- Quá đó nhận diện những lỗi ngữ âm của sinh viên Việt Nam với trình độ tiếng Hán khác nhau khi học tiếng Hán ở một địa bản cụ thể là tỉnh Vân Nam.. Luận văn cũng sẽ điều tra xác suất và
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài ……… 1
2 Ý nghĩa của đề tài……… 2
3 Nhiệm vụ của luận văn……… 2
4 Phương pháp nghiên cứu……… 3
5 Cấu trúc của luận văn……… 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN……… 4
1.1 Đối chiếu ngữ âm tiếng Hán và tiếng Việt……….… 5
1.1.1 Đối chiếu đặc điểm của âm tiết tiếng Hán và tiếng Việt……… 6
1.1.1.1 Đối chiếu đặc điểm của âm tiết tiếng Hán và tiếng Việt… … 6
1.1.1.2 Một vài nhận xét về âm tiết tiếng Hán và tiếng Việt…… … 8
1.1.2 Đối chiếu phụ âm tiếng Hán và tiếng Việt………….………… 9
1.1.2.1 Phụ âm trong tiếng Hán……… …10
1.1.2.2 Phụ âm trong tiếng Việt……… 15
1.1.2.3 Một vài nhận xét về phụ âm tiếng Hán và tiếng Việt…… … 17
1.1.3 Đối chiếu vần trong tiếng Hán và tiếng Việt……… … 19
1.1.3.1 Vần trong tiếng Hán……….……… 19
1.1.3.2 Vần trong tiếng Việt……….……… 25
1.1.3.3 Một vài nhận xét về nguyên âm tiếng Hán và tiếng Việt…… 27
1.1.4 Đối chiếu thanh điệu tiếng Hán và tiếng Việt ……… ….28
Trang 31.1.4.1 Thanh điệu tiếng Hán……… 29
1.1.4.2 Thanh điệu tiếng Việt……….….35
1.1.4.3 Một vài nhận xét về thanh điệu tiếng Hán và tiếng Việt……….37
1.1.5 Nhận xét chung về đối chiếu ngữ âm tiếng Hán và tiếng việt… 39
1.2 Cách hiểu về lỗi và lỗi ngữ âm khi học tiếng Hán……… 40
1.2.1 Lỗi và lỗi ngữ âm……… 40
1.2.2 Lỗi ngữ âm khi học tiếng Hán……… …… 41
Tiểu kết………42
CHƯƠNG 2: LỖI NGỮ ÂM TIẾNG HÁN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM Ở NHỮNG ĐẠI HỌC TỈNH VÂN NAM……… 44
2.1 Xây dựng các dạng trắc nghiệm để khảo sát lỗi……… 44
2.1.1 Dạng trắc nghiệm trích dẫn điển hình……….… 45
2.1.2 Vấn đề chọn đối tượng khảo sát lỗi phát âm ……… … 51
2.1.3 Các bước tiến hành thu thập tài liệu……… ……….…… 54
2.2 Miêu tả các dạng lỗi ngữ âm của người học Việt Nam…………55
2.2.1 Tiêu chí phân loại các dạng lỗi……… 55
2.2.2 Mô tả các dạng lỗi phát âm ngữ âm tiếng Hán……… 55
2.2.2.1 Dạng lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Hán……….55
2.2.2.2 Dạng lỗi phát âm nguyên âm……… 58
2.2.2.3 Dạng lỗi phát âm thanh điệu trong các từ đơn……….62
2.2.2.4 Dạng lỗi phát âm biến đổi thanh điệu……… 64
Tiểu kết……… 68
Trang 4CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH KHẮC
PHỤC……… ………72
3.1 Những nguyên nhân gây lỗi……… 72
3.1.1 Nguyên nhân khách quan……… 72
3.1.1.1 Tiếng Hán với tư cách là việc dạy - học ngôn ngữ thứ hai….….72 3.1.1.2 Sự tiếp xúc ngôn ngữ……… 75
3.1.2 Nguyên nhân chủ quan……… 80
3.1.2.1 Lỗi do tâm lý của người học………80
3.1.2.2 Lỗi do không nhớ được quy tắc ―biến đổi thanh điệu‖của tiếng Hán……… 81
3.1.2.2.3 Lỗi do ý thức về việc rèn luyện phát âm……… 82
3.2 Các biện pháp khắc phục các lỗi phát âm tiếng Hán……… …83
3.2.1 Truyền đạt kiến thức ngữ âm…… ……….……… 84
3.2.2 Ý thức của người học đối với lỗi……….…… 85
3.2.3 Giải pháp đề nghị đối với việc khắc phục lỗi ngữ âm……….… 86
3.2.3.1 Phần phụ âm đầu… ……… 89
3.2.3.2 Phần vần… ……… 94
3.2.3.3 Hệ thống thanh điệu……… 99
Tiểu kết……… 107
KẾT LUẬN……… 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 114
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam và Trung Hoa từ lâu vốn có quan hệ truyền thống là láng giềng hữu nghị, là bạn và là đối tác quan trọng của nhau Ngày nay Trung Quốc đã trở thành một quốc gia lớn mạnh và có vị thế cùng sức ảnh hưởng ngày càng to lớn trên trường quốc tế Chính vì thế mà những năm trở lại đây ở Việt Nam ngày càng có nhiều người học tiếng Hán và đã xuất hiện trào lưu học tiếng Hán ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển của quan hệ Việt Trung, quan hệ về kinh tế chính trị giữa hai nước không ngừng tiến triển Hai bên đều cần đến một
số lượng lớn nhân tài tinh thông cả hai ngôn ngữ Việt Trung Trung Quốc hiện có hàng chục trường đại học có khoa tiếng Việt chuyên ngành, hàng năm có hàng trăm sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Việt Việt Nam hiện có không ít số sinh viên đang học tiếng Hán Hàng năm có hàng nghìn sinh viên Việt Nam sang Trung Quốc để học tiếng Hán và con
số này liên tục tăng dần theo mỗi năm
" Cơn sốt tiếng Hán " đã thúc đẩy sự nghiệp giảng dạy tiếng Hán đối
ngữ đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu Ngữ âm là mắt xích đầu tiên trong quá trình học ngôn ngữ, đồng thời cũng là cơ sở của việc học tập ngôn ngữ Do vậy mà việc học ngữ âm là vô cùng quan trọng Nó ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình học ngôn ngữ, thậm chí quyết định sự thành
Trang 6bại của người học Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài ―Những điều đáng chú ý khi sinh viên Việt Nam học ngữ âm tiếng Hán và cách khắc phục lỗi‖ nhằm góp phần cho cơ sở đào tạo tiếng Hán cho sinh viên nước ngoài
2 Ý nghĩa của đề tài
giáo viên dạy tiếng Hán cho người Việt Nam và cho người Việt Nam học tiếng Hán Nó giúp cho giáo viên và sinh viên hiểu biết rõ ngữ âm tiếng Hán và khắc phục những lỗi ngữ âm khi học tiếng Hán, qua đó nâng cao
có thể cho những người có hứng thú về tìm hiểu tiếng Hán - một ngôn ngữ lâu đời - dùng làm tài liệu tham khảo
3 Nhiệm vụ của luận văn
- Tìm hiểu những nghiên cứu cơ bản đã có liên quan đến ngữ âm tiếng Hán và tiếng Việt
- Nhận diện đặc điểm hay sự khác biệt của ngữ âm tiếng Hán và ngữ
âm tiếng Việt theo cách nhận thức của mình
- Quá đó nhận diện những lỗi ngữ âm của sinh viên Việt Nam với trình
độ tiếng Hán khác nhau khi học tiếng Hán ở một địa bản cụ thể là tỉnh Vân Nam
- Sau đó đề xuất cách khắc phục những lỗi ấy khi dạy tiếng Hán
Trang 74 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng thao tác nghiên cứu đối chiếu tiếng Hán và tiếng Việt Thông qua việc miêu tả lần lượt đặc điểm ngữ âm của hai ngôn ngữ, tìm ra sự khác biệt và tương đồng giữa chúng Nhưng nghiên cứu này đặt trọng tâm là giải quyết vấn đề xuất phát từ tình hình thực tế Cho nên, chúng tôi chủ yếu dùng thao tác thực nghiệm bằng cách tiến hành những bài trắc nghiệm cụ thể và khoa học đối với tình hình thực tế học tiếng Hán của sinh viên Việt Nam (ở những Đại học của tỉnh Vân Nam) Luận văn cũng sẽ điều tra xác suất và căn cứ vào các số liệu thu được trên địa bản để tiến hành tổng hợp và phân tích tìm ra những lỗi phát âm dễ mắc phải của sinh viên Việt Nam trong quá trình học tiếng Hán
Trên cơ sở kiến thức cơ bản của ngữ âm học, cộng với kinh nghiệm giảng dạy, chúng tôi sẽ đề xuất những cách có hiệu quả tích cực để sửa chữa những lỗi về ngữ âm của sinh viên Việt Nam
5 Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, sẽ bao gồm
ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài luận văn
Trong chương này luận văn sẽ trình bày một số nội dung lý thuyết liên quan đến luận văn Cụ thể:
- Trình bày các đặc điểm của ngữ âm tiếng Hán và ngữ âm tiếng Việt
Từ đó tiến hành đối chiếu để tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa
Trang 8chúng Đồng thời phân tích nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau
đó theo cách nhìn của mình
- Tìm hiểu về quan niệm lỗi ngữ âm và lỗi ngữ âm khi học tiếng Hán
Chương 2: Lỗi ngữ âm tiếng Hán của sinh viên Việt Nam học ở một
số Đại học của tỉnh Vân Nam
- Tình hình mắc lỗi ngữ âm tiếng Hán
của sinh viên Việt Nam ở những Đại học của tỉnh Vân Nam
- Kết quả và số liệu điều tra
Chương 3: Phân tích nguyên nhân gây lỗi và đề xuất cách khắc phục
Chương này phân tích những lỗi ngữ âm của sinh viên Việt Nam và
đề xuất phương pháp luyện tập nằm mục đích khắc phục lỗi ngữ âm có hiệu quả Từ đó, ứng dụng vào việc soạn phần ngữ âm trong sách ―Hán Ngữ Hiện Đại‖ dành cho sinh viên Việt Nam
Trang 9Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
1.1 Đối chiếu ngữ âm tiếng Hán và tiếng Việt
Việc nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ trong ngôn ngữ học có lịch sử rất lâu dài Trước đây, nghiên cứu đối chiếu thường gắn liền với nghiên cứu loại hình nhằm phục vụ cho việc phân loại loại hình Hiện nay, nghiên cứu đối chiếu ở Trung Quốc, Việt Nam cũng như những nước khác, góp phần rất nhiều vào việc dạy tiếng, học tiếng và dịch
Quan hệ qua lại giữa hai nước Trung Việt đã có từ lâu Do quan hệ
đó, văn hoá hai nước cũng ảnh hưởng lẫn nhau Tiếng Hán được tiếng Việt vay mượn từ thế kỷ thứ V Sau khi từ Hán Việt du nhập vào hệ thống
từ vựng tiếng Việt, một bộ phận tiếng Việt chịu ảnh hưởng của các quy luật ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Hán Trải qua các triều đại tiếp theo cho đến ngày nay, do quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp một cách lâu dài với tiếng Hán nên tiếng Việt đã tiếp nhận có hệ thống một khối lượng to lớn các từ ngữ của tiếng Hán thuộc đủ mọi lĩnh vực hoạt động Như vậy, cho đến bây giờ, trong vốn từ vựng của tiếng Việt ước chừng có
tới 75% là từ gốc Hán (ví dụ: đầu, thân, thể, thủ, bệnh, buồng, mùi, mùa,
gan, gần, vốn, ván, v.v…) Trên thực tế, ngữ âm tiếng Hán cũng có ảnh
hưởng to lớn đối với ngữ âm tiếng Việt Chính vì vậy, ngữ âm tiếng Việt
và tiếng Hán có nhiều điểm giống nhau và cũng có điểm khác nhau Chính vì thế, việc nhận diện đặc điểm ngữ âm của hai ngôn ngữ không
Trang 10phải là một chuyện dễ Sau đây là cách nhận diện của chúng tôi
1.1.1 Đối chiếu đặc điểm của âm tiết tiếng Hán và tiếng Việt
Âm tiết là những khúc đoạn nhỏ nhất có thể nghe được trong chuỗi lời nói Mỗi âm tiết được phát âm nghe thành một tiếng Phát ngôn có bao nhiêu tiếng là có bấy nhiêu âm tiết Về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất toàn vẹn, không thể phân cắt được là vì nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát âm Mỗi lần phát âm một âm tiết, cơ thịt của bộ máy phát âm căng lên rồi chùng xuống Có bao nhiêu lần căng - chùng như vậy là có bấy nhiêu âm tiết Phát âm bao giờ cũng bao gồm một chuỗi những đợt căng – chùng như thế Mỗi âm tiết khi phát
âm đều phải trải qua ba giai đoạn: - Tăng cường độ căng của cơ thịt
- Giữ đỉnh điểm độ căng
- Giảm dần độ căng
đến loại hình ngôn ngữ Tiếng Việt và tiếng Hán là những ngôn ngữ cùng một loại hình, đều là ngôn ngũ đơn lập không biến đổi hình thái Cho nên xác định số lượng và ranh giới âm tiết trong một phát ngôn là việc không khó Chính vì vậy, đặc điểm âm tiết của hai ngôn ngữ này hầu hết
là giống nhau, nhưng về chi tiết vẫn có một số điểm khác nhau
Âm tiết của tiếng Hán và tiếngViệt đều có cấu trúc hai bậc: bậc thứ nhất bao gồm những thành tố trực tiếp của nó được phân định bằng những ranh giới có ý nghĩa hình thái học, bậc thứ hai bao gồm những
Trang 11thành tố của phần vần, chỉ có chức năng khu biệt thuần tuý Nhìn một cách tổng quát, âm tiết có cấu trúc nhƣ sau:
Âm tiết
I… Thanh điệu Âm đầu Phần vần
II… Âm đệm Âm chính Âm cuối
Theo sơ đồ trên, âm tiết của hai ngôn ngữ có dạng đầy đủ nhất đều phải có năm thành phần Tiếng Việt và tiếng Hán đều là ngôn ngữ có thanh điệu Thanh điệu không phải là đơn vị đoạn tính, nhƣng có chức năng khu biệt ý nghĩa của từ Tiếng Việt có 6 thanh, còn tiếng Hán chỉ có
4 thanh Ngoài 4 thanh điệu ra, ở tiếng Hán trong tình hình cụ thể, một số
Các âm tiết nhƣ ―ăn‖ ―uống‖ có âm đầu là phụ âm tắc thanh hầu Ngoài các phụ âm ra, âm đầu trong tiếng Hán còn có thể do bán nguyên âm hoặc
này là điểm khác nhau quan trọng trong âm đầu giữa âm tiết tiếng Hán và tiếng Việt
Âm đệm của tiếng Hán nhiều hơn và phức tạp hơn tiếng Việt Âm đệm của tiếng Việt do bán nguyên âm /u/ đảm nhiệm, chẳng hạn trong
―toán‖ ―quả‖, hoặc do một âm vị /zêrô/ đảm nhiệm, ví dụ: ―đi‖ , ―danh‖
Trang 12Ở trường hợp thứ hai, người ta cũng nói là các âm tiết không có âm đệm
Âm đệm của tiếng Hán do các bán nguyên âm /i/, /u/ và /ü/ đảm nhiệm,
chẳng hạn: ―qián‖, ―duān‖ và ―juàn‖(ü đứng sau j, q và x phải ghi bằng con chữ u), hoặc cũng có thể do âm vị /zêrô/ đảm nhiệm
Âm chính của tiếng Hán và tiếng Việt giống nhau, đều do các âm vị nguyên âm đảm nhiệm
Âm cuối của tiếng Việt do phụ âm và bán nguyên âm đảm nhận Hai
hệ thống phụ âm đầu và cuối trong tiếng Việt làm thành hai đối hệ khác nhau, có vị trí, chức năng khác nhau trong cấu trúc âm tiết Âm cuối của tiếng Hán chỉ do hai phụ âm vang mũi (-n, -ng) đảm nhận Chính vì vậy,
số lượng âm cuối và tính quan trọng trong âm tiết của hai ngôn ngữ khác nhau Chúng tôi tiếp theo nêu rõ điều này trong phần sau
1.1.1.2 Một vài nhận xét về âm tiết tiếng Hán và tiếng Việt
- Cấu trúc âm tiết tiếng Hán và tiếng Việt giống nhau Hai ngôn ngữ đều là ngôn ngữ có thanh điệu và âm tiết tính Đây là điểm giống nhau
tiết của tiếng Hán có quan hệ tương ứng với nhau Một chữ viết thường
có một âm tiết tương ứng, nhưng vẫn có một số ngoại lệ Nói cách khác, trong tiếng Hán, một âm tiết có thể tương ứng với nhiều chữ viết Chính
vì vậy, tiếng Hán có 21 phụ âm, 39 vần nguyên âm Dựa vào những quy tắc kết hợp nhất định, có 395 âm vận Những âm vận này kết hợp với 4 thanh điệu sẽ có 1200 âm tiết Tất cả 1200 âm tiết này tương ứng với
Trang 13khoảng 45.000 chữ viết khác nhau Còn tiếng Việt có 22 phụ âm đầu và
159 vần Kết hợp với sáu thanh điệu sẽ có 16882 âm tiết Nhưng chỉ có 36% là những âm tiết thực sự được sử dụng Âm tiết thực dụng hàng ngày của tiếng Việt gồm 6149 đơn vị Quan niệm này là quan niệm của ông Hoàng Bá Vinh và ông Liêu Tự Đông, nhà ngôn ngữ học Trung Quốc
Tóm lại, âm tiết của tiếng Việt phức tạp hơn nhiều hơn so với tiếng Hán Dù số lượng của âm tiết của tiếng Hán ít hơn nhiều so với tiếng Việt, nhưng chữ viết để ghi các âm tiết là một khó khăn lớn đối với sinh viên Việt Nam
1.1.2 Đối chiếu phụ âm tiếng Hán và tiếng Việt
Phụ âm là những âm được phát ra bị một cản trở nào đó Về phương thức cấu âm, theo cách bị cản trở, người ta phân biệt phụ âm tắc với phụ
âm xát, phụ âm vô thanh với phụ âm hữu thanh, phụ âm bật hơi và phụ
âm không bật hơi v.v
Đặc trưng của loại hình phụ âm tắc là một tiếng nổ, phát sinh do luồng không khí từ phổi đi ra bị cản trở hoàn toàn, phải phá vỡ sự cản trở
ấy để thoát ra Trái lại, đặc trưng của loại hình phụ âm xát là một tiếng cọ xát, phát sinh do luồng không khí đi ra bị cản trở không hoàn toàn (chỉ bị khó khăn) phải lách qua một khe hở nhỏ và trong khi thoát ra như vậy cọ xát vào thành của bộ máy phát âm
Đặc điểm chính của phụ âm là có tiếng động Khi phát âm, ngoài
Trang 14những vị trí cấu âm có hoạt động ra, một số phụ âm dây thanh cũng hoạt động đồng thời cung cấp thêm tiếng thanh Căn cứ vào tiếng thanh, người
ta cũng có thể phân biệt phụ âm vô thanh và hữu thanh
Khi phát âm, luồng không khí đi ra khá mạnh, người ta gọi những âm này là âm bật hơi Trái lại, khi phát âm, luồng không khí đi ra tương đối yếu, người ta gọi là âm không bật hơi
Về mặt cấu âm phụ âm cũng phải chú ý đến các bộ phận cơ quan phát âm tham gia cấu âm, tức là bộ máy cấu âm Ví dụ: hai môi, môi răng, ngạc lợi, ngạc, đầu lưỡi, mặt lưỡi, gốc lưỡi, họng…
Về mặt chức năng của phụ âm, nó không chỉ có thể đảm nhận âm đầu của âm tiết, mà còn có thể đảm nhận âm cuối của âm tiết
1.1.2.1 Phụ âm trong tiếng Hán
Phụ âm tiếng Hán bao gồm 22 phụ âm, trong đó có 21 phụ âm là âm
đầu và 2 phụ âm đảm nhận vị trí âm cuối Phụ âm /n/ n vừa có thể làm phụ âm đầu, vừa có thể làm phụ âm cuối
Danh sách phụ âm đầu trong tiếng Hán:
Tiếng Hán có 21 phụ âm đầu, có 21 kiểu chữ viết latin khác nhau Dưới đây là bảng danh sách phụ âm đầu của tiếng Hán:
Trang 15Đầu lƣỡi lợi
Đầu lƣỡi ngạc
Mặt lƣỡi
Gốc lƣỡi Hai
môi
Môi răng
thanh
Không bật hơi
k Tắc
xát
Vô
thanh
Không Bật hơi
Nhóm phụ âm môi răng : [ f ] f
Nhóm phụ âm đầu lƣỡi răng : [ ts ]z, [ ts‗ ] c, [ s ] s
Nhóm phụ âm đầu lƣỡi lợi : [ t ] d, [ t‗ ] t, [ n ] n [ l ] l
Nhóm phụ âm đầu lƣỡi ngạc : [tʂ] zh, [tʂʻ] ch, [ʂ] sh, [z ] r
Nhóm phụ âm mặt lƣỡi : [tɕ] j, [tɕʻ] q, [ɕ] x
Trang 16về bật hơi và không bật hơi: b-p, d-t, g-k, z-c, zh-ch và j-p
Các phụ âm đầu của tiếng Hán hiện đại có thể trình bày từng âm một kết hợp phương thức cấu âm và bộ máy cấu âm như sau:
[ p ] b: phụ âm tắc, hai môi, không bật hơi, vô thanh Khi cấu âm này không khí đi ra bị căn trở hoàn toàn, phải phá vỡ sự căn trở của hai môi
ấy để thoát ra ngoài và gây nên một tiếng nổ nhẹ
[p‗] p: phụ âm tắc, hai môi, bật hơi, vô thanh Phương thức cấu âm giống [ p ] , nhưng không khí đi ra mạnh hơn
[m] m: phụ âm vang mũi, hai môi, hữu thanh Không khí đi ra bị căn trở ở đường miệng nhưng lại tự do ở đường mũi
[f ] f: phụ âm xát, môi răng, vô thanh Tham gia cấu tạo âm môi - răng
Trang 17là môi dưới và răng cửa của hàm trên Không khí ở nơi giữa môi dưới
và răng cửa bị cặn trở vẫn có khe hở nhỏ cho không khí đi qua, gây nên tiếng xát nhẹ
[ ts ] z: phụ âm tắc xát, đầu lưỡi răng, không bật hơi, vô thanh Khi cấu
âm, đầu lưỡi áp chặt vào hàng răng cửa của hàm trên Không khí đi ra bị căn trở ở đường đầu lưỡi và răng cửa , phải phá vỡ sự căn trở ấy để thoát ra ngoài và gây nên một tiếng nổ nhẹ
[ ts‗ ] c: phụ âm tắc xát, đầu lưỡi - răng, bật hơi, vô thanh Phương thức cấu âm giống như z [ ts ], nhưng không khí mạnh hơn
[ s ] s: phụ âm xát, đầu lưỡi răng, vô thanh Phương thức cấu âm giống hai âm trên
[ t ] d: phụ âm xát, đầu lưỡi - lợi, không bật hơi, vô thanh Khi cấu âm, đầu lưỡi áp vào lợi
[ t‗ ] t : phụ âm xát, đầu lưỡi lợi, bật hơi, vô thanh
[ n ] n: phụ âm vang mũi, đầu lưỡi lợi, hữu thanh
[ l ] l: phụ âm vang bên, đầu lưỡi lợi, hữu thanh
[tʂ] zh : phụ âm tắc xát, đầu lưỡi ngạc, không bật hơi, vô thanh Khi cấu âm đầu lưỡi quặt lên phía ngạc
[ʂ ] sh: phụ âm xát, đầu lưỡi ngạc, vô thanh
[ z] r: phụ âm xát, đầu lưỡi ngạc, hữu thanh
[tɕ] j: phụ âm tắc xát, mặt lưỡi, không bật hơi, vô thanh Khi phát âm
Trang 18mặt lưỡi nâng lên phía ngạc cứng
[ ɕ ] x: phụ âm xát, mặt lưỡi, vô thanh
[ k ] g: phụ âm tắc, gốc lưỡi, không bật hơi, vô thanh Khi phát âm phần cuối lưỡi(gốc lưỡi) nâng lên phía ngạc mềm
[ k‗ ] k: phụ âm tắc, gốc lưỡi, bật hơi, vô thanh
[ x ] h: phụ âm xát, gốc lưỡi, vô thanh
Ngoài ra, trong tiếng Hán còn có một số âm tiết không có phụ âm đầu Người ta thường gọi là ―phụ âm zêrô‖ Tiếng Hán có hai khả năng khác nhau về mặt ―phụ âm đầu zêrô‖ Thứ nhất là những âm tiết bắt đầu với
nguyên âm i, u, ü, chúng ta có thể cảm thấy được không khí đi ra bị cản
trở trong thanh hầu gây nên tiếng xát, chúng ta gọi âm này là bán nguyên
âm, cũng có thể gọi là bán phụ âm Những âm tiết bắt đầu bằng i và ü
người ta ghi bằng con chữ y Còn những âm tiết bắt đầu bằng u người ta ghi bằng con chữ w Thứ hai là những âm tiết không bắt đầu bằng i, u, ü
như : ―ān‖, ―ái‖ …, khi đọc người ta cho rằng đó là sự tồn tại của âm xát mặt lưỡi [ɣ] hoặc âm tắc họng [ʔ] đứng trước những âm tiết này
Danh sách phụ âm cuối trong tiếng Hán:
Tiếng Hán có 2 phụ âm cuối Đó là phụ âm vang mũi [n] n và [ŋ]ng
âm vang mũi đầu lưỡi ngạc Về phương thức cấu âm, hai âm này đều là
âm xát vang mũi hữu thanh Khi phát âm [ŋ], ngạc mềm được hạ thấp
Trang 19xuống và luồng hơi được thoát ra ngoài qua đường mũi
Điều cần phải chú ý là phụ âm [ŋ]ng trong tiếng Hán chỉ có thể làm phụ âm cuối, không thể làm phụ âm đầu được
1.1.2.2 Phụ âm trong tiếng Việt
Phụ âm tiếng Việt cũng có thể nhận diện bằng vị trí cấu âm và phương thức cấu âm Phụ âm tiếng Việt có thể đứng đầu và đứng cuối âm tiết nhưng không thể đồng nhất Sự phân chia các âm vị ra thành những
hệ thống khác nhau là dứt khoát Với những lý do trên, chúng tôi chọn hệ thống phụ âm đầu và hệ thống phụ âm cuối tiếng Việt làm cơ sở để đối chiếu với hệ thống phụ âm tiếng Hán
Danh sách phụ âm đầu trong tiếng Việt:
Theo các nhà Việt ngữ học, phụ âm đầu tiếng Việt gồm 22 âm vị Trong đó có 1 phụ âm có kiểu chữ viết zêrô, 17 phụ âm có một kiểu chữ viết, 3 phụ âm có hai kiểu chữ viết và 1 phụ âm có ba kiểu chữ viết
Trang 20Xát Hữu thanh v z ʐ ɣ h
- Căn cứ vào phương thức cấu âm, có thể chia thành:
Nhóm phụ âm tắc Nhóm này gồm 12 phụ âm: [t‘] th, [t] t, [ʈ] tr, [c ] ch,
Nhóm phụ âm họng: [h ] h, [ʔ]
Danh sách phụ âm cuối trong tiếng Việt:
Tiếng Việt có 10 âm cuối, trong đó có 8 phụ âm, 2 bán nguyên âm Các âm cuối có đặc điểm chức năng riêng, phương thức phát âm cũng khác với phụ âm đầu, nên phải khu biệt với các tiêu chí của phụ âm đầu
So sánh ―t‖ trong ―ta‖ và trong ―cát‖ Lối thoát của không khí không được khai thông trở lại sau khi bị cản trở như trường hợp phát âm các phụ
âm khác bằng động tác mở ra, kèm theo một tiếng động đặc thù Do đó trong nhiều trường hợp các phụ âm cuối thực chất chỉ là một khoảng im lặng Chúng ta được nhận diện là do khi đóng vai trò kết thúc âm tiết, chúng đã biến đổi âm sắc của âm chính đi ở giai đoạn cuối Như vậy, số
Trang 21lƣợng phụ âm của tiếng Việt thực chất nhiều hơn 22 phụ âm
Danh sách âm cuối tiếng Việt:
+ Âm tắc: [p] p, [t] t, [c] ch, [k] c
+ Âm mũi: [m] m, [n] n, [ɲ] nh, [ŋ] ng
+ Bán nguyên âm: [j] i/y , [w] o/u
1.1.2.3 Một vài nhận xét về phụ âm tiếng Hán và tiếng Việt
- Về phương thức cấu âm Phụ âm tiếng Việt và phụ âm tiếng Hán đều
k, k‗/ Tiếng Việt có 12 âm tắc Đó là : /t‘, t, ʈ, c , k, ʔ, ɓ, ɗ, m , n , ɲ, ŋ/
Cả tiếng Việt và tiếng Hán đều phân biệt âm xát hữu thanh và âm vô
thanh Tiếng Hán có 6 âm xát là: /f, x,ɕ ,ʂ, z, s / Trong đó /z/ là âm hữu
thanh, còn lại 5 âm xát đều là âm vô thanh; tiếng Việt có 10 âm xát là: /f ,
s , ʂ, x, h , v , z , ʐ, ɣ, l/
Ngoài ra, tiếng Hán còn có 6 âm tắc xát Đó là: / tɕ, tɕʻ, tʂ, tʂʻ, ts,
ts„ / .Đặc điểm của âm tắc xát là khi phát âm, luồng không khí bị cản trở
ở bộ máy cấu âm, sau đó ngạc lợi dần dần đi lên, luồng không khí đi ra từ một khe hở nhỏ, trở thành ban đầu là âm tắc, sau là âm xát Âm tắc xát không phân biệt âm hữu thanh và vô thanh Nó xuất hiện với hình thức
đối lấp về bật hơi và không bật hơi: z – c, zh – ch, j – q Đây là những
phụ âm tiếng Hán có mà tiếng Việt không có
- Về vị trí cấu âm. Sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ là tiếng Hán không
có âm họng mà tiếng Việt có Còn các vị trí cấu âm nhƣ môi, môi - răng,
Trang 22đầu lưỡi, mặt lưỡi…đều giống hết.
Chúng ta có thể nhận diện phụ âm giống nhau và khác nhau như sau: a) Những trường hợp có vị trí cấu âm và phương thức cấu âm giống nhau:
- phụ âm xát, vô thanh, môi: / f /
- Phụ âm xát, vô thanh, đầu lưỡi: / s /
- Phụ âm xát, vang bên, lợi: / l /
- Phụ âm tắc, không bật hơi, vô thanh, đầu lưỡi / t /
- Phụ âm tắc, không bật hơi, vô thanh, gốc lưỡi / k /
- Phụ âm tắc, vang mũi, hữu thanh, môi / m /
- Phụ âm tắc, vang mũi, hữu thanh, đầu lưỡi lợi / n /
b) Những trường hợp có vị trí cấu âm và phương thức cấu âm khác nhau:
Có thể phân ra hai loại Thứ nhất là những phụ âm tiếng Việt có mà tiếng Hán không có Thứ hai những phụ âm tiếng Hán có mà tiếng Việt không có Ngoài ra, một số chữ viết của phụ âm tiếng Hán hoàn toàn giống chữ viết của phụ âm tiếng Việt, nhưng vị trí hoặc phương thức cấu
âm khác nhau, thậm chí cả hai mặt đều không giống nhau
Tiếng Hán có những phụ âm mà tiếng Việt không có Đó là âm đầu
Đồng thời, tiếng Việt có những phụ âm mà tiếng Hán không có Đó là âm
xát, hữu thanh, môi / v / v ; âm tắc, không bật hơi, hữu thanh, đầu lưỡi /ɗ/
Trang 23đ; âm tắc, không bật hơi, vô thanh, đầu lƣỡi / ʈ / tr; âm tắc, vang mũi, mặt lƣỡi /ɲ / nh; âm tắc, vang mũi, gốc lƣỡi / ŋ / ng/ngh; âm xát, hữu thanh,
gốc lƣỡi /ɣ/ g
Điều cần phải chú ý là có những phụ âm chữ viết giống nhau,
môi b tiếng Việt là âm hữu thanh, nhƣng trong tiếng Hán là âm vô thanh
Âm xát, vô thanh h tiếng Việt là thanh hầu, tiếng Hán là âm gốc lƣỡi Âm
tắc, đầu lƣỡi, bật hơi / t‘/ th của tiếng Hán và tiếng Việt cũng có, nhƣng chữ viết khác nhau Chữ viết tiếng Việt của phụ âm này là ―th”, ví dụ:
―thầy‖, ―thép‖, ―thứ‖ v.v Chữ viết t của tiếng Việt là âm tắc, đầu lƣỡi,
không bật hơi
1.1.3 Đối chiếu vần trong tiếng Hán và tiếng Việt
Vần chủ yếu do các âm vị nguyên âm kết hợp với âm cuối đảm nhận Nguyên âm có vai trò làm hạt nhân của âm tiết Nguyên âm là âm đƣợc phát ra thành tiếng, luồng hơi phát ra ngoại một cách tự do Tuỳ theo từng ngôn ngữ, nguyên âm có nhiều loại: nguyên âm đơn: /a/, /e/, / i /…nguyên
âm đôi: /ie/, /uo/…nguyên âm ba: /eiә/, /aiә/…
1.1.3.1 Vần trong tiếng Hán
Vần là trung tâm của âm tiết Hệ thống vần trong tiếng Hán đang dùng và đƣợc phân biệt bằng chữ viết hiện nay có 39 vần (10 nguyên âm đơn, 13 nguyên âm kép và 16 nguyên âm vang mũi) Căn cứ vào vị trícấu âm, sự chuyển động của lƣỡi và độ mở rộng hay hẹp của miệng, các
Trang 24nguyên âm tiếng Hán có thể đƣợc chia thành 4 nhóm: nhóm khải khẩu hô, nhóm toát khẩu hô, nhóm hợp khẩu hô và nhóm tề xỉ hô
Hô là một cách phân tích của bộ môn đẳng vận học đối với vần, dùng
để phân biệt vần có hay không có âm đệm, vần đƣợc mở đầu bằng âm đệm hoặc nguyên âm nào, tròn môi hay không tròn môi
Bảng vần của tiếng Hán hiện đại :
Khải khẩu hô
âm
[ou] ou [iou] iou Vần
Trang 25+ Vần đơn tiếng Hán
Trong hệ thống ngữ âm tiếng Hán hiện đại, có 10 vần đơn Trong đó
có 7 nguyên âm mặt lưỡi, 2 nguyên âm đầu lưỡi và 1 nguyên âm uốn lưỡi Những nguyên âm không thuộc âm mặt lưỡi, người ta gọi là ―nguyên âm đặc biệt‖ Nguyên âm đơn trong tiếng Hán không phân biệt ngắn và dài, khác hẳn với tiếng Việt
[A] a: nguyên âm mặt lưỡi, hàng giữa, thấp, không tròn môi Khi phát
âm mở miệng to, vị trí của lưỡi thấp, ở giữa trong miệng, không tròn môi
[әŋ] eng [iŋ] ing [uŋ] ueng
Trang 26thí dụ: jiā ―nhà‖, còn có thể làm âm cuối, như: hái zi ―con bé‖
[u] u : nguyên âm mặt lưỡi, hàng sau, hẹp, tròn môi, có âm sắc trầm [u] giống như [i] , có thể làm âm chính, như: pǔ sù ―mộc mạc‖; cũng có thể
làm âm đệm, thí dụ: guǎn; còn có thể làm âm cuối, như kǒu ―miệng‖
[ y ] ü: nguyên âm mặt lưỡi, hàng trước, hẹp, tròn môi
[ ] i: nguyên âm đầu lưỡi - răng, hàng sau, không tròn môi Nguyên
âm này chỉ có thể kết hợp với phụ âm đầu [ ts ] z, [ ts‗ ] c, [ s ] s
này chỉ có thể kết hợp với phụ âm đầu [tʂ] zh, [tʂʻ] ch, [ʂ] sh
[әr] er: nguyên âm cuốn lưỡi, hàng giữa, không tròn môi Âm r trong
âm này không phải là một âm tố đơn lập, mà là một dấu hiệu của động tác
cuốn lưỡi Mặc dù er có hai chữ latin, nhưng vẫn là một nguyên âm đơn
Còn có một đặc điểm nữa là khi trở thành âm tiết, âm tiết này chỉ có hình thức phụ âm đầu zêrô Vần nguyên âm ―er‖ trong tiếng Hán hiện đại có 4
âm tiết: ēr, ér, ěr,èr
+ Vần kép tiếng Hán
Vần kép do nguyên âm đôi và nguyên âm ba tạo nên Khi phát âm, cả
vị trí của lưỡi và độ mở của miệng đều có biến đổi Vần kép tối thiểu có hai thành phần, đầu vần và âm chính hoặc âm chính và âm cuối Vần kép tiếng Hán tối đa có ba thành phần, đầu vần, âm chính và âm cuối
Trang 27Bảng kết cấu của vần kép tiếng Hán
Vần
Đầu vần Thân vần
Âm chính Âm cuối
Đầu vần do âm đệm đảm nhận Âm đệm là âm xuất hiện giữa phụ âm đầu và âm chính Nó có chức năng tu chỉnh âm sắc của âm tiết chứ không phải tạo nên âm sắc chủ yếu cho âm tiết Cho nên âm đệm là âm không có tính âm tiết Ví dụ: trong âm tiết ―jiā‖ ―i‖ là âm đệm Trong tiếng Hán chỉ
có nguyên âm u [ u ], i [ i ], ü [ y ] có thể làm âm đệm Âm đệm không
thể làm trung tâm của âm tiết
Âm chính làm trung tâm của âm tiết Âm chính trong âm tiết tiếng Hán bao giờ cũng là nguyên âm Chính vì vậy, nó còn được gọi là nguyên
âm giữa vần Mười nguyên âm đơn đều có thể làm âm chính, nhưng thường do a, o, e, ê đảm nhận
Âm cuối là những âm đứng cuối vần, đứng cuối âm tiết Trong tiếng
Hán có 2 phụ âm âm cuối n [ n ] và ng [ ŋ ] và 2 bán nguyên âm âm cuối
i [ i ] và u [ u ]
+ Nhóm vần kép do nguyên âm kết hợp với phụ âm
Các phụ âm cuối nói chung đều đứng sau các nguyên âm, tạo nên vần vang mũi Tiếng Hán có 16 vần vang mũi
- / n / : phụ âm đầu lưỡi – răng, phụ âm mũi hữu thanh Trong tiếng
Trang 28Hán có 8 vần kép vang mũi đầu lưỡi kết thúc bằng âm cuối /n/ Đó là những âm [an ] an, [ iɛn ] ian, [uan ] uan, [ yan ] üan, [әn] en, [ in ] in, [uәn] uen, [ yu ] ün
- / ŋ /: phụ âm cuối lưỡi, phụ âm mũi hữu thanh, chữ viết bằng ng
Trong tiếng Hán có 8 vần kép vang mũi gốc lưỡi bằng âm cuối / ŋ / Những âm này là[aŋ ] ang, [ iaŋ ] iang, [ uaŋ ] uang, [ әŋ ] eng, [ iŋ ] ing, [ uәŋ ] ueng, [ uŋ ] ong, [ yŋ ] iong
+ Nhóm vần kép do nguyên âm kết hợp với bán nguyên âm
Vần là bộ phận mang âm sắc chủ yếu của âm tiết Cho nên, trong
phần vần, nhân là yếu tố quết định toàn bộ âm sắc của phần vần Yếu tố
nhân của vần tiếng Hán do các nguyên âm đơn đảm nhận Vai trò của những nguyên âm đơn này là tạo đỉnh vần và cũng là đỉnh của âm tiết Nhóm vần này chúng ta có thể chia thành ba lớp khác nhau theo vị trí của nhân trong vần
Lớp 1, nhóm vần kép nhân đứng ở đầu vần.Tiếng Hán có 4 vần kép thuộc lớp này Trong các vần này, đều có hai yếu tố Yếu tố nhân mạnh hơn yếu tố sau, tạo âm sắc chính cho vần Đó là: [ai ] ai, [ei ] ei, [ au ]ao, [ ou ]ou
Lớp 2, lớp này trái lại với lớp 1 Yếu tố nhân đứng sau, yếu tố yếu đứng trước vần Yếu tố sau tạo âm sắc chính cho vần Tiếng Hán có 5 vần kép thuộc lớp này: [ iA ] ia, [ iɛ] ie, [ uA ] ua, [ uo ] uo, [ yɛ] üe
Lớp 3, vần trong lớp này có ba yếu tố Yếu tố nhân đứng ở giữa vần
Trang 29Yếu tố đứng trước nhân, vừa ngắn vừa yếu Còn yếu tố đứng sau nhân càng yếu hơn yếu tố đầu tiên Lớp vần này do nguyên âm ba tạo nên Tiếng Hán có 4 vần kép thuộc lớp này: [iau ] iao, [ iou ] iou, [ uai ] uai, [ uei ] uei
1.3.2 Vần trong tiếng Việt
1.3.2.1 Danh sách nguyên âm của tiếng Việt
Nguyên âm là âm chính của vần tiếng Việt Về số lượng của nguyên
âm tiếng Việt ở Việt Nam hiện có hai quan niệm khác nhau
Quan niệm thứ nhất, căn cứ vào âm vị học, tiếng Việt có 16 nguyên
âm, trong đó có 9 nguyên âm đơn (có 4 nguyên âm đối lập ngắn và dài), 3 nguyên âm đôi Nếu chấp nhận quan niệm này, trong tiếng Việt sẽ có 8
âm cuối, trong đó gồm 6 phụ âm và 2 bán nguyên âm
Quan niệm thứ hai, căn cứ vào chữ viết, tức là chữ quốc ngữ, tiếng Việt có 14 nguyên âm, trong đó có 9 nguyên âm đơn (có 2 nguyên âm đối lập ngắn và dài), 3 nguyên âm đôi Nếu chấp nhận quan niệm này, trong tiếng Việt sẽ có 10 âm cuối Trong đó gồm 8 phụ âm và 2 bán nguyên âm
Trong luận văn này, chúng tôi chọn giải pháp tiếng Việt có 8 phụ âm cuối Chính vì vậy, hệ thống nguyên âm chính trong ngữ âm tiếng Việt đang dùng và được phân biệt 14 nguyên âm Đó là nguyên âm sau đây:
Nguyên âm [u], chữ viết là u : tu, tung mun
Nguyên âm [o], chữ viết là ô : môn, tốt, mô
Trang 30Nguyên âm [ɔ], chữ viết là o (mòn, to, nón)
Nguyên âm [ɯ], chữ viết là ƣ : mừng, hư, tức
Nguyên âm [ә], chữ viết là ơ : hơn, mơn mơ,
Nguyên âm [a], chữ viết là a : ta, mang vác
Nguyên âm [i], chữ viết là i (tin, nịnh, đi) và y (thuỷ, mỹ/mĩ, huỷ) Nguyên âm [e], chữ viết là ê : tên, mệnh, để
Nguyên âm [ɛ], chữ viết là e : hen, ném, hè
Âm đôi [uo],chữ viết là uô (muốn, nuốt,huống) và ua (mua,thua,mùa)
Âm đôi [ɯә], chữ viết là ươ (mượn, được,lượt) và ưa (mưa, đưa, lừa)
Âm đôi [ie], chữ viết là iê (liền, tiếc, tiên),ia (mía, đĩa, vía), yê (tuyên,
nguyễn,huyễn),ya (khuya)
Âm ngắn [â], chữ viết là â (mân, thất, thập, mây, mâu)
Âm ngắn [ă], chữ viết là ă (mắng, thắt, tắn) và a (máy), thau, thay)
Bảng nguyên âm tiếng Việt:
11 nguyên âm đơn
2 nguyên âm ngắn â, ă
Phân chia các loại vần:
Theo cấu trúc của vần tiếng Việt, chúng tôi có thể phân chia vần trong tiếng Việt thành ba loại:
- Vần có âm đệm Âm đệm là âm xuật hiện giữa phụ âm đầu và âm
chính Âm đệm đảm nhận đầu vần Cho nên, âm đệm cũng là một bộ
Trang 31phận của phần vần Các nhà Việt ngữ học mới chỉ thống nhất rằng, âm đệm trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một bán nguyên âm /-w-/ Khi thể
hiện bằng chữ viết, có hai cách phản ánh hai biến thể của nó:
a) Dùng con chữ o để ghi khi sau nó là các nguyên âm có độ mở rộng
/ a, ǎ, ε /
b) Dùng con chữ u để ghi khi sau nó là các nguyên âm còn lại, ví dụ:
uy, uê, uân…Đồng thời ở trường hợp âm đệm /-w-/ đi sau phụ âm đầu k
bao giờ cũng được ghi bằng u, ví dụ: qua, quen, quê…
- Vần không có âm cuối Tiếng Việt có 12 vần có âm cuối zêrô
Trong đó có 9 nguyên âm đơn và ba nguyên âm đôi 9 nguyên âm đơn là:
u, o, ɔ, ɯ, ә, a, i, ɛ, a Còn 3 nguyên âm đôi là: [ie] ia/iê, [ɯә] ưa/ ươ, [uo]
ua/uô
- Vần có âm cuối Tiếng Việt có 10 âm cuối, trong đó có 2 bán nguyên
âm và 8 phụ âm Theo thống kê, loại vần có âm cuối tiếng Việt có khoảng
101 vần
1.1.3.3 Một vài nhận xét về nguyên âm tiếng Hán và tiếng Việt
Về số lượng, tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn, trong đó có 9 nguyên
âm dài và 2 nguyên âm ngắn Tiếng Hán có 10 nguyên âm đơn, nhưng không phân biệt dài với ngắn Tiếng Việt có 155 vần, còn tiếng Hán chỉ
-Về nguyên âm đơn tương ứng giữa hai ngôn ngữ có:
+ Nguyên âm hàng sau : /i/, /e/, /ɛ/
Trang 32+ Nguyên âm giữa không tròn môi: /a/
+ Nguyên âm hàng trước tròn môi: /u/ và /o/
-Về nguyên âm đơn không tương ứng giữa hai ngôn ngữ có:
+ Tiếng Hán có nguyên âm hàng trước tròn môi ü /y/ mà tiếng Việt
không có
+ Nguyên âm tiếng Hán không phân biệt nguyên âm dài và ngắn
sau đầu lưỡi, không tròn môi, chỉ đứng sau phụ âm zh, ch và sh, ví dụ:
―知识‖ zhī shi Nguyên âm [әr] là nguyên âm hàng giữa cuốn lưỡi
không tròn môi, chỉ xuất hiện trong âm tiết phụ âm zêro
+ Khái niệm về nguyên âm đôi, tiếng Việt và tiếng Hán hơi khác Nhà ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng nguyên âm đôi là những âm tạo thành từ hai yếu tố gắn liền nhau, không bao giờ tách khỏi nhau, âm sắc
có biến đổi từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc Các nguyên âm đôi tiếng Việt hầu như đóng vai trò trung tâm của âm tiết Nhưng khái niệm nguyên âm đôi của tiếng Hán là do âm đệm và âm chính hoặc âm chính và âm cuối tạo nên
1.1.4 Đối chiếu thanh điệu tiếng Hán và tiếng Việt
Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết
có tác dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị Mặc
Trang 33dù thanh điệu không phải là một thành phần cấu tạo âm thanh, nhưng thanh điệu có chức năng khu biệt ý nghĩa của từ Trong một ngôn ngữ các thanh điệu thường phân biệt với nhau theo một số đặc trưng nhất định Dựa vào hai đặc trưng cao độ và đường nét vận động người ta có thể miêu tả các thanh điệu của một ngôn ngữ nào đó
1.1.4.1 Thanh điệu tiếng Hán
Trên thế giới không phải là ngôn ngữ nào đều có thanh điệu Hàng loạt ngôn ngữ ở châu Âu lẫn cả châu Á như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Hàn, tiếng Nhật đều không có thanh điệu Tiếng Hán là ngôn ngữ đơn lập có thanh điệu Thanh điệu tham gia vào việc cấu tạo từ, làm chức năng phân biệt ý nghĩa của từ và làm dấu hiệu phân biệt từ Thanh điệu có chức năng như một âm vị, nó gắn liền với âm tiết và biểu hiện trong toàn âm tiết
Tiếng Hán có 4 thanh điệu: âm bình ―—‖,dương bình ― / ‖,thượng
thanh ― ˇ ‖ và khứ thanh ―﹨‖
Triều Nguyên Nhiệm, nhà ngữ âm học Trung Quốc, sáng tạo ra
các thanh điệu Mỗi chữ số ghi một mức cao độ: mức cao (5); mức hơi cao (4); mức trung bình (3); mức hơi thấp (2); mức thấp (1) Chuỗi chữ số biểu diễn đường nét biến thiên của cao độ Chúng ta có thể hình dung âm vực về mặt cao độ của các thanh điệu tiếng Hán bằng cách điệu số hoá
Trang 34+ Đặc điểm của các thanh điệu tiếng Hán
(1) Thanh âm bình, còn gọi là thanh thứ nhất, chữ viết ghi bằng dấu
―—‖ So với các thanh điệu khác, thanh này là thanh cao Đường nét âm điệu bằng phẳng, đồng đều Theo ―phương pháp đánh dấu âm vực 5 cấp
độ ‖, thanh này vừa bằng vừa cao, được ghi bằng số 55
(2) Thanh dương bình, còn gọi là thanh thứ hai, chữ viết ghi bằng dấu
― / ‖ Đây là một thanh cao, từ mức trung bình lên cao Theo ―phương pháp đánh dấu âm vực 5 cấp độ ‖, được ghi bằng số 35
(3) Thanh thượng thanh, còn gọi là thanh thứ ba, chữ viết ghi bằng dấu ― ˇ ‖ Đây là một thanh khồng đều, bắt đầu ở âm vực hơi thấp (2) xuống đến âm vực thấp nhất (1 độ), sau đó vút lên rất nhanh và cao hơn
độ cũ, lên đến vực hơi cao(4 độ) Cho nên, theo ―phương pháp đánh dấu
âm vực 5 cấp độ ‖, được ghi bằng số 214
(4) Thanh khứ thanh, cũng có thể gọi là thanh thứ tư Thanh điệu này
là một thanh điệu thuộc âm vực thấp Đường nét âm điệu bằng phẳng, bắt đầu ở vực cao nhất (5), kết thúc ở vực thấp nhất (1), như từ trời xuống đất Thanh này xuống thấp một cách mạnh mẽ Thanh này có thể ghi bằng dấu
―﹨‖ Theo ―phương pháp đánh dấu âm vực 5 cấp độ‖, đựoc ghi bằng số
51
Thanh điệu là một nét đặc trưng nổi bật của tiếng Hán hiện đại Đây
là một đặc điểm khiến cho nhiều người học nước ngoài cảm thấy tiếng Hán rất khó thể hiện được trong hoạt động nói năng
Trang 35+ Những quy luật biến thanh trong tiếng Hán hiện đại
Bất cứ ngôn ngữ nào âm tiết trong ngữ lưu đều có hiện tượng biến âm, đặc biệt là ngôn ngữ có thanh điệu, kể cả tiếng Việt Hiện tượng biến âm của tiếng Hán rất nhiều, nhưng ở đây tôi chỉ bàn về hiện tượng biến đổi thanh điệu và ―er‖ hoá
- Quy luật biến đổi thanh thứ ba Trong từ hai âm tiết thanh thứ ba ở
cuối, không có gì biến đổi, vẫn giữ điệu 214 Trong các tình hình như sau
sẽ thay bằng điệu 35 hoặc 21
(1) Trong từ hai âm tiết, hai âm tiết đều là thanh thứ ba Âm tiết đầu tiên
sẽ biến thành điệu 35 Sự biến đổi này được gọi là dị hoá ngược
Thí dụ: nǐ hǎo ―xin chào‖ → ní hǎo
shuǐ guǒ ―hoa quả‖ → shuí guǒ
liǎo jiě ―hiểu biết‖ → liáo jiě
(2) Trong từ có ba âm tiết mà thanh thứ ba xuất hiện liền nhau sẽ có 2 quy luật dựa vào ngữ pháp của từ ghép
a guǎn lǐ zǔ ―ban quản lý‖ → guán lí zǔ (35,35, 214)
b xiǎo lǎo hǔ ―con hổ bé‖ → xiáo láo hǔ (21, 35, 214)
(3) Âm tiết thanh thứ ba đứng đầu trong từ, tiếp theo là âm tiết với thanh thứ nhất, thanh thứ hai hoặc thanh thứ tư, điệu 214 sẽ thay bằng điệu 21
Thí dụ: tǒng yī ―thống nhất‖ → tóng yī
zǔ guó ―nhà nước‖ → zú guó
tǔ dì ―đất‖ → tú dì
Trang 36- Quy luật biến đổi thanh thứ tư Hai âm tiết thanh thứ tư liền nhau, âm
tiết thứ nhất điệu 51 thay bằng điệu 53 nhẹ hơn, ngắn hơn điệu 51
Thí dụ: biàn huà ―biến đổi‖ → biàn huà (53, 51)
- Quy luật biến đổi “ yī” và “bù” Khi “ yī” và “bù” ở cuối âm tiết trong
từ hoặc sử dụng một cách đơn độc, sẽ đọc giữ thanh thứ nhất (55), không
có biến đổi gì cả
(1) Khi “yī” và “bù” đứng trước âm tiết thanh thứ tư (51), phải thay bằng
điệu 35, không có ngoại lệ
Thí dụ: yī yàng ―giống‖ → yí yàng
bù pà ―không sợ‖ → bú pà
(2) Khi “yī” và “bù” đứng trước âm tiết thanh thứ nhất, thứ hai hoặc thứ
ba, “yī” phải đổi thành thanh thứ tư (51), “bù” sẽ giữ thanh 51
Thí dụ: yī bān ―thông thường‖ → yì bān
yī nián ―một năm‖ → yì nián
yī shǒu ―một mình‖ → yì shǒu
bù chī ―không ăn‖ → bù chī
bù tóng ―không giống‖ → bù tóng
bù xiǎng ―không muốn‖ → bù xiǎng
(3) Khi “yī” và “bù” đứng ở giữa của hai động từ giống nhau, sẽ đổi
thành thanh nhẹ
Thí dụ: xiǎng yī xiǎng ―nghĩ một lát‖ → xiǎng yi xiǎng
qù bù qù ―có đi không‖ → qù bu qù
Trang 37(4) Khi “bù” đứng trong bổ ngữ khả năng phải đọc thanh nhẹ
Thí dụ: zuò bù hǎo ―không thể làm tốt‖ → zuò bu hǎo
- Quy luậ “ér” hoá
“ér” hoá là một hiện tƣợng ở cuối âm tiết thêm vào âm cuốn lƣỡi ér.Vần sau bị ―ér‖ hoá đƣợc gọi là ― vần ér hoá‖ Hiện tƣợng này gắn liền
với từ vựng và ngữ pháp, có tác dụng để khu biệt ý nghĩa, khu biệt từ loại
và khu biệt sắc thái tình cảm của từ
Quy luật “ér” hoá:
Không có hoặc
âm cuối là u
chỉ có tác động cuốn lƣỡi
kuài→kuәr xīn→xīәr
zǐ→zәr zhǐ→zhәr
nguyên âm mũi hoá
- Thanh nhẹ Thanh nhẹ là thanh điệu không có điệu cố định Nó không
phải là thanh thứ năm của tiếng Hán, mà là hình thức đặc biệt để biểu
Trang 38hiện biến đổi âm thanh, tức là trong tình hình nhất định người ta đọc một
cách ngắn và nhẹ
Nhìn chung, tất cả bốn thanh điệu đều có thể biến thành thanh nhẹ
Âm tiết thanh nhẹ không chỉ có biến đổi về độ dài, độ cao và đô cường của âm thanh, mà còn có biến đổi về cả âm sắc, thậm chí có biến đổi về phụ âm đầu và vần
Thế từ nào phải đọc thanh nhẹ? Những thuật ngữ khoa học và từ mới không có âm tiết thanh nhẹ, chỉ có từ cơ bản mới có thể đọc thanh nhẹ, đặc biệt những từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp Tiếp theo tôi sẽ trình bày một số từ thường đọc thanh nhẹ
+ Những từ đơn có ý nghĩa ngữ pháp thường đọc thanh nhẹ Những từ này có tác dụng biểu thị mối quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp trong các cụm từ, trong câu và liên kết
suàn le (lē) ba (bà) : Thôi đi!
+ Trong một số từ láy, âm tiết đầu tiên giữ thanh điệu vốn có, âm tiết sau sẽ thường đọc thanh nhẹ
Trang 39Thí dụ: mā mā → mā ma ―mẹ‖
kàn kàn → kàn kan ―xem xem‖
+ Những phụ tố để cấu tạo từ như: ―zǐ‖, ―tóu‖ và ―mén‖ thường được đọc thanh nhẹ
Thí dụ: shí tóu → shí tou “con đá‖
ér zǐ → ér zi “con trai‖
tóng xué mén → tóng xué men ―các bạn cùng lớp‖
+ Những từ hoặc hình vị biểu thị phương hướng đứng sau các danh từ hoặc đại từ thường đọc thanh nhẹ
Thí dụ: liǎn shàng → liǎn shang “trên mặt‖
wài miàn → wài mian ―bên ngoại‖
+ Những từ biểu thị xu hướng đứng sau động từ và hình dung từ thường đọc thanh nhẹ
Thí dụ: jìn lái → jìn lai ―vào đây‖
shuō chū qù → shuō chū qu “nói ra‖
+ Trong một số từ ghép âm tiết thứ hai người Trung Quốc hay đọc thanh nhẹ
Ví dụ: chuāng hù → chuāng hu ―cửa sổ‖
lì liàng → lì liang ―sức lượng‖
1.1.4.2 Thanh điệu tiếng Việt
Thanh điệu gắn liền với cấu trúc và thể hiện trong toàn âm tiết
Mặc dù tiếng Việt phổ thông có 6 thanh điệu, nhưng chỉ có 5 thanh
Trang 40điệu được ghi lại bằng năm dấu: huyền ― \ ‖ , sắc ―/ ‖, ngã ― ~ ‖ , hỏi ― ? ‖
và nặng ― ‖ Riêng một thanh không có dấu được gọi là thanh ngang
hoặc thanh không dấu Chúng ta có thể nhận diện các thanh trong tiếng
Việt theo âm vực và âm điệu
Đặc điểm của các thanh điệu tiếng Việt:
(1) Thanh ngang, cũng có thể gọi là thanh không dấu So với thanh
điệu khác, thanh ngang là một thanh cao Đường nét âm điệu bằng phẳng, đồng đều Theo ―phương pháp đánh dấu âm vực 5 cấp độ‖, thanh này được ghi bằng số 333
(2) Thanh huyền, đặt trên âm tiết bằng dấu ― \ ‖ So với thanh không
dấu, âm vực thấp hơn một bậc Đây là một thanh thuộc âm vực thấp Đường nét âm điệu bằng phẳng, kết thúc thấp hơn lúc bắt đầu Thanh này đựơc ghi bằng số 322
(3) Thanh ngã, đặt trên âm tiết bằng dấu ― ~ ‖ Đây là một thanh cao,
không đều, bắt đầu ở âm vực thấp, sau đó xuống thấp nhanh và đột ngột, vút lên rất nhanh và cao hơn độ cao cũ, kết thúc ở âm vực cao Thanh này được ghi bằng số 325
(4) Thanh hỏi, đặt trên âm tiết bằng dấu ―?‖ Đây là một thanh
điệu có âm vực thấp, không đều Độ cao bắt đầu bằng với thanh huyền,
hạ thấp dần một quãng, từ từ nâng lên cân đối với nét đi xuống ban đầu
và kết thúc bằng với độ cao xuất phát Thanh này được ghi bằng số 323
(5) Thanh sắc, đặt trên âm tiết bằng dấu ― / ‖ Đây là một thanh cao,