Một vài nhận xét về nguyên âm tiếng Hán và tiếng Việt

Một phần của tài liệu Những điều cần chú ý khi sinh viên Việt Nam học ngữ âm tiếng Hán và cách khắc phục lỗi (Trang 31)

5. Cấu trúc của luận văn

1.1.3.3. Một vài nhận xét về nguyên âm tiếng Hán và tiếng Việt

Về số lƣợng, tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn, trong đó có 9 nguyên âm dài và 2 nguyên âm ngắn. Tiếng Hán có 10 nguyên âm đơn, nhƣng không phân biệt dài với ngắn. Tiếng Việt có 155 vần, còn tiếng Hán chỉ

có 39 vần. Vần tiếng Hán ít hơn tiếng Việt rất nhiều.

-Về nguyên âm đơn tương ứng giữa hai ngôn ngữ có:

+ Nguyên âm giữa không tròn môi: /a/

+ Nguyên âm hàng trƣớc tròn môi: /u/ và /o/.

-Về nguyên âm đơn không tương ứng giữa hai ngôn ngữ có:

+ Tiếng Hán có nguyên âm hàng trƣớc tròn môi ü /y/ mà tiếng Việt

không có.

+ Nguyên âm tiếng Hán không phân biệt nguyên âm dài và ngắn.

+ Tiếng Hán có 3 nguyên âm đặc biệt, đó là -i[ ], -i[ ] và er [әr].

Nguyên âm [ ] đƣợc gọi là nguyên âm hàng trƣớc đầu lƣỡi, chỉ đứng sau

phụ âm z, cs, ví d ụ: ―自私‖ zì sī. Nguyên âm [ ] là nguyên âm hàng

sau đầu lƣỡi, không tròn môi, chỉ đứng sau phụ âm zh, chsh, ví dụ:

―知识‖ zhī shi. Nguyên âm [әr] là nguyên âm hàng giữa cuốn lƣỡi không tròn môi, chỉ xuất hiện trong âm tiết phụ âm zêro.

+ Khái niệm về nguyên âm đôi, tiếng Việt và tiếng Hán hơi khác. Nhà ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng nguyên âm đôi là những âm tạo thành từ hai yếu tố gắn liền nhau, không bao giờ tách khỏi nhau, âm sắc có biến đổi từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc. Các nguyên âm đôi tiếng Việt hầu nhƣ đóng vai trò trung tâm của âm tiết. Nhƣng khái niệm nguyên âm đôi của tiếng Hán là do âm đệm và âm chính hoặc âm chính và âm cuối tạo nên.

Một phần của tài liệu Những điều cần chú ý khi sinh viên Việt Nam học ngữ âm tiếng Hán và cách khắc phục lỗi (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)