống trong một khu vực xác định Những người chỉ sống gần nhau, không có sự tổ chức lại thì đơn thuần chỉ là sự tập trung của một nhóm các cá nhân và không thực hiện chức năng như một thể thống nhất.”[74]
Từ các định nghĩa nêu trên, khi nói đến khái niệm cộng đồng, người ta
chú ý đến mấy đặc trưng sau : (1) Cộng đồng là một tập hợp người nằm trong một tập hợp người lớn hơn đó là xã hội; (2) Sự tác động hỗ tương trong mỗi cộng đồng cụ thể giữa người với người là rất chặt chẽ , mật thiết; (3) Mọi thành viên của cộng đồng đều có ý thức đoàn kết, thống nhất, gắn bó tình cảm, cùng chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi và cùng nhau phấn đấu trong việc gìn giữ
và phát huy các giá trị vì một mục tiêu chung của cộng đồng
Một điểm lưu ý sau cùng là, trong ngôn ngữ thông thường được sử dụng, ta thường nghe các tổ hợp từ sau : cộng đồng dân cư ; cộng đồng các dân tộc thiểu số; cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài ; cộng đồng dân cư sinh sống trên Tây nguyên , nhưng xuyên suốt luận án này, khái niệm
cộng đồng được hiểu như là “ cộng đồng xã hội ” mà Từ điển Bách khoa Việt
Nam [145] đã nêu
1.1.2.2 Giáo dục cộng đồng
1) Khái niệm “Giáo dục cộng đồng”
Khái niệm Giáo dục cộng đồng (GDCĐ) (Community Education) được sử dụng từ cuối thế kỷ XIX ở Bắc Mỹ ( Mỹ và Canada) Nơi đây, khái niệm GDCĐ xuất hiện gắn với sự xuất hiện các hình thức đào tạo ngắn hạn có mục
Trang 3529
đích tự thân là phục vụ nhu cầu hiểu biết và lao động sản xuất của cộng đồng địa phương, không phân biệt lứa tuổi, dân tộc, thu nhập, thành phần xã hội Khái niệm này được sử dụng ở Châu Âu có muộn hơn; còn ở Việt Nam, nó được dùng khá sớm ở miền Nam, trong khi đó ở miền Bắc đã có một số loại hình GD mang tính chất cộng đồng trước khi khái niệm GDCĐ được đề cập một cách chính thức trong hệ thống thuật ngữ GD của Việt Nam như hiện nay
Hiệp hội GDCĐ quốc tế quan niệm rằng, “ GDCĐ là quá trình làm cho
cộng đồng có đủ khả năng kiểm soát sự phát triển và cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng thông qua học tập suốt đời Nó tạo thêm sinh lực cho mọi người và sử dụng các nguồn lực công, nguồn lực tư và nguồn lực tự nguyện để xây dựng, cải thiện cộng đồng thông qua việc xác định và đáp ứng những nhu cầu của cộng đồng Nó trao quyền cho mọi người để họ có thể quyết định và hành động vì sự phát triển của cộng đồng mình”
Về mục đích, ý nghĩa của GDCĐ, theo Đặng Xuân Hải [74]: (1) GDCĐ nhằm tạo cơ hội cho các thành viên của cộng đồng, các công dân địa phương, người dân ở mọi lứa tuổi, các cá nhân, nhà trường, doanh nghiệp, các tổ chức
tư nhân và nhà nước trở thành những đối tác tích cực trong việc giải quyết những vấn đề của cộng đồng, giải quyết những mối quan tâm về giáo dục cũng như những mối qua tâm chung của cộng đồng (2) GDCĐ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự phát triển, tạo ra những thay đổi Nó làm cho cộng đồng đủ khả năng kiểm soát được sự phát triển và cải thiện cuộc sống, làm giàu thông qua việc học tập suốt đời (3) GDCĐ làm cho các thành viên của cộng đồng xích lại gần nhau, cùng nhau xác định và liên kết những nhu cầu và nguồn lực của cộng đồng theo cách thức “ giúp mọi người tự giúp mình” để nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng
2) Chương trình của GDCĐ
Trang 36Chương trình của GDCĐ rất đa dạng, phong phú, thiết thực và rất linh hoạt nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng , đa cấp, đa ngành của cộng đồng
xã hội địa phương như [74] : (1) Chương trình xóa mù chữ, bổ túc kiến thức văn hóa, hoàn thiện văn bằng chứng chỉ; (2) Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ thơ ; chăm sóc sức khỏe ban đầu; chương trình hỗ trợ phụ nữ về công việc nội trợ, dịch vụ gia đình; (3) Chương trình GD dành cho người lớn như dạy nghề mộc, chụp ảnh, lái xe, kỹ năng lao động sản xuất ; (4) Chương trình giải trí và thể thao cho mọi người phù hợp theo lứa tuổi và thời tiết; (5) Các chương trình hỗ trợ việc làm để kiếm sống cho thanh niên khó khăn về kinh tế gia đình; các chương trình rèn kỹ năng sống cho thanh niên; (6) Các chương trình đào tạo chính quy và không chính quy sau trung học để nhắm đến một văn bằng tốt nghiệp TCCN/TCN , CĐ hoặc ĐH
- Về NTCĐ : NTCĐ là một cơ sở GD-ĐT có những đặc điểm thông thường của một nhà trường truyền thống Thế nhưng, theo triết lý của GDCĐ,
Trang 37để tăng tính cập nhật Việc quản lý, điều hành NTCĐ theo cơ chế mở, liên minh liên kết, dân chủ [74]
Ở Việt Nam hiện nay, có 2 loại cơ sở GDĐT có mang định ngữ “cộng
đồng” chính thức trong danh xưng; đó là Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) và Trường Cao đẳng cộng đồng ( CĐCĐ)
TTHTCĐ đã được Luật giáo dục 2005 công nhận chính thức là một loại hình cơ sở GD thuộc phân hệ GDTX của hệ thống GDQD, đến nay đã có quy chế tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; còn trường CĐCĐ là một mô hình trường CĐ đang được làm thí điểm, hoạt động theo một quy chế tạm thời số 37/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/8/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Có thể tóm tắt khái niệm GDCĐ bằng ý kiến của Đặng Quốc Bảo như sau [10] : “ …Có ý kiến cho đó là một quan điểm khá thực tiễn để phát triển
GD phổ cập ở Đông Nam Á khi kinh tế còn nghèo mà nhu cầu tăng cường dân chủ xã hội thì cao Ngày nay mô hình NTCĐ không chỉ có ở bậc tiểu học, trung học mà còn cả đại học Lý thuyết về GDCĐ chỉ đạo việc tổ chức NTCĐ Nguyên tắc của trường cộng đồng là GD mọi cư dân trên địa bàn của cộng đồng dựa trên lợi ích và nhu cầu của làng, xã, quận, huyện Nhà trường thực hiện GD cho mọi người trong cộng đồng và cộng đồng huy động các nguồn tài lực, vật lực, tâm lực phục vụ lại nhà trường
Trang 38Phương pháp của GDCĐ nói chung và nhà trường cộng đồng nói riêng thiên về “Dạy kỹ năng sống” (Life skill) và “Chủ đề” để dân cư và thế hệ trẻ thích ứng với hoàn cảnh đời sống thực tiễn đang diễn ra …”
1.1.3 Khái niệm Trường Cao đẳng cộng đồng
Hoa Kỳ là nơi phát minh ra mô hình trường CĐCĐ của nền GDĐH thế giới; tuy nhiên, từ nơi khởi thủy- Hoa Kỳ đến nơi ứng dụng- Việt Nam hiện nay, có sự thay đổi nhất định về quan điểm, chức năng và nhiệm vụ đối với
mô hình CĐCĐ để phù hợp với tình hình chính trị, KT-XH và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc
1.1.3.1 Cách hiểu ở các nước trên thế giới
Trong tiếng Anh, Mỹ, danh từ COMMUNITY COLLEGE có nghĩa là ĐH/ CĐ cộng đồng; nó được ghép lại bởi hai thành tố: COLLEGE (trường Đại học / Cao đẳng); COMMUNITY (Cộng đồng)
Nói riêng về thuật ngữ COLLEGE trong GDĐH của Hoa Kỳ có thể có nghĩa là [155]: “(a) bộ phận thuộc cấp ĐH (undergraduate) của một
university- chẳng hạn Harvard College ( của Harvard University); (b) một
trường ĐH được phép đào tạo chỉ các bằng ĐH bốn năm hoặc hai năm hoặc đôi khi đào tạo cả bằng master nhưng nói chung không đào tạo tiến sĩ- chẳng
hạn như Oberlin College, Buffalo State College, hoặc Portland Community
College; (c) hoặc một faculty của university- chẳng hạn như College of Arts and Sciences hoặc College of Medecine Làm cho tình hình thậm chí còn phức
tạp hơn khi có một số ít research universities chọn sử dụng từ “college” để gọi
tên mình, như Dartmouth College hoặc Boston College.”;
Tuy nhiên, khi cần nhấn mạnh là trường ĐH chỉ đào tạo 2 năm hoặc 3
năm sau trung học thì người ta thêm tính từ Junior thành Junior College (tiếng
Việt gọi là trường Cao đẳng)
Trang 39ĐH chuẩn 4 năm, hoặc là một chương trình đào tạo hoàn chỉnh nghề nghiệp
mà khi tốt nghiệp được cấp chứng chỉ hoặc bằng đại cương
Trong lời mở đầu cuốn sách “Đại học cộng đồng Hoa Kỳ” của hai tác giả Nguyễn Văn Thùy và Trần Ngọc Lợi, được ĐH cộng đồng Lansing- Michigan Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 1996, đưa ra một kiểu định nghĩa phổ biến về khái niệm ĐH/CĐ cộng đồng ở Hoa Kỳ: “ ĐH cộng đồng ở Hoa
Kỳ là gạch nối trực tiếp nhứt giữa cộng đồng và GDĐH ĐH cộng đồng được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng - nhu cầu khả dĩ theo đuổi đại học trong mọi lãnh vực, gồm cả việc đào tạo tay nghề, phát huy chức năng, giáo dục liên tục, và chuyển tiếp lên trường hay viện ĐH 4 năm” [157]
Cũng theo cuốn sách này, ở phần kết luận, các tác giả một lần nữa nhắc
lại như một kiểu diễn đạt khác của định nghĩa khái niệm ĐH cộng đồng : “
ĐH cộng đồng sẽ là nền tảng của GDĐH để cung ứng kiến thức cầu ích cho mọi sinh hoạt trong cộng đồng Không như ĐH 4 năm bị gò bó trong mô thức dài hạn định sẵn, ĐH cộng đồng có tổ chức học vụ đặc thù khả dĩ thích nghi
dễ dàng với mọi biến chuyển của cộng đồng Cộng đồng có nhu cầu gì, ĐH cộng đồng sẽ đáp ứng ngay Nếu nhu cầu ấy ngắn hạn, công tác đào tạo chỉ cần thời gian ngắn vừa đủ cho chương trình mà thôi - một tuần, một tháng, ba tháng, hoặc sáu tháng là cùng; nếu dài hạn, một hoặc hai năm.”
Trang 40Dựa trên cơ sở triết lý ĐH đại chúng của ĐH/CĐ cộng đồng mà luận án
sẽ đề cập ở phần sau, tiến sĩ Steve Mitelstet - Hiệu trưởng trường ĐH cộng đồng Richland của thành phố Dallas thuộc bang Texas, trong bản báo cáo của mình tại “ Hội thảo giữa các trường CĐCĐ Việt Nam và các trường CĐCĐ Hoa Kỳ” được tổ chức tại tỉnh Kiên Giang từ 11 đến 12/11/2005, đã nhắc lại nhiều lần một quan điểm mang đặc tính dân chủ của khái niệm trường ĐH/CĐ cộng đồng ở Hoa Kỳ : “ Trường ĐH/CĐ cộng đồng là trường ĐH/CĐ của nhân dân” (Community College is the People‟s College)
1.1.3.2 Cách hiểu ở Việt nam hiện nay
Ở Việt Nam, trước 11/1996, danh từ Community College có người gọi
là trường ĐH cộng đồng (xem [96]) Hiện nay, theo Luật GD của Việt Nam, các trường đào tạo từ 3 năm trở xuống được gọi là trường Cao đẳng; hơn nữa,
từ sau tờ trình số 8195/ĐH ngày 4/11/1996 của Bộ GD&ĐT trình lên Thủ
tướng Chính phủ về việc xin thành lập trường Đại học cộng đồng ở Việt Nam
, thì trong các văn bản pháp quy về quản lý giáo dục cho đến hiện nay chỉ có
thuật ngữ Cao đẳng cộng đồng ( Community College) mà không còn thuật
ngữ Đại học cộng đồng Trường CĐCĐ được xem là một loại hình trường
chuyên nghiệp ở cấp cao đẳng- cấp đầu tiên của bậc GDĐH trong hệ thống GDQD Việt Nam Vì vậy, trong Luận án này danh từ Community College được gọi là trường CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
Theo Quy chế tạm thời của trường CĐCĐ được ban hành kèm theo Quyết định số 37/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/8/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, tại Điều 1 ( Vị trí của trường CĐCĐ ) đã định nghĩa như sau:
“ Trường cao đẳng cộng đồng là cơ sở giáo dục công lập, đa cấp, đa
ngành thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do địa phương đầu tư xây dựng, chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa