Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc câu phức

Một phần của tài liệu Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt (Trang 47)

Thành ngữ có cấu trúc câu phức thường là những thành ngữ được tạo nên bởi hai câu ngắn, ở giữa của đa số thành ngữ thường có dấu “,” hoặc dấu “;”, để ngăn cách hai câu ngắn, giữa hai câu ngắn có các quan hệ như sau: quan hệ nhân quả, quan hệ đẳng lập, quan hệ tiếp nối, quan hệ tiến lên, quan hệ điều kiện, quan hệ chuẩn tiếp. Ví dụ:

Quan hệ nhân qủa:

(trẻ trung không cố gắng đến già ắt buồn thương)

Quan hệ đẳng lập:

三天打鱼, 两天晒网-tam thiên đả ngư lưỡng thiên sái võng

(đánh có được ba hôm phơi lưới hết hai hôm, làm ăn học hành bữa đực bữa cái)

Quan hệ tiếp nối:

不入虎穴, 焉得虎子-bất nhập hổ huyệt yên đắc hổ tử

(không vào hang cọp sao bắt được cọp con)

前事不忘后事之师-tiền sự bất vong hậu sự chi sư (việc cũ không quên để làm gương)

Quan hệ tiến lên:

百尺竿头, 更进一步-bách xích can đầu cánh tiến nhất bộ

(dù đã lên đến mút đầu sào cao 100 thước vẫn cố bước thêm 1 bước nữa, chỉ sự không tự thỏa mãn, luôn luôn nỗ lực tiến tới)

Quan hệ điều kiện:

识时务者为俊杰-thức thời vụ giả vi tuấn kiệt (kẻ thức thời mới là tuấn kiệt)

天下乌鸦一般黑-thiên hạ ô nha nhất ban hắc (quạ nào cũng đen, quan nào cũng ác)

Quan hệ chuẩn tiếp:

富贵不能淫-phú quý bất năng dâm (không để phú quý mê hoặc)

口惠而实不至-khẩu huệ nhi thực bất chí (hứa hão chứ thực tế chẳng có gì)

宁为玉碎, 不为瓦全-ninh vi ngọc toái bất vi ngõa toàn (thà làm ngọc vỡ còn hơn làm ngói lành)

v.v...

Kết quả phân tích trên cho chúng tôi biết rằng loại hình cấu tạo của thành ngữ đa dạng phong phú. Và phân tích các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán cũng có thể giúp chúng tôi hiểu biết thêm về các quan hệ cấu tạo ngữ pháp trong tiếng Hán. Các thành ngữ nói về tính cách con người đã đủ các kiểu cấu trúc, ngoài những kiểu cấu trúc trên mà chúng tôi đã phân tích, thành ngữ nói về tính cách con người còn có kiểu cấu trúc khác, ví dụ: những thành ngữ có cấu trúc thu gọn như恩将仇报-ân tương cừu báo (lấy oán trả ân),

落井下石-lạc tỉnh hạ thạch (thấy người ta bị té xuống giếng còn ném đá theo,

giậu đổ bìm leo), 杀人不见血-sát nhân bất kiến huyết (giết người không vấy

máu; thủ đoạn cực thâm hiểm, kín đáo). Những thành ngữ có cấu trúc phức tạp

như: 未雨绸缪-vị vũ trù mâu (phải lo liệu trước lúc trời mưa; biết lo xa), 无事

生非-vô sự sinh phi (vô cớ gây sự), 无足轻重-vô túc khinh trọng (không quan

trọng, chẳng đáng gì)...

Trong cuốn sách “Từ điển thành ngữ Hoa Việt thông dụng”6, tác giả đã thu tập khoảng 2660 thành ngữ Hoa Việt thường dụng. Trong đó, chúng tôi tìm thấy có 370 thành ngữ là thành ngữ nói về tính cách con người. Vậy chúng tôi cho thấy thành ngữ nói về tính cách con người trong thành ngữ tiếng Hán khoảng chiếm đến 13.9%. Và sau khi phân tích cấu trúc của 370 thành ngữ nói về tính cách con người, chúng tôi đã thống kê tỉ lệ cấu trúc của thành ngữ và đã

lập một bảng thống kê như sau: Quan hệ cấu trúc Đề thuyết Đẳng lập Chính phụ Động tân Động bổ Liên động Câu phức Cấu trúc khác Tổng số Số lƣợng 49 149 75 36 12 24 11 14 370 Tỉ lệ (%) 13.24 40.27 20.27 9.72 3.24 6.48 2.97 3.78 100

Thông qua bảng biểu trên, chúng tôi biết rằng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1) Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đẳng lập chiếm một tỉ lệ rất lớn, đã gần chiếm đến một nửa của tổng số thành ngữ được chúng tôi thống kê ở trên.

2) Cấu trúc đẳng lập, cấu trúc đề-thuyết và cấu trúc chính phụ là 3 cấu trúc chính của cấu trúc thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán.

2.3 Đặc điểm cấu tạo của các thành ngữ nói về tính cách con ngƣời trong tiếng Việt

Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt thường chỉ được gói gọn trong 3 đến 9 âm tiết, trong đó các thành ngữ có cấu tạo bởi 3 âm tiết và 4 âm tiết chiếm một số lượng rất lớn. Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt có thể chia làm ba nhóm chính về mặt cấu tạo, đó là cấu trúc chủ vị, cấu trúc đẳng lập và cấu trúc chính phụ. Cũng như các thành ngữ tiếng Hán, các thành ngữ tiếng Việt không chỉ nối kết với nhau theo các quan hệ ngữ pháp thông thường mà phần lớn còn sử dụng những biệt pháp như: đối, xen, hòa âm, lặp vần... Để có thể đưa các thành ngữ có cấu trúc đặt biệt vào các nhóm có quan hệ chủ vị, đẳng lập, chính phụ, đôi khi chúng tôi phải căn cứ cả vào ngữ

nghĩa lẫn khả năng kết hợp của chúng trong phát ngôn.

2.3.1 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chủ vị

Thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chủ vị trong tiếng Việt phần lớn được cấu tạo bởi 4 âm tiết, thường có dạng thức “Chủ ngữ+Vị ngữ”, Trong đó, chủ ngữ thường là danh từ hoặc ngữ danh từ, vị ngữ thường là ngữ động từ. Ví dụ thành ngữ bo chó múa bấc (vênh váo, ra vẻ ta đây tài giỏi), bo chó là phần chủ ngữ, múa bấc là phần vị ngữ.

2.3.2 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đẳng lập

Các thành ngữ có cấu trúc đẳng lập khoảng chiếm 1/3 thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt. Và thường là các thành ngữ do 4 âm tiết hoặc 6 âm tiết kếp hợp với nhau, tạo nên cấu trúc đối từ ngữ và đối hình ảnh, trục đối xứng có thể nhận bằng các từ như: mà, mà chẳng... Các thành ngữ hơn 4 âm tiết thì giữa hai vế thường dùng dấu “,” để tách ra hai vế. Thành ngữ có cấu trúc dạng đẳng lập có thể chia ra 4 loại như sau:

1) Danh từ (danh ngữ)+ Danh từ (danh ngữ):

Ví dụ: Gan vàng / dạ sắt (dũng cảm, không nao núng trước nguy hiểm)

2) Động từ (động ngữ)+Động từ (động ngữ):

Ví dụ: Làm bộ / làm tịch (làm cho ra vẻ khác nhười, hơn người bằng dáng diệu, cử chỉ, thái độ không được tự nhiên)

3) Tính từ (tính ngữ)+Tính từ (tính ngữ):

Ví du: Đục nước / béo cò (ví tình thế lộn xộn, rối ren, có lợi cho bọn đầu cơ trục lợi)

Ví dụ: Nói một đàng, làm một nẻo (lời nói và hành động không thống nhất, nói một điều, làm một điều)

2.3.3 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chính phụ

Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chính phụ được chia làm 3 loại: danh ngữ, động ngữ, tính ngữ. Ví dụ:

1) Danh ngữ:

Anh hùng / áo vải (người anh hùng có gốc gác dân thường)

2) Động ngữ:

Trong dạng động ngữ này chúng tôi có thể chia làm 2 nhóm nhỏ là thành ngũ có dạng động ngữ không có từ so sánh (nhóm A) và thành ngũ có dạng động ngữ có từ so sánh (nhóm B). Các thành ngữ có dạng động ngữ có từ so sánh thường dùng các từ “như, bằng, tựa, hệt...” để làm các từ so sánh, và chiếm một số lượng lớn trong dạng động ngữ này. Ví dụ:

Nhóm A: Vểnh râu trê (thái độ thỏa mãn hoặc kiêu căng, vênh vang)

Nhóm B: Liệu việc “như” thần (hình dung sự dự kiến về sự việc và quá trình sự việc xảy ra như nhau)

Coi trời “bằng” vung (từ cho mình là tài giỏi)

3) Tính ngữ:

Cũng như dạng động ngữ, các thành ngữ nói về tính cách con người trong dạng tính ngữ này cũng có thể chia làm 2 nhóm nhỏ là thành ngữ dạng tính ngữ có từ so sánh (nhóm C) và thành ngữ dạng tính ngữ không có từ so sánh (nhóm D). Ví dụ:

Vững “như” kiềng ba chân (rất vững vàng không gì lay chuyển nổi)

Nhóm D:

Gan lỳ / tướng quân (gan góc, bất chấp mọi hiểm nguy, như vị tướng xông pha trận tiền) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4 So sánh thành ngữ nói về tính cách con ngƣời trong tiếng Hán và tiếng Việt

2.4.1 Về các thành tố cấu tạo

- Sự tương đồng về các thành tố cấu tạo

Chúng tôi đã biết tiếng Hán và tiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến hình. Tuy nhiên, khi chúng tôi tiến hành việc xác định từ loại hoặc phân tích chức năng ngữ pháp của các từ trong thành ngữ thường hay gặp rất nhiều khó khăn nếu chúng tôi bỏ các từ ra ngữ cảnh cụ thể.

Các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có thể biến thể theo kiểu thay từ bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa. - Sự khác biệt về các thành tố cấu tạo

Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt đều do các từ tạo nên. Số lượng từ trong thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt đa dạng hơn so với thành ngữ cùng loại trong tiếng Hán. Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán có một hình thức cơ bản là “tứ tự cách” (số lượng thành tố cấu tạo chỉ có 4 âm tiết), thành ngữ loại này trong tiếng Việt thì có 3 âm tiết, 4 âm tiết, 5 âm tiết, 8 âm tiết...

Các hư từ được sử dụng trong hai loại thành ngữ khác nhau, trong tiếng Hán thường có các liên từ như: “不(bất), 如(như), 之(chi), 而(nhi)”, trong

thành ngữ cùng loại trong tiếng Việt thì là các từ “như, bằng, mà”. Những từ này cũng đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp khác nhau, một số có chức năng so sánh, một số có chức năng phủ định v.v...

2.4.2 Về cấu trúc thành ngữ

- Sự tương đồng về cấu trúc thành ngữ

Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có cấu trúc đặt biệt vền vững. Khi sử dụng để tạo lập phát ngôn, chúng được lắp ghép với các yếu tố bên ngoài, không hề có sự thay đổi nào về hình thức cũng như biến đổi về từ vựng.

- Sự khác biệt về cấu trúc thành ngữ

Hình thức cấu trúc trong thành ngữ tiếng Hán phong phú và đa dạng hơn so với hình thức cấu trúc trong thành ngữ tiếng Việt. Trong tiếng Hán, không những bao gồm cả cấu trúc ngữ pháp của những từ và cụm từ thông thường, mà còn gồm cả các cấu trúc ngữ pháp của các câu đơn và thậm chí cả câu ghép. Ngoài cấu trúc đề-thuyết, đẳng lập, chính phụ ra, các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán còn có các cấu trúc động-tân, động bổ, liên động... Nhưng trong tiếng Việt, về quan hệ cấu trúc chủ yếu là 3 loại như: cấu trúc chủ vị, cấu trúc đẳng lập, cấu trúc chính phụ, trong đó, các động ngữ và tính ngữ nằm trong kết cấu thành ngữ có số lượng tương đương ngay cả trong những liên kết bậc dưới để tạo thành quan hệ đẳng lập.

2.5 Tiểu kết

Từ chương này chúng tôi có thể nhận thấy rằng:

tiếng Hán, đã làm cho thành ngữ tiếng Hán ngày càng phong phú và hình thức cấu trúc đa dạng hóa.

- Cấu trúc của các thành ngữ nói về tính cách con người trong hai loại ngôn ngữ có điểm tương đồng và cũng có điểm khác biệt với nhau. Nói tóm lại, về số lượng cấu tạo thì thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt phong phú hơn; Nhưng về loại hình cấu trúc thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán lại phong phú hơn…

CHƢƠNG

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC THÀNH NGỮ NÓI VỀ TÍNH CÁCH CON NGƢỜI TRONG TIẾNG HÁN

(Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)

3.1 Dẫn nhập

Thông qua các phân tích ở chương 2, chúng ta đã thấy cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ có mối tương quan mật thiết với nghĩa của thành ngữ. Chẳng hạn

như 诚心诚意-thành tâm thành ý là thành ngữ có cấu trúc đẳng lập (cấu trúc

ABAC) trong tiếng Hán, nghĩa của loại thành ngữ này được suy ra qua việc phân tích hai bộ phận đối ý trong thành ngữ, bộ phận trước thành tâm và bộ phận sau thành ý đều có nghĩa là thành thực, cho nên nghĩa của thành ngữ này là “hết sức thành thực”. Hoặc các thành ngữ kiểu cứng như sắt trong tiếng Việt, có cấu trúc so sánh với mô hình “A như B”, thường mang nghĩa biểu trưng cao, mà để hiểu ý nghĩa của chúng cần phải phân tích đối chiều đặc điểm ý nghĩa giữa hai bộ phận trước và sau .

Nghĩa của các thành ngữ trên đây tương đối dễ nhận biết trong quá trình tri nhận. Tuy nhiên, trên thực tế nghĩa của các thành ngữ quy định bởi các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài ngôn ngữ, hình thái cấu trúc chính là một nhân tố bên trong ngôn ngữ. Ngoài ra, sự mờ nghĩa, mất nghĩa của một hoặc nhiều yếu tố thành ngữ làm cho nghĩa của thành ngữ mất đi nghĩa ban đầu vốn có và trở nên rất trừu tượng, đây cũng là một nhân tố bên trong ngôn ngữ có ảnh hướng tới

nghĩa của thành ngữ.

Các nhân tố bên ngoài ngôn ngữ có ảnh hướng đến nghĩa của thành ngữ là những nhân tố như: Tính dân tộc, tính thời đại và nguồn gốc xuất xứ của thành ngữ.

Về tính dân tộc: Mỗi dân tộc có một văn hóa khác nhau dẫn đến một thói

quen sử dụng ngôn ngữ đặc biệt là thành ngữ khác nhau. Thường là cùng một nội dung nhưng được diễn đạt bằng những hình ảnh khác nhau hoặc một hình ảnh nào đó lại được gán cho các giá trị biểu trưng khác nhau. Về tính thời đại:

Thành ngữ cũng biến đổi, có cũ và mới theo thời đại khác nhau. Hiện nay, có những thành ngữ cũ không được sử dụng nữa, nhưng cũng có nhiều thành ngữ mới đang không ngừng xuất hiện và được sử dụng một cách linh hoạt trong đời sống hàng ngày. Về nguồn gốc xuất xứ của thành ngữ: Các thành ngữ có nguồn gốc từ câu chuyện, ngụ ngôn, điển cố… đều có ý nghĩa được cụ thể hóa qua việc điển hình hóa sự vật hoặc hiện tượng. Nghĩa của các thành tố đó đã hòa với nhau biểu thị một khái niệm mới chứ không biểu hiện nghĩa của các thành tố trong thành ngữ ban đầu vốn có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2 Phƣơng thức tạo nghĩa và đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con ngƣời trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)

3.2.1 Các phương thức tạo nghĩa của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán trong tiếng Hán

Nghĩa của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán nói chung được ẩn dụ một phần hoặc toàn bộ dựa vào cấu tạo và khả năng tạo nghĩa

của các thành tố tạo thành thành ngữ. Cứ liệu cho thấy các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán có các phương thức tạo nghĩa cụ thể sau đây:

3.2.1.1 Khái quát hóa

Khái quát hóa là phương thức tạo nghĩa thành ngữ dựa trên ẩn dụ toàn bộ do sự liên kết không tách rời của hai thành tố tạo nghĩa để biểu thị tính cách, cử chỉ, thái độ…Chẳng hạn, thành ngữ 肝脑涂地-can não đồ địa (gan góc lầy đất)

của tiếng Hán không mô tả tình trạng can não của một người nào đó đều bị rơi xuống đất (đồ địa) mà muốn nói một người nào đó có tính cách trung thành rất mực, sẵn sàng hy sinh. Tương tự, thành ngữ cà cuống chết đến đít còn cay

của tiếng Việt, cũng không nhằm miêu tả về tính chất của cà cuống hay là sự việc cà cuống chết mà chỉ nhằm mô tả tính cách con người ngang bướng, cố chấp.

3.2.1.2 Cụ thể hóa

Cụ thể hóa là phương thức tạo nghĩa thành ngữ bằng cách sử dụng một hay hai thành tố mang nghĩa hiển ngôn biểu thị thuộc tính chung hay tính cách con người căn bản, kết hợp với các thành tố khác nhằm chi tiết hóa sắc thái nghĩa. Ví dụ: 安之若素-an chi nhược tố (bình tĩnh vững vàng như thường),

然屹立-ngạo nhiên ngật lập (đứng sừng sững hiên ngang), 恶贯满盈-ác quán

mãn doanh (tội ác đầy đầu), 冷眼旁观-lãnh nhãn bàng quang (lạnh nhạt thờ ơ),

弱不禁风-nhược bất cấm phong (đến gió thổi cũng ngã), 坚韧不拔-kiên nhẫn

bất bạt (kiên cố bền bỉ không sao chuyển lay nổi), 粗心大意-thô tâm đại ý (hành sự kém ý tứ, không kín đáo tế nhị), 得意忘形-đắc ý vong hình (đắc ý quên cả giữ gìn cử chỉ thái độ)...Trong các thành ngữ này, các thành tố hiển

ngôn là các từ hoặc cụm từ trực tiếp chỉ tính cách con người như an (bình tĩnh), ngạo (hiên ngang), lãnh (lạnh nhạt), nhược (yếu ớt), kiên nhẫn (kiên trì), thô tâm (cẩu thả), đắc ý (kiêu căng)...

3.2.1.3 Ẩn dụ hóa

Các thành ngữ tạo nghĩa theo phương thức này không sử dụng thành tố

Một phần của tài liệu Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt (Trang 47)