Thanh điệu tiếng Việt

Một phần của tài liệu Những điều cần chú ý khi sinh viên Việt Nam học ngữ âm tiếng Hán và cách khắc phục lỗi (Trang 39)

5. Cấu trúc của luận văn

1.1.4.2. Thanh điệu tiếng Việt

Thanh điệu gắn liền với cấu trúc và thể hiện trong toàn âm tiết.

điệu đƣợc ghi lại bằng năm dấu: huyền ― \ ‖ , sắc ―/ ‖, ngã ― ~ ‖ , hỏi ― ? ‖

và nặng ― . ‖. Riêng một thanh không có dấu đƣợc gọi là thanh ngang

hoặc thanh không dấu. Chúng ta có thể nhận diện các thanh trong tiếng

Việt theo âm vực và âm điệu.

Đặc điểm của các thanh điệu tiếng Việt:

(1) Thanh ngang, cũng có thể gọi là thanh không dấu. So với thanh

điệu khác, thanh ngang là một thanh cao. Đƣờng nét âm điệu bằng phẳng, đồng đều. Theo ―phƣơng pháp đánh dấu âm vực 5 cấp độ‖, thanh này đƣợc ghi bằng số 333.

(2) Thanh huyền, đặt trên âm tiết bằng dấu ― \ ‖. So với thanh không

dấu, âm vực thấp hơn một bậc. Đây là một thanh thuộc âm vực thấp. Đƣờng nét âm điệu bằng phẳng, kết thúc thấp hơn lúc bắt đầu. Thanh này đựơc ghi bằng số 322.

(3) Thanh ngã, đặt trên âm tiết bằng dấu ― ~ ‖. Đây là một thanh cao,

không đều, bắt đầu ở âm vực thấp, sau đó xuống thấp nhanh và đột ngột, vút lên rất nhanh và cao hơn độ cao cũ, kết thúc ở âm vực cao. Thanh này đƣợc ghi bằng số 325.

(4) Thanh hỏi, đặt trên âm tiết bằng dấu ―?‖. Đây là một thanh

điệu có âm vực thấp, không đều. Độ cao bắt đầu bằng với thanh huyền, hạ thấp dần một quãng, từ từ nâng lên cân đối với nét đi xuống ban đầu và kết thúc bằng với độ cao xuất phát. Thanh này đƣợc ghi bằng số 323.

không đều, bắt đầu thấp hơn thanh ngang, sau đó đi vút lên cao và kết thúc cách khởi điểm một quãng cao. Thanh này đƣợc ghi bằng số 45.

(6) Thanh nặng, đặt dƣới âm tiết bằng dấu ― . ‖. Đây là một thanh

điệu thuộc âm vực thấp, không đều, đƣờng nét có đổi hƣớng, bắt đầu xấp xỉ với mức ban đầu của thanh huyền, sau đó đi xuống đột ngột và kết thúc cách khởi điểm một quãng thấp. Thanh này đƣợc ghi bằng số 31.

Tóm lại, căn cứ vào độ cao, thanh điệu của tiếng Việt có thể chia ra hai nhóm: Nhóm các thanh thuộc âm vực cao gồm thanh ngang, thanh ngã, và thanh sắc. Nhóm các thanh thuộc âm vực thấp gồm thanh hỏi, thanh huyền và thanh nặng.

Căn cứ vào đặc trƣng âm điệu thì thanh ngang và thanh huyền có đƣờng nét âm điệu bằng phẳng; thanh ngã và thanh hỏi có đƣờng nét đổi hƣớng, diễn biến phức tạp; thanh sắc và thanh nặng đƣờng nét cũng không đều, nhƣng diễn biến theo một chiều.

Hiện tƣợng biến đổi thanh điệu trong tiếng Việt cũng có. Những hiện tƣợng này chủ yếu xảy ra trong ngữ lƣu khi các âm tiết kết hợp hay đi liền nhau. Trong ngữ lƣu, âm tiết mang thanh cao đi trƣớc, thanh thấp đi sau thì thanh thấp sẽ bắt đầu cao hơn thƣờng lệ. Ngƣợc lại, thanh cao đi sau thanh thấp thì sẽ đƣợc bắt đầu thấp hơn thƣờng lệ.

Một phần của tài liệu Những điều cần chú ý khi sinh viên Việt Nam học ngữ âm tiếng Hán và cách khắc phục lỗi (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)