Thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chủ vị trong tiếng Việt phần lớn được cấu tạo bởi 4 âm tiết, thường có dạng thức “Chủ ngữ+Vị ngữ”, Trong đó, chủ ngữ thường là danh từ hoặc ngữ danh từ, vị ngữ thường là ngữ động từ. Ví dụ thành ngữ bo chó múa bấc (vênh váo, ra vẻ ta đây tài giỏi), bo chó là phần chủ ngữ, múa bấc là phần vị ngữ.
2.3.2 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đẳng lập
Các thành ngữ có cấu trúc đẳng lập khoảng chiếm 1/3 thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt. Và thường là các thành ngữ do 4 âm tiết hoặc 6 âm tiết kếp hợp với nhau, tạo nên cấu trúc đối từ ngữ và đối hình ảnh, trục đối xứng có thể nhận bằng các từ như: mà, mà chẳng... Các thành ngữ hơn 4 âm tiết thì giữa hai vế thường dùng dấu “,” để tách ra hai vế. Thành ngữ có cấu trúc dạng đẳng lập có thể chia ra 4 loại như sau:
1) Danh từ (danh ngữ)+ Danh từ (danh ngữ):
Ví dụ: Gan vàng / dạ sắt (dũng cảm, không nao núng trước nguy hiểm)
2) Động từ (động ngữ)+Động từ (động ngữ):
Ví dụ: Làm bộ / làm tịch (làm cho ra vẻ khác nhười, hơn người bằng dáng diệu, cử chỉ, thái độ không được tự nhiên)
3) Tính từ (tính ngữ)+Tính từ (tính ngữ):
Ví du: Đục nước / béo cò (ví tình thế lộn xộn, rối ren, có lợi cho bọn đầu cơ trục lợi)
Ví dụ: Nói một đàng, làm một nẻo (lời nói và hành động không thống nhất, nói một điều, làm một điều)
2.3.3 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chính phụ
Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc chính phụ được chia làm 3 loại: danh ngữ, động ngữ, tính ngữ. Ví dụ:
1) Danh ngữ:
Anh hùng / áo vải (người anh hùng có gốc gác dân thường)
2) Động ngữ:
Trong dạng động ngữ này chúng tôi có thể chia làm 2 nhóm nhỏ là thành ngũ có dạng động ngữ không có từ so sánh (nhóm A) và thành ngũ có dạng động ngữ có từ so sánh (nhóm B). Các thành ngữ có dạng động ngữ có từ so sánh thường dùng các từ “như, bằng, tựa, hệt...” để làm các từ so sánh, và chiếm một số lượng lớn trong dạng động ngữ này. Ví dụ:
Nhóm A: Vểnh râu trê (thái độ thỏa mãn hoặc kiêu căng, vênh vang)
Nhóm B: Liệu việc “như” thần (hình dung sự dự kiến về sự việc và quá trình sự việc xảy ra như nhau)
Coi trời “bằng” vung (từ cho mình là tài giỏi)
3) Tính ngữ:
Cũng như dạng động ngữ, các thành ngữ nói về tính cách con người trong dạng tính ngữ này cũng có thể chia làm 2 nhóm nhỏ là thành ngữ dạng tính ngữ có từ so sánh (nhóm C) và thành ngữ dạng tính ngữ không có từ so sánh (nhóm D). Ví dụ:
Vững “như” kiềng ba chân (rất vững vàng không gì lay chuyển nổi)
Nhóm D:
Gan lỳ / tướng quân (gan góc, bất chấp mọi hiểm nguy, như vị tướng xông pha trận tiền)
2.4 So sánh thành ngữ nói về tính cách con ngƣời trong tiếng Hán và tiếng Việt
2.4.1 Về các thành tố cấu tạo
- Sự tương đồng về các thành tố cấu tạo
Chúng tôi đã biết tiếng Hán và tiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến hình. Tuy nhiên, khi chúng tôi tiến hành việc xác định từ loại hoặc phân tích chức năng ngữ pháp của các từ trong thành ngữ thường hay gặp rất nhiều khó khăn nếu chúng tôi bỏ các từ ra ngữ cảnh cụ thể.
Các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có thể biến thể theo kiểu thay từ bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa. - Sự khác biệt về các thành tố cấu tạo
Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt đều do các từ tạo nên. Số lượng từ trong thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt đa dạng hơn so với thành ngữ cùng loại trong tiếng Hán. Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán có một hình thức cơ bản là “tứ tự cách” (số lượng thành tố cấu tạo chỉ có 4 âm tiết), thành ngữ loại này trong tiếng Việt thì có 3 âm tiết, 4 âm tiết, 5 âm tiết, 8 âm tiết...
Các hư từ được sử dụng trong hai loại thành ngữ khác nhau, trong tiếng Hán thường có các liên từ như: “不(bất), 如(như), 之(chi), 而(nhi)”, trong
thành ngữ cùng loại trong tiếng Việt thì là các từ “như, bằng, mà”. Những từ này cũng đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp khác nhau, một số có chức năng so sánh, một số có chức năng phủ định v.v...
2.4.2 Về cấu trúc thành ngữ
- Sự tương đồng về cấu trúc thành ngữ
Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có cấu trúc đặt biệt vền vững. Khi sử dụng để tạo lập phát ngôn, chúng được lắp ghép với các yếu tố bên ngoài, không hề có sự thay đổi nào về hình thức cũng như biến đổi về từ vựng.
- Sự khác biệt về cấu trúc thành ngữ
Hình thức cấu trúc trong thành ngữ tiếng Hán phong phú và đa dạng hơn so với hình thức cấu trúc trong thành ngữ tiếng Việt. Trong tiếng Hán, không những bao gồm cả cấu trúc ngữ pháp của những từ và cụm từ thông thường, mà còn gồm cả các cấu trúc ngữ pháp của các câu đơn và thậm chí cả câu ghép. Ngoài cấu trúc đề-thuyết, đẳng lập, chính phụ ra, các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán còn có các cấu trúc động-tân, động bổ, liên động... Nhưng trong tiếng Việt, về quan hệ cấu trúc chủ yếu là 3 loại như: cấu trúc chủ vị, cấu trúc đẳng lập, cấu trúc chính phụ, trong đó, các động ngữ và tính ngữ nằm trong kết cấu thành ngữ có số lượng tương đương ngay cả trong những liên kết bậc dưới để tạo thành quan hệ đẳng lập.
2.5 Tiểu kết
Từ chương này chúng tôi có thể nhận thấy rằng:
tiếng Hán, đã làm cho thành ngữ tiếng Hán ngày càng phong phú và hình thức cấu trúc đa dạng hóa.
- Cấu trúc của các thành ngữ nói về tính cách con người trong hai loại ngôn ngữ có điểm tương đồng và cũng có điểm khác biệt với nhau. Nói tóm lại, về số lượng cấu tạo thì thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt phong phú hơn; Nhưng về loại hình cấu trúc thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán lại phong phú hơn…
CHƢƠNG
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC THÀNH NGỮ NÓI VỀ TÍNH CÁCH CON NGƢỜI TRONG TIẾNG HÁN
(Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)
3.1 Dẫn nhập
Thông qua các phân tích ở chương 2, chúng ta đã thấy cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ có mối tương quan mật thiết với nghĩa của thành ngữ. Chẳng hạn
như 诚心诚意-thành tâm thành ý là thành ngữ có cấu trúc đẳng lập (cấu trúc
ABAC) trong tiếng Hán, nghĩa của loại thành ngữ này được suy ra qua việc phân tích hai bộ phận đối ý trong thành ngữ, bộ phận trước thành tâm và bộ phận sau thành ý đều có nghĩa là thành thực, cho nên nghĩa của thành ngữ này là “hết sức thành thực”. Hoặc các thành ngữ kiểu cứng như sắt trong tiếng Việt, có cấu trúc so sánh với mô hình “A như B”, thường mang nghĩa biểu trưng cao, mà để hiểu ý nghĩa của chúng cần phải phân tích đối chiều đặc điểm ý nghĩa giữa hai bộ phận trước và sau .
Nghĩa của các thành ngữ trên đây tương đối dễ nhận biết trong quá trình tri nhận. Tuy nhiên, trên thực tế nghĩa của các thành ngữ quy định bởi các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài ngôn ngữ, hình thái cấu trúc chính là một nhân tố bên trong ngôn ngữ. Ngoài ra, sự mờ nghĩa, mất nghĩa của một hoặc nhiều yếu tố thành ngữ làm cho nghĩa của thành ngữ mất đi nghĩa ban đầu vốn có và trở nên rất trừu tượng, đây cũng là một nhân tố bên trong ngôn ngữ có ảnh hướng tới
nghĩa của thành ngữ.
Các nhân tố bên ngoài ngôn ngữ có ảnh hướng đến nghĩa của thành ngữ là những nhân tố như: Tính dân tộc, tính thời đại và nguồn gốc xuất xứ của thành ngữ.
Về tính dân tộc: Mỗi dân tộc có một văn hóa khác nhau dẫn đến một thói
quen sử dụng ngôn ngữ đặc biệt là thành ngữ khác nhau. Thường là cùng một nội dung nhưng được diễn đạt bằng những hình ảnh khác nhau hoặc một hình ảnh nào đó lại được gán cho các giá trị biểu trưng khác nhau. Về tính thời đại:
Thành ngữ cũng biến đổi, có cũ và mới theo thời đại khác nhau. Hiện nay, có những thành ngữ cũ không được sử dụng nữa, nhưng cũng có nhiều thành ngữ mới đang không ngừng xuất hiện và được sử dụng một cách linh hoạt trong đời sống hàng ngày. Về nguồn gốc xuất xứ của thành ngữ: Các thành ngữ có nguồn gốc từ câu chuyện, ngụ ngôn, điển cố… đều có ý nghĩa được cụ thể hóa qua việc điển hình hóa sự vật hoặc hiện tượng. Nghĩa của các thành tố đó đã hòa với nhau biểu thị một khái niệm mới chứ không biểu hiện nghĩa của các thành tố trong thành ngữ ban đầu vốn có.
3.2 Phƣơng thức tạo nghĩa và đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con ngƣời trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)
3.2.1 Các phương thức tạo nghĩa của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán trong tiếng Hán
Nghĩa của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán nói chung được ẩn dụ một phần hoặc toàn bộ dựa vào cấu tạo và khả năng tạo nghĩa
của các thành tố tạo thành thành ngữ. Cứ liệu cho thấy các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán có các phương thức tạo nghĩa cụ thể sau đây:
3.2.1.1 Khái quát hóa
Khái quát hóa là phương thức tạo nghĩa thành ngữ dựa trên ẩn dụ toàn bộ do sự liên kết không tách rời của hai thành tố tạo nghĩa để biểu thị tính cách, cử chỉ, thái độ…Chẳng hạn, thành ngữ 肝脑涂地-can não đồ địa (gan góc lầy đất)
của tiếng Hán không mô tả tình trạng can và não của một người nào đó đều bị rơi xuống đất (đồ địa) mà muốn nói một người nào đó có tính cách trung thành rất mực, sẵn sàng hy sinh. Tương tự, thành ngữ cà cuống chết đến đít còn cay
của tiếng Việt, cũng không nhằm miêu tả về tính chất của cà cuống hay là sự việc cà cuống chết mà chỉ nhằm mô tả tính cách con người ngang bướng, cố chấp.
3.2.1.2 Cụ thể hóa
Cụ thể hóa là phương thức tạo nghĩa thành ngữ bằng cách sử dụng một hay hai thành tố mang nghĩa hiển ngôn biểu thị thuộc tính chung hay tính cách con người căn bản, kết hợp với các thành tố khác nhằm chi tiết hóa sắc thái nghĩa. Ví dụ: 安之若素-an chi nhược tố (bình tĩnh vững vàng như thường), 傲
然屹立-ngạo nhiên ngật lập (đứng sừng sững hiên ngang), 恶贯满盈-ác quán
mãn doanh (tội ác đầy đầu), 冷眼旁观-lãnh nhãn bàng quang (lạnh nhạt thờ ơ),
弱不禁风-nhược bất cấm phong (đến gió thổi cũng ngã), 坚韧不拔-kiên nhẫn
bất bạt (kiên cố bền bỉ không sao chuyển lay nổi), 粗心大意-thô tâm đại ý (hành sự kém ý tứ, không kín đáo tế nhị), 得意忘形-đắc ý vong hình (đắc ý quên cả giữ gìn cử chỉ thái độ)...Trong các thành ngữ này, các thành tố hiển
ngôn là các từ hoặc cụm từ trực tiếp chỉ tính cách con người như an (bình tĩnh), ngạo (hiên ngang), lãnh (lạnh nhạt), nhược (yếu ớt), kiên nhẫn (kiên trì), thô tâm (cẩu thả), đắc ý (kiêu căng)...
3.2.1.3 Ẩn dụ hóa
Các thành ngữ tạo nghĩa theo phương thức này không sử dụng thành tố nào có nghĩa hiển ngôn. Nghĩa của các thành ngữ này được hình thành trên cơ sở ẩn dụ toàn bộ, được thiếp lập dựa vào tư duy lô-gích và óc liên hội của mỗi dân tộc. Ví dụ, các thành ngữ 闭门造车-bế môn tạo xa (đóng cửa làm xe), chỉ quá chủ quan, không căn cứ thực tế để hành động; 出口成章-xuất khẩu thành
chương (xuất khẩu thành thơ), chỉ người có tài; 粗枝大叶-thô chi đại diệp (làm
qua loa đại khái), chỉ con người tính cách cẩu thả, không tỉ mỉ; 单刀直入-đơn
đao trực nhập (nói thẳng vào vấn đề ngay không quanh co úp mở), chỉ những
người mang tính cách thẳng thắn v.v...
3.2.1.4 Hợp nghĩa
Hợp nghĩa là phương thức tạo nghĩa của các thành ngữ có cấu trúc ngữ nghĩa đẳng lập. Ở các thành ngữ này, các bộ phận của thành ngữ thường có quan hệ ngữ nghĩa đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa, ví dụ:
- Các thành ngữ必恭必敬-tất cung tất kính (rất mực cung kính), 假仁假 义-giả nhân giả nghĩa (giả nhân giả nghĩa) có các thành tố cung và kính, nhân
và nghĩa đồng nghĩa hoặc gần nghĩa nhằm mục đích tạo thế bổ sung với nhau,
nhấn mạnh ý nghĩa thành ngữ.
- Thành ngữ 患得患失-hoạn đắc hoạn thất (lo phiền chuyện được mất ở
nghiêm chỉnh) có các thành tố đắc và thất, thủy và chung có nghĩa trái ngườc nhau, nhằm mục đích tạo thế đối lập với nhau, từ đó tạo nên nghĩa khái quát của thành ngữ.
Tóm lại, từ trên đây chúng tôi thấy các phương thức tạo nghĩa của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán có quan hệ mật thiếp với cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ. Ngoài ra, việc hình thành ngữ nghĩa của thành ngữ nói về tính cách con người cũng liên quan mật thiếp với việc lĩnh hội và thể hiện tri thức chung, tri thức dân tộc và rất nhiều yếu tố khác trong tiềm thức của người bản ngữ.
3.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán trong tiếng Hán
Chúng ta biết rằng thành ngữ thường có hai tầng nghĩa, tầng thứ nhất là nghĩa đen, tầng thứ 2 là nghĩa bóng. Nghĩa đen cũng gọi là nghĩa gốc, là nghĩa được hiểu theo nghĩa hiển ngôn của các thành tố trong thành ngữ. Ví dụ, thành
ngữ博古通今-bác cổ thông kim (thông hiểu cổ kim),biểu thị con người có kiến
thức; 多才多艺-đa tài đa nghệ (nhiều tài đa năng), biểu thị con người có tài, có khả năng...Nghĩa bóng, cũng gọi là nghĩa biểu trưng (nghĩa ẩn dụ) là nghĩa được phát triển trên cơ sở nghĩa đen, mang tính biểu trưng cao và chịu sự ảnh hưởng rất lớn của văn hóa truyền thống dân tộc. Ví dụ, thành ngữ单枪匹马-đơn
thương thất mã, có nghĩa đen là một khẩu súng, một con ngựa, một người xông
thẳng vào trận tuyến nguy hiểm nhưng có nghĩa bóng là làm việc một mình không ai giúp đỡ, thường dùng để biểu thị con người mang tính cách dũng cảm.
Tuy nghĩa đen hay gọi là nghĩa gốc của thành ngữ rất dễ hiểu qua mặt chữ, nhưng nghĩa của thành ngữ không phải đơn giản chỉ do các mặt chữ của thành ngữ phép cộng tạo nên mà là tầng ý nghĩa được khái quát hóa, trừu tượng hóa từ ý nghĩa cơ bản của các yếu tố trong thành ngữ tạo nên nghĩa của thành ngữ. Vậy chúng tôi cho thấy những đặc điểm thành ngữ nói về tính cách con người được hiểu theo mặt chữ tức là những đặc điểm nghĩa đen của các thành ngữ nói về tính cách con người như sau:
1) Nghĩa có thể hiểu qua mặt chữ của thành ngữ. Ví dụ:
安分守己-an phận thủ kỷ, an phận nghĩa mặt chữ là yên phận, thủ kỷ
nghĩa mặt chữ là giữ mình, vậy nghĩa của thành ngữ là yên phận giữ mình, an phận thủ thường.
大公无私-đại công vô tư, đại công nghĩa mặt chữ là rất công chính, vô tư nghĩa mặt chữ là không có tư lợi, vậy nghĩa của thành ngữ là chí công vô tư. 2) Nghĩa có thể hiệu qua mặt chữ nhưng vẫn có thêm nghĩa bổ sung. Ví dụ:
目中无人-mục trung vô nhân, nghĩa của thành ngữ này là ra vẻ tự cao tự
đại, kiêu ngạo mà không coi ai ra gì, tróng đó “ra vẻ tự cao tự đại, kiêu ngạo” không được thể hiện qua mặt chữ mà do người đọc tự hiểu mà thêm vào.
忘乎所以-vong hồ sở dĩ, nghĩa của thành ngữ này là vì phấn khởi hoặc kiêu ngạo quá mức mà quên đi những nhận thức, thái độ khách quan, trong đó “vì phấn khởi hoặc kiêu ngạo quá mức” không được thể hiện qua mặt chữ mà vẫn phải có sự bổ sung thích đáng mới giải thích được ý nghĩa trọn vẹn của