1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt

128 2,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

Trong bối cảnh đó, để giúp những người Việt Nam học tiếng Hán hiểu biết hơn về kho tàng thành ngữ tiếng Hán nói chung và các thành ngữ nói về tính cách con người của tiếng Hán nói riêng,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kì công trình nào khác

Người thực hiện luận văn

Lý Lệ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Khoa Ngôn ngữ học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, đặt biệt là PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này Xin cảm ơn các anh chị học viên cao học cùng lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……….8

0.1 Lý do chọn đề tài……….8

0.2 Tình hình nghiên cứu……….10

0.3 Đối tượng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… 12

0.4 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu……… 13

0.5 Bố cục của luận văn……… 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT………16

1.1 Khái niệm thành ngữ và đặc điểm thành ngữ trong tiếng Hán…… 16

1.1.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán……… 16

1.1.2 Đặc điểm chung của thành ngữ trong tiếng Hán……….20

1.2 Phân biệt thành ngữ với các ngữ cố định khác trong tiếng Hán……24

1.2.1 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ……….24

1.2.2 Phân biệt thành ngữ với ngạn ngữ……….26

1.2.3 Phân biệt thành ngữ với yết hậu ngữ……….27

1.2.4 Phân biệt thành ngữ với quán dụng ngữ……… 27

1.3 Khái niệm tính cách con người và thành ngữ nói về tính cách con người……… 28

1.3.1 Tính cách con người……….28

1.3.2 Thành ngữ nói về tính cách con người……….30

1.4 Tiểu kết……… 32

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA CÁC

Trang 6

THÀNH NGỮ NÓI VỀ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI TRONG

TIẾNG HÁN (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)……… 34

2.1 Dẫn nhập………34

2.2 Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán……….35

2.2.1 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đề-thuyết………36

2.2.2 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đẳng lập……….38

2.2.3 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chính phụ…… 41

2.2.4 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc động-tân……….44

2.2.5 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc động-bổ……… 44

2.2.6 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc liên động………45

2.2.7 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc câu phức………46

2.3 Đặc điểm cấu tạo của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt……….49

2.3.1 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chủ vị………… 50

2.3.2 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đẳng lập……….50

2.3.3 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chính phụ…… 51

2.4 So sánh thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt……….52

2.4.1 Về các thành tố cấu tạo……….52

2.4.2 Về cấu trúc thành ngữ……… 53

2.5 Tiểu kết……… 53

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC THÀNH

Trang 7

NGỮ NÓI VỀ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI TRONG TIẾNG HÁN

(Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)……….…… 55

3.1 Dẫn nhập………55

3.2 Phương thức tạo nghĩa và đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) 56

3.2.1 Các phương thức tạo nghĩa của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán………56

3.2.1.1 Khái quát hóa……… 57

3.2.1.2 Cụ thể hóa………57

3.2.1.3 Ẩn dụ hóa……….58

3.2.1.4 Hợp nghĩa……… 58

3.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán……… 59

3.2.2.1 Nghĩa đen (nghĩa gốc) của thành ngữ nói về tính cách con người……….59

3.2.2.2 Nghĩa bóng (nghĩa biểu trưng) của thành ngữ nói về tính cách con n g ư ờ i … … … … …… … … 6 1 3.3 Đối chiếu ngữ nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt……….62

3.3.1 Loại hình tính cách con ngữ trong thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt……… 63

3.3.1.1 Phân tích ngữ liệu……….64

Trang 8

3.3.1.2 Nhận xét………73

3.3.2 Các phương tiện biểu trưng của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt……… 73

3.3.2.1 Các hiện tượng hay sự vật liên quan đến thiên văn địa lí……… 74

3.3.2.2 Các hiện tương hay sự vật liên quan đến động vật (bao gồm các bộ phận cơ thể của động vật) và thực vật……….75

3.3.2.3 Các bộ phận cơ thể của con người (gồm ngũ quan tứ chi, ngũ tạng lục phủ và sự thay đổi của nội tạng hoặc sự hoạt động của cơ thể)………78

3.4 Tiểu kết……… 82

KẾT LUẬN………85

Tài liệu tham khảo……….88

Phụ lục 1……….91

Phụ lục 2……… 112

Phụ lục 3……… 122

Trang 9

MỞ ĐẦU

0.1 Lý do chọn đề tài

Cổ nhân có câu: “Bách nhân, bách tính”, nghĩa là tính cách của con người không ai giống ai Trong cuộc sống có những người mang tính cách dũng

nhân (quên mình vì người), cũng có người lại 自私自利-tự tư tự lợi (ích

kỷ) Và chúng tôi quan niệm rằng người Trong Quốc siêng năng, hiếu học,

thông minh và giỏi bắt chước Người Việt Nam cần cù lao động, dễ thỏa mãn, chuộng hòa bình, trọng lễ giáo Tuy nhiên xét về văn hóa-xã hội thì tính cách con người của hai nước có nhiều điểm tương đồng

Việc nghiên cứu về tính cách con người nhằm mục đích tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam là một công trình nghiên cứu vừa thú vị vừa có giá trị Tuy nhiên sự nghiên cứu một cách khách quan về tính cách con người đã được thể hiện trong một số công trình nghiên cứu về tâm lí, văn hóa và lịch sử dân tộc Cho nên trong bài luận văn chúng tôi sẽ giới hạn vào ngôn ngữ, chủ yếu đi vào nghiên cứu thành phần từ vựng nói chung và các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán nói riêng Lý do chọn đề tài của chúng tôi chủ yếu gồm hai điểm như sau:

Điểm thứ nhất: Trong tiếng Hán, có một kho tàng thành ngữ khá phong phú, trong đó có nhiều thành ngữ nói về tính cách của con người như:

心直口快 tâm trực khẩu khoái (nhanh mồm nhanh miệng)

多愁善感 đa ầu thiện cảm (đa sầu đa cảm)

Trang 10

好吃懒做-hảo ngật lãn tố (ham ăn biếng làm)

冰清玉洁-băng thanh ngọc khiết (trong như ngọc, trắng như ngà) v.v

Về mặt ý nghĩa, các thành ngữ này chủ yếu nói về các tính cách của con người thể hiện qua đạo đức, tâm lí, tình cảm hay trí tuệ Về mặt cấu tạo và

phương tiện biểu hiện, bên cạnh các thành ngữ mô tả “和蔼可亲-hòa ái khá

thân (dễ thương), 大义凛然-đại nghĩa lãm nghiên (hiên ngang lẫm liệt)…”, có

nhiều thành ngữ sử dụng các phương thức ẩn dụ “心直口快-tâm trực khẩu

khoái (lòng ngay dạ thẳng), 真金不怕火炼-chân kim bất phạ hỏa luyện (vàng

thật không sợ lửa)”, so sánh “赤子之心 (xích tử chi tâm)—tấm lòng son, 年高

德劭 (niên cao đức thiệu)—tuổi cao đức trọng, 贪得无厌 (tham đắc vô

yếm)—lòng tham không đáy”, mang những đặc điểm ngôn ngữ văn hóa của

tiếng Việt và người Hán Những thành ngữ này không phải lúc nào cũng có các thành ngữ tương ứng hoặc có thể chuyển dịch sang các thành ngữ tương đương trong tiếng Việt Thực tế đó tạo ra những khó khăn cho việc giảng dạy, học tập cũng như chuyển dịch các thành ngữ hữu quan của tiếng Hán sang tiếng Việt

Điểm thứ hai, hiện nay, cùng với các quan hệ chính trị và kinh tế, quan

hệ giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam ngày càng phát triển rộng rãi và sâu sắc hơn về mặt giao lưu ngôn ngữ và văn hóa Ở các trường đại học cũng như ngoài xã hội số lượng người Việt Nam học và sử dụng tiếng Hán ngày càng tăng, góp phần phát triển và mở rộng quan hệ giao lưu về ngôn ngữ và văn hóa giữa hai nước Trong bối cảnh đó, để giúp những người Việt Nam học tiếng Hán hiểu biết hơn về kho tàng thành ngữ tiếng Hán nói chung và các thành ngữ nói về tính cách con người của tiếng Hán nói riêng, đồng thời nắm được những tương

Trang 11

đồng và khác biệt của các thành ngữ này ở hai ngôn ngữ, chúng tôi chọn nhóm thành ngữ này làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ

0.2 Tình hình nghiên cứu

Các thành ngữ tiếng Hán đã được nghiên cứu khá kỹ ở Trung Quốc, đặc biệt là trong giai đoạn những năm 80 của thế kỷ trước Các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến các thành ngữ tiếng Hán từ nhiều góc độ khác nhau, như

giải thích nguồn gốc (Dương Thiên Dực, “Nguồn gốc thành ngữ tiếng Hán”, Nxb Giảng dạy và Nghiên cứu ngoại ngữ, 1982; Lý Nhất Hoa, “Tu bổ và chứng

minh nguồn gốc của những thành ngữ thường dùng”, Học báo Đại học Thiên

Tân, số 2/1983, và “Tìm cội nguồn của những thành ngữ thường dùng”, Nghiên cứu Ngữ văn, số 4/1983), tìm hiểu quá trình phát triển (Phan Doãn Trung, “Sự

hình thành và phát triển của thành ngữ, điển cố”, Học báo Đại học Trung Sơn,

số 2/1980), mô tả các đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa (Nghi Bảo Nguyên, “Phân

biệt rõ thành ngữ”, Nxb KHXH Trung Quốc, 1979; Tôn Lương Minh, “Một số vấn đề về việc biểu hiện từ tính trong việc giải thích ý nghĩa thành ngữ tiếng Hán”, Thông tấn ngữ văn Trung Quốc, số 5/1980; Thái Kính Hạo, “Bàn qua việc giải thích ý nghĩa của thành ngữ”, Học báo Đại học Tô Châu, số 2/1984)

v.v

Ở giai đoạn này, hướng nghiên cứu đối chiếu và nghiên cứu chuyển dịch giữa thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ của các ngôn ngữ khác cũng được nhiều nhà nghiên cứu bước đầu quan tâm Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Hán với thành ngữ tiếng Anh và tiếng Nga (Hướng Quang

Trung, “Quan hệ giữa thành ngữ và môi trường tự nhiên, truyền thống văn hóa

Trang 12

và đặc trưng ngôn ngữ của dân tộc”, Ngữ văn Trung Quốc, 1979), đối chiếu

thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt (Trần Văn Bác, “Thành ngữ tiếng

Hán và thành ngữ tiếng Việt”, Nxb Giảng dạy và Nghiên cứu Ngoại ngữ, 1982),

nghiên cứu chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Indonesia (Tôn Viễn

Chí, “Bàn về vấn đền dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Inđô-nê-xia”, Tuyển

tập Nghiên cứu Phương Đông, số 4/1983)

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của phong trào học tập, nghiên cứu tiếng Việt ở Trung Quốc và tiếng Hán ở Việt Nam, hướng nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt được quan tâm mạnh mẽ ở cả hai nước, đặc biệt là trong các trường đại học Ở Trung quốc, có thể kể đến các đề tài luận văn thạc sĩ về loại đề tài này như:

chiếu các động vật trong thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt”, Vi Thị

Thủy, Đại học Cát Lâm, 2012)

Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu đối chiếu về màu sắc, cấu tạo thân thể, sự vận dụng ẩn dụ trong thành ngữ v.v

Trang 13

Ở Việt Nam đề tài loại này cũng thu hút sự chú ý của nhiều công trình nghiên cứu mà phần lớn cũng là các luận văn thạc sĩ:

- “Đặc điểm của các thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán (có

sự đối chiếu với tiếng Việt)” (Vi Trường Phúc, ĐHKHXH&NV Hà Nội, 2005);

- “Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt)” (Đường Tú Trân, ĐHKHXH&NV Hà Nội, 2007);

- “Khảo sát thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ con số trong sự đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt có yếu tố là con số” (Giang Thị Tám, ĐHKHXH&NV

0.3 Đối tƣợng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán, có liên hệ với các thành ngữ chỉ tính cách con người trong tiếng Việt Nói cách khác, đó là những thành ngữ chỉ tính cách con người như: Thành ngữ biểu hiện tính cách con người dũng cảm như 浑身是胆-hỗn

thân thị đảm (gan góc dũng cảm); Thành ngữ biểu hiện tính cách con người nhút

Trang 14

cách con người chăm chỉ như发愤忘食-phát phẫn vong thực (làm quên ăn quên

ngủ) v.v

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là thông qua khảo sát các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán có liên hệ với các thành ngữ cùng loại trong tiếng Việt nhằm tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt của các thành ngữ này ở hai ngôn ngữ, qua đó góp phần vào việc nghiên cứu thành ngữ

và các đặc trưng của ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam

Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau

đây:

- Giới thiệu những khái niệm lý thuyết cơ bản liên quan đến thành ngữ

- Khảo sát phương thức cấu tạo và phương thức biểu hiện ý nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán, qua đó nêu lên những đặc trưng về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc

- So sánh với thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt, qua

đó làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt của loại thành ngữ này ở hai ngôn ngữ và ứng dụng vào việc giảng dạy, học tập

0.4 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu

Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp mô tả (cấu trúc và ngữ nghĩa)

và phương pháp phân tích đối chiếu (liên ngữ và liên văn hóa) Ngoài ra luận văn cũng sử dụng nhiều phương pháp và thủ pháp nghiên cứu khác như: diễn dịch, quy nạp, thống kê, phân loại

Trang 15

Các tư liệu được luận văn sử dụng để làm tư liệu tham khảo chủ yếu bao gồm các thành ngữ chỉ tính cách con người được rút ra từ 2 quyển từ điển:

2009 年) (“Từ điển thành ngữ Hán ngữ”, Nxb Cty HH quốc tế in ấn Thương

mại , Tôn Mộng Mai chủ biên, 2009);

2 “Từ điển thành ngữ Hoa Việt thông dụng”, (Khổng Đức, Trần Bá

Hiền chủ biên, Nxb Văn hóa Thông tin, 2001)

Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo thêm một số quyển từ điển khác như:

“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Bích Hằng chủ biên, Nxb Văn

hóa-Thông tin, 2005); “Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” (Nguyễn Như Ý

chủ biên, Nxb Giáo dục, 1995)

0.5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chương với nội dung như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Trình bày một số nội dung lý thuyết liên quan đến thành ngữ, và thành

ngữ nói về tính cách con người

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)

Khảo sát đặc điểm cấu tạo (cấu trúc, từ loại, phương tiện biểu hiện nghĩa) của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và liên hệ với các đặc điểm tương ứng của thành ngữ tiếng Việt

Chương 3: Ý nghĩa và phương thức tạo nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách

Trang 16

con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)

Khảo sát các đặc điểm về mặt ngữ nghĩa và phương thức tạo nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán, so sánh với thành ngữ tiếng Việt, từ đó nêu ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng

Trang 17

CHƯƠNG

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm thành ngữ và đặc điểm thành ngữ trong tiếng Hán

Thành ngữ (idiom) là một loại cụm từ cố định được dùng khá phổ biến như một đơn vị ngôn ngữ trong các ngôn ngữ Thành ngữ của nước nào là tinh hoa của ngôn từ nước đó Theo Tây phương thì thành ngữ là cách sử dụng hay hình thức đặc biệt của ngôn từ, còn Đông phương thì cho thành ngữ là cụm từ được nhân dân quen dùng từ lâu, có hình thức gọn gàng mà ý nghĩa rất sâu xa

Từ điển Ngôn ngữ học và Ngữ âm học (Dictionary of Linguistics and Phonetics) của David Cristal (1980/1997: 189) định nghĩa “ thành ngữ là một kết hợp các từ hạn chế về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, khiến cho chúng hành chức như một đơn

vị độc lập” Xét từ quan điểm cú pháp, thành ngữ ít có khả năng có biến thể ở các ngữ cảnh khác, và vì vậy thường được gọi là các “phát ngôn có sẵn” (ready-made utteraces) hoặc là các “kết hợp quen dùng” (habitual collocations)

1.1.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán

Ở Trung Quốc, trong tư liệu của các thư tịch cổ, hai chữ “thành ngữ” được xuất hiện sớm nhất là ở Đời Tống, khi đó cũng có một cách nói khác là

“Toàn ngữ”, tuy nhiên trước đó, ở Đời Đông Hán thành ngữ đã xuất hiện với cái tên là “thành ngôn” Và đến Đời Minh Thanh thì khái niệm thành ngữ lại được tiếp tục sử dụng

Vậy khái niệm thành ngữ là gì? Ở thời cận hiện đại khái niệm thành ngữ được xác định rõ hơn thông qua một số định nghĩa từ các từ điển như:

Trang 18

- Từ điển Từ Nguyên (năm 1915) coi thành ngữ là cổ ngữ, phản ánh

những gì lưu hành trong xã hội, có thể dẫn dụng để biểu thị ý nghĩa của mình đều là thành ngữ

- Từ điển Từ Hải (năm 1936) coi những cổ ngữ được mọi người hay dẫn

dụng gọi là thành ngữ Thành ngữ có nguồn gốc hoặc từ kinh truyện, hoặc từ ngạn ngữ ca dao, được xã hội quen biết, được người dân thường dùng, quen nghe

- Từ điển Từ Hải (năm 1979) coi thành ngữ là một loại thục ngữ, là

những cụm từ cố định được quen dùng Thành ngữ trong tiếng Hán phần lớn được cấu thành bởi bốn chữ, có kết cấu tổ chức đa dạng, và nhiều nguồn gốc khác nhau Một số thành ngữ có thể được lí giải qua từng yếu tố cấu tạo của nó, một số thành ngữ phải biết được nguồn gốc mới hiểu được ý nghĩa của nó

- Đại từ điển Bách khoa Trung Quốc (năm 1990) định nghĩa thành ngữ là

một loại cụm từ cố định, lời gọn mà ý sâu, được nhân dân quen dùng từ đời này

sang đời khác

- Từ điển Hán ngữ hiện đại (năm 2002) xác định thành ngữ là một loại

cụm từ cố định được người dân quen dùng trường kì, ý nghĩa trọn vẹn, kết cấu

cố định, cấu trúc đơn giản, được sử dụng một cách chỉnh thể

Vào những năm 80, tác giả Hoàng Bá Vinh và Liêu Tự Đông (năm 1981) cho rằng thành ngữ là những từ tổ cố định đặc biệt, được mọi người quen dùng xưa nay Tác giả Trương Tĩnh cũng cho thành ngữ là những từ tổ cố định mà có hai đặc điểm cơ bản là tính hoàn chỉnh về nghĩa và tính cố định về cấu trúc Đến thập kỳ 90, ngắn gọn nhưng cũng khá rõ ràng, tác giả Mạc Bành Linh (năm

Trang 19

1999) đã đề xuất một ý kiến định nghĩa cho thành ngữ đó chính là thành ngữ tiếng Hán là một loại trong thục ngữ, chúng là những cụm từ cố định mang sắc thái văn viết được nhân dân quen dùng từ đời này sang đời khác, hình thức cơ

好汉-anh hùng háo hán v.v

Ở Việt Nam, các nhà Việt ngữ học khi định nghĩa về thành ngữ đều có cách nhìn tương tự nhau, mặc dù cách diễn đạt không phải lúc nào cũng giống nhau Theo Nguyễn Thiện Giáp “thành ngữ là cụm từ cố định, vừa có tính hoàn

chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm.” (“Từ vựng học tiếng Việt”, Nxb Giáo dục,

2009) Đây là một định nghĩa về khái niệm thành ngữ vừa ngắn gọn vừa rõ ràng

Ví du: Ăn cháo đái bát, bút sa gà chết v.v Nhiều nhà Việt ngữ học khác (như

Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Tu, Trương Đông San….) cũng đưa ra các định nghĩa khác nhau về thành ngữ Để hiểu rõ hơn các quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt, chúng tôi đã tập hợp các định nghĩa về thành ngữ tiếng Việt của các nhà Việt ngữ học này qua bảng sau:

Thiện Giáp

Thành ngữ là loại đơn vị trung gian giữa một bên là các ngữ và một bên là các quán ngữ và tục ngữ Thành ngữ cũng là đơn vị định danh cũng là ten gọi của một sự vật, hiện tượng, là sự thể hiện của một khái niệm (có tính thống nhất về nghĩa) đồng thời cái nghĩa cộng lại của các thành tố theo qui luật cú pháp cũng cần được hiểu

3 1976 Hồ Lê Thành ngữ là những tổ hợp từ (gồm nhiều từ hợp lại), có

tính vững chắc về cấu tạo và bóng bẩy về ý nghĩa, dùng để miểu

Trang 20

tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách, một trạng thái

Văn Tu

Thành ngữ là cụm từ cố định, các thành phần trong đó đã mất đi tính độc lập, sau khi kết hợp tạo thành một chỉnh thể cố định Ý nghĩa của thành ngữ không thể đơn giản suy ra từ các yếu

Ninh

Thành ngữ là cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành đã mất tính độc lập ở cái mức nào đó, và kết hợp lại thành một khối tương đối vững chắc và hoàn chỉnh

7 1983 Cù Đình Tú Thành ngữ là tổ hợp từ cố định có chức năng gọi tên sự vật,

Hùng

Thành ngữ là ngữ cố định có tính hoàn chỉnh về nghĩa, có sắc thái biểu cảm, có tính hình tượng và tính cụ thể Nghĩa của thành ngữ thường không hiểu trực tiếp từ nghĩa đen của các yếu

tố cấu tạo; phần lớn thành ngữ tương đương với từ và có tham gia cấu tạo câu

13 1995 Bùi Tất Tiễn Thành ngữ là những ngữ cố định có cấu tạo gọt giũa, có

nghĩa thường là nghĩa bóng, vừa hoàn chỉnh vừa có tính biểu cảm

Công Đức

Thành ngữ là những cụm từ cố định, là đơn vị có sẵn trong kho từ vựng, có chức năng định danh, tức gọi tên sự vật và phản ánh khái niệm một cách gợi tả và bóng bẩy; có hiệu năng trong giao tiếp và là đơn vị ngôn ngữ văn hóa

15 1996 Lê Hữu Tỉnh Thành ngữ là những cụm từ cố định có kết cấu chặt chẽ,

bền vững và có ý nghĩa ổn định, hoàn chỉnh (nghĩa vốn có của các yếu tố cấu thành bị mờ đi), nghĩa của cả tổ hợp có tính chất mới, tính hình tượng, tính biếu trưng rất cao

17 1997 Hoàng Văn Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về mặt

Trang 21

Hành hình thái-cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử

dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ

Nghiêu

Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc ngữ nghĩa, nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm

Ý

Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính chất nguyên khối về ngữ nghiã, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu

Thiện Giáp

Thành ngữ là cụm từ cố định, vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm

(Bảng định nghĩa thành ngữ tiếng Việt)1

Tóm lại, từ những ý kiến trên đây về khái niệm thành ngữ của Trung Quốc và Việt Nam, chúng tôi quan niệm “thành ngữ là những cụm từ cố định có hình thức ngắn gọn, có kết cấu ổn định và ngữ nghĩa hoàn chỉnh, được cộng đồng ngôn ngữ sáng tạo, bảo tồn và sử dụng từ thế hệ này sang thế hệ khác”

1.1.2 Đặc điểm chung của thành ngữ trong tiếng Hán

Cũng như thành ngữ ở các ngôn ngữ khác, thành ngữ trong tiếng Hán có

những đặc điểm cơ bản của nó Từ định nghĩa nêu trên về thành ngữ, chúng tôi

có thể xác định các đặc điểm cơ bản sau đây của thành ngữ tiếng Hán

- Tính ngắn gọn về hình thức: Nói đến thành ngữ là nói hình thức ngắn

gọn, súc tích Theo thống kê của Từ điển thành ngữ Trung Hoa (2008), số lượng

các thành ngữ 4 âm tiết (được gọi là “tứ tự cách”) chiếm đến 90% các thành ngữ

顺-bách y bách thuận (răm rắp nghe theo người khác) Với những thành ngữ do

3 âm tiết (được gọi là “tam tự cách”) hoặc 4 âm tiết trở lên cấu tạo thì chiếm một

tỷ lệ rất ít so với thành ngữ gồm 4 âm tiết trong tiếng Hán nhưng cũng được

1 Bảng thống kết này chúng tôi dựa theo 蔡心交, 《越汉成语对比研究》 ,华东师范大学应用语言学系博士论文,2011

Trang 22

nhân dân quen dùng Chẳng hạn như 风马牛-phong mã ngưu (không liên quan

nhau), 东道主-đông đạo chủ (chủ nhà), 莫须有-mạc tu hữu (có lẽ có), 不分青红皂白-bất phân thanh hồng tạo bạch (không phân biệt phải trái, đúng sai), 不入虎穴焉得虎子-bất nhập hổ huyệt yên đắc hổ tử (không vào hang cọp sao bắt

được cọp con)

- Tính ổn định về kết cấu: Tuy phần lớn số lượng thành tố cấu tạo của

thành ngữ và cụm từ từ do trong tiếng Hán đa số đều là 4 âm tiết, nhưng khác

với cụm từ tự do, với tư cách là các cụm từ cố định các thành ngữ tiếng Hán có

kết cấu khá ổn định Cụm từ tự do có cấu trúc lỏng lẻo, các thành tố của nó rất rễ

bị thay thế, nghĩa của chúng về cơ bản là do nghĩa của các thành tố quyết định,

về cơ bản là nghĩa của các thành tố hợp lại, quan hệ ngữ pháp của chúng thường

cũng rất đơn giản, ít tầng bậc Ví dụ: “根本改变” (căn bản thay đổi) trong

变” (cơ bản thay đổi) hoặc “大大改变” (toàn bộ thay đổi) dùng thay, nhưng

hoàn toàn không thay đổi ý nghĩa của nó Khác với các cụm từ tự do, thành ngữ khó thay đổi về cấu trúc hoặc trật tự trong quá trình sử dụng, ngữ nghĩa của thành ngữ cũng không phai là sự cộng lại đơn thuần của các thành tố mà là nghĩa biểu trưng đã được trừu tượng hóa, khái quát hóa, không thể dễ dàng nhận biết qua nghĩa của các thành tố, quan hệ ngữ pháp của thành ngữ thường cũng

(báo khẩu dư sinh) trong bất ký trường hợp nào Tuy nhiên trong những trường

hợp ngoài lệ, chúng tôi cũng không nên quá tuyệt đối hóa đặc điểm này, trong

Trang 23

thực tế vẫn có một số thành ngữ có thể thay đổi trật tự khi sử dụng, ví dụ: 三更半夜-tam canh bán dạ (nửa đêm; giờ tý canh ba; canh ba nửa đêm ) có biến thể

là半夜三更-bán dạ tam can (đêm hôm khuya khoắt; nửa đêm nửa hôm) hoặc深更半夜-thâm canh bán dạ (đêm khuya; nửa đêm gà gáy)

- Tính hoàn chỉnh về nghĩa: Cũng như thành ngữ ở các ngôn ngữ khác,

thành ngữ tiếng Hán thường có ý nghĩa hoàn chỉnh, trong đó nghĩa thành ngữ của cả kết cấu thường độc lập tương đối với nghĩa đen của từng yếu tố kết hợp

với nghĩa đen của thành ngữ tiếng Việt tương ứng là luyện mãi thành thép nhưng nghĩa thành ngữ của cả kết cấu là rèn luyện nhiều sẽ trở nên vững vàng, cứng

rắn Tương tự, thành ngữ 单枪匹马-đơn thương độc mã có nghĩa đen theo

nghĩa đen của từng yếu tố là một thương, một ngựa nhưng nghĩa thành ngữ là

một thân, một mình cô độc, không ai trợ giúp

- Tính truyền thống về văn hóa: Vốn là sản phẩm được sáng tạo tập thể

và lưu truyền qua nhiều thế hệ nên thành ngữ nói chung và thành ngữ tiếng Hán nói riêng có tính truyền thống và văn hóa sâu sắc, gắn kết với đời sống vật chất

và tinh thần của cộng đồng bản ngữ Qua thành ngữ tiếng Hán chúng ta có thể bắt gặp các sự kiện, nhân vật truyền thuyết hay lịch sử, các quan niệm dân gian

(ngu Công dời núi) 2 , có nguồn gốc từ câu chuyện “Liệt Tử·Thang vấn”, kể rằng

ngày xưa, có một người tên là Ngu Công đã hơn chín mươi tuổi, nhưng khi thấy hai ngọn núi to là Thái Hàng Sơn và Vương Ốc Sơn đứng choán phía trước nhà

2 刘海涛, 《让孩子更聪明的成语故事》 ,中国华侨出版社,2011 年。(Lưu Hải Đào, “ Câu chuyện thành ngữ phát triển trí

Trang 24

mình rất chướng, đi lại khó khăn nên đã huy động, dẫn dắt con cháu và người làng đào đất đá ở hai ngọn núi gánh đi đổ vào biển Bột Hải Cảm kích về lòng kiên trì của Ngu công, Ngọc Đế bèn sai hai con trai của Khoa Nga Thị (thần đại lực của trời) xuống trần gian, vác hai ngọn núi đi, một ngọn núi được chuyển đến phía đông Súc Châu, một ngọn núi được chuyển đến phía Nam Ung Châu

Hình thành từ câu chuyện trên, thành ngữ “Ngu công di sơn” ngày nay có ý

nghĩa khuyên bảo người ta làm việc phải có quyết tâm, kiên trì, không sợ khó khăn mới có được kết quả cuối cùng Dưới đây là một số thành ngữ tiếng Hán tương tự với thành ngữ trên:

- Bắt nguồn từ các truyện ngụ ngôn:

trước mắt quên họa sau lưng)

掩耳盗铃-yếm nhĩ đạo linh (bịt tay trộm chuông; tự lừa dối mình, không

lừa dối được người)

- Bắt nguồn từ các câu chuyện lịch sử:

卧薪尝胆- ngọa tân thường đảm (nằm gai nếm mật; chịu đựng mọi gian truân vất vả)

退避三舍-thối tị tam xả ( nhượng bộ lui binh; nhượng bộ đối phương)

- Bắt nguồn từ truyện cổ tích hoặc thần thoại:

八仙过海-bát tiên quá hải (mỗi người có cách riêng của mình; gà đua

tiếng gáy)

精卫填海- tinh Vệ điền hải (quyết chí làm đến cùng; ví với sự nỗ lực phấn đấu không ngại gian nan)

Trang 25

v.v

Trên đây là những đặc trưng cơ bản của thành ngữ nói chung và của

thành ngữ tiếng Hán nói riêng, mà theo chúng tôi là quan trọng để tìm hiểu về thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán Tuy nhiên, trước khi đề cập đến nhóm thành ngữ này, chúng tôi muốn thảo luận thêm về việc phân biệt thành ngữ với các cụm từ cố định khác không phải là thành ngữ ở trong tiếng Hán

1.2 Phân biệt thành ngữ với các ngữ cố định khác trong tiếng Hán

Trong quá khứ, vì thành ngữ chưa phải là một khái niệm khoa học rõ ràng, được mọi người công nhận, nên người ta thường lẫn lộn thành ngữ với tục ngữ, ngạn ngữ, yết hậu ngữ, quán dụng ngữ…Đặc biệt là thường nhầm lẫn giữa thành ngữ với tục ngữ, ngạn ngữ vì các đơn vị này không có giới hạn rõ ràng, có một số thành ngữ thậm chí được hình thành từ tục ngữ, ngạn ngữ Dưới đây, chúng tôi cố gắng đưa ra sự phân biệt thành ngữ với các loại cụm từ cố định này trong tiếng Hán

1.2.1 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Thành ngữ là cụm từ cố định, có tính chất ngắn gọn cân đối, phần lớn là bốn âm tiết, kết cấu ổn định, hình thức chỉnh tề, dùng tương đương với từ Thành ngữ mang tính nhã nhặn, mang sắc thái ngôn ngữ viết Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, ngắn dài không đều, khi sử dụng có thể biến thông một cách linh hoạt, mang tính khẩu ngữ cao, dễ hiểu

Xét về mặt cấu trúc phần lớn thành ngữ có kết cấu gồm bốn chữ (tứ tự cách), ngoại trừ một số ít có từ năm chữ trở lên Ngược lại, các câu tục ngữ thì

Trang 26

ngắn dài không đều, cũng có một ít tục ngữ có cấu trúc bốn chữ Xét về mặt sử dụng, tục ngữ tuy thuộc về khẩu ngữ nhưng cũng được sử dụng một cách rộng rãi vào tác phẩm văn học, còn thành ngữ thuộc về nhã ngôn, có tính nhã nhặn, nhưng hiện nay cũng thường xuyên được sử dụng nhiều trong lời nói thường ngày Vì vậy giữa thành ngữ và tục ngữ có thể xuất hiện những hiện tượng xen lẫn, thấm thấu lẫn nhau Chẳng hạn, các thành ngữ sau đây:

指桑骂槐-chỉ tang mạ hòe (chỉ cây dâu chửi ông hòe; chửi bóng chửi

gió; chỉ người này chửi người khác)

成也萧何, 败也萧何-thành dã tiêu hà, bại dã tiêu hà (ví von thành công

hay thất bại của một sự việc đều do yếu tố con người tạo nên)

Các thành ngữ này ngày xưa vốn là tục ngữ nhưng hiện nay do được sử dụng rộng rãi đã trở thành thành ngữ Có những tục ngữ dễ dàng phân biệt với thành ngữ, vì tục ngữ có số lượng chữ vừa dài vừa nhiều, luôn được cấu tạo thành một câu hoàn chỉnh và luôn lấy hình tượng cụ thể làm chủ thể Ví dụ:

后长的牛角,比先长的耳朵长-hậu tràng đích ngưu giác, tỉ tiên tràng

đích nhĩ đóa tràng (cái sừng trâu lớn lên sau dài hơn cái tai lớn lên trước), phân biệt với tục ngữ này có thành ngữ 后来居上-hậu lai cư thượng (cái sau vượt

cái trước)

捡了芝麻,丢掉西瓜-kiếm liễu chi ma, đu điếu tây qua (nhặt được hạt

vừng, vứt bỏ dưa hấu), phân biệt với tục ngữ này có thành ngữ因小失大-nhân

tiểu thất đại (vì được lợi ích nhỏ bé tạo nên mất đi lợi ích to lớn)

Nhưng cũng có những trường hợp rất khó phân biệt là tục ngữ hay thành ngữ, vậy thường có thể coi chúng vừa là thành ngữ vừa là tục ngữ Ví dụ:

Trang 27

雪上加霜-tuyết thượng gia sương (đã rét vì tuyết lại giá vì sương)

不敢越雷池一步-bất cảm việt lôi trì nhất bộ (không dám vượt qua)

Nói chung, nếu kết cấu tục ngữ hướng về ngắn gọn chỉnh tề thì có thể trở thành thành ngữ, nếu thành ngữ được tăng thêm thành phần hình tượng hóa thì

có thể trở thành tục ngữ

1.2.2 Phân biệt thành ngữ với ngạn ngữ

Ngạn ngữ là những câu nói đại chúng, ngắn gọn, dễ hiểu, tiết lộ những đạo lí khách quan, có ý nghĩa giáo dục và được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Ví dụ宁为玉碎, 不为瓦全-ninh vi ngọc toàn, bất vi ngõa toàn (thà hi

sinh vì sự nghiện chính nghĩa, cũng không tham sống sợ chết),坐山观虎斗-tọa sơn quan hổ đấu (nghêu cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi)

Về mặt cấu trúc, các thành tố và trật tự các thành tố trong ngạn ngữ có

Cát Lượng (ba anh thợ da vượt xa Gia Cát Lượng; tam ngu thành hiền) cũng có

Lượng hoặc三个臭皮匠,赛个诸葛亮-tam cá xú bì tượng, trại cá Gia Cát

Lượng

Ngược lại, như trên đã nói thành ngữ là cụm từ cố định, các thành tố hoặc trật tự thành tố trong thành ngữ thường không thay đổi, kết cấu thường cố định hóa hơn

Về mặt ý nghĩa, ngạn ngữ có đặc trưng rõ ràng là lời ít ý nhiều, ngụ ý phong phú và ý nghĩa sâu sắc, có tính tư tưởng, tính triết lí và tính nghệ thuật Ví

dụ路遥知马力,日久见人心-lộ dao tri mã lực, nhật cửu kiến nhân tâm (đường

Trang 28

đi xa mới biết được sực ngựa là mạnh hay yếu, thời gian lâu mới biết được lòng

người là tốt hay xấu)

1.2.3 Phân biệt thành ngữ với yết hậu ngữ

Yết hậu ngữ có hình thức kết cấu là một câu với số lượng âm tiết phần lớn nhiều hơn bốn, được tạo nên bởi hai vế trước sau, vế trước như “câu đố”, vế sau là sự giải thích cho vế trước, giống như “giải đố” của câu đố trước và giữa hai bộ phận có dấu gạch liền Như trên đã nói, thành ngữ có tính nhã nhặn, mang nặng màu sắc phong cách viết Khác với thành ngữ, yết hậu ngữ có tính hình tượng, thú vị và mang tính khẩu ngữ cao Yết hậu ngữ cho phép linh hoạt trong

sử dụng, có thể chỉ nói phần “câu đố”, lược bỏ phần “giải đố” để người đọc,

phụ——một trắng một xanh 3 ), 哑巴吃黄连——有苦说不出 (người câm ăn

hoàng liên——vị đắng không nói ra được) Cũng có khi thành ngữ có thể đảm

nhiệm chức vụ “giải đố” của yết hậu ngữ, nhưng thành ngữ thì không thể nào

án——thiết diện vô tư), 抱着琵琶进磨房——对牛弹琴(ôm đàn tì bà vào nhà

mài 4——đàn gáy tai châu) v.v

1.2.4 Phân biệt thành ngữ với quán dụng ngữ

Phần lớn quán dụng ngữ là ba âm tiết, chỉ có một số ít quán dụng ngữ bốn âm tiết, nhưng trên thực tế cũng là một hình thức thêm chữ vào quán dụng

tuyệt, bị khiển trách), 走后门–đi cổng sau (đi lối không đàng hoàng), 耍手段–

3 Một trắng một xanh có nghĩa là phân biệt rất rõ ràng

4 Nhà mài chỉ những phòng để mài sắt hoặc xay bột

Trang 29

trổ tay (sử dụng thủ đoạn không đàng hoàng), 春夏秋冬–xuân hạ thu đông, 东南西北–đông nam tây bắc Phần lớn quán dụng ngữ mang màu sắc ngôn ngữ

địa phương, thường là lời nói cửa miệng, có tính khẩu ngữ cao Cần lưu ý một điều nữa là thành ngữ là 1 kết cấu cố định không thể tách rời, còn quán dụng ngữ lại có thể tách ra để xen vào thành phần khác, ví dụ: 钻空子 (chui chỗ

trống) có thể nói là钻了一个空子 (đã chui một chỗ trống), 钻了法律的空子

(đã chui được chỗ trống của luật pháp)

Nói chung, thành ngữ tiếng Hán thường do bốn âm tiết cấu thành, lời thì ngắn gọn, nhưng ý nghĩa thì sâu xa Nghĩa của một số thành ngữ có thể được

túc (vừa lòng thả ý, hả lòng hả dạ), 大显身手-đại hiển thân thủ (trổ tài, thi đua

tài năng) Cũng có những thành ngữ phải biết nguồn gốc của nó mới có thể hiểu

được ý nghĩa hiện đại của nó, ví dụ: 揠苗助长-át miêu trợ trưởng ( dục tốc bất đạt, ví von nóng vội sẽ hỏng việc), 画蛇添足-họa xà thiêm túc (khi vẽ con rắn

lại thêm chân cho rắn, ví như làm việc quá thừa, không những không có tác dụng, ngược lại còn làm hỏng sự việc)

1.3 Khái niệm tính cách con người và thành ngữ nói về tính cách con người

1.3.1 Tính cách con người

Muốn hiểu khái niệm tính cách con người trước hết chúng ta phải hiểu rõ tính cách là gì Theo tâm lý học, tính cách (character) là đặc trưng nhân cách biểu hiện ở cách thức hành vi trong thói quen và thái độ ổn định của một người đối với hiện thực Nó phản ánh đạo đức của một cá nhân, chịu ảnh hưởng từ giá trị quan,

Trang 30

nhân sinh quan và thế giới quan của con người Theo “Từ điển Hán ngữ hiện đại

(2005: trang 1526)” tính cách là những đặc điểm về tâm lý biểu hiện trên thái độ

và phương thức hành vi đối với người, sự việc Ví dụ: dũng cảm, kiên cường, yếu

đuối, thô bạo v.v Trong “Từ điển tiếng Việt (2010: trang 1283)” có giải thích

tính cách là tổng thể nói chung những đặc điểm tâm lý ổn định trong cách xử sự của một người, biểu hiện thái độ điển hình của người đó trong những hoàn cảnh điển hình

Từ các định nghĩa nêu trên, chúng tôi cho rằng tính cách là đặc trưng tâm

lý tính cách ổn định trong thái độ và cách thức hành vi của con người đối với hiện thực, là bộ phận chủ chốt trong cá tính, có khả năng biểu hiện sự khác biệt giữa từng cá thể rõ ràng nhất Tính cách khác với tính tình, tính khí hay cá tính Chúng tôi có thể nói tính cách do trời sinh, nhưng tính tình, tính khí và cá tính lại hình thành trong quá trình trường thành Tính tình nói chung về đặc điểm tâm lí-tình cảm của mỗi người, tính khí chủ yếu thể hiện phong độ con người, về cá tính thì trừ bao gồm tính cách của con người ra, còn bao gồm hình dáng, sở thích, khí chất của con người Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của con người, phản ánh bản chất con người Tuy nhiên, tính cách không đồng nhất với bản chất con người: một người có thể có nhiều tính cách và nhiều người có thể có cùng một tính cách Người ta thường đánh giá hành động, lời nói, và đôi khi là suy nghĩ của một người để suy ra tính cách người đó, và cuối cùng là kết luận về bản chất người đó Mỗi con người về phương diện tính cách đều có sự thống nhất giữa mặt tích cực và mặt tiêu cực, giữa mặt tốt và mặt xấu Ở mỗi vùng miền cũng như ở mỗi hoàn cảnh, con người lại bộc lộ nhiều hay ít những điểm tích cực hay

Trang 31

những điểm tiêu cực, có tác động tốt xấu đến xã hội ở mức độ khác nhau Khiêm tốn, vị tha, khoan dung, kiên nhẫn, chịu khó, hòa đồng, vui vẻ, hoạt bát v.v là những mặt tốt của tính cách con người; Ích kỉ, khoe khoang, ba hoa, vụ lợi, thích lợi dụng, gian trá, lừa lọc, nhẫn tâm, ác độc, vô duyên, lố bịch, nhảm nhí, đua đòi v.v là những mặt xấu của tính cách con người Ngoài ra, các tính cách con người như trầm lặng, bảo thủ thì có tính trung hòa, phải tùy theo hoàn cảnh cụ thể chúng ta mới có thể đánh giá được mặt tốt, xấu của chúng

Loại hình đặc trưng của tính cách con người rất phức tạp, ví dụ: Thật thà hoặc giả dối, khiêm tốn hoặc kiêu căng v.v là những tính cách thể hiện thái độ con người đối với hiện thực hoặc cá nhân Dũng cảm hoặc nhút nhát, quyết đoán hoặc do dự thiếu quyết đoán v.v là những tính cách thể hiện ý chí của con ngườ; Nhiệt tình hoặc lạnh nhạt, cởi mở hoặc uất ức v.v là những tính cách thể hiện sắc thái tình cảm của con người; Đầu óc linh hoạt, nhận thức sâu sắc, tính lô-gích mạnh hoặc đầu óc chậm chạp, nhận thức nông cạn, không có tính lô-gích v.v là những tính cách thể hiện trí tuệ con người

1.3.2 Thành ngữ nói về tính cách con người

Từ những phân tích trên về thành ngữ và tính cách con người, chúng tôi quan niệm rằng: Các thành ngữ nói về tính cách con người là những cụm từ cố định, mang tính ẩn dụng và hình tượng, nói về đạo đức, trí tuệ, tâm lý và tình cảm của con người thể hiện qua thái độ, tinh thần, hành vi cử chỉ và một số biểu hiện khác Chẳng hạn như:

1) Các thành ngữ nói về phẩm chất đạo đức của con người:

高风亮节-cao phong lượng tiết (đạo đức tốt, đạo đức cao)

Trang 32

刚正不阿-cương chính bất a ( cương trực công chính, không a dua nịnh bợ)

铁面无私-thiết diện vô tư ( công chính nghiêm minh)

大义灭亲-đại ngĩa diệt thân ( vì việc nước quên tình nhà)

兢兢业业-cảng cảng nghiệp nghiệp ( cần cù, thận trọng cẩn thận, có trách nhiệm về công việc)

大义凛然-đại nghĩa lẫm nhiên ( hiên ngang lẫm liệt; oai phong lẫm liệt)

2) Các thành người nói về khả năng trí tuệ của con người:

大智若愚-đại trí nhã ngu ( người tài vẻ ngoài đần độn; tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi)

神机妙算-thần cơ diệu đoán ( mưu kế thần tình; mưu hay chước giỏi)

力挽狂澜-lực vãn cuồng lan (cố gắng xoay chuyển tình thế)

精明强干-tinh minh cương can ( khôn ngoan tài cán; thông minh năng nổ)

3) Các thành ngữ nói về đặc điểm tâm lý của con người:

乐不可支-lạc bất khả chi (vui quá không tìm được chính mình)

无忧无虑-vô ưu vô lự (không lo lắng không buồn phiền)

嬉皮笑脸-hi bì tiếu liễm (cợt nhả, không nghiêm túc)

心旷神怡-tâm khoáng thần di (mát lòng mát dạ)

心花怒放-tâm hoa nộ phóng (mở cờ trong bụng)

4) Các thành ngữ nói về tình cảm của con người:

铁石心肠-thiết thạch tâm tràng (ý chí sắt đá; lòng gan dạ sắt; gan vàng

Trang 33

Tóm lại, các thành ngữ nói về tính cách con người như vừa nêu trên vừa

có kết cấu đơn giản vừa có ý nghĩa biểu trưng, vừa hình tượng sinh động vừa dễ đọc dễ hiểu Dù là trong thành ngữ tiếng Hán hay tiếng Việt, số lượng của những thành ngữ nói về tính cách con người chiếm một số lượng không nhỏ, tạo nên nét đặc sắc hết sức nổi bật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt Từ góc độ nhận thức khách quan và khoa học, tính cách con người có ý nghĩa cả trên hai phương diện nhận thức và thực tiễn–thực tiễn chấn hưng đất nước và phát triển dân tộc Vì vậy, việc nghiên cứu về những thành ngữ nói về tính cách con người trong thành ngữ tiếng Hán cũng rất có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn

1.4 Tiểu kết

Dựa trên quan điểm của các nhà ngôn ngữ học và tâm lí học cũng như các phân tích trên của mình, chúng tôi có thể rút ra một số tiểu kết như sau:

- Thành ngữ trong tiếng Hán là một loại trong thục ngữ, là những cụm từ

cố định có hình thức ngắn gọn, có kết cấu ổn định và ngữ nghĩa hoàn chỉnh, và chúng mang sắc thái văn viết được nhân dân quen dùng từ đời này sang đời khác, hình thức cơ bản của chúng là “tứ tự cách” Thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Hán có nhiều điểm tượng đồng, nhưng thành ngữ tiếng Việt không nhất

Trang 34

thiết phải ngắn gọn, và trong thành ngữ tiếng Việt có những thành ngữ bắt nguồn

từ ngôn ngữ của Trung Quốc căn cứ vào các thành ngữ, tục ngữ, cụm từ cố định hoặc tên địa điểm v.v các thành ngữ đó được gọi bằng thành ngữ Hán-Việt và chiếm một tỉ lệ không ít trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt

- Thành ngữ nói về tính cách con người là những đơn vị từ vựng mô tả

và thể hiện qua các đạo đức, trí tuệ, tâm lí và tình cảm của con người một cách chi tiết và hình tượng Có giá trị miêu tả và đánh giá con người, có thể giúp con người tìm hiểu nhau về thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan

- Thành ngữ nói về tính cách con người nói một cách cụ thể hơn thì chính là các thành ngữ chỉ dũng cảm, nhút nhát, bướng bỉnh, liều mạng, mê gái,

sợ sệt, e dè, tự kiêu, hà tiện, chi li, keo bẩn, hiền lành, nhu nhược, khiêm tốn, nói nhiều, nói ít, nham hiểm, ác độc, hay thay đổi hoặc có tính khí thất thường, vô dụng, không trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, lười biếng, thông minh v.v các thành ngữ nói về tính cách con người này tạo nên nét đặc sắc nổi bật cho thành ngữ và góp phần quan trọng làm cho thành ngữ càng phong phú và sinh động

Trang 35

CHƯƠNG KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA CÁC THÀNH NGỮ NÓI VỀ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI TRONG TIẾNG HÁN

(Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)

2.1 Dẫn nhập

Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ từ lâu đã được các học giả Hán ngữ học và Việt ngữ học quan tâm Cho đến nay đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về cấu trúc thành ngữ được xuất bản thành sách hoặc công bố trên các tạp chí Các học giả đã phân tích và phân loại cấu trúc của thành ngữ từ nhiều góc nhìn khác nhau

Về thành ngữ tiếng Hán, cho đến nay đã có khá nhiều các công trình

nghiên cứu về mặt cấu tạo, đáng chú ý là 2 cuốn sách “Tìm hiểu sơ lược về kiến

thức thành ngữ” của Hứa Triệu Bản (Nxb Bắc Kinh 1980) và bài viết “Phân tích đặc trưng của thành ngữ tiếng Hán” của tác giả Hán Việt đăng trên học báo

Bản phân chia cấu trúc của thành ngữ ra làm 2 loại lớn là cấu trúc đơn nhất (độc lập) và cấu trúc phức hợp (ghép) Tiếp theo dựa trên việc mô tả đặc điểm quan

hệ nội bộ giữa các thành tố của thành ngữ, ông lại chia các thành ngữ có cấu trúc phức hợp ra làm 17 loại nhỏ hơn v.v

Khác với Hứa Triệu Bản, tác giả Hán Việt trong bài báo “Phân tích đặc

trưng của thành ngữ tiếng Hán” đã khảo sát quan hệ cấu trúc nội tại của thành

ngữ và chia cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán ra làm 6 loại là: cấu trúc đẳng lập,

Trang 36

cấu trúc đề-thuyết, cấu trúc động tân, cấu trúc liên động, cấu trúc kiêm ngữ Ngoài 2 công trình trên đây cũng còn có một số công trình khác nghiên cứu khá

cụ thể về cấu trúc thành ngữ tiếng Hán Tuy nhiên, nếu chỉ giới hạn ở nhóm thành ngữ chỉ tính cách con người của tiếng Hán, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đề cập đến Vì vậy ở chương này, thông qua nghiên cứu và phân tích nguồn tư liệu thu thập được chúng tôi muốn làm rõ các đặc điểm về mặt cấu tạo của loại thành ngữ này trong tiếng Hán và liên hệ với đặc điểm cấu tạo của nhóm thành ngữ hữu quan trong tiếng Việt

Ở Việt Nam, giới Việt ngữ học cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau khi phân tích đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt Chẳng hạn trong khi

Đỗ Hữu Châucăn cứ vào cấu trúc ngữ pháp cơ bản nhất của thành ngữ chia thành ngữ tiếng Việt làm 2 loại lớn là thành ngữ có cấu trúc câu và thành ngữ có cấu trúc từ tổ hay cụm từthì Hoàng Văn Hành l ại chia thành ngữ tiếng Việt ra làm 2 nhóm lớn là thành ngữ có cấu trúc đối xứng và thành ngữ có cấu trúc phi đối xứng5

Trong công trình này chúng tôi vận dụng cách phân tích các quan hệ cú pháp của thành ngữ theo quan điểm của tác giả Hán Việt để nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và liên

hệ với đặc điểm cấu tạo của nhóm thành ngữ tương ứng trong tiếng Việt

2.2 Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán

5 2 quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu và tác giả Hoàng Văn Hành trích dẫn từ 韦氏水, 《汉越动物成语对比研究》 , 吉林

大学硕士论文, 2012 年, 第 24 页。 (Vi Thị Thủy, So sánh và đối chiếu các động vật trong thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt”, luận văn thạc sĩ Đại học Cát Lâm, Tr24, 2012.)

Trang 37

Các thành ngữ trong tiếng Hán thường có thể chia thành hai bộ phận trước và sau, được gọi là hai vế, ví dụ:

花言/巧语-hoa ngôn xảo ngữ (nói ngon nói ngọt để gạt người)

安/如泰山-an như Thái sơn (vững như núi Thái)

坐井/观天-tọa tỉnh quan thiên (ngồi dưới đáy giếng nên coi trời bằng nắp vung)

Xét theo quan hệ kết hợp giữa hai vế trước sau, các thành ngữ nói về tính cách con người có thể được phân chia thành các loại cấu trúc sau đây:

Cấu trúc đề-thuyết, cấu trúc đẳng lập, cấu trúc chính phụ, cấu trúc động tân, cấu trúc động bổ, cấu trúc liên động, cấu trúc câu phức v.v

2.2.1 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đề-thuyết

Trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt, những thành ngữ được cấu tạo theo kiểu cấu trúc đề-thuyết (hay gọi kiểu quan hệ chủ vị) có đặc điểm là bộ phận đứng trước là thành phần được thuyết minh, nói rõ, gọi là phần đề (chủ ngữ), còn bộ phận đứng sau có chức năng trần thuật, thuyết minh, nói rõ cho phần đề, gọi là phần thuyết (vị ngữ) Ví dụ:

浑身是胆-hỗn thân (ĐỀ) thị đảm (THUYẾT) (hỗn thân: toàn thân thể

con người; thị đảm: đều là gan Ví với con người gan góc dũng cảm)

肝胆相照-can đảm (ĐỀ) tương chiếu (THUYẾT) (can đảm: gan và dạ;

tương chiếu: chiếu rọi cho nhau Hình dung bộc bạch cởi mở nỗi lòng cho nhau) 黑白分明-hắc bạch (ĐỀ) phân minh (THUYẾT) (hắc bạch: màu trắng

và màu đen; phân minh: rõ ràng Ví phân biệt đúng sai, tốt xấu một cách rõ ràng)

Trang 38

目空一切-mục (ĐỀ) không nhất thiết (THUYẾT) (mục: mắt; không:

không có cái gì; nhất thiết: tất cả mọi sự vật trong vũ trụ Hình dung tự cao tự đại, kiêu ngạo không coi ai ra gì)

喜形于色-hỉ (ĐỀ) hình vu sắc (THUYẾT) (hỉ: vui sướng; hình: tỏ ra; vu:

tại; sắc: sắc mặt Chỉ vui mừng lộ ra trên nét mặt, miêu tả con người không nén nổi vui mừng trong lòng)

心口如一-tâm khẩu (ĐỀ) như nhất (THUYẾT) (tâm khẩu: nghĩ trong

lòng và lời nói trong mồm; như nhất: giống nhau Chỉ nghĩ sao nói vậy, hình dung con người thẳng thắn, chân thành)

守口如瓶-thủ khẩu (ĐỀ) như bình (THUYẾT) (thủ khẩu: kính miệng;

như bình: giống như lọ Hình dung nói năng rất cẩn mật)

意气用事-ý khí (ĐỀ) dụng sự (THUYẾT) (ý khí: chủ trương, ý kiến quá

đà, quá chủ quan; dụng sự: xử lý công việc Chỉ làm việc chỉ theo cảm tình) 鹦鹉学舌-anh vũ (ĐỀ) học thiệt (THUYẾT) (anh vũ: vẹt; học thiệt: học

nói Chỉ học nói như vẹt, thường ví chỉ biết nói theo người ta)

愚公移山-Ngu Công (ĐỀ) di sơn (THUYẾT) (Ngu Công: tên người; di

sơn: dời núi ví tinh thần cương quyết)

Trang 39

đảm (đều là gan) là phần thuyết

b Phần đề (chủ ngữ) là đối tượng bị trần thuật, thường do danh ngữ đảm nhiệm; phần thuyết (vị ngữ) bộ phần nói về phần đề (chủ ngữ) để rõ nghĩa cho phần đề (chủ ngữ), nó thường do động ngữ, tính ngữ đảm nhiệm

Ví dụ: 鹦鹉学舌-anh vũ học thiệt, anh vũ (vẹt) là danh ngữ, học thiệt

(học nói) là động ngữ 愚公移山-Ngu Công di sơn, Ngu Công (tên người) là

danh ngữ, di sơn (dời núi) là động ngữ

口如瓶-thủ khẩu như bình, phần đề thủ khẩu (kính miệng) do động ngữ đảm

nhiệm

c Giữa hai bộ phần đề ngữ và thuyết ngữ không dùng bất cứ một hư từ nào để liên kết

2.2.2 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đẳng lập

Thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đẳng lập là những thành ngữ gồm hai vế có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau, có quan hệ đẳng lập với nhau, thường có vị trí trước sau nhất định, không thể thay đổi tùy tiện Cấu trúc đẳng lập là kiểu cấu trúc ngữ pháp chiếm tỷ lệ lớn hơn cả trong các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán Ví dụ:

沉默寡言-trầm mặc quả ngôn (trầm lặng ít nói, tính tình trầm tĩnh) 赤胆忠心-xích đảm trung tâm (lòng trung son sắc)

厚颜无耻-hậu nhan vô sỉ (mặt dày vô liêm sỉ)

我行我素-ngã hành ngã tố (ta cứ theo đường lối trước giờ của ta mà

làm; ai nói gì cũng mặc)

Trang 40

无法无天-vô pháp vô thiên (bất chấp phép nước đạo trời; càn dỡ ngông

cuồng)

多才多艺-đa tài đa nghệ (nhiều tài đa năng)

克勤克俭-khắc cần khắc kiệm (vừa siêng năng vừa tiết kiệm)

一心一德-nhất tâm nhất đức (một lòng một dạ; đồng lòng)

出尔反尔-sủng nhục bất kinh (chuyên được sủng ái, bị sỉ nhục đến

chẳng sợ đụng đến mình, chỉ lối sống thanh cao của người xưa)

半斤八两-bán cân bát lạng (kẻ tám lạng người nửa cân)

粗枝大叶-thô chi đại diệp (làm qua loa đại khái, chém to kho mặn) 多愁善感-đa sầu thiện cảm (đa sầu đa cảm)

顶天立地-đỉnh thiên lập địa (đội trời đạp đất, khí khái hiên ngang) 扶老携幼-phù lão huề ấu (dìu già dắt trẻ)

假公济私-giả công tế tư (mượn danh nghĩa việc công để mưu lợi tư

đức, 博文强记-bác văn cường ký, 胆大妄为-đảm đại vọng vi, 半斤八两-bán

cân bát lạng…

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Hữu Châu, “Các bình diện của từ và từ tiếng Việt”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các bình diện của từ và từ tiếng Việt”
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Hồng Cổn, “Về vấn đề tương đương trong dịch thuật”, tạp chí “Ngôn ngữ” số 11, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Về vấn đề tương đương trong dịch thuật”", tạp chí "“Ngôn ngữ”
3. Khổng Đức, Trần Bá Hiền, “Từ điển thành ngữ Hoa Việt thông dụng”, NXB Văn hóa Thông tin, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Từ điển thành ngữ Hoa Việt thông dụng”
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
4. Trương Văn Giới, Lê Khắc Kiều lục biên dịch, “Giáo trình ngữ pháp tiếng Hán hiện đại”, NXB khoa học xã hội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình ngữ pháp tiếng Hán hiện đại”
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
5. Nguyễn Thiện Giáp, “tự vựng học tiếng Việt”, NXB giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “tự vựng học tiếng Việt”
Nhà XB: NXB giáo dục
6. Hoàng Văn Hành, “Thành ngữ học tiếng Việt”, NXB Khoa học Xã hội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thành ngữ học tiếng Việt”
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
7. Nguyễn Bích Hằng chủ biên, “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam”, NXB Văn hóa-Thông tin, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam”
Nhà XB: NXB Văn hóa-Thông tin
8. Mạc Tử Kỳ, “Khảo sát thành ngữ có con số trong tiếng Hán và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt”, luận văn thạc sĩ khoa học Ngôn ngữ học trường Đại học KHXH & NV, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khảo sát thành ngữ có con số trong tiếng Hán và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt”
9. Phạm Thị Bích Lam, “Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của tục ngữ đánh giá con người trong tiếng Việt”, luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học trường đại học KHXH&NV, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của tục ngữ đánh giá con người trong tiếng Việt”
11. Vi Trường Phúc, “Đặc điểm của các thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán (có sự đối chiếu với tiếng Việt)”, luận văn thạc sĩ khoa học Ngôn ngữ học trường Đại học KHXH & NV, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đặc điểm của các thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán (có sự đối chiếu với tiếng Việt)”
12. Nguyễn Thị Thại, “Khảo sát yết hậu ngữ tiếng Hán (có liên hệ với yếu tố tương đương trong tiếng Việt”, luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khảo sát yết hậu ngữ tiếng Hán (có liên hệ với yếu tố tương đương trong tiếng Việt”
13. Giang Thị Tám, “Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ con số trong sự đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ con số”, luận văn thạc sĩ ngôn ngữ, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ con số trong sự đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ con số”
14. Đường Tú Trân,“Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán – có so sánh với tiếng Việt”, luận văn thạc sĩ khoa học Ngôn ngữ học trường Đại học KHXH & NV, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán – có so sánh với tiếng Việt”
15. Nguyễn Như Ý chủ biên, “Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt”, NXB Giáo dục, 1995.Tiếng Hán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt”
Nhà XB: NXB Giáo dục
10. Hoàng Phê chủ biên, nhóm giáo viên Viện Ngôn ngữ học, “Từ điển tiếng Khác
3. 冯运莲, 《从语言的文化功能看民族文化的差异》 ,《湖北民族学院学报》(社会哲学科学版), 年第 期。 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w