Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chính phụ

Một phần của tài liệu Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt (Trang 42 - 45)

Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chính phụ gồm 2 thành tố hạn định (định tố) và được hạn định (trung tâm) hợp thành. Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chính phụ trong tiếng Hán có thể chia làm ba loại là: danh ngữ, động ngữ và tính ngữ. Ví dụ:

赤子之心-xích tử chi tâm (lòng dạ vô tư hồn nhiên)

害群之马-hại quần chi mã (con ngựa làm hại bầy, con sâu làm rầu nồi

canh)

井底之蛙-tỉnh để chi oa (ếch ngồi đáy giếng)

Động ngữ:

淡然处之-đạm nhiên xử chi (lãnh đạm khi tiếp xử, đối đãi hững hờ)

按图索骥-án đồ sách ký (theo tranh vẽ mà lần tìm con ngựa ký)

以己度人-dĩ kỷ đạc nhân (suy bụng ta ra bụng người)

Tính ngữ:

孜孜不倦-tư tư bất quyện (cần cù không mệt mỏi)

高枕无忧-cao chẩm vô ưu (gối cao nằm khểnh chẳng chi lo phiền)

以身作则-dĩ thân tác tắc (lấy chính mình ra làm gương)

妄自尊大-vọng tự tôn đại (ngông cuồng tự tôn, tự cao tự đại)

v.v...

Các thành ngữ tiếng Hán nói về tính cách con người có cấu trúc chính phụ có các đặc điểm sau đây:

a. Trật tự của thành tố trong cấu trúc chính phụ cố định là phụ tố (định tố) trước chính tố (trung tâm) sau. Bộ phận phía sau, tức chính tố do danh từ, động từ hoặc tính từ đảm nhiệm, còn bộ phận trước, tức các định tố, do các thành phần hạn định khác đảm nhiệm. Trong thành ngữ tiếng Hán, nếu chính tố là danh từ thì các thành phần phụ ở phía trước được gọi là “định tố”, còn nếu chính tố là động từ hoặc tính từ, thì các thành phần phụ ở phía trước có tên gọi là “trạng tố”.

b. Khác với tiếng Việt, danh ngữ trong tiếng Hán thường có trật tự phụ trước chính sau, và thường hay dùng trợ từ “之” (chi). Ví dụ: 害群之马-hại quần chi mã (chỉ con ngừa mà làm hại cả bầy ngựa. Ví người làm hại tập thể ),

丧家之犬-táng gia chi khuyển (chỉ con chó mất đi chủ nhân. Ví những người

không có chỗ dựa vững chắc, mất đi sự ủng hộ của người khác),khuyển

là thành tố trung tâm (danh từ) đặt sau, còn hại quầntáng gia là thành phần phụ nói rõ cho thành phần chính. Ngược lại, trong tiếng Việt thành phần chính thường đứng trước, thành phần phụ phần lớn là đứng sau. Ví dụ, trong danh ngữ

anh hùng rơm thì anh hùng là danh từ chính tố, còn rơm là danh từ phụ tố hạn

định cho chính tố.

c. Cũng như danh ngữ, động ngữ trong tiếng Hán có cấu trúc ngữ pháp thường là ngược với tiếng Việt. Ví dụ: động ngữ以己度人-dĩ kỷ đạc nhân (suy

bụng ta ra bụng người), tính ngữ孜孜不倦-tư tư bất quyện (cần cù không mệt

mỏi), dĩ kỷtư tư là thành phần phụ, đạc nhân bất quyện là thành phần chính đứng ở sau. Nhưng trong tiếng Việt, các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc ngữ pháp về động ngữ và tính ngữ này thường dùng liên từ “như” để tạo nên cấu trúc so sánh. Ví dụ: động ngữ ăn như mèo, kêu như vạc và tính ngữ dốt như bò, lạnh như tiền...

d. Nếu có từ trùng điệp thì chỉ trùng điệp thành phần phụ. Ví dụ: 孜孜不

-tư tư bất quyện (cần cù không mệt mỏi), 落落大方-lạc lạc đại phương (ngôn

ngữ cử chỉ ngay thẳng, tự nhiên thoải mái), 彬彬有礼-bân bân hữu lễ (cử chỉ

lịch sự nho nhã). Tuy nhiên chúng tôi cũng tìm thấy một thành ngữ đặt biệt mà

cẩn thận từng chút một). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt (Trang 42 - 45)