1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

149 1,9K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- ĐINH THỊ THÙY TRANG TRỢ TỪ TÌNH THÁI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ N

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐINH THỊ THÙY TRANG

TRỢ TỪ TÌNH THÁI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐINH THỊ THÙY TRANG

TRỢ TỪ TÌNH THÁI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Chuyên ngành: Ngôn Ngữ học

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ VĂN THI

Hà Nội – 2009

Trang 3

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

2.1 Đối tượng nghiên cứu 6

2.2 Phạm vi nghiên cứu 6

3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 7

3.1 Mục đích 7

3.2 Nhiệm vụ của đề tài 7

4 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu 7

4.1 Phương pháp nghiên cứu 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11

1.2 Từ trong tiếng Việt 11

1.2.1 Một số đặc điểm của ngôn ngữ đơn lập 11

1.2.2 Thực từ và hư từ tiếng Việt 13

1.3 Trợ từ tình thái trong hệ thống hư từ tiếng Việt 16

1.3.1 Hệ thống hư từ tiếng Việt 16

1.3.2 Trợ từ tình thái 18

1.3.3 Những đặc điểm của trợ từ tình thái tiếng việt 18

1.3.4 Phân loại trợ từ 19

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC TRỢ TỪ TÌNH THÁI TRONG CÁC

GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT TỪ NĂM 1980 ĐẾN NĂM 2005

25

Trang 4

2.1 Khảo sát trợ từ tình thái trong các giáo trình cơ sở 25

2.1.1 Vị trí của trợ từ tình thái trong cấu trúc câu 25

2.1.2 Khảo sát số lượng trợ từ tình thái 27

2.1.3 Tình hình sử dụng trợ từ tình thái trong các giáo trình 32

2.1.3.1 Cách giải thích trợ từ tình thái trong các giáo trình 32

2.1.3.2 Việc đưa và xử lý các trợ từ tình thái trong các giáo trình cơ sở 38

2.2 Khảo sát trong các giáo trình trung cấp 44

2.2.1 Khảo sát số lượng trợ từ tình thái 44

2.2.2 Tình hình sử dụng trợ từ tình thái trong các giáo trình 50

2.2.2.1 Cách giải thích trợ từ tình thái trong các giáo trình 50

2.2.2.2 Việc đưa và xử lý các trợ từ tình thái trong các giáo trình 55

2.3 Khảo sát trợ từ tình thái trong các giáo trình cao cấp 62

2.3.1 Khảo sát số lượng trợ từ tình thái 62

2.3.2 Tình hình sử dụng trợ từ tình thái trong các giáo trình 67

2.3.2.1 Cách giải thích trợ từ tình thái trong các giáo trình 67

2.3.2.2 Việc đưa và xử lý các trợ từ tình thái trong các giáo trìnhcao cấp 71

CHƯƠNG 3: NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÁC TRỢ TỪ TÌNH THÁI

TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT

79

3.1 Nghĩa tình thái 79

3.2 Mô tả ý nghĩa và chức năng của trợ từ tình thái 84

3.3 Vai trò của trợ từ tình thái trong giao tiếp ngôn ngữ thể hiện trong

các giáo trình

96

3.3.1 Tính cơ động và hiệu quả giao tiếp 96

3.3.2 Quan hệ xã hội và thái độ giao tiếp 99

Trang 6

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

ĐNC – PH: Đặng Ngọc Cừ - Phan Hải

PVG – NAQ: Phan Văn Giưỡng – Nguyễn Anh Quế

NVH1: Nguyễn Văn Huệ

NTTH: Nguyễn Thị Thanh Hương

NVH2: Nguyễn Việt Hương

BK – PVG: Bửu Khải – Phan Văn Giưỡng

NAQ – HTQH: Nguyễn Anh Quế - Hà Thị Quế Hương

ĐTT: Đoàn Thiện Thuật

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, giao lưu, tiếp xúc và hội nhập ngày càng được tăng cường và mở rộng Do đó, nhu cầu học ngoại ngữ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Đất nước ta cũng đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào cộng đồng thế giới, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, vị thế của chúng ta trên trường quốc tế ngày càng được củng cố và nâng cao Trong bối cảnh đó, số người nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tiếng Việt ngày càng tăng lên rõ rệt, tiếng Việt đang trở thành một phương tiện đắc lực giúp bạn bè quốc tế tiếp cận và hiểu rõ văn minh, văn hóa và con người Việt Nam Đồng thời, tiếng Việt cũng là chiếc cầu nối để con em kiều bào có điều kiện hiểu rõ thêm về đất nước, con người dân tộc mình

Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được tiến hành khá sớm ở Việt Nam Tuy vậy, dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ chỉ mới trở thành một phương pháp trong việc đào tạo cho các đối tượng người nước ngoài trong khoảng thời gian gần đây nhưng việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ đã phát triển khá mạnh mẽ, thu hút được

sự quan tâm chú ý của nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học cũng như việc giảng dạy cho nhiều đối tượng người nước ngoài khác nhau, nhiều khoa, trung tâm dạy tiếng Việt được thành lập và mở rộng Nhiều cuộc hội thảo, nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ được tổ chức cả trong lẫn ngoài nước Trong những cuộc hội thảo này có nhiều báo cáo trình bày về vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được tiến hành nghiên cứu khá sâu sắc và cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ, trong đó có vấn đề từ loại

Trong tiếng Việt, từ loại là một vấn đề phong phú và khá phức tạp Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về từ loại nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu đó chỉ

đi sâu vào việc nghiên cứu các từ loại chính còn các từ loại phụ trợ trong đó có trợ từ tình thái thì chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong tổ chức câu Trợ từ tình thái có vai trò quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ

Trang 8

nhưng cũng chưa được nghiên cứu sâu, nghiên cứu kỹ Về trợ từ mới chỉ có một số tác giả nghiên cứu như Nguyễn Kim Thản, Đinh Văn Đức, Lê Biên… nhưng cũng chưa được nghiên cứu thật kỹ Ngoài ra, hiện nay vấn đề cách gọi là trợ từ hay ngữ khí từ hay tiểu từ vẫn chưa thống nhất giữa các tác giả Hơn nữa, trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay, trợ từ tình thái vẫn chưa được phân bố đồng đều Có những giáo trình có rất nhiều trợ từ tình thái nhưng cũng có những giáo trình lại rất ít Đặc biệt là sự sắp xếp các trợ tình thái theo cấp độ dễ - khó, phổ biến – ít phổ biến giữa các giáo trình cũng chưa hợp lý Vì vậy, đề tài này cần tập trung nghiên cứu sâu hơn, kỹ hơn về vấn đề khá thú vị này, nhất là việc ứng dụng các trợ từ tình thái vào các giáo trình cũng như quá trình giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài để người học có thể nhận biết và sử dụng trợ từ tình thái một cách thành thạo

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu và khảo sát các trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở cả ba trình độ: cơ

sở, trung cấp và cao cấp Những giáo trình mà chúng tôi khảo sát là những giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã và đang được sử dụng trong giảng dạy ở các trường đại học, các cơ sở dạy tiếng, được phân rõ trình độ, được xuất bản trong nước từ năm 1980 đến năm 2005 Một số giáo trình trong giai đoạn này tuy không phân rõ trình

độ, nhưng tôi vẫn khảo sát với mục đích để tham khảo chứ không nằm trong đối tượng khảo sát của luận văn

Trang 9

Như vậy, tất cả các phần ở các giáo trình chúng tôi đều khảo sát tất cả nhằm đem lại một kết quả khả quan hơn trong việc nghiên cứu trợ từ tình thái tiếng Việt

3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục đích

Với đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần cải tiến chất lượng trong việc biên soạn các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài như một ngoại ngữ Trong quá trình dạy cho các đối tượng người học phải phân bố các trợ từ tình thái như thế nào theo cấp độ dễ - khó, phổ biến – ít phổ biến Đặc biệt là khi dạy cho các đối tượng người nước ngoài mới bắt đầu học, cần phải dạy đơn giản nhưng vẫn phải đảm bảo đủ và đúng Sau đó, ở những trình độ tiếp theo giáo viên và người học có thể dễ dàng tiếp cận với trợ từ tình thái hơn, do đó có thể rút ngắn được thời gian cho người học

Thông qua quá trình khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả và so sánh các trợ từ tình thái ở cả ba trình độ, luận văn có thể đưa ra những cái được và những cái còn hạn chế trong các giáo trình cũng như trong điều kiện giảng dạy hiện nay Hơn nữa, luận văn còn đề xuất một số kiến nghị cho việc biên soạn các giáo trình và giảng dạy các trợ

từ tình thái cho người nước ngoài

3.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Khảo sát các trợ từ tình thái trong các giáo trình giảng dạy tiếng việt cho người nước ngoài ở cả ba trình độ: Cơ sở, trung cấp và cao cấp

- Thống kê, phân loại các trợ từ tình thái ở cả ba trình độ

- Xác định được vai trò của trợ từ tình thái trong việc dạy tiếng Việt

- Phân tích nghĩa biểu hiện, cách dùng các trợ từ tình thái

- Góp phần cải tiến chất lượng của việc biên soạn các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

4 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận văn là:

Trang 10

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân loại

- Phương pháp phân tích, miêu tả

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

4.2 Tư liệu

Dưới đây là những giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài mà chúng tôi

đã khảo sát, thống kê và miêu tả trong luận văn

Giáo trình tiếng Việt cơ sở

1 Giáo trình Cơ sở tiếng Việt thực hành, tập 1, Trần Khang (Chủ biên), Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1980

2 Giáo trình Cơ sở tiếng Việt thực hành, tập 2, Đặng Ngọc Cừ - Phan Hải (chủ biên), Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1980

3 Tiếng Việt (Vietnamese) for beginners 1, Phan Văn Giưỡng, NXB Trẻ, 2004

4 Tiếng Việt (Vietnamese) for beginners 2, Bửu Khải – Phan Văn Giưỡng, NXB Trẻ, 2005

5 Tiếng Việt cho người nước ngoài, chương trình cơ sở (Vietnamese for beginners, elementary level), Nguyễn Văn Phúc (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004

6 Tiếng Việt trình độ A, tập 1, Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, Hà Nội 2004

7 Tiếng Việt trình độ A, tập 2, Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, Hà Nội 2004

8 Thực hành tiếng Việt (Practice Vietnamese use for foreigners), quyển 1, Nguyễn Việt Hương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005

9 Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài - 1, Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), Thành phố Hồ Chí Minh 2006

10 Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài - 2, Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB Giáo Dục, Tp HCM 2004

Trang 11

11 Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for beginners), Vũ Văn Thi, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 1996

Giáo trình tiếng Việt trung cấp

1 Tiếng Việt (Vietnamese) intermediate 3, Phan Văn Giưỡng, NXB Trẻ, 2005

2 Tiếng Việt (Vietnamese) intermediate 4, Bửu Khải - Phan Văn Giưỡng, NXB Trẻ, 1998

3 Tiếng Việt nâng cao (Intremediate Vietnamese), Nguyễn Thiện Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội 1998

4 Tiếng Việt cho người nước ngoài, trình độ nâng cao (Vietnamese for foreigners, intermediate level), Trịnh Đức Hiển (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

Giáo trình tiếng Việt cao cấp

1 Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài - 5, Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), Thành phố Hồ Chí Minh, 2007

2 Tiếng Việt, Upper – intermediate, Phan Văn Giưỡng – Nguyễn Anh Quế, NXB Giáo Dục, Hà Nội 1996

3 Thực hành tiếng Việt, Trình độ C, Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế Giới,

Hà Nội 2001

4 Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài của Viện Ngôn ngữ, Vũ Thị Thanh Hương (chủ biên), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004

Một số giáo trình tiếng Việt không phân rõ trình độ, chúng tôi chỉ khảo sát để

tham khảo chứ không nằm trong khung khảo sát chính của luận văn

Trang 12

1 Tiếng Việt thực hành dùng cho người nước ngoài (Vietnamese for foreigners), Đinh Thanh Huệ (Chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997

2 Tiếng Việt trong giao dịch thương mại (Vietnamese in commercial transaction), Nguyễn Anh Quế - Hà Thị Quế Hương, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2000

3 Tiếng Việt cho người nước ngoài, Bùi Phụng, NXB ĐH & GDCN, Hà Nội

Trang 13

CHƯƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Từ loại

Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu

Từ loại là một nội dung quan trọng của ngữ pháp học Đối với tiếng Việt vấn đề từ loại lại càng quan trọng, bởi vì đây là một vấn đề lý luận được ứng dụng trong một ngôn ngữ cụ thể thuộc loại hình đơn lập và phân tiết Qua đó, còn có thể đặt ra nhiều vấn đề về ngữ pháp tiếng Việt, và rộng hơn là cho các ngôn ngữ đơn lập, chẳng hạn như mối quan hệ giữa từ pháp và cú pháp, sự đối lập giữa thực từ và hư từ, khả năng diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ giữa từ loại và các thành phần của câu…

Mỗi ngôn ngữ đều có một vốn từ vựng rất lớn Do khối lượng, do tính chất, do chức năng, mỗi vốn từ đều rất đa dạng Mỗi nhà nghiên cứu phân loại từ theo nhiều cách khác nhau với mục đích khác nhau Từ vựng phân loại từ thành những lớp từ về mặt ngữ nghĩa, nhưng ngữ pháp học lại phân loại theo bản chất ngữ pháp của từ

1.2 Từ trong tiếng Việt

1.2.1 Một số đặc điểm của ngôn ngữ đơn lập

Tiếng Việt, về mặt loại hình là một ngôn ngữ đơn lập – phân tích tính điển hình Loại hình ngôn ngữ đơn lập thể hiện 4 đặc điểm chính:

- Tiếng Việt thuộc loại ngôn ngữ không biến hình (inflexible) tức là, trong mọi kết hợp, hình thái của từ không biến đổi ngữ pháp mà ta có thể thấy dễ dàng như ở nhiều tiếng thuộc hệ ngôn ngữ Ấn – Âu Nói cách khác, ở tiếng Việt, những biến động bên trong thuộc về nội dung ý nghĩa, có liên quan đến chức năng cú pháp của từ trong

kết cấu Ví dụ; đại từ nhân xưng Tôi và Nó, với chức năng bổ ngữ vẫn giữ nguyên hình

thái như khi chúng đảm nhận chức năng như trong vai chủ ngữ Trong lúc đó, ở tiếng Anh và tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức… lại có sự biến đổi hình thái khi chức vụ cú pháp thay đổi

Ví dụ: Tôi đưa cho nó cây bút chì Nó đưa cho tôi cây bút chì

Trang 14

I give him this pencil (tiếng Anh)

He gives me this pencil

Như vậy, rõ ràng nếu nói đại từ nhân xưng Tôi và Nó ở tiếng Việt không thay

đổi hình thái trong chức năng chủ ngữ cũng như bổ ngữ thì ở tiếng Anh:

I , chủ ngữ, khi ở chức năng bổ ngữ đổi thành Me

He, chủ ngữ, khi ở chức năng bổ ngữ đổi thành Him

- Các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng từ hư và trật tự từ

+ Dùng từ hư: người - những người

+ Dùng trật từ: cửa trước - trước cửa

- Các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập (điển hình là tiếng Hán, tiếng Việt) có một loại đơn vị đặc biệt thường được gọi là hình tiết Hình tiết là đơn vị có nghĩa (hoặc luôn luôn có khả năng mang nghĩa mà vỏ âm thanh của nó lại trùng khít với một âm tiết - đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất Chính bởi vậy mà nó có khả năng đi vào hoạt động với tư cách một từ, khi thì lại chỉ được dùng với tư cách yếu tố cấu tạo từ (hình vị) Ví dụ:

Tiếng Việt: tre – tre pheo; vàng – cá –cá vàng…

Tiếng Hán: hsien sheng – tiên sinh: (người sinh trước)

hsien sheng – tiên sinh: tự xưng gọi người đáng kính, sinh trước –

ngài

Hệ quả là các ngôn ngữ thuộc loại hình này, việc xác định ranh giới từ trong ngữ lưu càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn Do đó việc phân định từ trong tiếng Việt vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp như đứng trước các chuỗi hai hình tiết: hờn giận, yêu thương, thương nhớ,… người ta thường phải biện luận không ít trước khi khẳng định chúng là một từ hay hai từ

- Hiện tượng cấu tạo từ bằng phụ tố rất ít hoặc hầu như không phát triển trong các ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Mường) Vì thế, quan hệ dạng thức (quan hệ về

Trang 15

mặt hình thái) giữa các từ yếu đến mức hầu như là chúng tồn tại rời rạc, rất tự do trong câu Ví dụ: cha mẹ - mẹ cha; làng xóm – xóm làng; bé nhỏ - nhỏ bé;…

Mặt khác cũng bởi tính tình thái, quan hệ hình thái của từ yếu như thế, cho nên mới có người quan niệm rằng ngôn ngữ đơn lập là ngôn ngữ không có từ loại

Ví dụ: Mua cá – cá khô  trên trời, dưới cá, chỗ nào cũng cá, góc chợ

nào cũng cá

Nhà này cũng gỗ lim cả

(Danh từ cá, cụm danh từ gỗ lim vừa đứng ở vị trí của danh từ lại vừa đứng được ở vị

trí điển hình của động từ)

1.2.2 Thực từ và hư từ tiếng Việt

Vì có những đặc điểm của một ngôn ngữ đơn lập – phân tích tính điển hình nên

từ loại tiếng Việt được chia thành hai phạm trù lớn là thực từ và hư từ

- Khái niệm thực từ và hư từ trong tiếng Việt nói riêng hay trong các ngôn ngữ phân tích tính và đặc biệt là các ngôn ngữ đơn lập nói chung là hai phạm trù rất cơ bản trong cơ cấu hệ thống vì vậy, việc vạch ranh giới giữa hai phạm trù này có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với loại hình các ngôn ngữ này Tuy nhiên cho đến nay việc xác định ranh giới giữa chúng vẫn chưa hoàn toàn thỏa đáng và còn có một số ý kiến Song về cơ bản, các tác giả đều thống nhất ở một số điểm sau:

+ Thực từ bao gồm những từ có cả ý nghĩa từ vựng chân thực và ý nghĩa ngữ pháp đầy đủ, nói cách khác thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng – ngữ pháp đầy đủ

+ Trong các ngôn ngữ tổng hợp tính, một từ thường là sự liên kết của hai thành phần, căn tố và phụ tố: Căn tố (lexicon) thể hiện phạm trù từ vựng – ngữ nghĩa Phụ tố (tiếp đầu tố, tiếp vĩ tố hay trung tố…) được ghép vào thân từ thể hiện phạm trù ngữ pháp

+ Trong các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, tiếng Hán, phạm trù từ vựng - ngữ nghĩa do các thực từ đảm nhiệm và ý nghĩa ngữ pháp do các từ ngữ pháp hay còn gọi là các từ hư đảm nhiệm Những từ ngữ pháp và thực từ không ghép vào nhau thành một từ mà chỉ kết hợp với nhau trên ngữ đoạn để tạo nên một đơn vị cú pháp; trong

Trang 16

mọi bối cảnh, tất cả các đơn vị này đều không có sự biển đổi về hình thái Vì vậy, khác với các ngôn ngữ tổng hợp tính (có thể xác định từ dựa vào hình thái), tiếng Việt nên xác định từ cả trên cơ sở ý nghĩa từ vựng lẫn khả năng kết hợp; nói rộng hơn là phải dựa vào ý nghĩa và chức năng của từ trong trật tự kết hợp trong câu, trong đoản ngữ Theo Phan Ngọc thì “các đoản ngữ hình thành tiếng Việt có hình thái ngữ pháp ở trong đoản ngữ trong khi các từ của nó vẫn như trước Và ngữ pháp của tiếng Việt hiện đại là ngữ pháp của đoản ngữ; không phải là ngữ pháp của từ Từ chỉ là đơn vị từ vựng học”

- Theo nhiều tác giả, thực từ thường được định nghĩa chủ yếu dựa trên cơ sở ngữ nghĩa, tức là nhưng đơn vị định danh chỉ một đối tượng, một quá trình, một hiện tượng, một trạng thái, một hoạt động hay một tính chất

Ví dụ: + “Danh từ là những từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ sự vật và các khái niệm trừ tượng khác nhau”

+ “Động từ là những từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ hoạt động hay trạng thái nhất định của sự vật”

+ “Tính từ là những từ chỉ tính chất, chỉ đặc trưng của sự vật như hình thể, màu sắc, dung lượng, kích thước, đặc trưng Ví dụ như: To, nhỏ, xanh, đỏ, bé, dài…”

Tuy nhiên, nếu chỉ chủ yếu dựa vào ý nghĩa thì chưa đủ để vạch ra một ranh giới giữa thực từ và hư từ Do đó chúng ta cần xem xét vấn đề thực từ và hư từ trên cả hai phương diện ngữ nghĩa chức năng ngữ pháp

- Về phương diện ngữ nghĩa, như định nghĩa trên đã nêu Về mặt ngữ pháp, thực

từ có những đặc điểm sau:

+ Thực từ là một yếu tố hoạt động độc lập về mặt ngữ pháp có vai trò chính trong việc tạo lập các thành phần câu; tức là có khả năng làm trung tâm đoản ngữ và dung nạp các thành phần phụ như: Danh từ có thể làm trung tâm danh ngữ Động từ có thể làm trung tâm động ngữ Tính từ có thể làm trung tâm tính ngữ

Ví dụ: (Tôi) cũng đã đọc xong (cuốn sách đó rồi) - Động ngữ

Tất cả những cuốn sách này (đều rất hay) - Danh ngữ

Trang 17

+ Thực từ là một yếu tố có thể có hơn một chức năng; có khả năng làm thành tố chính – trung tâm đoản ngữ; và cũng có thể có khả năng làm thành tố phụ

+ Về chức năng: hƣ từ là những từ không đứng độc lập và không thể đảm nhiệm chức vụ cú pháp chính của câu Chỉ có khả năng làm thành tố phụ trong cấu trúc ngữ

để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa tình thái Trong những tình huống giao tiếp nhất định, một vài hƣ từ có thể dùng độc lập (đã, chƣa, rồi…) Ở tiếng Việt, phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ… là những lớp hƣ từ Có những lớp hƣ từ chỉ xuất hiện ở bậc câu – phát ngôn và có những nét đặc trƣng đáng chú ý nhƣ tình thái từ, thán từ

+ Trong bài viết “Thảo luận về vấn đề xác định hƣ từ trong tiếng Việt” Nguyễn Minh Thuyết đƣa ra các tiêu chí sau:

 Không có ý nghĩa chân thực

 Không có khả năng làm trung tâm đoản ngữ

 Không có khả năng làm thành từng câu

 Không có khả năng một mình tạo thành phát ngôn độc lập

 Không có khả năng thay thế các từ nghi vấn

Trang 18

 Không có khả năng thay thế bằng những từ khác trong một văn cảnh cụ thể

 Chỉ có một chức năng

 Thuộc những lớp từ có số lượng nhỏ khi phân chia từ loại

1.3 Trợ từ tình thái trong hệ thống hư từ tiếng Việt

1.3.1 Hệ thống hư từ tiếng Việt

Hư từ là một tập hợp không lớn về số lượng trong hệ thống từ loại tiếng Việt nhưng tần số sử dụng khá cao; về bản chất hư từ làm công cụ biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp Nghĩa của hư từ gắn với cách thức tư duy, hành vi tư duy Do đó chọn lựa hư từ nào để cấu tạo câu nói mang thông tin là xuất phát từ nhu cầu diễn đạt của tư duy

1.3.1.1 Đặc điểm của hư từ

Ví dụ: (a) Chúng ta tin ở khả năng thợ thuyền

(b) Đã tu, tu trót qua thì, thì thôi

- Hư từ tự nó không có khả năng biểu hiện sắc thái nghĩa Nó có sắc thái nghĩa tình thái khi tham gia vào một kết cấu cú pháp nào đó, trong một ngôn cảnh nào đó Trong trường hợp như thế, hư từ, các kết cấu hư từ, các quán ngữ tham gia vào chức năng biểu hiện cú pháp và nghĩa bổ sung

- Hư từ không có khả năng láy để tạo dạng thức ngữ pháp Trong câu đáp, một

số phó từ có thể lặp nhằm nhấn mạnh

Trang 19

Ví dụ: Em có làm được việc này không?

Nhất định, nhất định

Hoặc: Không, không, anh không chết trong tôi

Trong lời nói đay cũng có lặp:

Ví dụ: Mẹ nói sao?

Sao sao, mai mai gì!

1.3.1.2 Phân loại hệ thống hư từ tiếng Việt

Hệ thống hư từ tiếng Việt khá phong phú và đa dạng Trên cơ sở đoản ngữ, chúng ta có thể phân loại hư từ như sau:

- Các hư từ chuyên làm thành tố phụ đoản ngữ (hư từ từ pháp): Phó từ (đã, đang, sẽ,

cũng, đến, những, các…)

- Các hư từ nằm ngoài đoản ngữ gồm:

+ Các hư từ biểu thị quan hệ nối kết là những quan hệ từ như giới từ, liên từ

Liên từ là những từ nối các thành phần câu với câu theo quan hệ ngang hàng

Ví dụ: Anh đi thì tôi đi

Giới từ là những quan hệ từ nối kết các thành phần câu theo quan hệ chính phụ

Ví dụ: Núi thì núi, (ta không ngại)

Đói thì đói, (nó vẫn kiên nhẫn) Chị ấy học tiếng Việt và tiếng Anh

Một loạt các từ khác cũng có đặc điểm tương tự như: vì, bởi, tại, do, cho, về,

của

Ví dụ: Nó nghỉ vì ốm

Sách của thư viện Chính sách về kinh tế

+ Hư từ phụ trợ bao gồm: Các hư từ phụ trợ nhấn mạnh một từ, một thành phần

thể hiện tình thái như chính, đích, tự, ngay, cả, đến; những hư từ phụ trợ cho cả cấu

trúc để dạng thức hóa đoản ngữ trở thành một phát ngôn để thể hiện tình thái là những

phụ từ - ngữ khí từ (à, ư, nhỉ, nhé, chăng, hả…)

Trang 20

+ Thán từ: Luôn làm thành phần biệt lập, có thể nói là làm thành một câu độc lập không có quan hệ gì về cấu trúc với các thành phần khác trong văn bản hoặc trong lời nói Thán từ không làm thành tố đoản ngữ cũng không có chức năng tạo câu hay biểu thị thái độ như ngữ khí từ mà chỉ biểu thị trạng thái cảm xúc Vì vậy, thán từ không có vai trò ngữ pháp

Trong luận văn, chúng tôi tập trung khảo sát nhóm các hư từ phụ trợ gồm: Các

hư từ vừa có chức năng nhấn mạnh, vừa thể hiện thái độ, tình cảm; và nhóm các hư từ vừa có chức năng dạng thức hóa đoản ngữ trở thành một phát ngôn, vừa thể hiện thái

độ, tình cảm của người nói Với chức năng và ý nghĩa như vậy, chúng tôi gọi nhóm này

là các trợ từ tình thái

1.3.3 Những đặc điểm của trợ từ tình thái tiếng việt

Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, trợ từ tình thái tuy không nhiều lắm nhưng lại đóng một vai trò quan trọng và được dùng rất rộng rãi cả trong văn viết lẫn văn nói Trợ từ tình thái có một số đặc điểm sau:

- Trợ từ tình thái là những từ biểu hiện sắc thái tình cảm, không có ý nghĩa từ vựng

- Trợ từ tình thái là những yếu tố phụ nằm ngoài đoản ngữ Chúng không có vai trò gì trong việc tổ chức đoản ngữ, chúng không phải là thành tố của cấu trúc, không có

vị trí xác định trên sơ đồ cấu trúc đoản ngữ Chúng tham gia vào đoản ngữ chỉ với chức

Trang 21

năng để nhấn mạnh vào một yếu tố nào đó trong cấu trúc đoản ngữ hoặc để dạng thức hóa đoản ngữ, làm cho đoản ngữ trở thành một phát ngôn, một câu nói

- Về mặt chức năng, các trợ từ tình thái nhấn mạnh có thể nhấn mạnh bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, một vế câu ghép… Do đó, tùy theo bộ phận cần nhấn mạnh mà trợ từ tình thái đi kèm Cũng chính vì vậy, trợ từ tình thái thường không có vị trí cố định trong câu

- Một số trợ từ tình thái có khả năng dạng thức hóa một từ, một ngữ thành một phát ngôn Nói cách khác, việc sử dụng các trợ từ tình thái này như một phương tiện cú pháp để tạo câu Một từ, một ngữ tự do có thể trở thành câu khi có các trợ từ tình thái

đi kèm

Ví dụ: Nước

Một cốc nước Nhưng nếu nói:

Cho con đi với nhé!

Có tiền việc ấy mà xong nhỉ

1.3.4 Phân loại trợ từ

Trong cách phân loại trợ từ, một số tác giả cũng đề cập đến cách phân loại trợ từ như Lê Biên, Nguyễn Anh Quế, Diệp Quang Ban, Nguyễn Kim Thản, Đinh Văn Đức… Theo Nguyễn Kim Thản phân loại trợ từ có thể vào tác dụng của nó trong câu Bởi vậy, Nguyễn Kim Thản chia chũng ra thành hai tiểu loại chính: những trợ từ có tác dụng câu và những trợ từ phục vụ sự biểu thị thái độ của người nói Nhưng ranh giới

Trang 22

giữa hai tiểu loại không phải hoàn toàn dứt khoát vì có những từ có thể thuộc về cả hai tiểu loại Ngoài ra, còn có một vài trợ từ lẻ tẻ, không xếp vào hai tiểu loại trên được,

như: cái, chính, ngay… những trợ từ tình thái này có tác dụng tỏ rõ sự nhấn mạnh một

từ nào đó trong câu nói

Nguyễn Anh Quế cho rằng trợ từ là những hư từ nằm ngoài đoản ngữ luôn phụ trợ cho một yếu tố trong đoản ngữ hoặc trong câu và chia trợ từ thành hai loại:

+ Loại chuyên phụ trợ cho thể từ (đích, chính)

+ Loại chuyên phụ trợ cho cả thể từ lẫn vị từ (tự, ngay, cả, đến)

Mặc dù trợ từ tình thái được các tác giả phân loại theo những hướng khác nhau với những thuật ngữ khác nhau nhưng nhìn chung chúng tôi phân loại các trợ từ tình thái như sau:

1.3.4.1 Trợ từ tình thái dạng thức hóa đoản ngữ để trở thành phát ngôn

Những trợ từ tình thái này gồm có: à, nhỉ, ư, hả, chứ, chăng, phỏng, đi, thôi…

Nhóm từ này lại có thể chia thành những nhóm nhỏ hơn như trợ từ nghi vấn, cầu khiến (mệnh lệnh), cảm thán

- Trợ từ tình thái phục vụ việc cấu tạo câu nghi vấn:

À(ấy à, đấy à, kia à): Dùng trong trường hợp đã biết rồi hoặc tin rằng điều mình nêu

lên trong câu hỏi (câu hỏi này bao giờ cũng là câu hỏi có hạn chế) là đúng, nhưng vẫn hỏi “lấy lệ”

Ví dụ: Thưa bác, con đi huyện về

Thế hôm nay anh mới về à?

Nhỉ: Dùng để hỏi khi có thái độ thân mật, đôi khi còn có tác dụng tạo câu cảm thán

Trang 23

Chứ: Dùng để hỏi khi trình độ hoài nghi ít hơn có … không, nhưng chưa chắc chắn

bằng à: Các em ăn Tết thế nào? Vui vẻ lắm chứ?

Nó có thể ghép với ấy, đấy, kia:

Ở trường hợp này, trong khẩu ngữ ta thường nói chứ lại, chứ lị

+ Khi tỏ ý khuyên ngăn hoặc giục giã (câu mệnh lệnh)

Ví dụ: Hề! Sang đi chứ!

+ Khi tỏ ý ngạc nhiên, vui mừng (câu cảm thán)

Ví dụ: Quân mới ngu chứ!

Chăng: (Có lẽ biến âm của chẳng) dùng trong những câu có ý hoài nghi

Ví dụ: Còn ai lên đài nữa chăng?

Phỏng: ( Do sự gộp âm của phải và không ) bao giờ cũng đặt ở sau bộ phận vị ngữ

Ví dụ: Là những cái tàu càng kia phỏng?

Chắc, hẳn: Thường dùng trong những câu nghi vấn – phỏng đoán (gần như chăng)

Ví dụ: Dễ ông đứng đây đợi mày đấy chắc?

Con này mày kể công với tao hẳn?

Ngoài ra còn có từ ru (hiện nay đã trở nên cũ) đặt cuối câu hỏi có ý tiêu cực

hoặc phủ định để nhằm mục đích được trả lời trái lại

Ví dụ: Sống dưới tình trạng đau buồn thảm khốc đó, dân ta há lẽ bó tay

chịu chết ru?

- Trợ từ tình thái cấu tạo câu mệnh lệnh:

Đi: Là trợ từ tình thái thường dùng nhất để tạo câu mệnh lệnh cầu khiến

Thôi: Dùng khi, có ý giục giã, hỏi vặn, bi quan

Trang 24

Ví dụ: Đi đi thôi, nhanh lên

Nào: Có ý giục giã, hoặc những câu kể lể nhiều sự vật một lúc

Ví dụ: Dô này anh chị em ơi, chạy lên nào!

Với: Thường dùng trong những câu nói lên yêu cầu giúp đỡ hay yêu cầu cho phép

Ví dụ: U ơi! U cứu con với!

Nhé: thường dùng trong câu nói lên yêu cầu, lời giao hẹn và đôi khi trong trường hợp

muốn được sự đồng ý của người nghe

Ví dụ: Ông đến ngay nhé

- Trợ từ tình thái cấu tạo câu cảm thán:

Thay: Thường đặt sau vị ngữ của câu cảm thán do tính từ biểu thị

Ví dụ: Nhưng buồn thay!

1.3.4.2 Những trợ từ tình thái biểu thị thái độ người nói:

- Những trợ từ tình thái này gồm có: ạ, cơ, vậy, mà

Ạ: Tỏ sự kính cẩn (đặt cuối câu tường thuật hay nghi vấn)

Kia (cơ): Có lẽ cùng chung một gốc với đại từ kia Nó được dùng trong những câu có ý

“lựa chọn hay khẳng định cái khác mà đối phương vừa nói”

Ví dụ: Con không đi ở đâu, u cho con ở nhà với u cơ

Vậy: Tỏ sự miễn cưỡng

Ví dụ: Để đến mai mồng một Tết, tôi đi vậy…

Mà: Dùng trong những câu có tính chất khẳng định thông tin đã có, ý kiến cảnh cáo

của của người nói Trong khẩu ngữ, nó còn những hình thức nữa là: kia mà, cơ mà (có thể dùng trong câu nghi vấn), mà lại, mà lị Mà cũng còn được dùng để tăng cường

giọng nói:

Ví dụ: …ai mà chịu nổi?

Tôi cũng còn một nửa nữa cơ mà

- Các trợ từ tình thái đâu, đây, đấy, thế, ấy, này, nào vốn dĩ là những đại từ

Nhưng khi được làm trợ từ, nó không còn có tác dụng chỉ định sự vật, biểu thị địa điểm

Trang 25

hay trỏ hoạt động, trạng thái nữa mà tác dụng của chúng chỉ là đệm vào câu để biểu thị

sự nhấn mạnh hoặc thể hiện thái độ của người nói

Cốc đây chị ạ

Đâu: Có tác dụng nhấn mạnh ý phủ định

Ví dụ: Khó gì đâu

Trong những trường hợp dùng một mình, không có phó từ phủ định, đâu được

dằn mạnh và kéo dài hơn thường lệ, và nhờ thế câu mới tỏ được ý phủ định

Đây: Thường dùng trong những câu mà chủ ngữ là ngôi thứ nhất, và có tác dụng bày tỏ

sự việc đang tiến hành, đang tồn tại

Ví dụ: Nhịn từ hôm qua, chưa được hút đây!

Đấy, thế: Dùng để nhấn mạnh, đánh giá ý người khác

Ấy: Thường đặt ở cuối câu nhấn mạnh ý so sánh

Ví dụ: Đi đâu mà nghênh ngang như đám rước ấy

Này: Dùng để nhấn mạnh ý mách bảo hoặc tức giận

Ví dụ: Này thách! Này thách! Này… thách!!!

Cái: Biểu thị thái độ miệt thị của người nói với đối tượng

Ví dụ: A cái thằng mới láo thật!

Thì: Dùng để nhấn mạnh ý kiến của người nói hoặc tỏ ý miễn cưỡng:

Ví dụ: Bà thì tát cho một cái bây giờ, đừng láo!

1.3.4.3.Trợ từ tình thái nhấn mạnh:

Chính: Trợ từ tình thái dùng để nhấn mạnh sự khẳng định một sự vật

Ví dụ: Chính tôi đây Chính Mèn đây

Những: Có tác dụng nhấn mạnh mức độ cao, khối lượng nhiều

Ví dụ: Những ba món ăn, toàn cá thịt hẳn hoi

Đến, lấy: Nhấn mạnh khối lượng ít và thường đặt trước từ tổ số từ + danh từ

Ví dụ: Không còn lấy một hột gạo

Trang 26

Ngay, ngay cả: Chỉ vật, hành động, trạng thái ở mức độ tối cao

Ví dụ: Ngay cả tôi cũng còn bị hắn lừa đấy

Cả: Cũng có tác dụng như ngay cả Khi đứng giữa vị từ và bổ ngữ của nó của câu chỉ

có thể dùng cả chứ không dùng ngay cả được

Ví dụ: Nhiều khi Thứ đi sâu cả vào những con đường tối và kín đáo…

Tôi đứng run cả khoeo trước

Tận (tít tận): Dùng để nhấn mạnh những từ chỉ không gian và thời gian

Ví dụ: …chuồn thẳng vào tít tận bụi cây xa

Việc phân định trợ từ tình thái trong tiếng Việt thường dựa vào chức năng ngữ pháp và ý nghĩa biểu thị tình thái trong câu Tuy nhiên, đây là một việc khó khăn, phức tạp, và luôn có những quan niệm khác nhau Điều đó đòi hỏi một sự nhận thức sâu sắc

về bản chất của đối tượng và phải tuân theo những nguyên tắc nhất định Dựa trên cơ

sở xác định và phân loại trợ từ tình thái tiếng Việt như trên, chúng tôi có thể tiến hành khảo sát việc sử dụng trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay ở những phần sau của luận văn

Trang 27

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT CÁC TRỢ TỪ TÌNH THÁI TRONG CÁC GIÁO

TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT TỪ NĂM 1980 ĐẾN NĂM 2005 2.1 Khảo sát trợ từ tình thái trong các giáo trình cơ sở

2.1.1 Vị trí của trợ từ tình thái trong cấu trúc câu

Cấu trúc câu tiếng Việt là một cấu trúc phức tạp, bao gồm trong nó nhiều yếu tố Mỗi yếu tố tham gia vào cấu trúc cú pháp của câu mang một chức năng xác định do mối quan hệ của nó với các yếu tố xung quanh (trong chu cảnh) Theo đó, quan hệ của các yếu tố có quan hệ chặt chẽ về nghĩa và cú pháp hợp lại thành câu Cấu trúc cơ sở của câu, nói cách khác là nòng cốt câu bao gồm ba thành phần chủ yếu là: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ

Xuất phát từ góc độ cấu trúc hình thức, căn cứ vào hình thức biểu hiện và vai trò cú pháp của các bộ phận trong câu để phân biệt ra các thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ) với các thành phần thứ yếu (trạng ngữ, khởi ngữ) và các thành phần phụ thuộc (bổ ngữ, định ngữ) Song, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập điển hình, các từ không thay đổi hình thái trong mọi trường hợp nên việc nhận diện các thành phần câu bên cạnh tiêu chí hình thức còn có tiêu chí về nghĩa

Trong cấu trúc câu tiếng Việt, các thành phần câu có thể thay đổi trật tự, đặc biệt là các thành phần phụ Do đó, cùng một nội dung có thể được diễn đạt bằng những câu với các kiểu cấu trúc cú pháp khác nhau Các kiểu cấu trúc cú pháp khác nhau, một mặt

do cấu tạo cụ thể của ngôn ngữ cho phép, mặt khác phần nào do cách nhìn sự việc của người nói quyết định

Trợ từ cũng là một yếu tố tham gia vào cấu trúc câu nhưng chỉ đóng vai trò phụ trợ chứ không phải đóng vai trò chính Trợ từ là những hư từ nằm ngoài đoản ngữ - hư từ phụ trợ Chúng tham gia vào cấu trúc chỉ với chức năng để nhấn mạnh vào một yếu tố nào đó trong cấu trúc hoặc để dạng thức hóa cấu trúc trong lời nói và biểu thị một tình thái nào đó Quan hệ của chúng với một yếu tố trong cấu trúc hoặc với cả cấu trúc chỉ

là quan hệ một chiều

Trang 28

Qua việc khảo sát và phân loại trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, chúng tôi nhận thấy vị trí của trợ từ tình thái khá cơ động Hầu hết những trợ từ tình thái dạng thức hóa đoản ngữ và những trợ từ tình thái phục vụ sự

biểu thị thái độ người nói thường đứng ở cuối câu, cuối đoạn câu trừ nào và này

Nhìn chung, trợ từ tình thái có vị trí trong cấu trúc câu như sau:

- Trợ từ tình thái có quan hệ với cả câu:

+ Trợ từ tình thái cuối câu: Nhóm những trợ từ tình thái này chiếm số lượng khá

lớn như chứ, ạ, nhé, nhỉ, vậy, thế… Trợ từ tình thái không phục vụ một từ nào riêng

biệt trong câu mà phục vụ cho cả câu Chúng có thể dùng trong câu một từ, nhưng từ

đó gánh chức năng của một câu, dạng thức hóa đoản ngữ để đoản ngữ có thể trở thành một câu Trong chuỗi lời nói, trợ từ tình thái nói chung bị lướt nhẹ (giống như ngữ khí từ) và gắn liền với các bộ phận khác Nhưng có khi nó tách ra khỏi những bộ phận trên bằng một sự ngắt quãng ngắn

Ví dụ: Anh vẫn còn học tiếng Việt chứ?

(VVT, Tiếng Việt cơ sở, 129)

Xin lỗi, ai gọi đấy ạ?

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài – 2, 29)

Và nếu bạn có ý kiến hay thì bảo tôi, nhé!

(ĐTT, Tiếng Việt trình độ A – 2, 55) + Trợ từ tình thái đầu câu: Nhóm những trợ từ tình thái này không nhiều, tiêu biểu

Trang 29

Những trợ từ tình thái này có vị trí khác nhau trong cấu trúc câu; có thể đứng trước chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ, hoặc trước một từ nào đó để nhấn mạnh hoặc thể hiện một

thái độ tình cảm nào đó như: ngay, ngay cả, cả, chính…

Ví dụ: Ngay tôi cũng có biết đâu

(NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 17)

Thằng bé thật hỗn láo Nó đánh cả anh, chửi cả mẹ

(NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 68) Như vậy, vị trí của trợ từ tình thái trong cấu trúc câu khá linh hoạt Chúng có thể đứng ở cuối câu, đầu câu hoặc giữa câu trước từ nhấn mạnh Chính vì vậy, trợ từ tình thái là những hư từ dùng để biểu hiện sắc thái tình cảm, thái độ và nhấn mạnh của người nói

2.1.2 Khảo sát số lượng trợ từ tình thái

Chúng tôi đã khảo sát các trợ từ tình thái trong 11 giáo trình tiếng Việt cơ sở Kết quả khảo sát cho thấy sự xuất hiện của các trợ từ tình thái trong các giáo trình qua các bảng sau

Trang 30

(lần/tổng

số giáo trình - 11)

Chiếm % Ví dụ

(VVT, Tiếng Việt cơ sở, 26)

Trang 31

(ĐTT, Tiếng Việt trình độ A – 2, 47)

- Chào anh Nam Anh đi đâu đấy?

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài – 1, 69)

6 9 81,8% - Thầy ấy trông đẹp trai quá nhỉ?

- Anh đang học tiếng Việt ở đâu vậy?

(NVP, Tiếng Việt cho người nước ngoài, 152)

- A! Chị Mai, tôi là John đây!

- Vì sao họ mua nhiều bánh kẹo thế?

(NVP, Tiếng Việt cho người nước ngoài, 145)

Trang 32

(VVT, Tiếng Việt cơ sở, 237)

- Tuổi trẻ mà

(NVH2, Thực hành tiếng Việt, 263)

- Tuy biết vậy nhưng mình vẫn thấy cái việc

thường trực nó buồn buồn thế nào ấy

(ĐNC- PH, Tiếng Việt thực hành, 13)

- Các trung tâm dịch vụ và sửa chữa lớn nhỏ

mọc lên khắp nơi, ngay cả ở những ngõ phố

Trang 33

Bảng thống kê tỉ lệ phần trăm của trợ từ tình thái trong tổng số trợ từ tình thái đã

Tổng số giáo trình mà chúng tôi khảo sát là 11 giáo trình, và tổng số trợ từ tình thái

là 35 trợ từ Từ những bảng số liệu đã thống kê ở trên, chúng ta thấy, trợ từ có tần số

xuất hiện cao nhất là 11 lần, đạt 100% nhƣng có số lƣợng ít (1 trợ từ là nhé) và chiếm

2,85% tổng số trợ từ tình thái Đứng ở vị trí thứ hai là nhóm trợ từ xuất hiện với tần số

10 lần, đạt 90,9% có 2 trợ từ (à, đấy), chiếm 5,7% tổng số trợ từ tình thái Tiếp theo là nhóm trợ từ xuất hiện với tần số 9 lần, đạt 81,8% có 6 trợ từ (nhỉ, đi, ạ, vậy, đây, thì),

Trang 34

chiếm 17,14% tổng số trợ từ Có 3 trợ từ (chứ, đâu, thế) xuất hiện với tần số 7 lần, đạt

63,6%, chiếm 8,57% tổng số trợ từ Nhóm trợ từ xuất hiện với tần số 6 lần có 2 trợ từ

(hả, ngay), đạt 54,5%, chiếm 5,71% tổng số trợ từ Trợ từ xuất hiện 5 lần chỉ có một trợ từ (này), đạt 45,4% và chiếm 2,85% tổng số trợ từ Tương tự như vậy, số trợ từ xuất hiện với tần số 4 lần cũng có 1 trợ từ (thôi), đạt 36,36%, chiếm 2,85% tổng số trợ

từ Trợ từ xuất hiện với tần số 3 lần cũng chỉ có một trợ từ (cả), đạt 27,27%, chiếm 2,85% tổng số trợ từ Nhóm trợ từ xuất hiện với tần số 2 lần có 5 trợ từ (nào, mà, ấy,

ngay cả, tận), đạt 18,18% chiếm, 14,28% tổng số trợ từ Có 3 trợ từ (với, chính, cái)

xuất hiện với tần số 1 lần , đạt 9,09%, chiếm 8,57% tổng số trợ từ Nhóm trợ từ không

xuất hiện lần nào trong các giáo trình gồm 10 trợ từ là ư, chăng, phỏng, chắc, hẳn,

thay, kia (cơ), những, đến / lấy, ru) chiếm 28,57% tổng số trợ từ tình thái

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy các trợ từ có tần số xuất hiện khác nhau trong các giáo trình cơ sở Đồng thời, quá trình khảo sát cũng bộc lộ một điểm là: 10 trợ từ tình thái chưa được đưa vào các giáo trình bậc cơ sở, có thể nói đó là một khiếm khuyết trong việc biên soạn các giáo trình

2.1.3 Tình hình sử dụng trợ từ tình thái trong các giáo trình

2.1.3.1 Cách giải thích trợ từ tình thái trong các giáo trình

Trong tổng số 11 giáo trình ở trình độ cơ sở mà chúng tôi khảo sát, cách giải thích trợ từ tình thái có nhiều điểm chưa đồng nhất Tuy cùng là một trợ từ nhưng các tác giả lại có những cách gọi, cách giải thích khác nhau

Ví dụ trợ từ tình thái nhé được Trần Khang giải thích là “ nhé là trợ từ dùng để cấu

tạo câu cầu khiến Câu cầu khiến kiểu này thường dùng để nói với bạn bè thân hoặc

những người ngang hàng, người ở địa vị dưới mình Khi nói có nhấn giọng ở nhé!”

Trang 35

question word It is put after a statement to make a question which does not require an answer”

Ví dụ: Chúng ta đi taxi nhé?

(PVG, Tiếng Việt – 1, 87) Cũng tương tự như vậy, ở giáo trình tiếng Việt (for beginners 2) của Phan Văn

Giưỡng và Bửu Khải thì lại giải thích là “tag – question with nhé, the particle nhé

involves only the 1st and 2nd person pronouns:

- It may serve as an invitation:

Ví dụ: Chúng ta hãy mua một thùng cam nhé?

(BK – PVG, Tiếng Việt – 2, 14)

- It may also serve as a request:

Ví dụ: Anh mua nho cho em nhé?

(BK – PVG, Tiếng Việt – 2, 14)”

Tương tự như vậy, trong những giáo trình khác mà chúng tôi khảo sát, mỗi tác giả

vẫn đưa ra những cách giải thích riêng không đồng nhất Ví dụ trợ từ tình thái đi vốn là

trợ từ dùng để tạo câu mệnh lệnh cầu khiến, hoặc rủ rê, đôi khi với thái độ dằn mạnh trong khẩu ngữ

Ví dụ: Chúng ta đi đi!

(Tr K, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành - 1, 97)

Mua cam đi, cô

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài – 2,8) Tuy nhiên, trong “Giáo trình tiếng Việt – 2”, Bửu Khải và Phan Văn Giưỡng cho

rằng “the particle đi for an exhortation: in Vietnamese, it is quite common to find this

particle after an imperative form, especially when the later is short This particle has a number of connotation, usually that of an exhortation”:

Ví dụ: Chúng ta hãy vào đi!

(BK- PVG, Tiếng Việt – 2, 67)

Trang 36

Cùng là trợ từ tình thái đi nhưng có tác giả lại chuyển hẳn sang nhóm từ loại khác là

phó từ như các tác giả Nguyễn Văn Phúc (chủ biên) trong giáo trình, tiếng Việt cho

người nước ngoài (chương trình cơ sở) cho rằng: đi là “cấu trúc mệnh lệnh : hãy, hãy…đi! (adverbs) used to form an imperative sentence Hãy placed before verb, đi at

the end of sentence”:

Ví dụ: Cháu ra ngoài kia chơi đi!

Cháu hãy ra ngoài kia chơi đi!

(NVP, Tiếng Việt cho người nước ngoài, 176)

và Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) trong giáo trình tiếng Việt – 1 cũng cho rằng đi là “phó

từ biểu thị ý mệnh lệnh hoặc đề nghị Thường được dùng trong khẩu ngữ Đi is an

adverb used to express an imperative or a suggestion in spoken language”:

Ví dụ: Chị nói đi!

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 1, 135)

Theo Nguyễn Kim Thản, trợ từ tình thái thôi khác với phó từ thôi – tương đương với chỉ trong cặp từ chỉ … thôi Nguyễn Kim Thản cho rằng thôi là trợ từ trong ba

trường hợp sau:

- Có ý giục giã Nó có thể ghép với với đi: Đi đi thôi Nhanh lên

- Hỏi vặn: Anh vừa nói thế thôi?

- Bi quan: Con ơi! Người ta đánh thế này thì con chết mất thôi

Trong những giáo trình mà chúng tôi khảo sát, hầu hết tác giả cũng cho rằng chỉ …

thôi là cặp phó từ chứ không phải trợ từ như Nguyễn Việt Hương, Trần Khang, Đặng

Ngọc Cừ - Phan Hải… nhưng cũng có tác giả cho rằng chỉ … thôi là trợ động từ như Nguyễn Văn Phúc: “chỉ … thôi (auxiliary) It can be translated as only in english Chỉ often comes before verb and thôi at the end of sentence Sometimes, Vietnamese used

chỉ or both”

Tôi chỉ biết anh ấy thôi

( NVP, Tiếng Việt cho người nước ngoài (chương trình cơ sở), 113)

Trang 37

Ngoài ra chỉ duy nhất Nguyễn Văn Huệ cho rằng chỉ … thôi là trợ từ: “trợ từ

nhấn mạnh sự hạn chế về về phạm vi, mức độ của điều vừa nói đến:

Còn 1 km nữa thôi

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 1, 146)

và thôi thường kết hợp với chỉ:

Tôi chỉ có 5 ngàn đồng thôi”

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 1, 146)”

Từ những cách giải thích trên của các tác giả trong phần ngữ pháp của các giáo trình, chúng tôi thấy tình hình sử dụng trợ từ tình thái diễn ra như sau:

- Đưa ra trợ từ tình thái và giải thích là trợ từ tình thái:

Nhóm những tác giả này đã đưa ra một số trợ từ tình thái và đồng thời còn giải thích những trợ từ tình thái ấy như Trần Khang, Đặng Ngọc Cừ - Phan Hải, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Việt Hương Nhìn chung các tác giả đã có sự giải thích khá chi tiết,

rõ ràng và dễ hiểu Chẳng hạn như trong giáo trình “Giáo trình tiếng Việt – 1” tác giả

Nguyễn Văn Huệ đã giải thích ạ là “trợ từ cuối câu, biểu thị ý kính trọng, lịch sự, hoặc thân mật – the particle ạ is placed at the end of a sentence to express politeness, respect

or intimacy”

Xin lỗi, mấy giờ rồi ạ?

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 1, 135) Tuy nhiên tác giả Trần Khang trong “giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành - 1” lại đưa ra những lời giải thích mang nặng tính lý thuyết và thiên về việc đặt tên cho hiện tượng ngữ pháp hơn là quan tâm đến ngữ nghĩa, ngữ dụng của chúng Tác giả đưa ra lời giải thích hoàn toàn bằng tiếng Việt và không có phần dịch, chú giải của bất kỳ ngôn ngữ nào Các ví dụ mà tác giả đưa ra cũng vậy, chỉ đơn thuần bằng tiếng Việt

Trang 38

Tôi thì tôi lại rất thích uống cà phê

↓ ↓ ↓

Khởi thì chủ vị ngữ

+ Đệm giữa vị ngữ và chủ ngữ cũng trong những câu có tính chất liệt kê

Ví dụ: Anh Quang thì uống cà phê, chị Nga thì uống nước chanh, tôi thì uống bia

( Tr K, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành – 1, 296)”

Vậy, cách giải thích như trên của tác giả Trần Khang có nhiều điểm bất cập vì đối tượng người học là người nước ngoài nên những gì quá thiên về lý thuyết sẽ là một cản trở trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ đối với người học Nhất là những sinh viên mới bắt đầu học tiếng Việt thì càng không nên đưa ra cách giải thích quá nặng về lý thuyết Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không quan tâm về mặt ngữ pháp Chúng ta vẫn quan tâm đến ngữ pháp nhưng cách giải thích phải đơn giản mà vẫn đúng và đủ để người học có thể tiếp thu và đạt được kết quả tốt nhất

- Đưa ra trợ từ tình thái nhưng không giải thích là từ loại gì hoặc giải thích khác: Trong trường hợp này, một số tác giả trong phần ngữ pháp có đưa ra một vài trợ từ tình thái, có giải thích nhưng lại không giải thích là trợ từ tình thái hoặc lại chuyển sang cách giải thích khác Những tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng này là Vũ Văn Thi, Bửu Khải – Phan Văn Giưỡng, Nguyễn Văn Phúc Trong số những tác giả này, đặc biệt Vũ Văn Thi đưa ra nhiều trợ từ tình thái nhưng chỉ duy nhất có trợ từ tình thái

ạ được giải thích là trợ từ: “particle ạ often placed at the end of a sentence in order to

express politeness and respect”

Ví dụ: Tôi nói tiếng Việt còn kém lắm, chị ạ!

(VVT, Tiếng Việt cơ sở, 36)

Còn những trợ từ tình thái khác Vũ Văn Thi giải thích như sau: à “the word “à” goes at the end of a statement in order to form a question We use the “à” question when we want to reconfirm information, sometimes with a little surprise”; này, nhé (article); nhỉ “is used when the speaker is expecting an affirmative reply”; đi (auxiliary

Trang 39

verb); thế, vậy “is used when the speaker does not want to repeat something that has

been refered to previously”

Tương tự như vậy Nguyễn Việt Hương cũng đưa ra một số trợ từ tình thái nhưng

chỉ có đấy, đâu được giải thích là trợ từ Đấy “trợ từ dùng để nhấn mạnh một thông báo nào đó – particle, used to emphasize one’s announcement”; đâu “trợ từ đứng cuối câu

để nhấn mạnh ý phủ định, thường dùng trong khẩu ngữ - final particle, used to emphasize the negative meaning often used in spoken language” Còn những trợ từ tình

thái khác như ạ, nhỉ, nhé, chứ trong phần giải thích bằng tiếng Việt không giải thích là

trợ từ nhưng phần giải thích bằng tiếng Anh lại giải thích là final particle Riêng các trợ

từ tình thái đi (dùng để cấu tạo câu mệnh lệnh), nào (thán từ), à (đặt cuối câu nghi vấn,

dùng khi người nói muốn khẳng định lại ý kiến của mình về một vấn đề nào đó một cách thân mật)

Những tác giả còn lại cũng có những cách giải thích khác nhau về trợ từ tình thái nhưng dẫu sao cũng đã có những giải thích rõ ràng và dễ hiểu

- Không đưa ra và cũng không giải thích bất cứ trợ từ tình thái nào:

Đây là trường hợp xảy ra trong giáo trình “Tiếng Việt trình độ A” tập 1 và 2 do Đoàn Thiện Thuật chủ biên Mặc dù trong phần ngữ pháp tác giả không đưa ra bất cứ một trợ từ tình thái nào nhưng trong các phần hội thoại, bài đọc, bài luyện, bài tập vẫn xuất hiện một số trợ từ tình thái

Ví dụ: Trước nhà, gần nhà, gần cổng ra vào có cây cau, còn cây chuối thì ở sau

nhà

(ĐTT, Tiếng Việt trình độ A – 1, phần bài đọc, 124)

Bưu điện ở đâu ạ ?

(ĐTT, Tiếng Việt trình độ A – 2, phần bài luyện, 14) Qua việc khảo sát trên 11 giáo trình trình độ cơ sở, chúng tôi thấy tình hình sử dụng trợ từ tình thái trong các giáo trình như cách gọi tên, giải thích còn nhiều điểm chưa đồng nhất Tuy vậy, hầu hết các giáo trình đã phần nào mô tả được cách sử dụng, đưa

ra được những cấu trúc có chứa trợ từ tình thái để học viên nhận biết và áp dụng

Trang 40

2.1.3.2 Việc đưa và xử lý các trợ từ tình thái trong các giáo trình cơ sở

Trong 11 giáo trình mà chúng tôi khảo sát ở trình độ cơ sở, các tác giả đã đưa ra 10 kiểu bài luyện nhằm giúp học viên có thể nhớ và sử dụng được các trợ từ tình thái mà

họ đã được học trong phần ngữ pháp

Chúng tôi dựa vào phần giải thích ngữ pháp làm cơ sở, từ đó khảo sát các kiểu bài luyện trong các phần bài luyện và bài tập Phần hội thoại và bài đọc đều xuất hiện các trợ từ tình thái Phần hội thoại của bất cứ giáo trình nào cũng xuất hiện rất nhiều trợ từ

tình thái như: à, ạ, nhỉ, nhé, đấy, chứ… Riêng phần bài đọc ít xuất hiện các trợ từ tình thái và thường là các trợ từ tình thái nhấn mạnh như: chính, thì, cả, ngay cả

Trong phần hội thoại và bài đọc, trợ từ tình thái xuất hiện dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên, từ đó tiến hành luyện tập qua các bài luyện hoặc bài tập Vì vậy, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát các kiểu bài trong phần bài luyện và bài tập

Kiểu 1 Chuyển các câu kể, khẳng định sang câu hỏi

Ví dụ: - Chuyển các câu dưới đây sang câu hỏi với từ à ở cuối câu:

Mai và Thúy là giáo viên

………?

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 1, 98)

- Chuyển những câu kể sau đây thành câu hỏi dùng chứ:

Kiểu 2 Cho những câu chưa hoàn chỉnh và yêu cầu học viên thêm trợ từ vào cuối

câu ( thường là các câu khẳng định, câu hỏi, câu cầu khiến)

Ví dụ: - Thêm từ đấy vào cuối câu sau:

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w