Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về vấn đề tăng thu nhập cho nông dân đã trở thành đề tài hấp dẫn không chỉ đối với các học giả mà còn cả với những nhà hoạch định chính sách của nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.
- Tình hình nghiên cứu trong nước:
Trong giai đoạn hiện nay “nông nghiệp phát triển, nông thôn ổn định, nông dân tăng thu nhập” được coi là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới XHCN của Đảng và Chính phủ Trung Quốc Vì thế nó trở thành đề tài thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả Việt Nam Những tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề tam nông trong đó có tăng thu nhập cho nông dân cũng tương đối phong phú và đa dạng Tiêu biểu là các công trình như:
“Vấn đề tam nông ở Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp” do Đỗ Tiến Sâm chủ biên (2008) [18], công trình đã khái quát và hệ thống về thực trạng và những giải pháp cho vấn đề “tam nông” của Trung Quốc hiện nay, trong đó cũng đã ít nhiều đề cập đến một số chính sách, giải pháp để tăng thu nhập cho nông dân trong giai đoạn hiện nay; “Một số vấn đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung
Quốc” do Nguyễn Minh Hằng chủ biên (2003) [6], cuốn sách bàn về quá trình và các giải pháp thực hiện chuyển đổi từ một nền nông nghiệp truyền thống lạc hậu sang nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc, tuy nhiên vấn đề tăng thu nhập cho nông dân mới chỉ được lồng ghép vào trong các nội dung của cuốn sách; “Xí nghiệp hương trấn ở nông thôn Trung Quốc” của tác giả Đỗ Tiến Sâm(1994)[16], từ góc độ công nghiệp hoá nông thôn, tác giả đã luận giải những thành tựu của xí nghiệp hương trấn đối với công cuộc cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc, trong đó có nói đến vai trò của xí nghiệp hương trấn trong việc chuyển dịch cơ cấu việc làm ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp cho nông dân…
Bên cạnh các công trình nêu trên, trong các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành cũng như các cuộc hội thảo, nhiều tác giả cũng đã có bài viết bàn về quá trình và những thành tựu của cải cách nông thôn, qua đó cho thấy những đổi thay to lớn của bộ mặt nông thôn nói chung và đời sống của người nông dân, trong đó có cả những thành tựu trong công tác tăng thu nhập cho nông dân như: “Cải thiện đời sống kinh tế nông thôn: Thành tựu lớn của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa” của tác giả Phùng Thị Huệ [10] in trong Kỷ yếu hội thảo Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa 55 năm xây dựng và phát triển, “Lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn Trung quốc 30 năm qua” của Phó Trưởng ban
Tuyên truyền Trung ương ĐCS Trung Quốc Trác Vệ Hoa [8] tại Hội thảo Lý luận lần thứ 4 giữa ĐCS Việt Nam và ĐCS Trung Quốc - Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn – Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc; bài viêt “Vài nét về tiến trình cải cách nông thôn Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay” của Nguyễn Xuân Cường trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc năm 2005 [3]…
Ngoài ra còn có các công trình và bài viết đề cập trực tiếp vào thực trạng và các vấn đề nổi cộm của tam nông Trung Quốc như “Tìm hiểu những giải pháp giải quyết vấn đề: nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc hiện nay” của Bùi Thị Thanh Hương, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung
Quốc, số 1, 2007 [11]; “Nông dân Trung Quốc: Thực trạng bất đối xứng so với người dân thành thị" của tác giả Hoàng Thế Anh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 1 năm 2008 [1].
Nhìn chung, các công trình đều có ít nhiều đề cập đến những giải pháp tăng thu nhập cho nông dân ở từng giai đoạn nhất định Tuy nhiên các công trình này chưa tổng kết một cách có hệ thống và trực tiếp quá trình cũng như những giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên ở một chừng mực nhất định đã phác hoạ ra bức tranh đa dạng về vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc, là những công trình khoa học đáng quý, có tác dụng gợi mở lớn để tác giả kế thừa và phát triển trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình.
- Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc:
Vấn đề tăng thu nhập cho nông dân do tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội đã thu hút được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý cũng như nhiều nhà nghiên cứu khoa học Trung Quốc.
Những thảo luận học thuật của Trung Quốc về vấn đề thu nhập của nông dân bắt đầu từ khoảng những năm 1993, 1994, và luôn là đề tài thu hút nhiều học giả quan tâm nghiên cứu Đặc biệt những năm đầu thế kỷ XXI, do Trung ương ĐCS Trung Quốc ngày càng coi trọng vấn đề thu nhập của nông dân, nó càng trở thành tiêu điểm nghiên cứu lí luận Tổng quan các thảo luận học thuật này, chủ yếu tập trung vào các phương diện: Một là, hình thức biểu hiện chủ yếu của vấn đề thu nhập của nông dân; hai là, các nguyên nhân cơ bản tạo nên vấn đề thu nhập của nông dân; ba là, kiến nghị đối sách giải quyết vấn đề thu nhập của nông dân.
Về các hình thức biểu hiện chủ yếu của vấn đề thu nhập của nông dân, các học giả tập trung phân tích theo 2 hướng đó là thu nhập của nông dân tăng trưởng chậm chạp và tăng trưởng không ổn định như: Trương Húc Hồng trong bài “Hiện trạng thu nhập nông dân nước ta (Trung Quốc) và đối sách của nó” (2001) [33]; Cao Chí Anh, “Phân tích sự tăng trưởng không ổn định trong thu nhập thuần bình quân đầu người gia đình nông thôn” (2001) [28];
GS Cốc Nguyên Dương, “Tình trạng “tam nông” Trung Quốc: Thành tựu, vấn đề và thách thức” (2007) [4]
Về các nguyên nhân cơ bản tạo nên vấn đề thu nhập của nông dân, các tác giả Lưu Huệ, “Những suy nghĩ và kiến nghị về việc giải quyết vấn đề thu nhập của nông dân”(1999) [34]; Mã Hiểu Hà, “Đẩy nhanh điều chỉnh kết cấu nhị nguyên thành thị nông thôn, thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân” (2001)
[32] cho rằng các nhân tố gây ra vấn đề thu nhập của nông dân đó là những sai lầm trong chính sách điều tiết vĩ mô cùng với những rào cản về chế độ như sự phân tách giữa thành thị và nông thôn, ảnh hưởng của thể chế kinh tế kế hoạch Cũng đề cập đến các nguyên nhân khiến thu nhập của nông dân tăng chậm, hai tác giả Trương Vi Đông, “Phân tích nhân tố quyết định tăng trưởng thu nhập của nông dân” (1994) [31], Vương Vi Nông, “Con đường cơ bản để tăng thu nhập cho nông dân” (2000) [38] cho rằng vấn đề thu nhập của nông dân trên một chừng mực nhất định chịu sự quyết định của một số quy luật kinh tế cơ bản đó là: quy luật giá cả cung cầu thị trường và định luật Enghen, trong điều kiện kinh tế thị trường, giá cả nông sản do tình hình cung cầu quyết định, kinh tế phát triển, cung và cầu đều tăng, nếu sự tăng trưởng lượng cung vượt quá sự tăng trưởng lượng cầu thì sẽ làm cho giá cả giảm xuống, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân Để giải quyết vấn đề thu nhập của nông dân, các học giả cũng đưa ra các kiến nghị: đẩy nhanh chuyển dịch sức lao động như Trần Tích Văn, “Thử phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong giai đoạn mới” (2001)
[45], Trương Hiểu Sơn, “Tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho nông dân”
(2001) [39]; thúc đẩy đô thị hoá như Châu Thành, “Quan sát thu nhập nông dân” (2001) [30], Khương Trường Vân, “Đô thị hoá và vấn đề “tam nông””(2003) [44]; giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân như Hàn Tuấn, “Suy nghĩ về vấn đề tăng thu nhập cho nông dân” (2001) [37] “Điều tra báo cáo chính sách nông thôn Trung Quốc” (2007) của nhóm tác giả Hàn Tuấn, Tạ Dương, Từ
Cách tiếp cận
Xuất phát từ thực trạng nghiên cứu về vấn đề “tăng thu nhập cho nông dân” nêu trên, Luận văn đưa ra cách tiếp cận riêng Đó là tiếp cận theo cách đặt vấn đề thu nhập của người nông dân Trung Quốc trong tổng thể các chính sách giải quyết vấn đề “tam nông” của Đảng và Chính phủ Trung Quốc Đồng thời để bổ sung cho thiếu sót của những nghiên cứu trên, Luận văn sẽ phân tích đánh giá một cách hệ thống các giải pháp tăng thu nhập cho người nông dân Trung Quốc tuần tự theo tiến trình thời gian từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa năm 1978 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp thống kê, so sánh, qui nạp, diễn dịch, phân tích và tổng hợp tài liệu đã có.
-Nguồn tư liệu: Do điều kiện không cho phép đi thực tế, tiến hành điều tra khảo sát, vì thế nguồn tư liệu được sử dụng là các văn kiện của Đảng vàNhà nước Trung Quốc Ngoài ra Luận văn cũng tham khảo và kế thừa những tài liệu từ sách, báo, tạp chí, một số trang web, báo điện tử của Việt Nam vàTrung Quốc.
Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính củaLuận văn bao gồm 3 chương:
ĐẶC THÙ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ TĂNG
Một số khái niệm và đặc thù vấn đề thu nhập của nông dân
I.1.1 Một số khái niệm liên quan
Do thu nhập là nhân tố phản ánh toàn diện hoạt động kinh doanh sản xuất của nông dân, vì vậy, để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh sản xuất của nông dân, trong điều tra và phân tích,ở Trung Quốc người ta đưa ra tương đối nhiều khái niệm như: tổng thu nhập, thu nhập thuần, thu nhập tiền mặt, thu nhập hiện vật, thu nhập mang tính tài sản, thu nhập mang tính tiền lương, thu nhập mang tính chuyển dịch….
- Tổng thu nhập: là tổng toàn bộ các nguồn thu nhập trong giai đoạn được điều tra, trong đó chưa bao gồm phần chi phí sản xuất và chi tiêu sinh hoạt Phân chia theo tính chất nguồn thu nhập, tổng thu nhập bao gồm : thu nhập mang tính tiền lương (thu nhập từ tiền công lao động), tổng thu nhập kinh doanh gia đình, thu nhập mang tính tài sản và thu nhập mang tính chuyển dịch Phân chia theo hình thức thu nhập, tổng thu nhập bao gồm 2 bộ phận: tổng thu nhập hiện vật và tổng thu nhập tiền mặt.
- Thu nhập thuần: khái niệm về thu nhập thuần được dùng đầu tiên trong thống kê “phân phối lợi tức kinh tế nông thôn” thời kỳ “công xã nhân dân” Trong thống kê phân phối lợi tức, “thu nhập thuần” chỉ phần còn dư lại sau khi lấy tổng thu nhập kinh tế nông thôn trừ đi các khoản chi phí khác, phần còn dư lại còn được gọi là “lợi tức” “Thu nhập thuần” căn cứ theo các quy định có liên quan của nhà nước để phân chia cho nhà nước, tập thể và cá nhân Phần phân phối cho cá nhân được gọi là “thu nhập cư dân nông thôn”, tức là phần dư lại sau khi lấy thu nhập thuần kinh tế nông thôn năm đó trừ đi phần thu thuế cho nhà nước và nộp lại cho tập thể “Thu nhập thuần bình quân đầu người của nông dân” là bình quân thu nhập cư dân nông thôn trên tổng dân số nông thôn Xét theo góc độ phân phối thu nhập, “thu nhập thuần bình quân đầu người của nông dân” chính là thu nhập lần đầu mà người nông dân có được [86].
Khái niệm “thu nhập thuần” trong thời kỳ đầu đồng nhất với khái niệm
“phân phối lợi tức kinh tế nông thôn” trong thống kê, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường XHCN và sự điều chỉnh chính sách phân phối thu nhập, cách đánh giá chỉ tiêu “thu nhập thuần” cũng có sự điều chỉnh, chủ yếu bao gồm phần thu nhập tái phân phối Hiện nay khái niệm “thu nhập thuần” là chỉ tổng thu nhập mà cư dân nông thôn thu được từ các kênh thu nhập trong năm đó, tương ứng với thu nhập có được sau khi lấy tổng nguồn thu trừ đi những khoản chi phí phát sinh “Thu nhập thuần bình quân đầu người nông dân” là “thu nhập thuần nông dân” bình quân dân số nông thôn.
Cách tính “thu nhập thuần bình quân đầu người” là :
Thu nhập thuần bình quân đầu người = (Tổng thu nhập gia đình của dân nông thôn – Chi phí kinh doanh gia đình – Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất – Tiền thuế và chi phí thuê khoán nộp lên trên – Trợ cấp theo điều tra)/ Nhân khẩu thường trú của gia đình cư dân nông thôn [86].
- Thu nhập mang tính tiền lương: là thu nhập mà hộ gia đình hoặc thành viên của hộ gia đình nông thôn thu được dựa vào việc bán sức lao động cho đơn vị hoặc cá nhân thuê lao động Phân theo tính chất nguồn thu nhập chia thành thu nhập có được do lao động trong các tổ chức phi doanh nghiệp(như thu nhập của cán bộ, giáo viên), thu nhập có được do lao động trong các xí nghiệp tại địa phương, thu nhập do làm thuê ở bên ngoài địa phương và thu nhập có được do lao động ở các đơn vị khác.
- Tổng thu nhập kinh doanh gia đình: là thu nhập mà hộ gia đình ở nông thôn có được do việc tiến hành quản lý và lên kế hoạch sản xuất lấy gia đình làm đơn vị kinh doanh sản xuất Thu nhập kinh doanh gia đình có thể chia thành thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập lâm nghiệp, thu nhập từ ngành chăn nuôi… (tổng cộng phân thành 10 ngành nghề).
- Thu nhập mang tính tài sản: là thu nhập có được từ những động sản
(như tiền gửi ngân hàng, chứng khoán có giá trị…) và bất động sản (như nhà đất, xe cộ…) Nó bao gồm các khoản lợi tức, tiền cho thuê, tiền lãi từ việc nhượng lại quyền sử dụng tài sản; tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận có được từ việc kinh doanh tài sản.
- Thu nhập mang tính chuyển dịch: chỉ những hàng hoá, dịch vụ, tiền hoặc quyền sở hữu tài sản mà hộ gia đình và thành viên hộ gia đình nông thôn có được mà không cần bỏ ra bất cứ thứ gì tương ứng Ví dụ như tiền lương hưu, tiền trợ cấp thất nghiệp, các khoản phúc lợi xã hội…
- Thu nhập tiền mặt: là thu nhập dưới hình thức tiền mặt của hộ gia định và thành viên của hộ gia đình trong khoảng thời gian được điều tra.
- Thu nhập hiện vật: chỉ tổng sản lượng các loại nông sản mà hộ gia đình nông dân sản xuất ra trong năm đó trừ đi phần đã bán ra, được tính theo giá nhất định.
-Thu nhập thuần kinh doanh gia đình: là thu nhập sau khi lấy tổng thu nhập kinh doanh gia đình.
Các khái niệm nêu trên được sử dụng nhiều trong chương 3 của Luận văn, đó là những chỉ số phản ánh sự thay đổi mức tăng trưởng thu nhập của nông dân, từ đó tác giả Luận văn sẽ đưa ra những nhận xét và đánh giá về những thay đổi đó.
1.1.2 Đặc thù vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc
Vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc có đặc thù riêng, khác so với phương Tây Sở dĩ nói như vậy là do nông dân Trung Quốc là một quần thể có đặc thù khác với khái niệm nông dân của các quốc gia phương Tây. Trong nghiên cứu kinh tế học phương Tây, khái niệm về nông dân là một quần thể xã hội được cấu thành từ nhiều mối quan hệ lợi ích khác nhau, trong đó bao gồm người sở hữu ruộng đất (địa chủ), chủ nông trường, người nông dân làm thuê, người nông dân tự cấy cày trên ruộng đất của mình và người nông dân bán canh (tức là bên cạnh cấy cày trên ruộng đất của mình họ còn đi làm thuê) [40,29] Nguồn thu nhập chủ yếu của họ vì vậy cũng không giống nhau Trong đó, nguồn thu nhập chủ yếu của địa chủ là cho thuê ruộng đất, nguồn thu nhập chủ yếu của chủ nông trường đó là lợi nhuận kinh doanh, nguồn thu nhập chủ yếu của người làm thuê nông nghiệp đó là tiền lương, còn nguồn thu nhập của người nông dân tự canh và bán tự canh là tổ hợp của các nguồn thu nhập nói trên.
Chính vì nguồn thu nhập không giống nhau, dẫn đến những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập cũng không giống nhau Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của địa chủ là giá thành ruộng đất, mức lợi tức tiền vốn ruộng đất, mối quan hệ cung cầu ruộng đất, mức giá thuê ruộng đất trung bình tại địa phương và điều kiện khế ước thuê mướn ruộng đất giữa người sở hữu ruộng đất và chủ nông trường Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của chủ nông trường đó là giá thành chi phí của các yếu tố đầu tư (như tiền thuê mướn ruộng đất, tiền lãi vốn vay, tiền lương thuê lao động và giá cả các yếu tố đầu tư khác), sức sản xuất ruộng đất, hiệu quả của các yếu tố đầu tư, giá cả nông sản và kết cấu cạnh tranh thị trường v.v… Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động nông nghiệp bao gồm giá thành sức lao động, mối quan hệ cung cầu sức lao động, mức tiền lương bình quân và điều kiện khế ước thuê mướn lao động Ngoài ra những nhân tố như chính sách thuế, chính sách trợ cấp, chính sách về lãi suất ngân hàng đều là những nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thu nhập của các nhóm nông dân khác nhau.
Trong các nghiên cứu về nông dân ở phương Tây, những người nông dân được nói đến chủ yếu là những chủ nông trường, vì vậy vấn đề thu nhập của nông dân phương Tây được họ quan tâm chủ yếu là vấn đề thu nhập của chủ nông trường Còn trong số những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của chủ nông trường, nhân tố quan trọng nhất đó là giá cả nông sản và quy mô nông trường Vì thế, trong kinh tế học phương Tây, các thảo luận về các vấn đề có liên quan đến giá cả nông sản và quy mô nông trường được hiểu đồng nghĩa với thảo luận vấn đề có liên quan đến thu nhập của nông dân.