Dạng lỗi phát âm biến đổi thanh điệu

Một phần của tài liệu Những điều cần chú ý khi sinh viên Việt Nam học ngữ âm tiếng Hán và cách khắc phục lỗi (Trang 69)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.4. Dạng lỗi phát âm biến đổi thanh điệu

+ Lỗi phát âm biến đổi thanh thứ ba

- Thanh thứ ba cùng với thanh thứ ba

Có 20% đối tƣợng thể hiện đƣợc cả hai thanh điệu của hai âm tiết. Hai đối tƣợng này đã nắm đƣợc quy tắc biến đổi thanh thứ ba cùng với thanh thứ ba, và cũng thể hiện đƣợc với nét thanh thứ hai và thanh thứ ba một cách chuẩn. Còn có 20% đối tƣợng không biết có quy tắc biến đổi thanh điệu, phát âm giữ nguyên. Có 60% đối tƣợng biết phải biến đổi và đã biến rồi. Đối với kiểu này lỗi đƣợc thể hiện ở chỗ âm tiết thứ hai vẫn giữ thanh thứ ba, nhƣng thanh thứ ba không đƣợc thể hiện một cách chuẩn, biến thành nửa thanh thứ ba (điệu 21).

- Thanh thứ ba cùng với thanh thứ nhất, thanh thứ hai và thanh thứ tƣ

Có 70% đối tƣợng thể hiện đƣợc điệu 21 một cách tự giác và tự nhiên. Nhƣng trong đó chỉ có 20% đối tƣợng thể hiện đƣợc thanh thứ nhất, thanh thứ hai và thanh thứ tƣ một cách chuẩn. Còn có 80% đối tƣợng sai thanh điệu âm tiết thứ hai. Có 30% đối tƣợng sai cả hai âm tiết, không những không biết biến thanh thƣ ba thành điệu 21, mà còn cũng không biết thanh điệu của âm tiết thứ hai là gì, phát âm một cách lung tung. Tóm lại, phần lớn ngƣời học có thể nắm đƣợc các quy tắc biến đổi của thanh thứ ba, nhƣng chỉ là phát âm không chuẩn khi đọc các từ song âm tiết và đa âm tiết.

+ Lỗi biến đổi ―yī‖ và ―bù‖

- Hầu hết các đối tƣợng đều biết có quy luật biến đổi ―yī‖ và ―bù‖, nhƣng không ai chú ý đến chuyện này. Ngƣời học cứ tƣởng chuyện này không quan trọng lắm, nếu sai vẫn không ảnh hƣởng đến mục đích giáo tiếp. Cho nên, có khoảng 95% đối tƣợng sai ở chỗ này.

- Trong khoảng 95% đối tƣợng, có 60% đối tƣợng biến đổi một cách

tự do, tuỳ theo ý tƣởng của cá nhân. Còn có khoảng 40% đối tƣợng hoàn toàn quên có chuyện này. Lúc nào chỗ nào cũng phát âm ―yī‖ và ―bù‖.

- Có một đối tƣợng phát âm đúng một số chỗ, cũng là tính ngẫu

nhiên. Nhƣng vẫn phải khẳng định rằng, đối tƣợng ấy ít nhất có ý thức về chuyện biến đổi thanh điệu của ―yī‖ và ―bù‖. Đa số chƣa có ý thức này. Nhƣ vậy, sai nhiều không phải là hiện tƣợng làm cho ngƣời ngạc nhiên.

Theo kết quả khảo sát, chúng ta có thể cho thấy, chỉ có 20% đối tƣợng nắm đƣợc quy tắc biến đổi thanh điệu của ―yī‖ và ―bù‖, thậm chí những ngƣời đã học 2,3 năm tiếng Hán ở Vân Nam cũng không nắm đƣợc. Trên thực tế, quy tắc này cũng không khó đến mức độ nhƣ thế. Tôi nghĩ rằng nguyên nhân chủ yếu là ngƣời học không biết tính quan trong của nó trong ngữ âm tiếng Hán và không chú ý đến vấn đề này lúc bƣớc đầu. + Lỗi phát âm ―er‖hoá

- Sau âm tiết bị ―er‖hoá, âm tiết ấy vẫn là một âm tiết. Nói một cách

khác, er/ әr / không thể âm tiết hoá. Có 70% đối tƣợng âm tiết hoá ―er‖.

cả các đối tƣợng đều không biết quy luật biến đổi vần cuối.

Nhìn chung, ngƣời học không biết chỗ nào phải có er, chỗ nào không cần. Vấn đề này không chỉ là vấn đề về ngữ âm, mà là một vấn đề rất phức tạp liên quan đến ngữ pháp tiếng Hán. Nhƣng từ thử tôi chỉ chọn những từ cơ bản nhất, thƣờng dùng nhất. Mặc dù không thể biết đƣợc tại sao phải er hoá, nhƣng phải nhớ từ nào phải er hoá, ý nghĩa khác ở đâu. Về mặt quy tắc er hoá, không ai biết đƣợc, và phát âm tuỳ theo từng ngƣời khác nhau.

+ Lỗi phát âm ―thanh nhẹ‖

- Có 90% đối tƣợng biết những từ ngữ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp phải

phát âm ―thanh nhẹ‖, và cũng thể hiện đƣợc với nét thanh nhẹ chính xác trong ngữ lƣu.

- Có 80% đối tƣợng nắm đƣợc những từ có ý nghĩa biểu thị tình cảm của ngƣời nói phải phát âm ―thanh nhẹ‖.

- Những phụ tố để cấu tạo từ nhƣ ―zi‘ ―tou‖…phải phát âm thanh nhẹ. Chỉ có 20% đối tƣợng thể hiện đƣợc. Còn có 80% không thể hiện đƣợc, trong đó có 60% biết phải phát âm ―thanh nhẹ‖, nhƣng không biết phải biến đổi nhƣ thế nào, chỉ ngắn hơn và nhẹ hơn thanh thứ tƣ, thanh điệu không chuẩn, còn có 40% hoàn toàn không biết có quy tắc nhƣ thế này. Quy tắc này gắn liền với phƣơng pháp cấu từ và ngữ pháp tiếng Hán, cho nên khó nắm đƣợc.

phƣơng hƣớng hoặc vị trí sau các danh từ. Còn có 30% đối tƣợng vẫn biểu hiện thanh điệu vốn có.

- Có 80% đối tƣợng thể hiện đƣợc thanh nhẹ với những từ biểu thị xu hƣớng đứng sau động từ.

- Âm tiết thứ hai của những từ ghép trong tiếng Hán phải đọc thanh

nhẹ. Những từ này không nhiều, nhƣng phải hết sức chú ý. Có 40% đối tƣợng thể hiện đƣợc quy tắc này. Số còn lại không nắm quy tắc này.

Tình hình thanh nhẹ tốt hơn ―er‖ hoá và biến đổi ―yī‖ và ―bù‖. Hơn một nửa đối tƣợng khảo sát đều nắm đƣợc một số quy tắc của thanh nhẹ, và đều có ý khi gặp những từ đó. Nhƣng không ai nắm hết đƣợc. Vấn đề lớn nhất là thanh điệu của thanh nhẹ phát âm không chuẩn lắm.

Tiểu kết

Lỗi đƣợc xác định dựa trên cơ sở kết quả phát âm của các từ thử ở dạng trích dẫn các từ đơn: phụ âm đầu, nguyên âm và thanh điệu (mẫu 1: 40 từ), và phân biệt những âm gần giống (mẫu 2: 60 từ); các từ song âm tiết và đa âm tiết (mẫu 3) :

Sau khi xây dựng các dạng trắc nghiệm cho khảo sát lỗi, trong phần tiếp theo chúng tôi tiến hành phân loại các dạng lỗi phát trên cơ sở vốn tƣ liệu. Tƣ liệu đƣợc chúng tôi trực tiếp thu thập, ghi vào băng sorny và nghe lại để phân tích kỹ.

Kết quả khảo sát cho chúng tôi thấy ngƣời học Việt Nam thƣờng mắc lỗi ngữ âm tiếng Hán nhƣ sau:

1. Đối với phụ âm đầu ngƣời học Việt Nam thực sự gặp khó khăn vơi

các phụ âm [k]g, [k‗]k, [x]h, [tɕ]j, [tɕʻ]q, [ts]z, [ts‗]c, [tʂ]zh, [tʂʻ]ch. Cụ

thể :

+ Thể hiện sai phƣơng thức cấu âm: âm tắc [k] g phát âm thành âm xát hữu thanh /ɣ/;

+ Thể hiện sai vị trí cấu âm: âm gốc lƣỡi [x]h phát âm thành âm

họng[h]; âm xát đầu lƣỡi - ngạc [ʂ] phát thành âm xát lợi [s]; âm mũi

ngạc [l] phát âm thành âm mũi lợi [n]; âm tắc xát mặt lƣỡi [tɕ] j phát âm

thành âm đầu lƣỡi [z].

2. Đối với nguyên âm ngƣời học Việt Nam thực sự gặp khó khăn với

nguyên âm đơn [ɤ]e, [y]ü; các nguên âm kép nhƣ [iɛ]ie, [yɛ]üe, [uei]ui,

[әr]er, các nguyên âm vang mũi trƣớc nhƣ [әn]en, [in]in, [yn]ün và các

nguyên âm vang mũi sau [әŋ]eng, [iŋ]ing, [uŋ]ong. Cụ thể:

+ Nguyên âm đơn [ ɤ] e không chỉ có thể làm vần, mà còn có thể trở thành âm tiết không có phụ âm đầu cùng với bốn thanh điệu. Hơn nữa, nó

có thể kết hớp vói những nguyên âm khác trở thành nguyên âm kép.Khi

gặp [ɤ]e trực tiếp làm âm tiết ngƣời học Việt Nam sẽ không phân biệt đƣợc [ɤ]e và [әr]er.

+ Tiếng Việt không có nguyên âm [y]ü. Chính vì vậy, nguyên âm [y] ü trở thành khó khăn của ngƣời học Việt Nam không phải là việc kỳ lạ. Phần lớn các ngƣời học không thể hiện đƣợc, và thay bằng nguyên âm u[u] và nguyên âm kép [uei]ui.

+ Nguyên âm kép ie[iɛ] là một trong những ngữ âm sai nhiều nhất của ngƣời học Việt Nam. Có thể nói có 95% ngƣời học không thể hiện một cách chuẩn đƣợc. Ngƣời học Việt Nam đều phát âm thành [iɛ].

+ Nguyên âm [yɛ]üe phần lớn sai ở không phát âm đƣợc [y]ü. Còn có một số ngƣời học phát âm nhƣ hai nguyên âm đơn lập, không phải là một chỉnh thể.

+ Nguyên âm [uei]ui phát âm thành uei. Thực sự tiếng Hán không có vần nguyên âm uei.

+ Nguyên âm kép[әr] er phần lớn sai ở cuốn lƣỡi hơi sớm, nghe thì hơi cứng, không giống ngƣời Trung Quốc.

+ Nguyên âm vang mũi chủ yếu sai ở không nhớ đƣợc rõ chữ nào là nguyên âm vang mũi- mặt lƣỡi, chữ nào là nguyên âm vang mũi - gốc lƣỡi, kể cả ngƣời Trung Quốc cũng khó nhớ đƣợc, ngƣời học Việt Nam thì càng khó bao nhiêu có thể biết đƣợc.

3. Tiếng Việt cũng là ngôn ngữ có thanh điệu. Chính vì vậy, ngƣời học Việt Nam không thiếu kinh nghiệm và khiến thức về thanh điệu. Nhƣng ngƣời học sai về chủ nghĩa kinh nghiệm, không đƣợc chú ý đến sự khác nhau giữa thanh điệu của hai ngôn ngữ, không nhớ đƣợc kỹ thanh điệu của mỗi chữ. Những hiện tƣợng nhƣ không phân biệt thanh thứ nhất và thanh thứ tƣ, phát âm thanh thứ tƣ và thanh thứ hai không đến độ dài, thanh thứ ba phát âm không chính xác v.v. đều thể hiện rõ rệt điều này. 4. Sinh viên Việt Nam về mặt ngữ âm tiếng Hán sai nhiều nhất ở chỗ

biến đổi thanh điệu. Các quy luật biến đổi thanh điệu cũng thực sự là khó khăn đối với ngƣời học Việt Nam.

5. Về ngữ lƣu có thể nói khả năng của các đối tƣợng còn nhiều hạn chế. Lỗi đƣợc thể hiện ở chỗ phần lớn các đối tƣợng không thể hiện đƣợc các quy tắc biến đổi thanh điệu và những yếu tố nhƣ trọng âm, trọng âm tiết nhịp và ngữ điệu v.v.

Theo chúng tôi, những lỗi trên đây là những lỗi cơ bản, đƣợc thể hiện một cách nổi bật. Do đó, những lỗi này là những lỗi cần đƣợc xem xét nguyên nhân và đề nghị giải pháp khắc phục. Những lý giải về nguyên nhân gây lỗi và biện pháp khắc phục tôi sẽ bàn tiếp ở chƣơng 3, chƣơng cuối cùng của luận văn này.

Chương 3

THỬ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu Những điều cần chú ý khi sinh viên Việt Nam học ngữ âm tiếng Hán và cách khắc phục lỗi (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)