5. Cấu trúc của luận văn
1.1.4.3. Một vài nhận xét về thanh điệu tiếng Hán và tiếng Việt
Tiếng Hán và tiếng Việt là ngôn ngữ cùng loại hình, đều có thanh điệu. Thanh điệu đều đƣợc thể hiện trong toàn bộ phần thanh tính của âm
tiết, bao gồm cả âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Nhƣng thanh điệu của hai ngôn ngữ cũng có nhiều điểm khác.
(1) Thanh âm bình ( thanh thứ nhất ) của tiếng Hán và thanh ngang (thanh không dấu) của tiếng Việt: Hai thanh điệu đều thuộc âm vực cao, đƣờng nét âm điệu hoàn toàn giống nhau. Nhƣng độ cao của thanh ngang tiếng Việt thấp hơn 2 độ so với thanh âm bình tiếng Hán.
(2) Thanh sắc tiếng Việt và thanh dƣơng bình tiếng Hán: đặc trƣng theo kí hiệu số của thanh sắc tiếng Việt là 35, còn thanh dƣơng bình của tiếng Hán cũng là 35. Nhƣng thanh sắc tiếng Việt ngắn hơn thanh dƣơng bình tiếng Hán một chút.
(3) Thanh huyền tiếng Việt và thanh khứ thanh của tiếng Hán: Hai thanh đều là từ cao xuống thấp, nhƣng sự thay đổi âm vực thanh huyền tiếng Việt ít hơn thanh thứ tƣ tiếng Hán. Thanh huyền là điệu 322, còn thanh thứ tƣ là điệu 51.
(4) Thanh ngã và thanh thƣợng thanh: Đƣờng nét thanh điệu của hai thanh này đều không bằng phẳng, bắt đầu từ âm vực thấp và kết thúc ở âm vực cao. Thanh thựong thanh của tiếng Hán bắt đầu từ độ 2, thanh ngã tiếng Việt bắt đầu độ 3, thanh ngã bắt đầu cao hơn thanh thứ ba một độ. Sau đó hai thanh đều xuống 1 độ, thanh ngã xuống đến độ 2, còn thanh thứ ba xuống đến độ 1. Lúc kết thúc vút lên rất nhanh, thanh ngã đến 5 độ, còn thanh thứ ba đến 4 độ.
tiếng Hán. Còn có một điều đáng chú ý là sự biến đổi âm vực trong thanh điệu tiếng Việt cũng ít hơn tiếng Hán. Chính vì thế, sinh viên Việt Nam cảm thấy khó phát các thanh điệu một cách đầy đủ.
Về mặt biến đổi thanh điệu, tiếng Hán càng phức tạp hơn tiếng Việt. Những quy tắc biến đổi phải nhớ rất kỹ và luyện tập nhiều mới nắm đƣợc. Bởi vì những quy luật này không thuộc về cảm giác chủ quan. Điều này là một khó khăn lớn đối với sinh viên Việt Nam.