(THU NHIN TU Géc D0 NGU PHAP HOC TRI NHAN LUAN) Tưởng nhớ GS Nguyễn Tài Cẩn Lý Toàn Thắng'
1 DẪN NHẬP
Trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, một trong những thành quả to lớn của ngữ
pháp học câu trúc luận là lí luận uề cụm từ nói chung (Hếng Anh: phrase; Hễng Nga:
slovosochetanie) - 0à cụm danh từ nói riêng (hay: từ tổ danh từ, đoản ngữ danh từ/ngữ danh từ/danh ngữ) Ngữ pháp học truyền thống thường chỉ nói đến từ uà câu Ở Việt Nam, thành công nhất trong nghiên cứu về cụm từ - và đặc biệt, cụm danh từ - là Giáo sư Nguyễn Tài Cần trong những cơng trình mang tính kinh điển của ông về ngữ pháp tiếng Việt nói chung và “đoản ngữ” nói riêng Xuyên suốt
các tác phẩm của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn - và các bậc tiền bối khác về ngữ pháp
học thời đó - là tư tưởng cấu trúc luận: điều này rất dễ thấy trong lí luận về đoản
ngữ danh từ của ông, ở đó nổi lên rất rõ tư tưởng về các “vị trí” (trước sau) của các thành tố và sự “phân bố” hiện thực của chúng trong một “danh ngữ”
Vấn đề đặt ra hôm nay là: sau hơn 30 năm kể từ khi các cơng trình của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn được công bố, ngôn ngữ học thế giới đã bước qua từ lâu giai đoạn “cấu trúc luận” sang “hậu cấu trúc Juan” (post - structuralism)
Trong bước phát triển quan trọng ấy là những xu hướng như ngữ pháp học chức năng (functional grammar) và gần đây (cũng gần 20 mươi năm rồi) của ngữ pháp học tri nhận (cognitive grammar)
Ở Việt Nam đã có những khảo cứu sâu sắc về ngữ pháp học chức năng và ứng dụng nó vào nghiên cứu tiếng Việt, như của Cao Xuân Hạo, Diệp Quang
Trang 2
Ban, Tuy nhién, dễ thấy rằng các tác giả đi theo xu hướng này chủ yếu là tập
trung vào nghĩa của câu, nên vẫn để cụm từ không mấy được quan tâm
Trong bài này, chúng tôi muốn giới thiệu về những tư tưởng cơ bản của ngữ pháp học tri nhận và xuất phát từ những tư tưởng đó bước đầu thử nhìn lại câu chuyện “cụm danh từ” trong tiếng Việt
2.TÓM LƯỢC CÁC CÁCH TIẾP CAN TRI NHAN VE NGU PHAP
(COGNITIVE APPROACHES TO GRAMMAR)
A ”
Sự thực là thuật ngữ “ngữ pháp học tri nhận” thường chỉ được hiểu hẹp cho
lí thuyết của Langacker, cho nên về sau người ta phải để nghị nên gọi chung là “các cách tiếp cận tri nhận về ngữ pháp học” hàm ý rằng còn có những lí thuyết khác mà nổi bật nhất là trào lưu “ngữ pháp học kết cấu” (construction grammar)
với các “đại nhân” sau:
+ Cách tiếp cận hệ thống cấu trúc hóa (Structuring System Approach) về các từ loại của Talmy
+ Ngữ pháp học kết cầu của Ch Fillmore và P Kay
+ Cách tiếp cận theo ngữ pháp kết cầu đối với cầu trúc tham tố của A Goldberg
+ Ngữ pháp kết cấu “triệt để” (Radical) của W.A Croft
+ Ngữ pháp kết cầu “nghiệm than” (Embodied) của B Bergen và N Chan + Ngữ pháp kết cầu “uyển chuyển” (Fluid) của L Steels
Theo xu hướng ngữ pháp học tri nhận rất đáng chú ý là ngồi Langacker cịn có những “đại nhân” như B Heine với cơng trình “Những cơ sở tri nhận của ngữ pháp”; J R.Taylor với công trình “Nsữ pháp học tri nhận”; và gần đây rất đáng chú ý và nên tham khảo là cuốn “Ngữ pháp học tri nhận tiếng Anh” của Radden và Dirven (in nam 2007)
Mỗi tác giả trên đều đi sâu vào một phương diện của hệ thống ngữ pháp theo góc nhìn tri nhận luận và rất đáng được trình bày kĩ về những định hướng và
quan tâm của họ Tuy nhiên, nói riêng về cụm danh từ thì rất tiếc rằng các nhà “ngữ pháp học kết cấu” không để cập đến, mà bàn chuyện này nhiều chỉ có các nhà “ngữ pháp học tri nhận” như Langacker và những người đồng chí của ơng như Taylor và hai đồng tác giả Radden và Dirven
3 NGỮ PHÁP HỌC TRI NHẬN CỦA R.W LANGACKER
Trang 3đầu và là một trong số các lí thuyết gia trụ cột của ngôn ngữ học tri nhận Bắt đầu
của ông là những nghiên cứu được gọi tên là “Ngữ pháp không gian”(Space Grammar, 1976 - 1982), sau đó là hai tập “Những cơ sở của ngữ pháp học tri nhận” (Foundations of Cognitive Grammar, 1987 va 1991) và tiếp đó là một số cuốn nổi tiếng khác như “Ý niệm, Hình ảnh uà Biểu hiệu: Những cơ sở tri nhận của nữ pháp” (Concept, Image and Symbol: The Cognitive Basis of Grammar, 1990) “Noữ pháp uà sự ý niệm hóa” (Grammar and Conceptualization, 1999); va gan day nhất là cuốn “Ngữ pháp học tri nhận: Dẫn luận cơ sở (Cognitive Grammar: An Basic Introduction, 2008)
Tư tưởng quan trọng nhất cuả Langacker là ông muốn đi tìm những cơ
chế và quá trình tri nhận giúp ta hiểu được hoạt động của hệ thống ngữ pháp
của một ngôn ngữ, mà theo ông ngôn ngữ cũng tuân theo những nguyên lí tri
nhận y như các khả năng tri nhận khác hay các bình diện khác của hệ thống tri
nhận của con người
Theo Langacker (cũng như các nhà ngữ pháp học tri nhận khác sau ông) luận điểm quan trọng số một của ngữ pháp học tri nhận là luận điểm vẻ nguyên lí “biểu hiệu” được coi là cốt lõi của mọi quan điểm về ngữ pháp học tri nhận Ngữ
pháp học tri nhận nhìn hệ thống ngữ pháp của một ngôn ngữ theo cách nhìn
“biểu hiệu”(symbolic) và kết cầu (constructional), theo đó khơng có sự phân biệt giữa cú pháp và từ vựng (lexicon) và theo đó ngữ pháp không phải là hệ thống “quy tắc” (như Chomsky quan niệm) mà là một danh mục (an inventory) của các đơn vị biểu hiệu - tức là những kết đơi hình thức và ngữ nghĩa (form - meaning pairings) như các hình vị, từ và kết cầu ngữ pháp (cụm từ, câu) mà ông gọi là các
“khối biểu hiệu lắp ráp” (symbolic assemblies) vốn thống hợp trong nó các thuộc
tính âm thanh, ngữ nghĩa và ngữ pháp, và chúng có dạng các sơ đỗ (schemas)
Trong tập sách mở đầu nổi tiéng ("Foundations of Cognitive Grammar", tap 1 - 1987), ơng đã trình bày một hệ quan điểm riêng của ông về ngữ pháp học tri nhận
mà có thể được trích dẫn và tóm lược như sau:
- “Khái niệm trung tâm của ngữ pháp tri nhận là cái ý tưởng cho rằng cầu trúc ngữ pháp là có tính biểu hiệu (tr.56)
- “Sự liên tưởng biểu hiệu giữa một cấu trúc hay một đơn vị ngữ nghĩa với một cầu trúc hay một đơn vị âm vị kết quả là có được một đơn vị biểu hiệu (tr.58)
- “Ngữ pháp như là sự biểu hiệu hố (symbolization) có ba loại đơn vị biểu
hiệu: hình vị ngữ pháp, các lớp ngữ pháp, và các kết cầu ngữ pháp ” (tr.81)
- “Ngữ nghĩa là một hiện tượng tỉnh thần(mental) phải được miêu tả gắn với
quá trình(procesing) trỉ nhận Do đó tơi chia sẻ với Chafe (1970,tr.74 - 76) trong
quan điểm “ý niệm”(concept) hay “ý tưởng” (ideational) về ý nghĩa, đối lập lại với
Trang 4- “Cấu trúc ngữ nghĩa được xác định như cấu trúc ý niệm các cầu trúc ngữ
nghĩa là những sự ý niệm hoá (conceptualizations) ˆ (tr.98)
Sau này, trong những cuốn sách khác, Langacker đã phát triển những ý
tưởng trên và trình bày sáng rõ, dễ hiểu hơn những vấn đề lí thuyết cốt lõi về bản chất của kết cầu ngữ pháp, cụ thể là như sau:
- Ý nghĩa cư ngụ ở trong sự ý niệm hoá, là ngang bằng với sự ý niệm hoá; và sự ý niệm hoá đến lượt nó lại cư ngụ trong các quá trình tri nhận
- Các cầu trúc ý nghĩa là cấu trúc ý niệm được gợi lên bởi các biểu đạt ngôn
ngữ học và do đó sự phân tích ngữ nghĩa cuối cùng thì cũng phải quy về sự phân
tích ý niệm, có liên quan đến hệ thống tri thức của con người
- Ý nghĩa của một biểu đạt, của một cấu trúc ngữ pháp, tuy nhiên, hàm chứa rộng hơn nội dung ý niệm bởi vì đối với sự phân tích ngơn ngữ học một điều rất quan trọng là: cái nội dung ấy được tạo hình (shaped) và được lí giải (construed) ra sao Có rất nhiều cách thức khác nhau để làm điều này và mỗi cách thức ấy biểu
hiện cho một ý nghĩa; mỗi biểu đạt ngôn ngữ, mỗi cầu trúc ngữ pháp do vậy áp đặt
một hình ảnh (Image) riêng biệt, đặc thù, lên cái nội dung ý niệm mà nó gợi lên
Nói tóm lại, theo ngữ pháp học tri nhận cũng như ngữ pháp học kết cầu thì
cụm danh từ sẽ là một kết cầu, tức là một khối biểu hiệu lắp ráp hình thức - ngữ nghĩa (a form - meaning symbolic assembly) Nói riêng về mặt ngữ nghĩa của cụm danh từ thì theo ngữ nghĩa học tri nhận điều này phải được xem xét từ hai phía: một là sự biểu hiện tri thức (knowledge representation), tức là cái cấu trúc ý niệm
(conceptual structure) của nó và hai là cái cầu trúc ý nghiã của nó tức là những sự ý niệm hóa (conceptualisation)
Có một điểm cần nói thêm là: trong tiếng Anh tương đương với “cụm đanh từ” trong tiếng Việt ta có hoặc là “noun phrase” hoặc là “nominal” và trong ngữ
pháp học tri nhận nó được coi là một đơn vị ngữ pháp, một kết cầu, biểu đạt một
“instance” (vi du minh họa) của một “thing - vật” (hay một thực thể khác) trong
một tình huống nào đó
4 THỬ NHÌN CỤM DANH TỪ TỪ GÓC ĐỘ NGỮ PHÁP HỌC TRI NHẬN Qua những điều trình bày trên về ngữ pháp học tri nhận, như vậy trong sự
khảo sát cụm danh từ điều cốt yếu là: một khi ta chấp nhận cụm danh từ là một kết cấu thì theo quan điểm tri nhận luận ta phải chú ý trước hết đến cầu trúc ý niệm của
nó Uuà những sự ý niệm hóa
Trang 5(1) Có sự phân biệt giữa ngữ pháp học truyền thống với ngữ pháp học tri
nhận trong quan niệm về danh từ và cụm danh từ
Theo ngữ pháp học tri nhận thì ở cấp độ tư duy/ý niệm có hai kiểu đơn vị ý
niệm cơ bản là: vật (things) và quan hệ (relations), trong đó Vật là những đơn vị ý
niệm độc lập thường là do danh từ biểu thị
Vật nói chung có tính ổn định ý niệm trong không gian và thời gian Đặc trưng chủ yếu của Vật là tính độc lập hay tự trị về mặt ý niệm Cũng như các thực
thể ý niệm khác, Vật được xác định trong mối liên quan với một Miễn (Domain) ý niệm và nó trải suốt một Vùng (Region) trong Miễn ý niệm đó Thí dụ ba danh từ
fog (suong), mist (sương mù) và haze (mù) chiếm một Vùng bên trong Miễn “thời
tiết”; hay ba danh từ ƒathet (bó), mother (mẹ), và uncle (bác/chú) biểu thị các họ hàng
- các Vùng trong Miễn “quan hệ thân tộc” (kinship)
Trong ngữ pháp học tri nhận, các Vật được xem như những “Kiểu thực thế“ (types of entities)/Kiểu trừu tượng (abstract types), có một sự tổn tại độc lập và én
định trong thế giới như ta vẫn thấy chúng Vật có tương quan với các danh từ
trong ngôn ngữ, thí dụ như danh từ cây biểu thị cái Vật “cây” như một kiểu loại
Vật được đặc trưng bởi các thuộc tính ý niệm (và thuộc tính ngơn ngữ) phân biệt chúng với các đơn vị ý niệm khác (và đơn vị ngôn ngữ khác) Khi được biểu đạt bởi cụm danh từ, Vật có thể:
+ được lượng hda (quantified) nhd cdc “lugng t6” (quantifiers) nhu: many, five, several; a bit, little v.v
+ có thể được chất hóa (qualified) bằng các “biến tố”(modifiers) có chức
năng nhận diện sở chi nhu: the book over there, the young girl; chttc nang pham tri héa nhu: the book on tape, a grumpy old man; hoặc chức năng biểu cảm như: my dear mother
+ và có thể được quy chiếu (referred to) về một sở chỉ (referent) nhờ các biểu thức quy chiếu hay “định tố”(determiners) như: the, this, euerụ
Trong ngữ pháp học tri nhận, Kiểu Vật được phân biệt với các Biểu hiện
(tokens) của nó, và cái Biểu hiện này được gọi là “Ví dụ/Minh họa” (instance) Nếu danh từ biểu đạt Kiểu Vật thì cạm danh từ biểu đạt cái Biểu hiện/Ví dụ của Vật, thí dụ như cụm danh từ fhe free (cái cây) là một Ví dụ minh họa cụ thể về Kiểu “cây”
Như thế, quan hệ giữa một Danh từ và một Cụm danh từ có chứa danh từ đó làm Trung tâm/Thành tố chính, xét ở bình diện tư duy/ý niệm, chính là quan hệ giữa một Vật (Thing) và một Biểu hiện hay Ví dụ minh họa (Token/Instance) của Vật đó
Trang 6hoc truyén théng - cấu trúc luận, ngữ pháp học tri nhận xem xét một kết cầu - cụm danh từ như một quá trình kết hợp các đơn vị ý niệm (và các tương đương của chúng trong ngôn ngữ)
Như đã nói ở trên, theo ngữ pháp học tri nhận thì ở cắp độ tư duy/ý niệm có hai kiểu đơn vị ý niệm cơ bản là: Vật (things) và Quan hệ (relations) Vật là những
đơn vị ý niệm độc lập thường là do danh từ biểu thị, còn Quan hệ là những đơn vị
ý niệm không độc lập/phụ thuộc thường là do động từ, tính từ, trạng từ, giới từ hay liên từ biểu thị
Hai kiểu đơn vị này thường kết hợp với nhau tạo nên một “nòng cốt ý niệm” (a conceptual core) mà sau rốt là “tình huống ý niệm” (conceptual situation) - ứng với nó là câu
Phân tích theo nịng cốt ý niệm của cụm từ hay câu như ở trên rất khác với phân tích theo thành tố “chính - phụ” hay “chủ - vị” trong ngữ pháp học cấu trúc luận; hệ quả là ta sẽ có hai cấp độ phân tích rất khác nhau - chẳng hạn ở bậc đơn vị “câu” như sau:
() cấp độ ngữ pháp (grammatical level): đi từ Câu xuống Hạt nhân câu
(nucleus) và các Phần phụ (adjuncts) nếu có, rồi từ hạt nhân đi tiếp xuống Nòng cốt ngữ pháp (như Chủ ngữ, Vị ngữ, Tân ngữ) và các yếu tố tạo Nền (như các định tố danh từ, thời động từ, các tình thái)
(ii) cấp độ ý niệm (conceptual level): đi từ Tình huống/Sự tình xuống Nong cốt ý niệm (như Quan hệ và những Kẻ tham gia) và sự tạo Nền (như Quy chiếu
chẳng hạn)
(3) Nòng cốt ý niệm có cầu trúc của nó và cấu trúc đó không phải được tạo ra ngẫu nhiên mà được cơ sở trên nguyên lí vẻ Hình (Figure) và Nền (Ground) va trật tự của chúng là do bản chất của quan hệ chỉ phối
Ầ
Nguyên lí tách biệt "Hình" và "Nên" (figure / ground segregation) đã được nói đến từ lâu trong những nghiên cứu của trường phái tâm lí học Gestalt nổi tiếng, vốn để cập đến vấn đẻ tâm lí học vẻ sự tri giác bằng thị giác mà thông thường là
một số phương điện của kịch cảnh (scene) mà chúng ta quan sát sẽ được "cho tách
ra" đối lập với cái phông nền (background) chung của chúng
Một kết cầu như cụm danh từ the goldfish in the pond có nịng cốt ý niệm trong đó giữa các thực thể ý niệm có một quan hệ ý niệm và vai trị Hình - Nền của mỗi thực thể ý niệm là như sau:
Figure entity Relation Ground entity
the goldfish in the pond
Trang 7Khi ta dùng một cụm danh từ trong một câu nào đó để nói về một trường hợp Thí dụ (instance) của sự vật, theo các nhà ngữ pháp học tri nhận ta phải làm sao thu hút sự chú ý của người nghe hướng vào nó để cho họ cũng có đúng cái Thí dụ đó ở trong đầu óc họ như ý định của ta, nếu không thì sự giao tiếp sẽ thất bại Nói một cách khác, giữa người nói và người nghe phải đạt được một thoả thuận
ngầm (tacit agreement) về cái Thí dụ hay Biểu hiện được nói đến của sự vật do
danh từ biểu thị Muốn người nghe nhận diện đúng cái Thí dụ mà người nói áp cho một Vật, thì người nói phải “tạo Nền” (grounding) cho Vật đó, bằng hành động định hướng sự chú ý của người nghe, tức là hành động Quy chiếu (act of reference) Mỗi Thí dụ cụ thể mà người nói thu hút sự chú ý ở người nghe là một Sở chỉ (a referent)
Hành động “tạo Nền”, nói một cách khác, là làm cái việc người nói “thả neo“(anchor) cho một Sở chỉ vào một tình huống nói năng cụ thể Trong ngôn
ngữ, sự quy chiếu diễn ra được là nhờ có các biểu đạt có tác dụng sở chỉ (referring expressions) — tức là các cạm danh từ bao gồm một yếu tố tạo Nền và một danh từ Thí dụ, trong cụm danh từ sách của tôi, cái yêu tố tạo Nền “của tôi” có tác dụng “neo
đậu” cái danh từ Sở chỉ “sách” vào trong tình huống giao tiếp, để người nghe nhận ra đúng cái Vật mà người nói để cập đến
Hãy xem tiếp một thí dụ tiếng Việt, về nòng cốt ý niệm và nòng cốt ngữ pháp
Với cụm danh từ hiệu sách ở cạnh cổng trường, ta sẽ có hai sự phân tích khác nhau như sau:
Thí dụ hiệu sách ở cạnh công trường
Ngữ pháp học Trungtâm Thành tố phụ Thành tố phụ truyền thống
Thí dụ hiệu sách ở cạnh cỗng trường
Ngữ pháp học Hình Quan hệ Nền
tri nhận
Cần chú ý rằng trong thực tế giao tiếp có thể xảy ra hiện tượng mắt quy
chiếu, sai sở chỉ do yếu tố “Nền”
Ta hãy hình dung tình huống sau: tơi muốn rủ thầy Cổn đi uống bia và gọi
cho thày Cổn bảo “Ra hiệu sách nhé!” Vì hiệu sách ở đây chỉ một Kiểu thực thể/Kiểu Vật (khác với: hiệu phở, hiệu giày dép, v.v.) nhưng nó chưa phải là một Biểu hiện hay Thí dụ minh họa về Kiểu Vật đó, nghĩa là thiếu Sở chỉ Bằng cớ là nếu như ở Trường ĐH KH và NV Hà Nội (nơi có Khoa Ngơn ngữ của chúng ta) mà có hai hiệu sách — ngoài hiệu sách ở cạnh cổng trường còn một hiệu sách khác nữa ở cạnh Thư
Trang 8AoW
không nhận diện đồng nhất được cái hiệu sách mà ta định “tạo Nên” hay “thả
Neo”trong tình huống này Dĩ nhiên, câu chuyện sẽ kết thúc có hậu khi có thêm
cái thành tố phụ tạo Nền kia - như đã thấy trong ví dụ đã dẫn trên:
- Khơng, mình chờ Cổn ở hiệu sách cạnh cổng trường dy mà
Cũng cần thấy có sự khác nhau vẻ chỉ tiết ở việc “tạo Nền” bằng phép Quy chiều như trong những ví dụ dưới đây
Hãy so sánh cặp câu tương đương Việt - Anh sau: - người đàn bà trên lưng ngựa
- the woman on the horse
Ta thấy khác với tiếng Anh, tiếng Việt nhất thiết phải có mặt những từ bổ
sung nhu lung dé chi tiét hod cdi su tinh dinh vi (locative situation) Vang mặt chúng, cụm danh từ nghe không ổn:
- ? người đàn bà trên ngựa
Có lẽ là thấy được những chuyện tương tự như thế này nên nhà ngữ pháp
học kết cầu Croft (vốn là một chuyên gia loại hình học nổi tiếng) đã đưa ra ý tưởng
rằng: mỗi kết cầu (như cum danh tir chang han) 14 mot “Gestalt” tam li mang tinh
đặc thù; các phạm trù và quan hệ cú pháp cũng không phải là phổ quát mà cũng là đặc thù ngôn ngữ (language - specific); cái phổ quát chỉ là các mô hình chiếu xạ các ý nghĩa vào các hình thức
(4) Có sự khác nhau to lớn giữa hai kiểu loại ý niệm cơ bản về “sự vật” (things) vốn có gốc rễ trong sự phân biệt theo kinh nghiệm của con người ra hai loại thực thể: “vat thé” (objects) va “chất thể” (substance) của thế giới khách quan,
chúng là cái bản sao (counterpart) ý niệm của hai phạm trù ngôn ngữ là “danh từ đếm được” (count noun) và “danh từ khối” (mass noun) và chúng được phân biệt với nhau theo ba tiêu chí:
+ tính có ranh giới (bỏoundedness)
+ tính cơ cầu bên trong (internal composition)
+ tính đếm được (count ability)
Nếu vật thể điển dạng như cái cốc là có ranh giới, khơng thuần nhất (heterogeneous) bên trong và đếm được, thì chất thể điển dạng như nước là khơng có ranh giới, thuần nhất (homogeneous) bên trong và không đếm được
Khảo sát kĩ chuyện “vật thể - chất thể” này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn cái điều rằng: các dạng (biến thể) của cụm danh từ không phải là câu chuyện ngữ pháp thuần túy, đó chỉ là trên “cấu trúc bề mặt”, còn bẻ sâu là ngữ nghĩa của các
kiểu loại danh từ ở vị trí trung tâm và đẳng sau ngữ nghĩa là kinh nghiệm của con
Trang 9Các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã đúc kết về sự khác nhau giữa hai loại danh
từ chỉ “vật” và “chất” trong tiếng Anh (và từ đó có sự liên hệ sang tiếng Việt) với
những hành vi ngữ pháp như sau:
Count nouns Mass nouns
(i) numerals: one car *one traffic (ii) plural: five cars *five traffics (iii) quantifiers:
There aren't many cars There isn’t much traffic There are few cars today There is little traffic today
(iv) use of articles: a car/the car *a traffic / the traffic (v) absence of article:
*Car is a problem today Traffic is a problem today Cars are a problem today *Traffics are a problem today
(5) Có sự khác nhau về cái cách thức ý niệm hóa cùng một sự vật hay sự tình; tùy vào các “Cách lí giải” (Construal), “Phối cảnh” (Perspective) và “Điểm nhìn” (Point of View) khác nhau, mà ta có thể có những biểu đạt ngôn từ (như cụm từ, như câu) khác nhau với những ý nghĩa khác nhau
Một thời gian dài trong ngôn ngữ học người ta cho rằng các sự tình của thế
giới bên ngồi được phân tách thành những yếu tố cầu thành và mỗi yếu tố đó tương ứng với một yếu tố nào đấy của cấu trúc ngôn ngữ theo kiểu một đối một Q trình kí mã này là một thao tác tương đối đơn giản và do những quy tắc hình
thức của ngữ pháp chỉ phối Tuy nhiên, trên thực tế thì ngược lại - đó khơng phải
là một sự chiếu xạ (mapping) truc tiép như thế, mà mỗi sự tình có thể được “lí giải” (và được “phối cảnh” hay chọn lựa “điểm nhìn”) theo những cách khác nhau, và những cách thức kí mã khác nhau sự tình đó tạo nên những sự ý niệm hoá khác nhau Chẳng hạn, cùng một sự tình nhưng nếu được phối cảnh khác nhau chúng sẽ biểu đạt những ý nghĩa khác nhau, như trong hai thí dụ sau:
- Nam mua xe của Việt
- Việt bán xe cho Nam
Nếu câu trên là được lí giải theo điểm nhìn của Nam thì câu dưới là theo điểm nhìn của Việt Điều này rất đễ chứng minh, ta chỉ cần thêm vào hai câu trên một cụm từ là thấy rất rõ:
- Nam mua xe của Việt, rất được giá
Trang 10Ở câu đầu rất được giá có nghĩa là mua được xe với giá thắp hơn, rẻ hơn bình thường - nghĩa là theo quan điểm của người mua là Nam Còn ở câu sau, rất được giá có nghĩa là bán được xe với giá đắt hơn, cao hơn bình thường - nghĩa là theo
quan điểm của người bán là Việt
Trong hai cách phối cảnh này ta có hai biến dạng khác nhau của cụm danh
từ: dạng đầy đủ xe của Việt và dạng rút don xe
6) Có sự khác nhau trong quan niệm về cái cách thức tạo lập cụm danh từ
Trong quan niệm của ngữ pháp học truyền thống (cấu trúc luận) phi - tri
nhận, quá trình tạo lập một kết cầu (cụm từ, câu) chủ yếu là do các thuộc tính ngữ
pháp của từ quyết định: người nói có trong đầu một vốn từ, các từ được phân theo
các từ loại và người nói kết hợp chúng (thành cụm từ, thành câu) theo những quy tắc tương thích với các từ loại đó Chẳng hạn, những từ như zèo, con, ấu, den có thể được kết hợp lại với nhau theo những quy tắc về việc đi sau danh từ zmèo của các từ chỉ định ấy, của tính từ đen, và đi trước danh từ zmèo của loại từ con, khi cầu thành một cụm danh từ: con mèo den ấu
Tuy nhiên, theo các nhà ngữ pháp kết cấu - tri nhận luận, quá trình kết cầu
(constructional process) đó khơng hắn diễn ra như vậy, bởi vì cái quyết định tối hậu cho phép có xảy ra một sự kết hợp các đơn vị ngôn ngữ hay không phải là ngữ pháp Mỗi hình thức ngữ pháp đều là “có lí do“ (motivated) về ngữ nghĩa và hàm chứa một cách ý niệm hoá nào đấy; ý nghĩa của các kết cấu ngữ pháp là sản phẩm của một sự kết hợp và tương tác phức hợp giữa các khung (frames), hơn là chỉ do ý nghĩa của các từ đó kết hợp lại; ở đây cịn có vai trò của những
tri thức khác như tri thức bách khoa (bao gồm cả các tri thức văn hoá - xã hội ) Thí dụ, ta có thể hình dung q trình kết cấu này (vốn bao gồm cả quá trình
chiều xạ) của kết cầu - cụm danh từ fhe newspaper under the table (to thời báo dưới (gam) ban) dua theo cai so dé hinh anh ma Langacker để nghị như sau về ý niệm UNDER: một vật thể ở thắp hơn được định vị theo một vật thể ở cao hơn (ngược lại với trường hợp của ABOVE)
LM
TR
Trang 11Từ đây ta có sự kết hợp của ý niệm UNDER với ý niệm THE TABLE dé tao nên kết cầu - cụm giới từ under the table bao ham su chiéu xa cua THE TABLE vao “6 ngit nghia” (semantic slot) 1a Vat dinh vi (Landmark), nhu trong dé hinh sau:
| | utd | | | | | | R | | | | _ 4 J a nder table a A i | | | | j : \ | | por \N | / \ | / TRY | 1 {| under table
Figure 5.2 Under the table
Cũng bằng cách như thế, quá trình kết hợp của ý niệm THE NEWSPAPER
(THỜI BÁO) với ý niệm UNDER THE TABLE để tạo ra kết cấu - cụm danh từ £he
newspaper under the table bao hàm sự chiễu xạ của THE NEWSPAPER vào cái “ô ngữ nghĩa“ là Vật được định vị (Trajector), như trong đỏ hình sau:
Trang 12Những nguyên lí chung vừa nêu trên về một kết cấu - cụm danh tit nhu the newspaper under the table (tờ thời báo dưới (gầm) bàn) cũng có thể áp dụng cho
những kết cấu - cụm danh từ khác như: nhà máy thuốc lá, nhà máy giấu, nhà máy điện, nhà máy nước, nha mdy xay, nhà má cưa, Có những sự khác nhau về Khung
(frame) ý niệm ở đây: khi ta nói nhà máy thuốc lá thì ý niệm THUỐC LÁ ánh xạ vào cái “ô ngữ nghĩa” là SẢN PHẨM; khi nói về nhà máy nước thì thì ý niệm NƯỚC ánh
xạ vào cái “ô“ LOẠI - NGUON - NANG LƯỢNG; còn khi ta nói về nhà máy xay thì ý niệm XAY ánh xạ vào cái “ô“ LOẠI - CÔNG CỤ Những kết cấu này, như có thể thấy, đều bao hàm một khung tri thức khá rộng mà nhiều khi để hiểu được chúng
cần phải có những hiểu biết ra ngoài phạm vi ý nghĩa của từng từ Ý nghĩa của một kết cấu ngữ pháp như cụm danh từ, vì thế, không phải là sự cộng lại đơn
thuần ý nghĩa của các từ hay cụm từ cấu thành chúng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
_ (Ở đây chúng tôi chỉ dẫn ra những tài liệu mà chúng tơi có điều kiện trực tiếp
tham khảo)
1 Croft W.A (2001) Radical Construction Grammar: Syntactic Theory in Typological Perspective Oxford: Oxford Univ Press
2 Evans V and Pourcel S (2009) eds New Direction in Cognitive Linguistics John Benjamins Publishing Company
3 Fillmore Ch (1982) Frame Semantics Linguistics in the Morning Calm Seoul: Hanshin Publishing Co
4 Fillmore Ch., Kay P and O’Connor C (1988) Regularity and idiomatiicity in grammatical constructions: the case of “let alone” Language 64
5 Fried M and Ostman J eds (2004) Construction Grammar in a Cross - Language Perspective John Benjamins Publishing Company
6 Goldbeg A (1995) Constructions: A Construction GrammarApproach to Argument Structure Chicago: Univ of Chicago Press
7 Heine B.(1997) Cognitive Foundations of Grammar Oxford: Oxford Univ Press 8 Langacker R.W (2009) Constructions and constructional meaning // Evans V
and Pourcel S eds New Direction in Cognitive Linguistics Grammar John Benjamins Publishing Company
Trang 1310 1b 12 13 14 15 16 17 18
Langacker R.W (2008) Cognitive Grammar: An Basic Introduction Oxford: Oxford Univ Press
Langacker R.W (1999) Grammar and Conceptualization Mouton de Gruyter: Berlin New York
Langacker R.W (1990, 2002) Concept, Image and Symbol: The Cognitive Basis of Grammar Mouton de Gruyter: Berlin New York
Langacker R.W (1987, 1991) Foundations of Cognitive Grammar Vol 1(1987) and vol 2 (1991) Stanford: Stanford Univ Press
Lí Toàn Thắng (2008) Thử áp dụng ngữ pháp học tri nhận uào nghién citu mot vai hiện tượng ngữ pháp Hễng Việt // Ngữ pháp tiếng Việt: Những uẫn đề lí luận Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
Ostman J and Fried M eds (2005) Construction Grammar: Cognitive grounding and theortical extensions John Benjamins Publishing Company
Radden G and Dirven R (2007) Cognitive English Grammar Amsterdam / Philadelphia: John Benjamins Publishing Company
Taylor J.T.(2002) Cognitive Grammar Oxford: Oxford Univ Press
Trang 14SUMMARY
VIETNAMESE NOUN PHRASE
A VIEW FROM COGNITIVE GRAMMAR PERSPECTIVE
Ly Toan Thang”
One of achievements of structural (non - functional, non - cognitive) grammar is the proposal for a new grammatical level analysis with the unit
weuw Wott
“phrase” (“noun phrase”, “verb phrase”, “preposition phrase” and ect)
In Vietnam, the most successful finding in this field is Nguyen Tai Can’s study (about 60 - 70’s of the XX century) with his classic works of the grammatical unit “doan ngt” (phrase) of the Vietnamese language He focuses on a number of issues such as the position of components within a phrase and its co - relations, the differences between types and its variants, and the factors influencing the
structure and function of a phrase
However, it has been about 40 years since Nguyen Tai Can’s works was published Nowadays we can see the new age in grammatical study with the
worldwide tendencies as Functional Grammar and Cognitive Grammar Therefore,
in this paper, we would like to move back to the topic “noun phrase” (“doan
ngu/cum danh từ”) of Vietnamese but in the perspective of Cognitive Grammar