5. Cấu trúc của luận văn
3.1.1.1. Tiếng Hán với tƣ cách là việc dạy-học ngôn ngữ thứ hai
Với tƣ cách là giáo viên Trung Quốc dạy tiếng Hán cho học sinh nƣớc ngoài, việc dạy tiếng Hán là giảng dạy ngôn ngữ thứ hai, đƣơng nhiên khác với việc giảng dạy tiếng Hán với tƣ cách là tiếng mẹ đẻ, cũng khác với quá trình học tiếng Hán của mình.
- Từ phía phƣơng thức dạy và học ngoại ngữ
Việc dạy và học ngoại ngữ có những đặc điểm và phƣơng thức riêng của nó. Ở Trung Quốc, dạy tiếng Hán cho ngƣời nƣớc ngoài có hơn 50 năm lịch sử rồi. Đặc biệt vào thời điểm này, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia lớn mạnh và có vị thế cúng sức ảnh hƣởng ngày càng to lớn trên trƣờng quốc tế. Chính vì thế mà những năm trở lại đây trên thế giới ngày càng có nhiều ngƣời học tiếng Hán và đã xuất hiện trào lƣu học tiếng Hán trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Hiện nay, đã có hàng loạt nhà ngôn ngữ học và Hán học quan tâm đến việc nghiên cứu về phƣơng thức giảng dạy một cách có hiệu quả, và đã giành đƣợc kết quả
rất nhiều. Nhƣng còn có nhiều điều chƣa đƣợc giải quyết và đang nghiên cứu.
Tỉnh Vân Nam là một trong những tỉnh đang phát triển của Trung Quốc, về mặt kinh tế, văn hóa và giáo dục đều còn kém. Nhƣng vị trí địa lý của nó rất quan trọng, giáp với các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Thái Lan, Miama, Việt Nam, Lào v.v. Hơn nữa, thời tiết của tỉnh Vân Nam rất dễ chịu, là một thành phố ―bốn mùa nhƣ xuân‖, mùa đông không giá rét, mùa hè không nóng bức. Chính vì thế, những năm gần đây ngày càng có nhiều ngƣời đến từ hơn 30 nƣớc sang các trƣởng Vân Nam học tiếng Hán, trong đó có ngƣời Thái Lan, Lào, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Úc, Mỹ, Cannada v.v. Nhƣng việc giảng dạy tiếng Hán ở tỉnh Vân Nam phát tiển chƣa lâu, ở các trƣờng đều là một ngành khoa học mới.
Các trƣờng ở Vân Nam thực tế cho thấy, giáo viên phần lớn đều tốt nghiệp ngành tiếng Hán, ngành tiếng Anh, ngành tiếng Nga và tiếng các ngôn ngữ Đông Nam Á, không có tri thức chuyên nghiệp dạy tiếng Hán cho ngƣời nƣớc ngoài, đều theo cảm giác và kinh nghiệm của từng ngƣời. Về phƣơng pháp giảng dạy, cũng không có phƣơng pháp nhất định. Một số giáo viên sử dụng các phƣơng pháp dạy học truyền thống (phƣơng pháp ngữ pháp – phiên dịch) là chủ yếu, không để ý đến các hoạt động thực hành lƣu loát và dạy các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Một số giáo viên trẻ hay sử dụng phƣong pháp giảng dạy hiện đại, biết sử dụng thiết bị điện tử tham vào việc giảng dạy. Nhƣng họ kinh nghiệm rất ít, không
có kinh nhgiệm giải quyết những khó khăn trong quá trình giảng dạy.
- Từ phía môi trƣờng
Ngƣời học Việt Nam học tiếng Hán ở tỉnh Vân Nam có ngƣời Trung Quốc giảng dạy nên dễ có đủ môi trƣờng tự nhiên để thực hành tiếng. Nhƣng thực tế cho thấy, tiếng phổ thông của tiếng Hán khác với tiếng Vân Nam (tiếng địa phƣơng) rất nhiều. Ngƣời học có thể nghe đƣợc tiếng phổ thông của giáo viên trong trƣởng . Sau khi lớp học, không ai nói đƣợc tiếng phổ thông chuẩn với ngƣời học Việt Nam. Cho nên, sinh viên càng nói nhiều với ngƣời Vân Nam, càng lệch chuẩn ngữ âm nhiều.Chẳng hạn, tiếng Vân Nam không phân biệt âm vang mũi - mặt lƣỡi và âm vang mũi - gốc lƣỡi. Cho nên, ngƣời học cũng khó nhớ đƣợc, dẫn đến sai nhiều ở những âm này. Có thể nói đây là trở ngoại lớn nhất, nguy cơ gây lỗi lớn nhất trong quá trình học tiếng Hán nói chung, sửa chữa ngữ âm tiếng Hán của ngƣời học Việt Nam nói riêng.
Thêm vào đó, số lƣợng học sinh trong mỗi lớp không nhiều (thông thƣờng từ 5 đến 15 học sinh/lớp), nhƣng học sinh đến từ 3 nƣớc trở lên. Giáo viên giảng dạy bằng tiếng Anh (lớp cấp 1). Phần lớn sinh viên Việt Nam không hiểu đƣợc tiếng Anh nên không biết những kiến thức truyển đạt của giáo viên, chỉ có thể đọc theo cả lớp, nhƣng không biết chuẩn hay không chuẩn, sai ở chỗ nào.
-Từ phía chƣơng trình và sách giáo khoa
lựa chọn một cách tự do. Theo nhu cầu và thời gian học khác nhau, bây giờ đã có hàng trăm quyển sách do trƣờng Đại học Ngôn ngữ và Văn hoá BK xuất bản để ngƣời học chọn. Phần chú thích của giáo trình đƣợc biên soạn bằng tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật và tiếng Thái Lan, nhƣng gần nhƣ không có sách nào có phần chú thích bằng tiếng Việt. Cho nên, nếu ngƣời Việt không biệt tiếng Anh, thì không hiểu đƣợc. Đây là một trở ngại nữa cho ngƣời học Việt Nam.
3.1.1.2. Sự tiếp xúc ngôn ngữ
Việc dạy - học ngoại ngữ bao giờ cũng có sự tiếp xúc trực tiếp giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ của ngƣời học. Giữa tiếng Hán và tiếng mẹ đẻ của ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời học có thể tự giác hay không tự giác nhận thấy những chỗ giống nhau hoặc khác nhau trong hai ngôn ngữ, nhƣng họ bao giờ cũng cảm thấy sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc học tập từng hiện tƣợng, từng thao tác của tiếng Hán. Trong quá trình dạy - học tiếng Hán bao giờ cũng diễn ra các xu thế áp đặt các thói quen của tiếng mẹ đẻ cho tiếng Hán. Ngƣời ta gọi sự áp đặt ấy là sự chuyển di ngôn ngữ từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng nƣớc ngoài. Đây là hiện tƣợng tâm lý tất yếu trong
quá trình tiếp thu một ngôn ngữ mới của con ngƣời.Bởi vì thói quen có
sẵn trong tiếng mẹ đẻ đƣợc chuyển sang tiếng nƣớc ngoài một cách tự nhiên.
Sự chuyên di này mang tính chất tích cực và tiêu cực, nói cách khác, nó có ích và có hại đối với việc nắm vững một ngôn ngữ mới. Những
hiện tƣợng giống nhau giữa hai ngôn ngữ là tiền đề thuận lợi cho nắm vững nhanh chóng các hiện tƣợng ngôn ngữ ấy trên cơ sở cũ. Ngƣợc lại, những hiện tƣợng khác biệt giữa hai ngôn ngữ là nguyên nhân chủ yếu làm cản trở quá trình lĩnh hội và hình thành các kỹ năng ngôn ngữ tƣơng ứng, vì thói quen của tiếng mẹ đẻ mang tính bảo thủ và không dễ dàng tiếp nhận những nội dung mới.
Đối với ngƣời học Việt Nam, việc học tiếng Hán cũng có những chuyển di tích cực và tiêu cực. Tiếng Việt và tiếng Hán cùng một loại hình, đều thuộc ngôn ngữ có thanh điệu. Hơn nữa, tiếng Việt và tiếng Hán tiếp xúc từ lâu rồi, có khoảng 70% âm Hán Việt. Vì vậy, giữa hai ngôn ngữ có nhiều nét giống trong tất cả các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… Chính những nét giống này tạo những thuận lợi cho ngƣời học Việt Nam. Nhƣng giữa hai ngôn ngữ cũng có nhiều nét khác biệt, chẳng hạn, hệ thống chữ viết. Tiếng Việt sử dụng hệ thống chữ viết bằng chữ La-tinh, nhƣng tiếng Hán sử dụng hệ thống chữ viết bằng chữ vuông, không thể biểu thị ngữ âm, mà có thể biểu thị ý nghĩa. Đây chính là một chuyển di tiêu cực. Đây là trở ngại lớn cho ngƣời học trong quá trình học tiếng Hán. Vì vậy, ngƣời học khó nhớ đƣợc hệ thống chữ viết của tiếng Hán. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến ngữ âm, ngữ nghĩa của từ vựng và ngữ dụng.
a. Những chuyển di tích cực ở cấp độ ngữ âm
dễ tiếp nhận, đặc biệt là ngữ âm. Về mặt ngữ âm, tiếng Việt và tiếng Hán cùng một loại hình, đều thuộc đơn âm tiết. Theo sự phân tích trong chƣơng 1, âm tiết của tiếng Hán còn ít hơn tiếng Việt rất nhiều. Chính vì vậy, dạy-học tiếng Hán có những thuận lợi nhƣ sau:
- Hệ thống phụ âm và nguyên âm tiếng Hán và tiếng Việt về căn bản giống nhau ở cách thể hiện chữ viết La-tinh và chức năng của nó.
- Tiếng Việt và tiếng Hán đều là ngôn ngữ có thanh điệu.
- Tiếng Việt có khoảng 70% âm Hán Việt. Mặc dù âm Hán Việt dễ gây hiểu lầm và dễ bị ―Việt hoá‖, nhƣng vẫn tạo những thuận lợi cho việc nhớ đƣợc ngữ âm và ý nghĩa của từ.
Sự chuyển di tích cực trong quá trình ngƣời Việt Nam học tiếng Hán rất nhiều. Song, không phải vì thế mà việc dạy và học tiếng Hán chỉ có thuận lợi mà không có khó khăn, dù những khó khăn không bằng thuận lợi. Hơn nữa, một điều đáng chú ý là những thuận lợi này nếu không sử lý một cách khoa học và thoả đáng với thái độ nghiêm cách, sẽ trở thành khó khăn.
b. Những chuyển di tiêu cực ở cấp độ ngữ âm
Trong ngôn ngữ học, chuyển di tiêu cực đƣợc coi là sự sai chuẩn mực của ngôn ngữ. Qua điểm tâm lý học coi chuyển di tiêu cực là sự chuyển di những thói quen và kỹ năng đã có từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng nƣớc ngoài. Tất cả những khái niệm và tri thức đƣợc tiếp thu trên cơ sở tƣ duy và chịu ảnh hƣởng tất yếu của tiếng mẹ đẻ qua tƣ duy của ngƣời học. Giữa hai
ngôn ngữ, chính là những điểm khác nhau tạo những chuyển di tiêu cực. Về mặt ngữ âm, phụ âm, nguyên âm và thanh điệu đều có hiện tƣợng chuyển di tiêu cực.
Ở cấp độ ngữ âm, âm tiết tiếng Hán và tiếng Việt có những điểm khác nhau cơ bản đƣợc trình bày dƣới đây:
Tiếng Hán Tiếng Việt
1. Một chữ viết tƣơng ứng với một âm tiết, cũng tƣơng ứng một ý nghĩa nào đó. Nói cách khác, một âm tiết tƣơng ứng với nhiều chữ Hán khác nhau. Nhƣng một âm tiết tƣơng ứng với nhiều chữ có nhiều ý nghĩa. Mỗi âm tiết tiếng Hán tƣơng ứng với một hoặc hơn một ý nghĩa. 2. Mỗi âm tiết đều mang một trong 4 thanh điệu. Nhƣng ngoài 4 thanh điệu ra, còn có hiện tƣợng ―thanh nhẹ‖.
3. Các âm tiết tiếng Hán có thể đƣợc phân ra những loại hình sau: âm tiết mở, âm tiết nửa mở và âm tiết nửa khép.
- Âm tiết trùng với hình vị,
trùng với từ, nên có ý nghĩa. Trong tiếng Việt, mỗi âm tiết đồng thời cũng là một hình vị đơn vị có nghĩa trong vai trò thành tố cấu tạo từ. Mỗi âm tiết tiếng Việt về cơ bản đều tƣơng ứng và gắn liền với một ý nghĩa nhất định.
- Mỗi âm tiết đều mang một trong 6 thanh điệu. Các thanh điệu của tiếng Việt có chức năng nhƣ một âm vị.
- Các âm tiết tiếng Việt có thể đƣợc phân ra 4 loại hình: âm tiết mở, âm tiết nửa mở, âm tiết nửa khép và âm tiết khép.
Nhƣ chƣơng I đã phân tích, chúng ta có thể tóm tắt lại nhƣ sau: a) Phần phụ âm đầu
- Tiếng Hán có 6 âm tắc xát j,q,z,c,zh,ch và 1 âm uốn lƣỡi r mà tiếng
Việt không có.
- Tiếng Hán không có phụ âm đối lập về âm hữu thanh và vô thanh, chỉ có đối lập về âm bật hơi và không bật hơi.
- Những phụ âm đầu trong tiếng Việt có trong tiếng Hán cũng có,
nhƣng về vị trícấu âm khác nhau, chẳng hạn phụ âm đầu h.
b) Phần vần
- Nguyên âm ü/y/ tiếng Việt không có. Chính vì vậy, vần nguyên âm
üe, üan và ün đều trở thành khó khăn đối với ngƣời học Việt Nam.
- Vần song nguyên âm và ba nguyên âm tiếng Hán nhiều hơn tiếng Việt.
- Âm cuốn lƣỡi er tiếng Hán có mà tiếng Việt không có. Trong tiếng
Việt không có âm cuốn lƣỡi này. c) Hệ thống thanh điệu
- Tiếng Hán có những quy luật biến đổi thanh điệu. Tiếng Việt cũng có, nhƣng mà khác nhiều. Hiện tƣợng biến đổi thanh điệu trong tiếng Việt chỉ cao hơn hoặc thấp hơn thƣờng lệ. Nhƣng trong tiếng Hán phải biến sang thanh điệu khác.
- Sự thay đổi cao độ của mỗi thanh điệu trong tiếng Hán lớn hơn tiếng Việt, chẳng hạn thanh huyền trong tiếng Việt với thanh thứ tƣ trong
tiếng Hán, thanh huyền là 322 mà thanh thứ tƣ là 51. Ngƣời học Việt Nam phải hết sức chú ý điều này. Đối với ngƣời học Việt Nam, thanh điệu có chuyển di tích cực, cũng có chuyên di tiêu cực.
- Thanh nhẹ không chỉ ở cấp độ ngữ âm, mà còn gắn liền với ngữ pháp. Các quy tắc biến đổi thanh nhẹ cũng không phải là một việc dễ, nó liên quan đến cả khả năng phát âm và trình độ ngôn ngữ.