Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đề-thuyết

Một phần của tài liệu Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt (Trang 37 - 39)

Trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt, những thành ngữ được cấu tạo theo kiểu cấu trúc đề-thuyết (hay gọi kiểu quan hệ chủ vị) có đặc điểm là bộ phận đứng trước là thành phần được thuyết minh, nói rõ, gọi là phần đề (chủ ngữ), còn bộ phận đứng sau có chức năng trần thuật, thuyết minh, nói rõ cho phần đề, gọi là phần thuyết (vị ngữ). Ví dụ:

浑身是胆-hỗn thân (ĐỀ) thị đảm (THUYẾT) (hỗn thân: toàn thân thể

con người; thị đảm: đều là gan. Ví với con người gan góc dũng cảm)

肝胆相照-can đảm (ĐỀ) tương chiếu (THUYẾT) (can đảm: gan và dạ;

tương chiếu: chiếu rọi cho nhau. Hình dung bộc bạch cởi mở nỗi lòng cho nhau)

黑白分明-hắc bạch (ĐỀ) phân minh (THUYẾT) (hắc bạch: màu trắng

và màu đen; phân minh: rõ ràng. Ví phân biệt đúng sai, tốt xấu một cách rõ ràng)

目空一切-mục (ĐỀ) không nhất thiết (THUYẾT) (mục: mắt; không: không có cái gì; nhất thiết: tất cả mọi sự vật trong vũ trụ. Hình dung tự cao tự đại, kiêu ngạo không coi ai ra gì)

喜形于色-hỉ (ĐỀ) hình vu sắc (THUYẾT) (hỉ: vui sướng; hình: tỏ ra; vu:

tại; sắc: sắc mặt. Chỉ vui mừng lộ ra trên nét mặt, miêu tả con người không nén nổi vui mừng trong lòng)

心口如一-tâm khẩu (ĐỀ) như nhất (THUYẾT) (tâm khẩu: nghĩ trong

lòng và lời nói trong mồm; như nhất: giống nhau. Chỉ nghĩ sao nói vậy, hình dung con người thẳng thắn, chân thành)

守口如瓶-thủ khẩu (ĐỀ) như bình (THUYẾT) (thủ khẩu: kính miệng;

như bình: giống như lọ. Hình dung nói năng rất cẩn mật)

意气用事-ý khí (ĐỀ) dụng sự (THUYẾT) (ý khí: chủ trương, ý kiến quá

đà, quá chủ quan; dụng sự: xử lý công việc. Chỉ làm việc chỉ theo cảm tình)

鹦鹉学舌-anh vũ (ĐỀ) học thiệt (THUYẾT) (anh vũ: vẹt; học thiệt: học

nói. Chỉ học nói như vẹt, thường ví chỉ biết nói theo người ta)

愚公移山-Ngu Công (ĐỀ) di sơn (THUYẾT) (Ngu Công: tên người; di

sơn: dời núi. ví tinh thần cương quyết) v.v...

Quan sát những thành ngữ trên, chúng tôi có thể thấy những đặc điểm như sau:

a. Trật tự của thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đề-thuyết thường cố định là: đề (chủ ngữ) trước, thuyết (vị ngữ) sau. Ví dụ: 浑身是胆

đảm (đều là gan) là phần thuyết.

b. Phần đề (chủ ngữ) là đối tượng bị trần thuật, thường do danh ngữ đảm nhiệm; phần thuyết (vị ngữ) bộ phần nói về phần đề (chủ ngữ) để rõ nghĩa cho phần đề (chủ ngữ), nó thường do động ngữ, tính ngữ đảm nhiệm.

Ví dụ: 鹦鹉学舌-anh vũ học thiệt, anh vũ (vẹt) là danh ngữ, học thiệt (học nói) là động ngữ. 愚公移山-Ngu Công di sơn, Ngu Công (tên người) là danh ngữ, di sơn (dời núi) là động ngữ.

Tuy nhiên cũng có trường hợp đề là động ngữ hoặc tính ngữ. Ví dụ: 守 口如瓶-thủ khẩu như bình, phần đề thủ khẩu (kính miệng) do động ngữ đảm nhiệm.

c. Giữa hai bộ phần đề ngữ và thuyết ngữ không dùng bất cứ một hư từ nào để liên kết.

Một phần của tài liệu Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt (Trang 37 - 39)