Đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con người trong

Một phần của tài liệu Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt (Trang 60)

trúc ngữ pháp của thành ngữ. Ngoài ra, việc hình thành ngữ nghĩa của thành ngữ nói về tính cách con người cũng liên quan mật thiếp với việc lĩnh hội và thể hiện tri thức chung, tri thức dân tộc và rất nhiều yếu tố khác trong tiềm thức của người bản ngữ.

3.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán trong tiếng Hán

Chúng ta biết rằng thành ngữ thường có hai tầng nghĩa, tầng thứ nhất là nghĩa đen, tầng thứ 2 là nghĩa bóng. Nghĩa đen cũng gọi là nghĩa gốc, là nghĩa được hiểu theo nghĩa hiển ngôn của các thành tố trong thành ngữ. Ví dụ, thành

ngữ博古通今-bác cổ thông kim (thông hiểu cổ kim),biểu thị con người có kiến

thức; 多才多艺-đa tài đa nghệ (nhiều tài đa năng), biểu thị con người có tài, có khả năng...Nghĩa bóng, cũng gọi là nghĩa biểu trưng (nghĩa ẩn dụ) là nghĩa được phát triển trên cơ sở nghĩa đen, mang tính biểu trưng cao và chịu sự ảnh hưởng rất lớn của văn hóa truyền thống dân tộc. Ví dụ, thành ngữ单枪匹马-đơn

thương thất mã, có nghĩa đen là một khẩu súng, một con ngựa, một người xông

thẳng vào trận tuyến nguy hiểm nhưng có nghĩa bóng là làm việc một mình không ai giúp đỡ, thường dùng để biểu thị con người mang tính cách dũng cảm.

Tuy nghĩa đen hay gọi là nghĩa gốc của thành ngữ rất dễ hiểu qua mặt chữ, nhưng nghĩa của thành ngữ không phải đơn giản chỉ do các mặt chữ của thành ngữ phép cộng tạo nên mà là tầng ý nghĩa được khái quát hóa, trừu tượng hóa từ ý nghĩa cơ bản của các yếu tố trong thành ngữ tạo nên nghĩa của thành ngữ. Vậy chúng tôi cho thấy những đặc điểm thành ngữ nói về tính cách con người được hiểu theo mặt chữ tức là những đặc điểm nghĩa đen của các thành ngữ nói về tính cách con người như sau:

1) Nghĩa có thể hiểu qua mặt chữ của thành ngữ. Ví dụ:

安分守己-an phận thủ kỷ, an phận nghĩa mặt chữ là yên phận, thủ kỷ

nghĩa mặt chữ là giữ mình, vậy nghĩa của thành ngữ là yên phận giữ mình, an phận thủ thường.

大公无私-đại công vô tư, đại công nghĩa mặt chữ là rất công chính, nghĩa mặt chữ là không có tư lợi, vậy nghĩa của thành ngữ là chí công vô tư. 2) Nghĩa có thể hiệu qua mặt chữ nhưng vẫn có thêm nghĩa bổ sung. Ví dụ:

目中无人-mục trung vô nhân, nghĩa của thành ngữ này là ra vẻ tự cao tự

đại, kiêu ngạo mà không coi ai ra gì, tróng đó “ra vẻ tự cao tự đại, kiêu ngạo” không được thể hiện qua mặt chữ mà do người đọc tự hiểu mà thêm vào.

忘乎所以-vong hồ sở dĩ, nghĩa của thành ngữ này là vì phấn khởi hoặc kiêu ngạo quá mức mà quên đi những nhận thức, thái độ khách quan, trong đó “vì phấn khởi hoặc kiêu ngạo quá mức” không được thể hiện qua mặt chữ mà vẫn phải có sự bổ sung thích đáng mới giải thích được ý nghĩa trọn vẹn của thành ngữ.

3) Nghĩa có thể hiệu qua mặt chữ nhưng có thêm nghĩa phát triển. Ví dụ:

不亢不卑-bất kháng bất ty, nghĩa được hiểu qua mặt chữ là không tự cao

cũng không tự ty, nhưng hiểu như thế vẫn chưa đủ mà còn nên hiểu thêm là thái độ với người khác thích đáng, đúng mực hoặc lời nói, việc làm điềm đạm mực thước. Khi chúng tôi tìm hiểu nghĩa đen của các thành ngữ loại này thì chúng tôi không thể chỉ dừng lại ở nhìn qua mặt chữ mà phải đi sâu hơn nữa để tìm hiểu nghĩa phát triển của thành ngữ cho nghĩa hoàn chỉnh, toàn diện.

3.2.2.2 Nghĩa bóng (nghĩa biểu trưng) của thành ngữ nói về tính cách con người người

Thành ngữ lấy một sự vật, một hiện tượng nào đó để biểu hiện một cách tượng trưng, ước lệ cho cái gì đó có tính khái quát, trừu tượng. Đấy là tính biểu trưng và tính biểu trưng này đã dẫn tới nghĩa biểu trưng hay nói là nghĩa ẩn dụ của thành ngữ, tức là thành ngữ đã không mang nghĩa gốc của các thành tố mà mang một ý nghĩa mới, đó chính là nghĩa bóng của thành ngữ.

Do truyền thống văn hóa khác nhau, mỗi cộng đồng dân tộc lại có cách tri nhận các sự vật, hiện tượng theo cách riêng của mình hay nói là mỗi dân tộc khác nhau, truyền thống văn hóa khác nhau thì cùng để diễn đạt một nội dung ngữ nghĩa lại dùng những vật, những việc hay hiện tượng khác nhau để biểu trưng hoặc ẩn dụ. Trong thành ngữ ác như hùm của tiếng Việt, người dân việc đã lấy động vật “hùm” để tượng trưng những người hung ác tàn bạo, không có nhân tính. Ở tiếng Hán, người Hán lại lấy đông vật “sài lang” tượng trưng những người tính cách hung ác như thành ngữ 豺狼成性-sài lang thành tính (tánh tình

qua loa đại khái), đã dùng đến hai sự vật liên quan đến thực vật thô chi (nhánh cây to)đại diệp (lá cây to) làm vật biểu trưng để tương trưng cho thái độ tính cách con người cẩu thả, sơ ý, không cẩn thận. Tương đương với nghĩa của thành ngữ này trong tiếng Việt thì có thành ngữ chém to kho mặn. Nhưng trong thành ngữ này lại dùng đến hai hiện tượng khác mà có liên quan đến cuộc sống hàng ngày như chém tokho mặn làm vật biểu trưng. Chúng tôi quan sát tiếp một thành ngữ khác trong tiếng Việt như thành ngữ ăn cây táo rào cây sung, và chúng tối cũng tìm thấy một thành ngữ tương đương với thành ngữ này trong tiếng Hán đó chính là吃里爬外-ngật lí bà ngoại (ăn bên trong, leo ra ngoài, ví

với việc ăn lương ở một nơi lại ngầm đi làm cho nơi khác). Chúng tôi thấy rằng

tuy các vật biểu trưng của hai thành ngữ này khác nhau rất nhiều, nhưng nghĩa bóng của hai thành ngữ giống nhau đều là biểu thị con người vô ơn, hành động không có trước có sau. Tương tự với những thành ngữ này, trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có rất nhiều thành ngữ được mô tả những tính cách trừu tượng của con người một cách hình tượng và sống động.

Từ ví dụ trên, chúng ta có thể cho thấy loại thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng này thường không có những thành tố mang nghĩa hiển ngôn mà nghĩa của chúng được hình thành trên cơ sở ẩn dụ toàn bộ, muốn hiểu được nghĩa của loại thành ngữ này thì phải sử dụng đến những kiến thức ngoài ngôn ngữ, chẳng hạn như tri thức chung, tư duy dân tộc...Đây cũng là điểm quan trọng nhất trong việc tìm hiểu đối chiếu ngữ nghĩa của thành ngữ trong hai loại ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt nói chung và các thành ngữ nói về tính cách con người nói riêng.

trong tiếng Hán và tiếng Việt

Như ở chương 1 đã trình bày, tính cách là yếu tố quan trọng nhất của con người. Có thể nói tính cách luôn quyết định kết quả của một sự nghiệp là thành công hay thất bại. Những người có tính cách kiên trì, cần cù, kiểu 坚持不懈

-kiên trì bất giải (kiên trì không hề mệt mỏi)...thường được đặt thành công khi

làm bất cứ việc gì trong cuộc sống. Ngược lại, những người mang tính cách không kiên trì, lười biếng, kiểu半途而废-bán đồ nhi phế (bỏ dở giữa chừng một

công việc quan trọng)...thường thất bại trong khi làm bất cứ việc gì trong cuộc

sống. Tầm quan trọng này của đặc điểm tính cách đã được nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu từ rất nhiều phương diện khác nhau và thống nhất rằng: Tính cách con người rất phức tạp; Tính cách của người nào cũng đều có sự thống nhất giữa hai mặt tích cực và tiêu cực, giữa mặt tốt và mặt xấu v.v…

Xuất phát từ những gợi ý trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách con người giữa tiếng Hán và tiếng Việt. chúng tôi sẽ lấy những thành ngữ nói về tính cách con người trong cuốn

汉语成语词典 (Từ điểm thành ngư Hán ngữ)” của tác giả Tôn Mộng Mai và cuốn “Từ điểm thành ngữ Hoa Việt thông dụng” của tác giả Khổng Đức và Trần Bá Hiền làm phần tư liệu nghiên cứu của tiếng Hán. Và lấy những thành ngữ nói về tính cách con người trong cuốn “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Bích Hằng làm phần tư liệu nghiên cứu của tiếng Việt. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo kết quả thống kê kho ngữ liệu về thành ngữ Việt-Hán trong luận văn tiến sĩ của tác giả Thái Tâm Giao7.

3.3.1 Loại hình tính cách con người trong thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt

3.3.1.1 Phân tích ngữ liệu

Quan sát các thành ngữ, trước hết, chúng tôi sẽ tiến hành phân loại thành ngữ theo loại hình tính cách con người khác nhau.

a) Ở thành ngữ tiếng Hán:

1) Thành ngữ biểu thị tính cách con người thông minh, tài giỏi, có khả năng, ví dụ:

伶牙俐齿-linh nha lợi xỉ (ăn nói nhanh nhẹn lanh lợi)

满腹经纶-mãn phúc kinh luân (một bụng kinh luân)

出口成章-xuất khẩu thành chương (xuất khẩu thành thơ)

闻一知十-văn nhất tri nhập (thông minh, học một biết mười)

学富五车-học phúc vũ xa (học nhiều, tri thức uyên bác)

眼明手快-nhãn minh thủ khoái (hành sự nhanh nhẹn mẫn cán)

2) Thành ngữ biểu thị tính cách con người ngu đần, vô tài, không có kiến thức, ví dụ:

井底之蛙-tỉnh để chi oa (ếch ngồi đáy giếng)

胸无点墨-hung vô điểm mặc (trong bụng không có lấy một chữ, dốt đặc)

不舞之鹤-bất vũ chi hạc (tiên hạc không biết ngảy, chỉ con người vô tài)

3) Thành ngữ biểu thị tính cách con người ý chí kiên định, kiên trì, kiên cường, ví dụ:

百炼成钢-bách luyện thành cang (tôi luyện thành thép, chỉ kiên trì sẽ đạtkết quả)

百折不挠-bách chiết bất nao (trăm lần bẻ cũng không cong, chỉ nghị lực rất lớn)

卧薪尝胆-ngọa tân thường đảm (nằm gai nếm mật)

愚公移山-ngu công di sơn (ngu công dời núi, chỉ tinh thần cương quyết)

木人石心-mộc nhân thạch tâm (chỉ người ý chí kiên định, không bị của

quả coa giá trị mà ảnh hưởng đến)

4) Thành ngữ biểu thị tính cách con người quá chủ quan, không căn cứ thực tế để hành động, ví dụ:

闭关自守-bế quan tự thủ (đóng cửa không giao tiếp với ai)

闭门造车-bế môn tạo xa (đóng cửa làm xe)

水母目虾-thủy mẫu mục hà (người không có chủ kiến gì)

5) Thành ngữ biểu thị tính cách con người chính trực, trung thành, thật thà, ví dụ:

表里如一-biểu lý như nhất (trong ngoài như một; lời nói hành động

thống nhất)

爱憎分明-ái tăng phân minh (yêu ghét rõ ràng)

肝胆相照-can đảm tương chiếu (bộc bạch cởi mở nỗi lòng cho nhau)

守口如瓶-thủ khẩu như bình (kín miệng như bưng, nói năng rất cẩn

mật)

心直口快-tâm trực khẩu khoái (thật thà mau miệng)

6) Thành ngữ biểu thị tính cách con người ngang ngạnh, bướng bỉnh, ví dụ:

刚愎自用-cương phúc tự dụng (cố chấp bướng bỉnh tin một cách mù quáng)

7) Thành ngữ biểu thị tính cách con người nham hiểm, gian xảo, ví dụ:

见风使舵-kiến phong sử đà (trông gió mà bẻ lái thuyền, theo gió bỏ buồm)

口蜜腹剑-khẩu mật phúc kiếm (lời nói như mật ngọt mà trong bụ đầy

dao kiếm mưu hại người, khẩu phật tâm xà)

落井下石-lạc tỉnh hạ thạch (thấy người ta bị té xuống giếng còn ném đá

theo, giậu đổ bìm leo)

笑里藏刀-tiếu lý tàng đao (miệng nam mô bụng bồ dao găm)

8) Thành ngữ biểu thị tính cách con người ít nói, tính tình trầm tĩnh, ví dụ:

沉默寡言-trầm mặc quả ngôn (trầm lặng ít nói)

冷眼旁观-lãnh nhãn bàng quang (lạnh nhạt thờ ơ)

9) Thành ngữ biểu thị tính cách con người nói nhiều, ví dụ:

口若悬河-khẩu nhược huyền hà (nói thao thao như nước chảy)

夸夸其谈-khoa khoa kỳ đàm (khoác lác vung trời đất)

信口开河-tín khẩu khai hà (nói tùy tiện bậy bạ)

10) Thành ngữ biểu thị tính cách con người thuần khiết, hiền lành, ví dụ:

赤子之心-xích tử chi tâm (lòng dạ vô tư hồn nhiên)

铁石心肠-thiết thạch tâm trường (lòng gang dạ sắt)

冰清玉洁-băng thanh ngọc khiết (trong sách như băng, thuần khiết như

冰壑玉壶-băng hách ngọc hồ (nước sách như băng, rút vào bình làm bằng ngọc đá, ví với tính cách con người cao nhã)

冰肌雪肠-băng cơ tuyết tràng (cơ thể trong sạch như băng, lòng tâm

trong trắng như tuyết, chỉ phẩm chất cao quý)

11) Thành ngữ biểu thị tính cách con người ác độc, ví dụ:

狗仗人势-cẩu trượng nhân thế (chó ý nhà gà ỷ vườn)

狼心狗肺-lang tâm cẩu phế (lòng lang dạ thú, lòng lang dạ sói)

心狠手辣-tâm ngận thủ lạt (ác độc tàn nhẫn)

杀人不眨眼-sát nhân bất trát nhãn (giết người không chớp mắt, chỉ người ác độc không có nhân tính)

12) Thành ngữ biểu thị tính cách con người cẩu thả, ví dụ: 粗枝大叶-thô chi đại diệp (làm qua loa đại khái)

虎头蛇尾-hổ đầu xà vĩ (đầu voi đuôi chuột)

浑水摸鱼-hỗn thủy mô ngư (thừa lúc nước đục mò bắt cá, thừa nước

đục thả câu)

三天打鱼两天晒网-tam thiên đả ngư lưỡng thiên sái võng

(đánh có được ba hôm phơi lưới hết hai hôm, làm ăn học hành bữa đực bữa cái)

三心二意-tam tâm nhị ý (ý tưởng phân tán rối loạn)

13) Thành ngữ biểu thị tính cách con người chăm chỉ, ví dụ:

废寝忘食-phế tẩm vong thực (bỏ ăn bỏ ngủ)

脚踏实地-cước đạp thực địa (làm việc vững vàng đến nơi đến chốn)

井井有条-tỉnh tỉnh hữu điều (ngay ngắn ngăn nắp gọn gàng trật tự)

chết)

14) Thành ngữ biểu thị tính cách con người lười biếng, ví dụ:

守株待兔-thủ chu đãi thố (ôm cây đợi thỏ, nằm chờ sung rụng)

游手好闲-du thủ hiếu nhàn (chơi bời lêu lổng vô công rồi nghề)

坐吃山空-tọa ngật sơn không (ngồi không ăn lở núi)

15) Thành ngữ biểu thị tính cách con người dũng cảm, ví dụ:

顶天立地-đỉnh thiên lập địa (đội trời đạp đất, khí khái hiên ngang)

粉身碎骨-phân than toái cốt (tan xương nát thịt)

赴汤蹈火-phó thang dạo hỏa (xông vào nơi dầu sôi lửa bỏng)

浑身是胆-hỗn thân thị đảm (gan góc dũng cảm)

16) Thành ngữ biểu thị tính cách con người nhút nhát, ví dụ:

缩手缩脚-thúc thủ thúc cước (rụt rụt rè rè)

闻风丧胆-văn phong tám đởm (nghe tin sợ mất mật)

不敢越雷池一步-bất cảm việt lôi trì nhất bộ (không dám vượt qua, làm việc nhút nhát)

前怕狼,后怕虎-tiền phạ long, hậu phạ hổ ( chỉ sũy nghĩ nhiều mà nhút

nhát không dám tiến bước)

17) Thành ngữ biểu thị tính cách con người có tầm nhìn xa rộng, ví dụ:

高瞻远瞩-cao chiêm viễn chúc (nhìn xa trông rộng)

未雨绸缪-vị vũ trù mâu (phải lo liệu trước lúc trời mưa , biết lo xa)

18) Thành ngữ biểu thị tính cách con người tầm nhìn cạn cợt, không thực tế, ví dụ:

目光如豆-mục quang như đậu (ánh mắt bé như hạt tiêu, cái nhìn cạn cợt)

鼠目寸光-thử mục quá quang (tầm nhìn hạn hẹp, như mắt chuột)

眼高手低-nhãn cao thủ đê (tầm mắt cao quá tầm tay, đặt mục tiêu cao

quá không thực hiện được)

坐井观天-tọa tỉnh quan thiên (ngồi dưới đáy giếng nên coi trời bằng nắp vung)

19) Thành ngữ biểu thị tính cách con người tự cao tự đại, kiêu căng, kiêu ngạo, ngạo mạng, ví dụ:

好为人师-hiếu vi nhân sư (ưa làm thầy thiên hạ)

目中无人-mục trung vô nhân (trong mắt không có ai, kiêu ngạo)

趾高气扬-chỉ cao khí dương (nghênh ngang ngạo mạn)

20) Thành ngữ biểu thị tính cách con người hà tiện, chi li, keo bẩn, ví dụ:

斤斤计较-cân cân kế giảo (chăm chăm so đo tính toán ý chỉ thói so đo

từng chút một, tính toán những cái vụn vặt chi li)

21) Thành ngữ biểu thị tính cách con người tham lam, ví dụ:

得寸进尺-đắc thốn tiến xích (được một tấc thì lấn luôn một thước, được

đằng chân lân đằng đầu)

巴蛇吞象- ba xà thôn tượng (con rắn to ăn con voi. Ví với con người

tham lam, không bao giờ thỏa mãn được mình đã có)

22) Thành ngữ biểu thị tính cách con người mê gái, ví dụ:

拈花惹草-niêm hoa nhã thảo (tán tình cô gái, chỉ người mê gái)

酒池肉林-tửu trì nhục lâm (xa xỉ, nghiện rượu mê gái) v.v...

b) Ở thành ngữ tiếng Việt:

1) Thành ngữ biểu thị tính cách con người ngu đần, không có khả năng hoặc kiến thức, ví dụ:

Ai nói sao bào hao làm vậy (người nhẹ dạ nông nổi, chỉ hùa theo người khác, không có bản lĩnh)

Ai trồng cây bất bể đông (ý nói dốt nát) Cành khô gỗ mục (người vô dụng, già cỗi)

Đầu óc bã đậu (đầu óc ngốc nghếch, không minh mẫn sang suốt)

2) Thành ngữ biểu thị tính cách con người thông minh, khéo léo, nề nếp và tài giỏi, ví dụ:

Áo chỉ viền tà (tà áo đường viền chỉ thì vừa bền, vừa đệp; người khéo léo, nề nếp, căn cơ)

Ăn nên làm nổi (có khả năng hơn người) Đa mưu đa kế (giàu tình cảm, dễ xúc động)

Tay nem tay chạo (nhanh nhẹn, tháo vát và đảm đang)

3) Thành ngữ biểu thị tính cách con người thô tục, tham lam, ví dụ: Ăn bốc đái đứng (kẻ thô tục)

Ăn chó cả lông (người thô tục, tham lam) Ăn khoai cả vỏ ( thô tục, tham lam, bần tiện)

Bán ruộng kiện bờ (tham lam, xoay xở)

Chó già giữ xương (tham lam, không kham nổi mà vẫn giữ không chịu

Một phần của tài liệu Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt (Trang 60)