Phân biệt thành ngữ với quán dụng ngữ

Một phần của tài liệu Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt (Trang 28)

Phần lớn quán dụng ngữ là ba âm tiết, chỉ có một số ít quán dụng ngữ bốn âm tiết, nhưng trên thực tế cũng là một hình thức thêm chữ vào quán dụng ngữ ba âm tiết. Ví dụ: 碰钉子–phan đinh tử (vấp phải đinh có nghĩa là bị cự

tuyệt, bị khiển trách), 走后门–đi cổng sau (đi lối không đàng hoàng), 耍手段

3 Một trắng một xanh có nghĩa là phân biệt rất rõ ràng.

trổ tay (sử dụng thủ đoạn không đàng hoàng), 春夏秋冬–xuân hạ thu đông,

南西北–đông nam tây bắc. Phần lớn quán dụng ngữ mang màu sắc ngôn ngữ

địa phương, thường là lời nói cửa miệng, có tính khẩu ngữ cao. Cần lưu ý một điều nữa là thành ngữ là 1 kết cấu cố định không thể tách rời, còn quán dụng ngữ lại có thể tách ra để xen vào thành phần khác, ví dụ: 钻空子 (chui chỗ

trống) có thể nói là 钻了一个空子 (đã chui một chỗ trống), 钻了法律的空子

đã chui được chỗ trống của luật pháp.

Nói chung, thành ngữ tiếng Hán thường do bốn âm tiết cấu thành, lời thì ngắn gọn, nhưng ý nghĩa thì sâu xa. Nghĩa của một số thành ngữ có thể được hiểu từ nghĩa hiển ngôn của các yếu tố cấu thành, ví dụ: 心满意足-tâm mãn ý

túc (vừa lòng thả ý, hả lòng hả dạ), 大显身手-đại hiển thân thủ (trổ tài, thi đua

tài năng). Cũng có những thành ngữ phải biết nguồn gốc của nó mới có thể hiểu

được ý nghĩa hiện đại của nó, ví dụ: 揠苗助长-át miêu trợ trưởng (dục tốc bất

đạt, ví von nóng vội sẽ hỏng việc), 画蛇添足-họa xà thiêm túc (khi vẽ con rắn

lại thêm chân cho rắn, ví như làm việc quá thừa, không những không có tác dụng, ngược lại còn làm hỏng sự việc).

1.3 Khái niệm tính cách con ngƣời và thành ngữ nói về tính cách con ngƣời

1.3.1 Tính cách con người

Muốn hiểu khái niệm tính cách con người trước hết chúng ta phải hiểu rõ tính cách là gì. Theo tâm lý học, tính cách (character) là đặc trưng nhân cách biểu hiện ở cách thức hành vi trong thói quen và thái độ ổn định của một người đối với hiện thực. Nó phản ánh đạo đức của một cá nhân, chịu ảnh hưởng từ giá trị quan,

nhân sinh quan và thế giới quan của con người. Theo “Từ điển Hán ngữ hiện đại

(2005: trang 1526)” tính cách là những đặc điểm về tâm lý biểu hiện trên thái độ

và phương thức hành vi đối với người, sự việc. Ví dụ: dũng cảm, kiên cường, yếu đuối, thô bạo v.v...Trong “Từ điển tiếng Việt (2010: trang 1283)” có giải thích tính cách là tổng thể nói chung những đặc điểm tâm lý ổn định trong cách xử sự của một người, biểu hiện thái độ điển hình của người đó trong những hoàn cảnh điển hình.

Từ các định nghĩa nêu trên, chúng tôi cho rằng tính cách là đặc trưng tâm lý tính cách ổn định trong thái độ và cách thức hành vi của con người đối với hiện thực, là bộ phận chủ chốt trong cá tính, có khả năng biểu hiện sự khác biệt giữa từng cá thể rõ ràng nhất. Tính cách khác với tính tình, tính khí hay cá tính. Chúng tôi có thể nói tính cách do trời sinh, nhưng tính tình, tính khí và cá tính lại hình thành trong quá trình trường thành. Tính tình nói chung về đặc điểm tâm lí-tình cảm của mỗi người, tính khí chủ yếu thể hiện phong độ con người, về cá tính thì trừ bao gồm tính cách của con người ra, còn bao gồm hình dáng, sở thích, khí chất của con người. Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của con người, phản ánh bản chất con người. Tuy nhiên, tính cách không đồng nhất với bản chất con người: một người có thể có nhiều tính cách và nhiều người có thể có cùng một tính cách. Người ta thường đánh giá hành động, lời nói, và đôi khi là suy nghĩ của một người để suy ra tính cách người đó, và cuối cùng là kết luận về bản chất người đó. Mỗi con người về phương diện tính cách đều có sự thống nhất giữa mặt tích cực và mặt tiêu cực, giữa mặt tốt và mặt xấu. Ở mỗi vùng miền cũng như ở mỗi hoàn cảnh, con người lại bộc lộ nhiều hay ít những điểm tích cực hay

những điểm tiêu cực, có tác động tốt xấu đến xã hội ở mức độ khác nhau. Khiêm tốn, vị tha, khoan dung, kiên nhẫn, chịu khó, hòa đồng, vui vẻ, hoạt bát v.v...là những mặt tốt của tính cách con người; Ích kỉ, khoe khoang, ba hoa, vụ lợi, thích lợi dụng, gian trá, lừa lọc, nhẫn tâm, ác độc, vô duyên, lố bịch, nhảm nhí, đua đòi v.v...là những mặt xấu của tính cách con người. Ngoài ra, các tính cách con người như trầm lặng, bảo thủ thì có tính trung hòa, phải tùy theo hoàn cảnh cụ thể chúng ta mới có thể đánh giá được mặt tốt, xấu của chúng.

Loại hình đặc trưng của tính cách con người rất phức tạp, ví dụ: Thật thà hoặc giả dối, khiêm tốn hoặc kiêu căng v.v...là những tính cách thể hiện thái độ con người đối với hiện thực hoặc cá nhân. Dũng cảm hoặc nhút nhát, quyết đoán hoặc do dự thiếu quyết đoán v.v...là những tính cách thể hiện ý chí của con ngườ; Nhiệt tình hoặc lạnh nhạt, cởi mở hoặc uất ức v.v...là những tính cách thể hiện sắc thái tình cảm của con người; Đầu óc linh hoạt, nhận thức sâu sắc, tính lô-gích mạnh hoặc đầu óc chậm chạp, nhận thức nông cạn, không có tính lô-gích v.v...là những tính cách thể hiện trí tuệ con người.

1.3.2 Thành ngữ nói về tính cách con người

Từ những phân tích trên về thành ngữ và tính cách con người, chúng tôi quan niệm rằng: Các thành ngữ nói về tính cách con người là những cụm từ cố định, mang tính ẩn dụng và hình tượng, nói về đạo đức, trí tuệ, tâm lý và tình cảm của con người thể hiện qua thái độ, tinh thần, hành vi cử chỉ và một số biểu hiện khác. Chẳng hạn như:

1) Các thành ngữ nói về phẩm chất đạo đức của con người:

刚正不阿-cương chính bất a (cương trực công chính, không a dua nịnh bợ)

铁面无私-thiết diện vô tư (công chính nghiêm minh)

大义灭亲-đại ngĩa diệt thân (vì việc nước quên tình nhà)

兢兢业业-cảng cảng nghiệp nghiệp (cần cù, thận trọng cẩn thận, có trách nhiệm về công việc) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

大义凛然-đại nghĩa lẫm nhiên (hiên ngang lẫm liệt; oai phong lẫm liệt)

2) Các thành người nói về khả năng trí tuệ của con người:

大智若愚-đại trí nhã ngu (người tài vẻ ngoài đần độn; tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi)

足智多谋-túc trí đa mưu (nhiều mưu trí)

神机妙算-thần cơ diệu đoán (mưu kế thần tình; mưu hay chước giỏi)

力挽狂澜-lực vãn cuồng lan (cố gắng xoay chuyển tình thế)

精明强干-tinh minh cương can (khôn ngoan tài cán; thông minh năng nổ)

3) Các thành ngữ nói về đặc điểm tâm lý của con người:

乐不可支-lạc bất khả chi (vui quá không tìm được chính mình)

无忧无虑-vô ưu vô lự (không lo lắng không buồn phiền)

嬉皮笑脸-hi bì tiếu liễm (cợt nhả, không nghiêm túc)

心旷神怡-tâm khoáng thần di (mát lòng mát dạ)

心花怒放-tâm hoa nộ phóng (mở cờ trong bụng)

4) Các thành ngữ nói về tình cảm của con người:

dạ sắt)

通情达理-thông tình đạt lí (thấu tình đạt lý; hợp tình hợp lý)

意气用事-nghĩa khí dụng sự (hành động theo cảm tính)

耿耿忠心-cảnh cảnh trung tâm (tư duy, tình cảm vô cùng trung thành)

古道热肠-cổ đạo nhiệt tràng (chân thực nhiệt tình; đối đãi nhiệt tình)

v.v...

Tóm lại, các thành ngữ nói về tính cách con người như vừa nêu trên vừa có kết cấu đơn giản vừa có ý nghĩa biểu trưng, vừa hình tượng sinh động vừa dễ đọc dễ hiểu. Dù là trong thành ngữ tiếng Hán hay tiếng Việt, số lượng của những thành ngữ nói về tính cách con người chiếm một số lượng không nhỏ, tạo nên nét đặc sắc hết sức nổi bật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt. Từ góc độ nhận thức khách quan và khoa học, tính cách con người có ý nghĩa cả trên hai phương diện nhận thức và thực tiễn–thực tiễn chấn hưng đất nước và phát triển dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu về những thành ngữ nói về tính cách con người trong thành ngữ tiếng Hán cũng rất có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn.

1.4 Tiểu kết

Dựa trên quan điểm của các nhà ngôn ngữ học và tâm lí học cũng như các phân tích trên của mình, chúng tôi có thể rút ra một số tiểu kết như sau:

- Thành ngữ trong tiếng Hán là một loại trong thục ngữ, là những cụm từ cố định có hình thức ngắn gọn, có kết cấu ổn định và ngữ nghĩa hoàn chỉnh, và chúng mang sắc thái văn viết được nhân dân quen dùng từ đời này sang đời khác, hình thức cơ bản của chúng là “tứ tự cách”. Thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Hán có nhiều điểm tượng đồng, nhưng thành ngữ tiếng Việt không nhất

thiết phải ngắn gọn, và trong thành ngữ tiếng Việt có những thành ngữ bắt nguồn từ ngôn ngữ của Trung Quốc căn cứ vào các thành ngữ, tục ngữ, cụm từ cố định hoặc tên địa điểm v.v...các thành ngữ đó được gọi bằng thành ngữ Hán-Việt và chiếm một tỉ lệ không ít trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt.

- Thành ngữ nói về tính cách con người là những đơn vị từ vựng mô tả và thể hiện qua các đạo đức, trí tuệ, tâm lí và tình cảm của con người một cách chi tiết và hình tượng. Có giá trị miêu tả và đánh giá con người, có thể giúp con người tìm hiểu nhau về thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan.

- Thành ngữ nói về tính cách con người nói một cách cụ thể hơn thì chính là các thành ngữ chỉ dũng cảm, nhút nhát, bướng bỉnh, liều mạng, mê gái, sợ sệt, e dè, tự kiêu, hà tiện, chi li, keo bẩn, hiền lành, nhu nhược, khiêm tốn, nói nhiều, nói ít, nham hiểm, ác độc, hay thay đổi hoặc có tính khí thất thường, vô dụng, không trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, lười biếng, thông minh v.v...các thành ngữ nói về tính cách con người này tạo nên nét đặc sắc nổi bật cho thành ngữ và góp phần quan trọng làm cho thành ngữ càng phong phú và sinh động.

CHƢƠNG

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA CÁC THÀNH NGỮ NÓI VỀ TÍNH CÁCH CON NGƢỜI TRONG TIẾNG HÁN

(Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1 Dẫn nhập

Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ từ lâu đã được các học giả Hán ngữ học và Việt ngữ học quan tâm. Cho đến nay đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về cấu trúc thành ngữ được xuất bản thành sách hoặc công bố trên các tạp chí. Các học giả đã phân tích và phân loại cấu trúc của thành ngữ từ nhiều góc nhìn khác nhau.

Về thành ngữ tiếng Hán, cho đến nay đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về mặt cấu tạo, đáng chú ý là 2 cuốn sách “Tìm hiểu sơ lược về kiến

thức thành ngữ” của Hứa Triệu Bản (Nxb Bắc Kinh 1980) và bài viết “Phân

tích đặc trưng của thành ngữ tiếng Hán” của tác giả Hán Việt đăng trên học báo

Học Viện Sư Phạm Tương Đàm (số 8/1999). Trong công trìnhđã dẫn, Hứa Triệu Bản phân chia cấu trúc của thành ngữ ra làm 2 loại lớn là cấu trúc đơn nhất (độc lập) và cấu trúc phức hợp (ghép). Tiếp theo dựa trên việc mô tả đặc điểm quan hệ nội bộ giữa các thành tố của thành ngữ, ông lại chia các thành ngữ có cấu trúc phức hợp ra làm 17 loại nhỏ hơn v.v...

Khác với Hứa Triệu Bản, tác giả Hán Việt trong bài báo “Phân tích đặc

trưng của thành ngữ tiếng Hán” đã khảo sát quan hệ cấu trúc nội tại của thành

cấu trúc đề-thuyết, cấu trúc động tân, cấu trúc liên động, cấu trúc kiêm ngữ. Ngoài 2 công trình trên đây cũng còn có một số công trình khác nghiên cứu khá cụ thể về cấu trúc thành ngữ tiếng Hán. Tuy nhiên, nếu chỉ giới hạn ở nhóm thành ngữ chỉ tính cách con người của tiếng Hán, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đề cập đến. Vì vậy ở chương này, thông qua nghiên cứu và phân tích nguồn tư liệu thu thập được chúng tôi muốn làm rõ các đặc điểm về mặt cấu tạo của loại thành ngữ này trong tiếng Hán và liên hệ với đặc điểm cấu tạo của nhóm thành ngữ hữu quan trong tiếng Việt.

Ở Việt Nam, giới Việt ngữ học cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau khi phân tích đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt. Chẳng hạn trong khi Đỗ Hữu Châucăn cứ vào cấu trúc ngữ pháp cơ bản nhất của thành ngữ chia thành ngữ tiếng Việt làm 2 loại lớn là thành ngữ có cấu trúc câu và thành ngữ có cấu trúc từ tổ hay cụm từthì Hoàng Văn Hành l ại chia thành ngữ tiếng Việt ra làm 2 nhóm lớn là thành ngữ có cấu trúc đối xứng và thành ngữ có cấu trúc phi đối xứng5.

Trong công trình này chúng tôi vận dụng cách phân tích các quan hệ cú pháp của thành ngữ theo quan điểm của tác giả Hán Việt để nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và liên hệ với đặc điểm cấu tạo của nhóm thành ngữ tương ứng trong tiếng Việt.

2.2 Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ nói về tính cách con ngƣời trong tiếng Hán

5 2 quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu và tác giả Hoàng Văn Hành trích dẫn từ韦氏水,《汉越动物成语对比研究》, 吉林 大学硕士论文, 2012年, 第24 页。 (Vi Thị Thủy, “So sánh và đối chiếu các động vật trong thành ngữ tiếng Hán và thành

Các thành ngữ trong tiếng Hán thường có thể chia thành hai bộ phận trước và sau, được gọi là hai vế, ví dụ:

花言/巧语-hoa ngôn xảo ngữ (nói ngon nói ngọt để gạt người)

安/如泰山-an như Thái sơn (vững như núi Thái)

坐井/观天-tọa tỉnh quan thiên (ngồi dưới đáy giếng nên coi trời bằng nắp vung)

Xét theo quan hệ kết hợp giữa hai vế trước sau, các thành ngữ nói về tính cách con người có thể được phân chia thành các loại cấu trúc sau đây:

Cấu trúc đề-thuyết, cấu trúc đẳng lập, cấu trúc chính phụ, cấu trúc động tân, cấu trúc động bổ, cấu trúc liên động, cấu trúc câu phức v.v...

2.2.1 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đề-thuyết

Trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt, những thành ngữ được cấu tạo theo kiểu cấu trúc đề-thuyết (hay gọi kiểu quan hệ chủ vị) có đặc điểm là bộ phận đứng trước là thành phần được thuyết minh, nói rõ, gọi là phần đề (chủ ngữ), còn bộ phận đứng sau có chức năng trần thuật, thuyết minh, nói rõ cho phần đề, gọi là phần thuyết (vị ngữ). Ví dụ:

浑身是胆-hỗn thân (ĐỀ) thị đảm (THUYẾT) (hỗn thân: toàn thân thể

con người; thị đảm: đều là gan. Ví với con người gan góc dũng cảm)

肝胆相照-can đảm (ĐỀ) tương chiếu (THUYẾT) (can đảm: gan và dạ;

tương chiếu: chiếu rọi cho nhau. Hình dung bộc bạch cởi mở nỗi lòng cho nhau)

黑白分明-hắc bạch (ĐỀ) phân minh (THUYẾT) (hắc bạch: màu trắng

và màu đen; phân minh: rõ ràng. Ví phân biệt đúng sai, tốt xấu một cách rõ ràng)

目空一切-mục (ĐỀ) không nhất thiết (THUYẾT) (mục: mắt; không: không có cái gì; nhất thiết: tất cả mọi sự vật trong vũ trụ. Hình dung tự cao tự đại, kiêu ngạo không coi ai ra gì)

喜形于色-hỉ (ĐỀ) hình vu sắc (THUYẾT) (hỉ: vui sướng; hình: tỏ ra; vu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tại; sắc: sắc mặt. Chỉ vui mừng lộ ra trên nét mặt, miêu tả con người không nén nổi vui mừng trong lòng)

心口如一-tâm khẩu (ĐỀ) như nhất (THUYẾT) (tâm khẩu: nghĩ trong

lòng và lời nói trong mồm; như nhất: giống nhau. Chỉ nghĩ sao nói vậy, hình dung con người thẳng thắn, chân thành)

守口如瓶-thủ khẩu (ĐỀ) như bình (THUYẾT) (thủ khẩu: kính miệng;

như bình: giống như lọ. Hình dung nói năng rất cẩn mật)

意气用事-ý khí (ĐỀ) dụng sự (THUYẾT) (ý khí: chủ trương, ý kiến quá

đà, quá chủ quan; dụng sự: xử lý công việc. Chỉ làm việc chỉ theo cảm tình)

鹦鹉学舌-anh vũ (ĐỀ) học thiệt (THUYẾT) (anh vũ: vẹt; học thiệt: học

nói. Chỉ học nói như vẹt, thường ví chỉ biết nói theo người ta)

愚公移山-Ngu Công (ĐỀ) di sơn (THUYẾT) (Ngu Công: tên người; di

sơn: dời núi. ví tinh thần cương quyết) v.v...

Quan sát những thành ngữ trên, chúng tôi có thể thấy những đặc điểm như sau:

a. Trật tự của thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đề-thuyết thường cố định là: đề (chủ ngữ) trước, thuyết (vị ngữ) sau. Ví dụ: 浑身是胆

Một phần của tài liệu Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt (Trang 28)