1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi

120 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Dạy Học Các Phép Tính Trong Chương Trình Toán Lớp 1 Theo Tiếp Cận Trò Chơi
Tác giả Trần Lê Phương
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Chí Thành
Trường học Trường Đại Học Hùng Vương
Chuyên ngành Giáo Dục Học (Tiểu Học)
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 3,2 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I............................................................................................................................................11 (20)
    • 1.1 Cơ sở lý luận (20)
      • 1.1.1 Dạy học (20)
      • 1.1.2 Khái niệm về trò chơi toán học (23)
      • 1.1.3 Dạy học theo tiếp cận trò chơi (28)
      • 1.1.4. Dạy học các phép tính ở trường tiểu học (29)
    • 1.2 Cơ sở thực tiễn (36)
      • 1.2.1 Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (36)
      • 1.2.2 Phân tích chương trình toán lớp 1 (37)
      • 1.2.3 Phân tích một số bộ sách giáo khoa toán lớp 1 (40)
      • 1.2.4. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1 (43)
    • 1.3. Phân tích thực trạng dạy học (44)
      • 1.3.1 Mục đích điều tra (44)
      • 1.3.2 Thời gian, địa điểm và đối tượng điều tra (45)
      • 1.3.3 Phương pháp, công cụ điều tra (45)
      • 1.3.4 Nội dung điều tra (45)
      • 1.3.5 Kết quả điều tra (45)
  • CHƯƠNG II..........................................................................................................................................42 (52)
    • 2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp (52)
      • 2.1.1 Đảm bảo tính mục đích, mục tiêu dạy học (52)
      • 2.1.2 Nội dung trò chơi phù hợp và hấp dẫn (52)
      • 2.1.3. Trò chơi đảm bảo tính khả thi (53)
    • 2.2 Đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học các phép tính trong môn toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi. .43 (53)
      • 2.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng quy trình thiết kế các trò chơi trong dạy các phép tính trong môn Toán lớp 1 (53)
      • 2.2.2 Biện pháp 2: Thiết kế hệ thống TC theo các hoạt động dạy học chủ yếu (0)
      • 2.2.3 Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi kết hợp với phương tiện, kỹ thuật dạy học (78)
      • 2.2.4 Biện pháp 4: Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Toán theo tiếp cận trò chơi (81)
  • CHƯƠNG III.........................................................................................................................................74 (85)
    • 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp (85)
      • 3.1.1. Mục đích khảo nghiệm (85)
      • 3.1.2. Phương pháp, nội dung khảo nghiệm (85)
    • 3.2. Thực nghiệm sư phạm (88)
      • 3.2.1. Mục đích thực nghiệm (88)
      • 3.2.2. Đối tượng, phạm vi thực nghiệm (88)
      • 3.2.3. Phương pháp thực nghiệm (89)
      • 3.2.4. Nội dung thực nghiệm (89)
      • 3.2.5. Kết quả thực nghiệm (90)
        • 3.2.5.1 Kết quả trước thực nghiệm (90)
        • 3.2.5.2 Kết quả sau thực nghiệm (91)
      • 3.2.6 Kết quả định tính (93)
    • 1. Kết luận (96)
    • 2. Khuyến nghị (97)
      • 2.1 Đối với cán bộ quản lý các trường tiểu học trên địa bàn (97)
      • 2.2 Đối với giáo viên các trường (97)
  • PHỤ LỤC..............................................................................................................................................91 (0)

Nội dung

Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi

Cơ sở lý luận

Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học.

Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy.

Phương pháp dạy và phương pháp học có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau và điều chỉnh sự tác động của các yếu tố: Mục đích – Nội dung – Phương tiện.

1.1.1.2 Một số phương pháp dạy học thường vận dụng trong dạy học bộ môn Toán

Có nhiều phương pháp dạy học, mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng, không có phương pháp nào là vạn năng cả Vì vậy phương pháp dạy học chỉ đạt hiệu quả khi sử dụng kết hợp các phương pháp khác Việc sử dụng phương pháp phù hợp với đối tượng, nội dung, mục đích.

Một số phương pháp thường vận dụng trong bộ môn Toán:

- Phương pháp giảng giải minh họa

- Phương pháp gợi mở vấn đáp

- Phương pháp thực hành, luyện tập

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

- Phương pháp tổ chức trò chơi: Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học Phương pháp trò chơi học tập là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện thao tác hoạt động phù hợp với bài học thông qua trò chơi nào đó.

1.1.1.3 Các tình huống điển hình trong dạy học toán

Trong quá trình dạy học môn Toán ở trường phổ thông việc dạy học những khái niệm và định nghĩa, những định lý và chứng minh, việc dạy giải bài tập toán được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, ta gọi đó là các tình huống điển hình trong dạy học môn Toán.

- Dạy học các khái niệm toán học: Trong môn Toán, việc dạy học các khái niệm toán học có một vị trí quan trọng hàng đầu Việc hình thành một hệ thống các khái niệm là nền tảng của toàn bộ kiến thức toán học của học sinh, là tiền đề hình thành khả năng vận dụng hiệu quả các kiến thức đã học, đồng thời có tác dụng góp phần phát triển năng lực trí tuệ và thế giới quan duy vật biện chứng cho người học

- Dạy học các định lí toán học: Việc dạy các định lí toán học nhằm cung cấp cho học sinh một trong những vốn kiến thức cơ bản của bộ môn Đó cũng là những cơ hội rất thuận lợi để phát triển ở học sinh khả năng suy luận và chứng minh, góp phần phát triển năng lực trí tuệ

- Dạy học các quy tắc và phương pháp: Thực ra, những quy tắc, phương pháp không hoàn toàn độc lập với định nghĩa và định lí Có những quy tắc, phương pháp dựa vào một định nghĩa hay định lí, thậm chí có khi chỉ là một hình thức phát biểu khác của một định nghĩa hay định lí

- Dạy học giải bài tập toán học: Ở trường phổ thông, dạy toán là dạy hoạt động toán học Đối với học sinh, có thể xem việc giải toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học Các bài toán ở trường phổ thông là một phương tiện rất có hiệu quả và không thể thay thế được trong việc giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển năng lực tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo ứng dụng Toán học vào thực tiễn Hoạt động giải bài tập toán học là điều kiện để thực hiện tốt các mục đích dạy học Toán ở trường phổ thông Vì vậy, tổ chức có hiệu quả việc dạy giải bài tập toán học có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học Toán. Đối với chương trình Toán lớp 1 các tình huống điển hình trong dạy học như sau:

Thứ nhất: Dạy học các khái niệm toán học:

Số đếm, Phép cộng, Phép trừ, Số học: Học sinh học các khái niệm cơ bản của số học, bao gồm số lớn nhất, số bé nhất, số lẻ và số chẵn HS học cách so sánh các số và sử dụng các ký hiệu toán học cơ bản như dấu bằng (=) và dấu khác (≠), Hình học: Học sinh được giới thiệu với các khái niệm hình học cơ bản như hình vuông, hình chữ nhật và tam giác HS học cách phân biệt các hình và đếm số cạnh và đỉnh của chúng…

Thứ hai: Dạy học các định lí, phương pháp toán học

Trong chương trình môn Toán lớp 1, không có các định lý toán học phức tạp và trừu tượng như trong các cấp học khác Thay vào đó, các học sinh được giới thiệu với các khái niệm cơ bản trong toán học để phát triển kỹ năng tính toán và tư duy logic. Sau đây là một số khái niệm cơ bản và quy tắc trong chương trình Toán lớp 1:

Quy tắc cộng và trừ số trong phạm vi 10: Các học sinh học cách thực hiện các phép tính cộng và trừ trong phạm vi 10.

Số học cơ bản: Các học sinh học các khái niệm số học cơ bản như số chẵn và số lẻ, số lớn nhất và nhỏ nhất, và sử dụng các ký hiệu toán học cơ bản như dấu bằng (=) và dấu khác (≠).

Các hình học cơ bản: Các học sinh học cách phân biệt các hình học cơ bản như hình vuông, hình chữ nhật và tam giác HS học cách tính diện tích đơn giản bằng cách đếm các đơn vị diện tích như hình vuông.

Tính giá trị đúng và sai của một phép tính: Các học sinh học cách kiểm tra tính đúng sai của một phép tính đơn giản và xác định lỗi trong phép tính.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương trình tổng thể Ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ “Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình học toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn’’.

Về phương pháp dạy học Toán: Thực hiện dạy học phù hợp với tiến trình nhận thức của học sinh (đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó); Quán triệt tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh; Tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trong đó học sinh được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề; Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.

Về đánh giá kết quả giáo dục môn Toán: Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của học sinh trên cơ sở yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp học để điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợp với đánh giá của giáo viên các môn học khác, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp hoặc đánh giá của cha mẹ học sinh, đi liền với tiến trình hoạt động học tập của học sinh, bảo đảm mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh Việc đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục sau một giai đoạn học tập Kết quả đánh giá định kì được sử dụng để chứng nhận cấp độ học tập, công nhận thành tích cho người học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Khuyến khích vận dụng kết hợp nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, các dự án học tập, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn, ); đồng thời hướng dẫn giáo viên lựa chọn các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với từng thành phần năng lực toán học.

Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán Coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống, tăng cường thiết bị dạy học tự làm đồng thời khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học Khi có điều kiện, giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách tìm kiếm thông tin, tư liệu trên Internet hoặc chương trình truyền hình có uy tín về giáo dục để mở rộng vốn hiểu biết và năng lực tự học.

1.2.2 Phân tích chương trình toán lớp 1

Có những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết yếu về:

 Số và phép tính: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó.

 Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng).

 Thống kê và Xác suất: Một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm,… góp phần giúp HS có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội.

 Nội dung chương trình toán lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2006(Phụ lục 1)

 Nội dung chương trình toán lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (phụ lục 2)

Chương trình Toán lớp 1 bao gồm các phép tính cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia Việc dạy học các phép tính này cần có phương pháp giảng dạy phù hợp để giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cộng và trừ là hai phép tính cơ bản nhất trong chương trình Toán lớp 1 Trong giai đoạn đầu, học sinh cần được giảng dạy cách đếm từng số để thực hiện phép tính cộng và trừ đơn giản Sau đó, giáo viên nên sử dụng các bài tập và ví dụ cụ thể để học sinh áp dụng phép tính vào các tình huống thực tế Đồng thời, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng các kỹ năng tính toán đơn giản để giải quyết các bài toán.

So sánh giữa chương trình 2006 và 2018

Thứ nhất: Về thời lượng:

Chương trình môn Toán lớp 1 mới giảm 01 tiết/tuần (cả năm giảm 35 tiết), việc giảm tiết này là nhằm giảm tải cho học sinh lớp 1.

Thứ hai: Về nội dung:

Nội dung chương trình môn Toán lớp 1 mới được cấu trúc thành 2 mạch kiến thức:

- Hình học và Đo lường.

Chương trình môn Toán lớp 1 hiện hành được cấu trúc thành 4 mạch kiến thức:

- Đại lượng và đo đại lượng

- Giải bài toán có lời văn.

Chương trình môn Toán lớp 1 mới không có riêng mạch kiến thức "Giải bài toán có lời văn", nhưng nội dung này được đề cập đến trong phần thực hành giải quyết vấn đề ở tất cả các mạch kiến thức. Đặc biệt, trong chương trình môn Toán lớp 1 mới, cũng như các lớp khác, có riêng phần Hoạt động thực hành và trải nghiệm Trong phần này, đã gợi ý nội dung tiến hành các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được tích lũy từ giáo dục toán học và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo; phát triển cho học sinh năng lực tổ chức và quản lí hoạt động, năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo dựng một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.

Thứ ba: Về phương pháp và tổ chức dạy học (Phân tích nhấn mạnh vào tiếp cận trò chơi)

Phải tổ chức cho học sinh hoạt động (với đồ vật thật, mô hình, kí hiệu toán học,

…) Cần chú trọng đến việc khuyến khích học sinh giao tiếp, hợp tác, lập luận, tranh luận Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, cần tổ chức cho học sinh lựa chọn các cách biểu diễn toán học; chuyển đổi việc biểu diễn toán học từ hình thức này sang hình thức khác.

- Cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trên cơ sở tạo dựng các tình huống có vấn đề, trong đó học sinh dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có, được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức. Đó là cách tốt nhất giúp học sinh có sự hiểu biết vững chắc, phát triển được vốn kiến thức, kĩ năng toán học nền tảng, từ đó hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực toán học.

- Việc dạy học phải gắn với các tình huống thực mà học sinh được trải nghiệm.

- Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học Tuy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà sử dụng các hình thức tổ chức dạy học thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ngoài lớp,…, mỗi hình thức có chức năng riêng nhưng cần liên kết chặt chẽ với nhau hướng đến mục tiêu phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, tránh rập khuôn, máy móc Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.

- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán Ngoài ra, giáo viên có thể sáng tạo ra các đồ dùng dạy học khác, phù hợp với nội dung học và đối tượng học sinh của lớp mình Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả.

- Cần tạo hứng thú học toán cho học sinh bằng việc tổ chức các trò chơi học tập,

Chương trình giáo dục toán lớp 1 của Việt Nam trong năm 2006 và 2018 đều nhấn mạnh đến việc tổ chức trò chơi để giúp học sinh tăng cường sự quan tâm và hứng thú với môn học toán.

Tuy nhiên, chương trình giáo dục toán lớp 1 theo CTGDPT 2018 có nhiều thay đổi so với chương trình năm 2006 Một số điểm khác biệt quan trọng trong tổ chức trò chơi trong dạy học toán lớp 1 giữa hai chương trình đó là:

Phân tích thực trạng dạy học

1.3.1 Mục đích điều tra Điều tra nhằm thu thập dữ liệu liên quan đến thực trạng việc việc tổ chức trò chơi ở môn Toán và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức trò chơi làm cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế kế các trò chơi cho phù hợp Trên cơ sở phân tích nội dung chương trình và sách giáo khoa để trả lời một số câu hỏi sau:

- Các phương pháp GV thường sử dụng trong dạy học là gì?

- Mức độ sử dụng các phương pháp đó như thế nào?

- Theo GV thì vai trò của việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Toán là gì?

- Hình thức tổ chức trò chơi mà GV thường sử dụng là gì?

- GV thường sử dụng trò chơi trong các hoạt động dạy học nào?

1.3.2 Thời gian, địa điểm và đối tượng điều tra

Trên cơ sở mục đích điều tra là thu thập những dữ liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, trong thời gian từ 09/03/2022 - 26/03/2022, chúng tôi đã xây dựng những phiếu khảo sát và tiến hành điều tra trên phạm vi sau:

+ Đơn vị điều tra: 04 Trường Tiểu học tại Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ: Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Trường Tiểu học Gia Cẩm, Trường Tiểu học Sông

Lô, Trường Tiểu học Thanh Đình.

+ Đối tượng điều tra gồm có: Trên 45 GV bao gồm GVCN và GV dạy lớp 1.

1.3.3 Phương pháp, công cụ điều tra

Bằng phương pháp quan sát (thông qua dự giờ, thăm lớp), điều tra bằng phiếu, phỏng vấn trực tiếp GV, tổng kết kinh nghiệm của GV để thu thập thông tin về thực trạng nghiên cứu, thống kê toán học (để xử lý số liệu thu thập được).

Nội dung điều tra cho đề tài gồm các khía cạnh sau:

- Hệ thống hóa các PP dạy học thường sử dụng trong dạy học môn Toán;

- Mức độ sử dụng và vai trò của việc sử dụng TCHT trong dạy học môn Toán;

- Các hình thức tổ chức TCHT trong dụng trong dạy học môn Toán;

- Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của GV khi thiết kế và tổ chức TCHT dụng trong dạy học môn Toán.

1.3.5.1 Hệ thống các phương pháp dạy học thường sử dụng trong dạy học môn Toán Để đánh giá các phương pháp sử dụng trong dạy học môn Toán chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát một số GV tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thông qua phiếu điều tra Kết quả được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1 2 Hệ thống các PP dạy học thường sử dụng trong dạy học môn Toán

Mức độ sử dụng Rất thường xuyên

Thường xuyên Đôi khi Không sử dụng Số lượng

Phương pháp tổ chức trò chơi

Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp dạy học khác

Nhìn vào kết quả khảo sát, chúng tôi thấy phương pháp quan sát được sử dụng thường xuyên nhất (80%) Phương pháp hỏi đáp cũng được GV sử dụng với mức độ cao trong các tiết học môn Toán (66,7% rất thường xuyên sử dụng, 33,3% thường xuyên sử dụng) Phương pháp tổ chức trò chơi được sử dụng khá nhiều (22,2% rất thường xuyên sử dụng, 33,3% thường xuyên sử dụng).

1.3.5.2 Vai trò của việc sử dụng TCHT dụng trong dạy học môn Toán.

Sau khi tiến hành phỏng vấn một số GV thông qua phiếu điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1 3 Vai trò của việc sử dụng TCHT trong môn Toán

Mức độ Rất quan trọng

Quan trọng Bình thường Không quan trọng

Tạo hứng thú cho HS, giúp các em yêu thích môn Toán

Giúp HS thư giãn, giải trí

Giúp HS ghi nhớ nội dung chính của bài học và mở rộng thêm kiến thức cho HS

Giúp cho HS phát triển về thể chất và trí tuệ, hoàn thiện các quá trình tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy và sáng tạo.

Kích thích lòng say mê, tính ham hiểu biết về mọi lĩnh vực của

Căn cứ vào các số liệu trên ta thấy, theo các GV, việc tổ chức TCHT có vai trò rất quan trọng trong việc dạy học môn Toán Đặc biệt trong việc giúp HS thư giãn, giải trí (71,1% rất quan trọng); Tạo hứng thú cho HS, giúp các em yêu thích về lĩnh vựcToán (48.9% rất quan trọng); Kích thích lòng say mê, tính ham hiểu biết về mọi lĩnh vực của HS (55,6% rất quan trọng). Để làm rõ hơn về nhận thức của GV đối với vai trò của phương pháp tổ chức TCHT trong dạy học môn Toán, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số GV tại địa điểm điều tra Khi được hỏi: “Theo thầy (cô), vai trò quan trọng nhất của việc tổ chức TCHT trong dạy học môn Toán là gì?” đa số các thầy cô đều có chung câu trả lời là “nhằm thay đổi không khí lớp học, củng cố bài hoặc tạo sự thích thú cho HS” Chúng tôi đặt câu hỏi với cô giáo Nguyễn Thị Hiếu (GV trường Tiểu học Trưng Vương):

“Theo cô, phương pháp tổ chức TCHT trong dạy học môn Toán giúp HS hình thành và phát triển năng lực gì?” Cô chỉ cười và lắc đầu, không đưa ra được câu trả lời.

Từ các kết quả điều tra nói trên, chúng tôi thấy rằng phương pháp tổ chức TCHT được GV sử dụng khá nhiều trong các tiết học môn Toán Tuy nhiên, hầu hết GV mới chỉ sử dụng TCHT với mục đích khởi động tiết học, củng cố bài học ở cuối tiết hay coi đó là một hình thức tạo hứng thú học tập cho HS, thay đổi hình thức tổ chức dạy học chứ chưa sử dụng TCHT với mục tiêu chính của nó là phát triển các năng lực cần thiết cho HS Do vậy, việc nghiên cứu, thiết kế các TCHT trong dạy học môn Toán nhằm phát triển ở HS các năng lực đặc thù gắn với nội dung môn học là thực sự cần thiết.

1.3.5.3 Các hình thức tổ chức TCHT trong môn Toán Để khảo sát về hình thức tổ chức trò chơi thường được sử dụng trong môn Toán, chúng tôi đã tiến hành khảo sát Kết quả thu được như sau:

Bảng 1 4 Các hình thức tổ chức trò chơi ở môn Toán

Cá nhân Nhóm Toàn lớp

Theo bảng trên, ta thấy đa số GV đều tổ chức TCHT theo hình thức toàn lớp chiếm 48,9% Một số GV vẫn lựa chọn tổ chức theo hình thức nhóm (28,9%) và 22,2% là sử dụng theo hình thức cá nhân.

1.3.5.4 Sử dụng trò chơi trong các hoạt động dạy học

Thông qua việc khảo sát thực trạng thì tác giả nhận thấy việc sử dụng trò chơi trong các hoạt động dạy học còn ít, các giáo viên vẫn chưa chú trọng tập trung vào việc sử dụng trò chơi Có một số nội dung giáo viên có tổ chức trò chơi nhưng chưa được nhiều và hiệu quả không cao Các trò chơi giáo viên sử dụng thường tập trung vào mục đích tạo sự thoải mái, vui vẻ cho HS khi tham gia học tập, chứ chưa chú trọng đến mặt nội dung và vận dụng vào học các nội dung của môn toán

1.3.5.5 Những khó khăn và đề xuất của GV khi thiết kế và tổ chức TCHT dụng trong dạy học môn Toán

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng, chúng tôi nhận thấy vấn đề thiết kế và tổ chức TCHT trong dạy học môn Toán có những thuận lợi như sau:

+ Hầu hết GV nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc sử dụng TCHT trong dạy học môn Toán và thường xuyên sử dụng TCHT trong các tiết học môn Toán.

+ Việc tổ chức TCHT giúp HS thư giãn, giải tỏa căng thẳng sau giờ học, tạo bầu không khí vui vẻ cho HS Các em đồng tình tham gia, thích thú và hưởng ứng tích cực với các TCHT mà GV sử dụng trong các tiết học môn Toán.

Nguyên tắc đề xuất biện pháp

2.1.1 Đảm bảo tính mục đích, mục tiêu dạy học

Các biện pháp và trò chơi trong việc dạy các phép toán lớp 1 cần phải đảm bảo mục tiêu của môn học Trong đó mục tiêu của môn học các phép toán cần đạt phải tuân theo yêu cầu và mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Trong đó mục tiêu của môn Toán tiểu học là góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản Bên cạnh đó học sinh phải có các kiến thức thiết yếu về số và phép tính như: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó.

2.1.2 Nội dung trò chơi phù hợp và hấp dẫn

Chúng tôi đề xuất nguyên tắc này căn cứ vào tính chất của trò chơi cũng như dựa vào mối quan hệ giữa đặc điểm tâm sinh lý HS giai đoạn đầu cấp tiểu học với việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học đã nghiên cứu ở trên Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là giai đoạn các lớp 1, 2, 3, các em thường có tâm trạng vô tư, sảng khoái, vui tươi Các em có trí nhớ trực quan phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ Tri giác các em mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định, tri giác thường gắn với hình ảnh trực quan Nhu cầu nhận thức của các em chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, dễ bị phân tán bởi những âm thanh, sự kiện khác ngoài nội dung học tập Trẻ thường quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh , trò chơi học tập Vì vậy, chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc sinh động, hấp dẫn, tính chất đặc biệt, khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác Việc tổ chức các TCHT trong dạy học sẽ thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.

Chính vì thế, trong dạy học phép toán theo tiếp cận trò chơi nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập môn Toán ở bậc tiểu học Muốn phát huy được vai trò đó, thì mỗi TCHT dành cho HS tiểu học - lứa tuổi mà đối tượng cảm xúc là những sự vật hiện tượng cụ thể, sinh động, quá trình tiếp thu kiến thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tế cuộc sống phải thực sự hấp dẫn, kích thích tính tích cực, tự lập, sáng tạo của HS.

Vì vậy, việc thiết kế, lựa chọn và tổ chức TCHT cần đảm bảo tính sinh động, hấp dẫn TCHT có sinh động, hấp dẫn mới làm cho HS thu hút, tập trung vào bài học, tăng khả năng tìm tòi, khám phá thế giới TN-XH

2.1.3 Trò chơi đảm bảo tính khả thi

Khi thiết kế trò chơi, giáo viên cần phải chú ý đến điều kiện tổ chức được trò chơi cho HS chơi Các lưu ý như diện tích lớp học (nếu tổ chức ở trong lớp), diện tích ngoài trời, đảm bảo tiếng ồn và khoảng không gian cho trẻ, các cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết khác để chuẩn bị trò chơi như thế nào. Đối với HS lớp 1, các em HS chưa lường hết được các vấn đề về đảm bảo an toàn trong khi chơi Vì vậy GV cần phải chú ý đến vấn đề này để đảm bảo trò chơi được diễn ra an toàn trong môi trường giáo dục.

Đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học các phép tính trong môn toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi .43

2.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng quy trình thiết kế các trò chơi trong dạy các phép tính trong môn Toán lớp 1

+ Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt của từng nội dung sử dụng trò chơi

+ Bước 2: Lựa chọn trò chơi

+ Bước 3: Thiết kế nội dung của từng trò chơi (soạn ô chữ, phiếu chơi, câu hỏi trắc nghiệm, hình ảnh …)

Sau các bước chuẩn bị cho việc tổ chức trò chơi, cần chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị, phương tiện tổ chức trò chơi, chuẩn bị phần thưởng (nếu có thể) để trò chơi thêm hấp dẫn.

+ Bước 1: GV giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi

+ Bước 2: Lựa chọn sinh viên tham gia trò chơi (nếu tổ chức cho cả lớp cùng chơi thì không cần thực hiện bước này)

+ Bước 3: Tổ chức cho các HS tham gia trò chơi, dẫn dắt hoạt động chơi, giám sát và thực hiện theo luật chơi.

+ Bước 4: Tuyên bố người thắng cuộc và trao thưởng (nếu có)

+ Tổ chức cho HS tự rút ra những vấn đề chính thông qua trò chơi như ý nghĩ của trò chơi, nội dung liên quan đến trò chơi, cách thực hiện chơi như thế nào để đạt hiệu quả …

+ Xem các hoạt động dạy và học đã đạt được những kết quả, hiệu quả và tác động như thế nào đối với sinh viên.

+ Sử dụng kết quả đánh giá nhằm: cải tiến phương pháp dạy học, xác định nhu cầu học tập mới, cổ vũ, động viên HS tích cực tham gia các hoạt động tiếp theo.

2.2.2 Biện pháp 2: Thiết kế hệ thống trò chơi theo các hoạt động dạy học chủ yếu

Trong chương trình dạy học môn Toán lớp 1 nói riêng và toán tiểu học nói chung, người GV có thể sử dụng nhiều dạng trò chơi khác nhau Tuy nhiên, để sử dụng trò chơi trong dạy học có hiệu quả, đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn các loại trò chơi dạy học phù hợp và phải linh hoạt, khéo léo sử dụng nhiều loại trò chơi khác nhau để đạt được ý đồ dạy học của mình Điều này đòi hỏi GV phải nắm vững tác dụng của mỗi loại trò chơi Tùy theo mục đích của việc sử dụng trò chơi mà GV lựa chọn các loại trò chơi dạy học cho phù hợp Nhưng đối với các trò chơi dạy học nào cũng vậy, khi tổ chức cho sinh viên chơi, GV muốn tích cực hóa hoạt động học tập cho sinh viên cần chú ý các vấn đề sau:

GV cần nghiên cứu kỹ luật chơi: Xác định rõ những quy định với những người tham gia trò chơi là gì, vai trò của các thành viên tham gia trò chơi được xác định cụ thể ra sao.

Bên cạnh đó GV cũng cần nghiên cứu kỹ cách thức chơi và cách tổ chức trò chơi: Xác định tiến trình của trò chơi, hình thức tổ chức và những điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện trò chơi

Soạn giáo án và chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi: Giáo án do GV thiết kế để sử dụng trò chơi phải thể hiện bằng chuỗi các hoạt động tương ứng với tiến trình vận động nội dung học vấn của bài học Hoạt động chơi của HS được chia cắt thành những hành động cụ thể và được xác định mục tiêu tương ứng. Đặc biệt GV cần xác định thật chính xác mục tiêu của việc sử dụng trò chơi trong giáo án của mình Một bài học có thể sử dụng nhiều trò chơi nên mỗi trò chơi sẽ giúp người học đạt đến những mục tiêu cụ thể của bài học, trong đó có cả mục tiêu giúp

HS chuyển trạng thái sau từng đoạn thông tin của bài học

Tuy nhiên, các đặc điểm nêu trên cũng chỉ mang tính chất tương đối tùy theo nội dung của trò chơi và đặc điểm của HS Vì vậy, GV cần tổ chức số lượng trò chơi phù hợp với thời gian, logic của bài học để giúp HS hiểu được trọng tâm của bài học.

Các trò chơi theo chương trình môn Toán lớp 1, GV có thể triển khai dạy học như sau: a Nội dung: Các số từ 0 đến 10

Trò chơi Hoạt động mở đầu:

Trò chơi: Chọn đúng đồ vật

Mục đích: Nhận biết các số 1, 2, 3, 4, 5

- Các thẻ có hình vẽ các nhóm đồ vật, con vật; nhóm các bút chì, nhóm các con mèo, nhóm các chiếc kéo,… ( mỗi nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật, con vật)

- Hai miếng bìa lớn hình chữ nhật chia thành 5 ô, mỗi ô có các số tương ứng từ 1 đến 5 không theo thứ tự và có que gài ( hoặc nam châm)

Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 bạn, mỗi đội nhận một chiếc hộp có chứa các thẻ đồ vật, con vật có trong hộp để gài vào các ô có số tương ứng trên miếng bìa hình chữ nhật Nhóm nào gài đúng và hoàn thành trước sẽ thắng cuộc.

Hình 2 1 Trò chơi các số từ 0 đến 10 Trò chơi Hoạt động hình thành kiến thức mới

* Trò chơi: Tìm lá cho hoa

- Bước đầu nhận biết về cộng, trừ nhẩm đã học

- Rèn tính làm việc theo nhóm

+ 2 bông hoa màu bằng bìa cứng, mặt sau gắn nam châm.

12 - 2 6 + 2 18 - 8 + 8 chiếc lá xanh, phía trên ghi các phép tính có gắn nam châm mặt sau

+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em

+ Gắn 2 bông hoa và những chiếc lá lên bảng rồi giới thiệu Cô có 2 bông hoa mà nhị của nó là kết quả phải chọn nhanh những chiếc lá có phép tính ứng với kết quả ở nhị hoa và gắn vào cành hoa của đội mình để tạo thành bông hoa toán học thật đúng, thật đẹp.

- 2 đội xếp hàng một, khi nghe hiệu lệnh cả 2 đội bắt đầu chơi Đội nào nhanh, đúng thì sẽ là đội thắng cuộc.

Sau khi đã chấm phân đội thắng - thua, Giáo viên chỉ vào chiếc lá và hỏi:

2+7 Tại sao con gắn là này cho hoa? để học sinh trả lời

6+2: Nếu các con gắn chiếc lá này các con sẽ gắn vào bông hoa nào? Đại diện hai đội trình bày thêm ý kiến, nếu đúng tuyên dương và vỗ tay.

Trò chơi Hoạt động luyện tập, củng cố

Trò chơi: So sánh số

Mục đích: Luyện tập so sánh số trong phạm vi 10

Chuẩn bị: Hai bộ thẻ được đánh số từ 1 đến 10

1 Hai bạn úp các thẻ, xáo trộn đều.

2 Mỗi bạn lấy 10 thẻ úp xuống

3 Mỗi bạn lật một thẻ lên So sánh hai số Thẻ nào có số lớn hơn?

4 Ai có số lớn hơn thì giữ luôn cả hai thẻ ( gọi là ăn luôn thẻ của bạn) Nếu hai bạn có cùng số thì bỏ hai thẻ đó ra ngoài ( gọi là bỏ thẻ) và tiếp tục chơi bước 3,4 với các thẻ còn lại.

5 Cuối cùng ai có nhiều thẻ hơn là người thắng cuộc.

Hình 2 2 Trò chơi so sánh số Trò chơi Hoạt động vận dụng

Trò chơi: Cấu tạo số 9

Mục đích: Củng cố về cấu tạo số 9 và phép cộng trong phạm vi 9

- Hai bộ thẻ được đánh số từ 1 đến 9.

1 Làm hai bộ thẻ đánh số từ 1 đến 9

2 Xáo trộn đều các thẻ rồi úp xuống mặt bàn

3 Luân phiên nhau lật hai thẻ bất kì Cộng lại xem có được 9 hay không.

4 Nếu cộng lại được 9 thì bạn đó được giữ lại hai thẻ Nếu không thì úp xuống để bạn kia chơi.

5 Ai được nhiều thẻ hơn sẽ thắng. b Nội dung: Các số từ 10 đến 20

Trò chơi Hoạt động mở đầu

- Hình thành các phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100

- Các phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 viết sẵn trên bảng lớp. Cách chơi:

- GV chia bảng lớp thành hai phần bằng nhau theo chiều ngang, sau đó viết vào mỗi phần bảng một dãy các phép tính cộng, trừ ( 5-7 phép tính) theo một hàng ngang nhưng còn trống phần ghi kết quả.

- Mỗi lượt chơi sẽ có 4 HS tham gia, chia thành 2 đội Thành viên của đội chơi sẽ đứng từ 2 phía của mỗi dãy tính Khi có hiệu lệnh đếm của HS trong lớp : “1,2,3, bắt đầu”, thì các bạn chơi khẩn trương tính toán và nhanh chóng điền kết quả đúng của từng phép tính trong dãy theo thứ tự lần lượt và tiến dần lại phía nhau để gặp nhau.

Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

Nhằm xác định mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình môn toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi cho HS ở trường tiểu học Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

3.1.2 Phương pháp, nội dung khảo nghiệm Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình môn toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi cho HS ở trường tiểu học Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, tác giả đã tiến hành khảo sát, đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Số lượng tham gia khảo nghiệm và thực nghiệm như sau:

 Số cán bộ, giáo viên: 58 cán bộ

 Số lượng học sinh: 210 học sinh

Như vậy tổng số đối tượng tham gia vào khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm là 268 người.

Phiếu khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp được đánh giá theo 03 mức độ:

 Rất cần thiết (RCT): 03 điểm

 Không cần thiết (KCT): 01 điểm.

Phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp được đánh giá theo 03 mức độ:

 Rất khả thi (RKT): 03 điểm

 Không khả thi (KKT): 01 điểm.

Tính giá trị trung bình cho mỗi biện pháp đề xuất rồi sắp xếp thứ bậc

Bảng 3 1 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi và tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Tính cần thiết Tính khả thi

Thứ hạng RKT KT KKT

Xây dựng quy trình thiết kế các trò chơi trong dạy các phép tính trong môn Toán lớp 1 237 31 0 2,88 1 227 41 0 2,84 3

2 Thiết kế hệ thống các trò chơi theo các hoạt động dạy học chủ yếu 227 41 0 2,84 2 231 37 0 2,86 2

Sử dụng trò chơi kết hợp với phương tiện, kỹ thuật dạy học

Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá

Sơ đồ 3 1 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Qua biểu đồ cho chúng ta thấy được tính cần thiết và tính khả thi, sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Cả 5 biện pháp đều được GV, HS tán thành và khẳng định đều cần thiết và khả thi Trong năm biện pháp trên thì biện pháp thứ nhất và biện pháp thứ hai được cho là cần thiết nhất (xếp thứ 1) Đối với biện pháp 1: Xây dựng quy trình thiết kế các trò chơi trong dạy các phép tính trong môn Toán lớp 1, đây cũng là biện pháp được cho là cần thiết hiện nay Tìm hiểu thêm tác giả thấy rằng nhiều GV không nắm được quy trình thiết kế các trò chơi, không biết vận dụng trò chơi nào trong dạy học môn Toán lớp 1 phù hợp, chưa nắm rõ được cách chơi và ý nghĩa của từng trò chơi Vì vậy cần phải có một quy trình rõ ràng cho việc thiết kế các trò chơi để từ đó giáo viên áp dụng xây dựng các trò chơi cho lớp dạy của mình.

Biện pháp thứ 2: Thiết kế hệ thống các trò chơi theo các hoạt động dạy học chủ yếu: Biện pháp này có tính khả thi và tính cần thiết ở vị trí thứ hai Có thể thấy rằng các GV dạy Tiểu học khó khăn trong việc xây dựng các trò chơi phù hợp với nội dung dạy học của môn Toán lớp 1 Vì vậy việc thiết kế trò chơi cho các hoạt động dạy học là cần thiết

Biện pháp thứ 3: Sử dụng trò chơi kết hợp với phương tiện, kỹ thuật dạy học, vừa cần thiết nhất và tính khả thi cũng cao nhất Thực tế cũng cho thấy đây là biện pháp cần thiết hiện nay để nâng cao chất lượng học tập cho HS Việc sử dụng trò chơi kết hợp với các phương tiện dạy học hiện đại là cần thiết, khả thi Điều này giúp cho HS tiếp cận được bài học một

Tính cần thiếtTính khả thi cách thoải mái, hiệu quả nhất Các trường Tiểu học trên thế giới hoặc các trường tiểu học chất lượng cao đều chú trọng đến việc áp dụng giải pháp này trong giảng dạy.

Biện pháp thứ 4: Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá

Giải pháp này có tính cần thiết đứng thứ 3 và tính khả thi ở vị trí thứ 4 Sở dĩ như vậy bởi vì việc kiểm tra và đánh giá về mức độ tiếp thu của HS vẫn phải dựa theo các quy định trong hoạt động kiểm tra đánh giá Tuy nhiên giải pháp này thực sự cần thiết trong việc triển khai trò chơi trong học tập

Như vậy có thể thấy rằng, qua việc khảo nghiệm sư phạm thì 04 biện pháp mà luận văn đưa ra đều được các cán bộ giáo viên đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp

Thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm tổ chức dạy học Các phép tính Môn Toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi nhằm đánh giá, kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp khi đưa vào dạy học thực tế Qua đó, khẳng định hơn nữa vai trò của việc dạy các phép tính môn Toán 1 theo hướng tiếp cận trò chơi, từ đó kiểm chứng giả thuyết ban đầu của đề tài.

3.2.2 Đối tượng, phạm vi thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành quá trình thực nghiệm trong phạm vi chương trình môn Toán lớp 1 và đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 1 Cụ thể, chúng tôi chọn lớp 1A làm lớp thực nghiệm (TN) và lớp 1B làm lớp đối chứng (ĐC) vì cả hai lớp có sĩ số bằng nhau và trình độ cũng tương đối đều nhau Trong tiến hành thực nghiệm có so sánh đối chiếu, áp dụng các đánh giá như nhau về kết quả học tập của học sinh Thu thập số liệu để rút ra kết luận về hiệu quả của việc áp dụng những biện pháp tổ chức dạy học tích hợp được chúng tôi thiết kế ở chương 2

Nội dung dạy học được thiết kế theo quy trình, biện pháp đã đề xuất trong chương

2 Đối tượng tham gia thực nghiệm là học sinh của lớp 1; 1A (30 HS) và 1B (30 HS) của trường Trường Tiểu học Hưng Hoá – Thị trấn Hưng Hoá – Tỉnh Phú Thọ. Đặc điểm của đối tượng thực Lớp TN và Lớp ĐC

Nhìn chung, điều kiện kinh tế và mức sống của học sinh hai lớp thực nghiệm và đối chứng khá tương đương nhau Các em chủ yếu đều cùng sinh sống ở cùng một thị trấn Hưng Hoá - Huyện Tam Nông – Tỉnh Phú Thọ.

Tổ chức dạy trên 02 lớp, dạy trực tiếp

Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên lớp thực nghiệm và đối chứng. Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc thiết kế kế hoạch bài giảng có sử dụng dạy các biện pháp về dạy học các phép tính theo tiếp cận trò chơi.

Chúng tôi đã thực nghiệm 1 tiết học về các số đến 20

Sau mỗi bài dạy đều có bài kiểm tra 15 phút để đánh giá khả năng hiểu và ghi nhớ, cũng như năng lực được góp phần phát triển của HS.

Quá trình thực nghiệm được diễn ra trong học kì I của năm học 2021- 2022, đây cũng là thời gian học tập có nhiều nội dung, nhiều bài học nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng nhận thức cũng như năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề thực tiễn. Triển khai thực nghiệm Để quá trình thực nghiệm diễn ra một cách hiệu quả nhất, chúng tôi thực hiện triển khai thực nghiệm như sau:

- Về công tác chuẩn bị thực nghiệm:

+ Xây dựng kế hoạch dạy học

+ Chuẩn bị các tài liệu phương tiện cần thiết cho giáo viên và học sinh tham gia thực nghiệm,

+ Tập huấn, trao đổi với Trường Tiểu học Hưng Hoá về các biện pháp tổ chức thực nghiệm, đặc biệt là trao đổi với giáo viên dạy lớp 1A về kế hoạch dạy học các phép tính Môn Toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi

+ Tiến hành kiểm tra và đánh giá trình độ trước thực nghiệm ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

+ Tổ chức thực nghiệm và đối chứng song song: bài học của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm được thực hiện theo đúng lịch thời khóa biểu với sự tham gia của 2 lớp học sinh khối 1 trường Tiểu học Hưng Hoá.

+ Tiến hành kiểm tra và đánh giá học sinh sau khi thực nghiệm để đánh giá sự thay đổi, tiến bộ và hiểu về bài học của học sinh sau khi tổ chức dạy học Sau mỗi bài học chúng tôi sẽ cho các học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm một bài kiểm tra kiến thức học sinh vừa tiếp thu được qua tiết học Ngoài ra còn phiếu đánh giá sự hứng thú và năng lực hợp tác của học sinh sau mỗi bài học thực nghiệm; phỏng vấn GV sau giờ thực nghiệm để trình bày về những thuận lợi và những khó khăn còn vướng mắc trong quá trình giảng

3.2.5.1 Kết quả trước thực nghiệm

Trước khi thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra cả lớp TN và lớp ĐC với bài kiểm tra ngắn 15 phút

Sau khi tiến hành điều tra chúng tôi thu tập được kết quả thể hiện qua bảng sau: Kết quả học tập của HS ở LTN và LĐC trước thực nghiệm:

Bảng 2 1 Số liệu kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ sau:

Sơ đồ 3 2 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Căn cứ vào số liệu biểu đồ 3.1, ta nhận thấy: Nhìn chung trình độ HS của cả lớp

TN và lớp ĐC tương đối đồng đều Tỉ lệ khá đồng đều này là một điều kiện thuận lợi trong cả quá trình dạy học nói chung, quá trình thực nghiệm nói riêng Vì trước hết tỉ lệ

HS hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ khá cao này phản ánh khả năng nhận thức của HS, phương pháp dạy học của GV, môi trường học tập nói chung là tốt. Đồng thời trình độ HS ở cả lớp thực nghiệm lẫn lớp đối chứng là khá đồng đều trước khi tiến hành thực nghiệm Điều này giúp đảm bảo tính khách quan, tính khả thi và hiệu quả trong quá trình tiến hành thử nghiệm những biện pháp đề xuất trong đề tài.

3.2.5.2 Kết quả sau thực nghiệm

Ngay sau khi tiến hành thực nghiệm xong, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra nội dung kiến thức ngay tại lớp Nội dung bài kiểm tra là những kiến thức, kĩ năng cần đạt sau bài học; Cả hai lớp được làm bài kiểm tra cùng một đề Kết quả kiểm tra được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3 2 Số liệu kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Hoàn thành xuất sắc

Từ bảng 3.2 trên ta có biểu đồ sau:

Sơ đồ 3 3 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy rằng, sau khi thực nghiệm, kết quả các bài kiểm tra của học sinh có sự thay đổi: ở lớp thực nghiệm, số lượng học sinh hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt cao hơn so với học sinh ở lớp đối chứng.

Kết quả trước và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm của lớp thực nghiệm được thể hiện qua biểu đồ sau:

Sơ đồ 3 4 Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm ở lớp thực nghiệm

Kết luận

Phương pháp trò chơi hiện nay được sử dụng để giảng dạy nhiều phân trong nhà trường Tiểu học, trong đó có môn Toán học Song từ môi trường lúc nào cũng được vui chơi chuyển sang môi trường phải nghe, hành động và làm theo cộng với khối lượng kiến thức lớn, trừu tượng, khô khan của Toán học làm cho các em dễ mệt mỏi, chán nản Vì vui chơi và có sự thi đua trong vui chơi là một điều rất thú vị của các em Qua trò chơi các kiến thức kỹ năng chuyền đạt hình thành trong giờ học Toán được củng cố và khắc sâu Đồng thời không khí lớp học cũng sôi nổi hơn, hiệu quả học tập cũng cao hơn.

Trong thực tế, phương pháp trò chơi đã được sử dụng ở nhiều trường, nhiều lớp, nhiều điạ phương Giáo viên đã có những nhận thức đúng đắn về cơ sở lý luận của phương pháp này Tuy nhiên trong khâu thực thi còn thể hiện sự lung túng, chưa đồng bộ Vì vậy chất lượng sử dụng phương pháp này nói riêng và chất lượng giờ học nói chung chưa được đảm bảo Nguyên nhân của thực trạng này là do nhiều yếu tố khác quan và chủ quan Để thực hiên tốt phương pháp này không phải chỉ thay đổi ở mỗi bản than người giáo viên mà phải kết hợp thay đổi đồng bộ từ các cấp quản lý đến cơ sở trong đó nâng cao trình độ giáo viên là biện pháp quan trọng hàng đầu.

Như vậy có thể nói, phương pháp trò chơi là một phương pháp dạy học mang tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh Qua đó giúp các em nắm vững tri thức, hình thành kỹ năng và tạo dựng những phẩm chất cần thiết của con người lao động mới. theo hướng tiếp cận trò chơi, tìm hiểu thực trạng của việc dạy học các phép toán lớp 1 theo hướng tiếp cận trò chơi tại trường Tiểu học Hưng Hoá – H Tam Nông – T Phú Thọ Từ đó luận văn đã nghiên cứu về các nguyên tắc để xây dựng biện pháp, đề xuất 04 biện pháp Cụ thể 4 biện pháp là Sử dụng trò chơi kết hợp với phương tiện, kỹ thuật dạy học; Xây dựng quy trình thiết kế các trò chơi trong dạy các phép tính trong môn Toán lớp 1; Tổ chức thiết kế với hệ thống các trò chơi; Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá

Cuối cùng luận văn đã khảo nghiệm và tiến hành tổ chức thực nghiệm để đánh giá hiệu quả, tính khả thi và cần thiết của các biện pháp trên.

Khuyến nghị

2.1 Đối với cán bộ quản lý các trường tiểu học trên địa bàn

- Đầu tư vốn về cơ sở vật chất cho giáo viên và học sinh, trang bị các thiết bị nghe nhìn, các bảng biểu phù hợp, bổ sung thêm nhiều sách, tài liệu tham khảo để GV có thể tham khảo và vận dụng linh hoạt trong việc tổ chức các trò chơi trong dạy học các phép tính ở chương trình môn Toán.

- Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên, tổ chức cho giáo viên dự giờ, thao giảng nhằm học hỏi kinh nghiệm về cách dạy tốt Khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học nhằm có nhiều đổi mới và sáng tạo trong dạy học đặtc biệt là việc tổ chức trò chơi trong dạy học các phép tính

2.2 Đối với giáo viên các trường

- Cần nắm chắc đặc điểm phương pháp dạy học nói chung và vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi nói riêng.

- Cần có các biện pháp đối với học sinh có năng lực trình độ khác nhau: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém nhằm giúp các em tiếp thu những kiến thức phù hợp với khả năng của mình.

- Chuẩn bị đồ dùng dạy học một cách tỉ mỉ và cẩn thận.

- Nắm chắc các chương trình, soạn giáo án tốt để mang lại hiệu quả cao.

- Giáo viên nên mạnh dạn soạn giảng ra nhiều trò chơi cho bài học và dạy thử cho tổ chuyên môn dự giờ từ đó góp ý, chỉnh sửa Không ngừng rèn luyện bản thân và cố gắng học hỏi. nhà trường, đặc điểm tâm lý học sinh từng lớp và năng lực học tập để có trò chơi phù hợp và luôn có nhiều cách tổ chức trò chơi trên một bộ tư liệu.

- Giáo viên cần phải năng động hơn trong tổ chức dạy học, hãy có niềm tin vào học trò của mình, nếu giáo viên thực sự tâm huyết, biết cách tổ chức và đưa ra yêu cầu vừa sức và hợp lý sẽ nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành từ phía học trò, chúng sẽ hoàn thành và hơn cả sự mong đợi của bạn.

[1] Nguyễn Trọng Chiến, Nguyễn Thị Kim Thoa (2005), Phương pháp dạy Toán ở Tiểu học, NXBĐH Huế

[2] Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Nguyễn Áng, Đỗ Quốc Chung, Đỗ Tiến Đạt, Đỗ Trung Hiệu, Trần Diên Hiền, Đào Thái Lai, Kiều Đức Thành, Phạm Thanh Tâm, Vũ Dương Thụy (2005), Sách giáo viên Toán 2, NXB Giáo dục

[3] Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Nguyễn Áng, Đỗ Quốc Chung, Đỗ Tiến Đạt, Đỗ Trung Hiệu, Trần Diên Hiền, Đào Thái Lai, Kiều Đức Thành, Phạm Thanh Tâm, Vũ Dương Thụy, Sách giáo khoa Toán 1, NXB Giáo dục

[4] Đào Tam (2005), Thực hành giải Toán ở Tiểu học, NXB Giáo dục

[5] Sách dự án – Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXB Giáo dục [6] Nguyễn Tuấn (2008), Thiết kế bài giảng Toán 2 (tập 1,2), NXB

[7] Cao Quốc Minh, Diệp Hồng Minh (2003), 125 trò chơi Toán học 1,2,3

[8] Chương trình giáo dục 2018, Môn Toán lớp 1 – Bộ Giáo dục và Đào tạo

[9] Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học

[10] Giáo trình chuyên đề: Rèn kĩ năng giải toán Tiểu học.

[11] Hỏi – đáp về dạy học Toán ở Tiểu học.

[12] 100 câu hỏi và đáp về việc dạy học Toán ở Tiểu học.

[13] Sách NXB - GD về các trò chơi trong dạy học Toán ở Tiểu học.

[14] Sách giáo khoa môn Toán lớp 1.

[15] Bùi Văn Huệ (1994), Tâm lý học tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[16] Đặng Thành Hưng (2001), Về phạm trù chơi trong giáo dục mầm non, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 124.

[17] Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại: Lí luận - Biện Pháp -

Kĩ thuật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

[18] N.K.Crupxkara (1959), Tuyển tập sư phạm (tập 6), NXB Matxcova.

[19] Nguyễn Như Mai (2002), Tâm lí học trẻ em, NXB ĐHQG Hà Nội.

[20] Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học - NXB Đà nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho học sinh, NXB Giáo dục.

[22] Hà Nhật Thăng (2001), Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học, NXB giáo dục Hà Nội.

[28] Trần Anh Tuấn (chủ biên) - Ngô Thu Dung - Mai Quang Huy,

Giáo dục học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[29] Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức (2005), 150 trò chơi thiếu nhi,

[30] UNESCO Hà Nội (2005), Học để cùng chung sống.

[31] Xavier Roegiers, (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực tích hợp ở nhà trường, người dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị NXB Giáo dục.

[32] Hwang và đồng nghiệp (2016), The Effects of Game-Based

Learning on Mathematical Learning Achievement: A Meta-Analysis

[33] Ainley và đồng nghiệp (2012), Using Games to Promote Learning and Motivation in Mathematics.

[34] Freitas và đồng nghiệp (2015), Teaching Mathematics with

Technology: Using Games to Enhance Learning, NXB Nga.

[35] B.C.Grrenhikaia , 1979, Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành học tập, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục của Viện Nghiên cứu Giáo dục Liên Xô.

[36] Nguyễn Ánh Tuyết , 2013, Trò chơi trẻ em, NXB Trẻ.

[37] Trần Phiêu (2005), Những trò chơi vui nhộn trong sinh hoạt tập thể, NXB trẻ.

[38] Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm (2017), 100 trò chơi

Toán lớp 1, NXB Thống kê

[39] Nguyễn Thị Thanh Tuyền (2012), Áp dụng trò chơi trong giảng dạy Toán học cho học sinh lớp 1, Đại học Sư phạm Hà Nội.

[40] Nguyễn Thị Kim Cương (2015), Sử dụng trò chơi giáo dục trong việc phát triển kỹ năng viết chữ đúng văn bản cho học sinh Tiểu học, Đại học

[41] Trần Thị Ngọc Thùy (2014), Áp dụng trò chơi cờ vua trong giảng dạy Toán học cho học sinh lớp 2, Đại học Sư phạm Hà Nội. môn Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học, Đại học Huế.

[43] Nguyễn Thị Thu Hương (2015), Áp dụng trò chơi trong giảng dạy môn Đạo đức cho học sinh Tiểu học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí

[44] Lê Thị Thùy Linh (2018), Sử dụng trò chơi giáo dục trong việc phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Tiểu học, Đại học Huế.

[45] Trần Thị Thanh Tuyền (2016), Áp dụng trò chơi trong giảng dạy môn Khoa học cho học sinh lớp 3, Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nội dung chương trình toán lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2006

Số học Đại lượng và đo đại lượng

Giải toán có lời văn

1 Các số đến 10 Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10 a Đếm, đọc, viết và so sánh các số đến 10 b Bước đầu giới thiệu các phép cộng, phép trừ c Bảng cộng, Bảng trừ trong phạm vi 10 Số 0 trong phép cộng, phép trừ.

2 Các số đến 100 Phép cộng và phép trừ không nhớ đến 100 a Đếm, đọc, viết và so sánh các số đến 100 Giới thiệu đơn vị, chục, tia số b Phép cộng và phép trừ không nhớ đến 100 c Tính giá trị của biểu thức số có đến 2 dấu phép cộng, trừ (trong các trường hợp đơn giản)

1 Đơn vị đo độ dài xăng ti mét (cm) Đo và ước lượng độ dài.

2 Tuần lễ, ngày trong tuần Đọc đúng giờ trên đồng hồ Đọc lịch (loại lịch hàng ngày)

1 Nhận dạng bước đầu về hình vuông, hình tam giác, hình tròn

2 Giới thiệu về điểm, đoạn thẳng Điểm ở trong và điểm ở ngoài một hình.

3 Thực hành vẽ đoạn thẳng, gấp hình, cắt hình

1 Giới thiệu bài toán có lời văn

2 Giải các bài toán bằng một phép cộng hoặc một phép trừ, chủ yếu là các bài toán thêm, bớt một số đơn vị

Nội dung chương trình toán lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Số tự nhiên Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100

– Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10; trong phạm vi 20; trong phạm vi 100.

– Nhận biết được chục và đơn vị, số tròn chục.

So sánh các số trong phạm vi 100

Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 (ở các nhóm có không quá 4 số). Các phép tính với số tự nhiên

Phép cộng, phép trừ – Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ.

– Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100.

Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).

Tính nhẩm – Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.

Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục.

Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính cộng, trừ

– Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

Nhận biết và viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính được kết quả đúng.

Hình phẳng và hình khối

Quan sát, nhận biết hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản

– Nhận biết được vị trí, định hướng trong không gian: trên – dưới, phải – trái, trước – sau, ở giữa. – Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

Nhận dạng được khối lập phương, khối hộp chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật

Thực hành lắp ghép, xếp hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản

Nhận biết và thực hiện được việc lắp ghép, xếp hình gắn với sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. Đo lường Đo lường Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng

– Nhận biết được về “dài hơn”, “ngắn hơn”.

– Nhận biết được đơn vị đo độ dài: cm (xăng-ti- mét); đọc và viết được số đo độ dài trong phạm vi 100cm.

– Nhận biết được mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ.

Nhận biết được giờ đúng trên đồng hồ.

Thực hành đo đại lượng – Thực hiện được việc đo và ước lượng độ dài theo đơn vị đo tự quy ước (gang tay, bước chân, ). độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm.

– Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ.

– Xác định được thứ, ngày trong tuần khi xem lịch (loại lịch tờ hàng ngày).

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài, đọc giờ đúng và xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày). HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể.

Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng hạn:

Ngày đăng: 23/08/2023, 20:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. 2 Hệ thống các PP dạy học thường sử dụng trong dạy học môn Toán - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Bảng 1. 2 Hệ thống các PP dạy học thường sử dụng trong dạy học môn Toán (Trang 46)
Bảng 1. 3 Vai trò của việc sử dụng TCHT trong môn Toán - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Bảng 1. 3 Vai trò của việc sử dụng TCHT trong môn Toán (Trang 47)
Bảng 1. 4 Các hình thức tổ chức trò chơi ở môn Toán - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Bảng 1. 4 Các hình thức tổ chức trò chơi ở môn Toán (Trang 48)
Hình 2. 1 Trò chơi các số từ 0 đến 10 Trò chơi Hoạt động hình thành kiến thức mới - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Hình 2. 1 Trò chơi các số từ 0 đến 10 Trò chơi Hoạt động hình thành kiến thức mới (Trang 56)
Hình 2. 3 Trò chơi Thỏ đi trú mưa - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Hình 2. 3 Trò chơi Thỏ đi trú mưa (Trang 62)
Hình 2. 4 Trò chơi số kế bên Trò chơi Hoạt động hình thành kiến thức mới - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Hình 2. 4 Trò chơi số kế bên Trò chơi Hoạt động hình thành kiến thức mới (Trang 63)
Hình 2. 5 Trò chơi xếp que tính - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Hình 2. 5 Trò chơi xếp que tính (Trang 71)
Hình 2. 6 Trò chơi Ong tìm số - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Hình 2. 6 Trò chơi Ong tìm số (Trang 72)
Hình 2. 7 Trò chơi thực hiện chuỗi phép tính - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Hình 2. 7 Trò chơi thực hiện chuỗi phép tính (Trang 72)
Bảng Sodoku có thể là - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
ng Sodoku có thể là (Trang 73)
Hình 2. 9 Trò chơi hai số bí ẩn - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Hình 2. 9 Trò chơi hai số bí ẩn (Trang 74)
Hình 2. 10 Trò chơi xếp que tính 2 - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Hình 2. 10 Trò chơi xếp que tính 2 (Trang 75)
Hình 2. 11 Trò chơi đường đua khủng long - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Hình 2. 11 Trò chơi đường đua khủng long (Trang 76)
Hình 2. 12 Trò chơi Bingo - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Hình 2. 12 Trò chơi Bingo (Trang 78)
Hình 2. 13 Trò chơi Rung chuông vàng - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Hình 2. 13 Trò chơi Rung chuông vàng (Trang 81)
Bảng 3. 1 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi và tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Bảng 3. 1 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi và tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất (Trang 86)
Sơ đồ 3. 1 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Sơ đồ 3. 1 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp (Trang 87)
Bảng 2. 1 Số liệu kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Bảng 2. 1 Số liệu kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Trang 90)
Sơ đồ 3. 2 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Sơ đồ 3. 2 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Trang 91)
Bảng 3. 2 Số liệu kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Bảng 3. 2 Số liệu kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Trang 91)
Sơ đồ 3. 3 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Sơ đồ 3. 3 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Trang 92)
Sơ đồ 3. 5 Kết quả định tính - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Sơ đồ 3. 5 Kết quả định tính (Trang 93)
Hình phẳng và hình  khối - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Hình ph ẳng và hình khối (Trang 104)
Hình vuông ‒ Hình tròn ‒ Hình tam giác ‒ Hình chữ nhật Các số 1, 2, 3 - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
Hình vu ông ‒ Hình tròn ‒ Hình tam giác ‒ Hình chữ nhật Các số 1, 2, 3 (Trang 108)
Bài 12. Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 Bài 13. Luyện tập chung - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
i 12. Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 Bài 13. Luyện tập chung (Trang 111)
Câu 4: Hình thức tổ chức trò chơi nào mà thầy (cô) thường sử dung? - Luận văn thạc sĩ giáo dục học tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
u 4: Hình thức tổ chức trò chơi nào mà thầy (cô) thường sử dung? (Trang 120)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w