Nhận xét chung về đối chiếu ngữ âm tiếng Hán và tiếng việt

Một phần của tài liệu Những điều cần chú ý khi sinh viên Việt Nam học ngữ âm tiếng Hán và cách khắc phục lỗi (Trang 43)

5. Cấu trúc của luận văn

1.1.5.Nhận xét chung về đối chiếu ngữ âm tiếng Hán và tiếng việt

- Về âm tiết tiếng Hán và tiếng Việt

a. Cấu trúc âm tiết giống nhau: hai ngôn ngữ đều có cấu trúc hai bậc và gồm 5 thành phần.

b. Một số chi tiết khác nhau: số lƣợng âm vị và hiện tƣợng biến đổi ngữ âm.

- Về phụ âm tiếng Hán và tiếng Việt

a. Theo chức năng của phụ âm khác nhau, phụ âm tiếng Hán và tiếng Việt đều có thể chia thành phụ âm đầu và phụ âm cuối. Về phƣơng thức cấu âm, sự phân biệt âm hữu thanh và âm vô thanh thật quan trọng đối với tiếng Việt. Nhƣng sự phân biệt âm bật hơi và không bật hơi càng quan trọng hơn đối với phụ âm tiếng Hán.

b. Trong tất cả âm vị phụ âm đầu tiếng Hán có 8 phụ âm đầu mà tiếng Việt không có. Còn tiếng Việt có 6 phụ âm đầu mà không tiếng Hán không có.

c. Một số âm đầu chữ viết giống nhau giữa hai ngôn ngữ, nhƣng

phƣơng thức cấu âm hoặc bộ máy cấu âm khác nhau. Ví dụ: h, b, t

- Về vần tiếng Hán và tiếng Việt

a.Vần tiếng Hán và tiếng Việt đều do nguyên âm kết hợp với phụ âm. b. Nguyên âm đơn tiếng Hán không phân biệt ngắn và dài.

c. Có một số vần tiếng Hán có mà tiếng Việt không có: ü /y/, er/ әr/…

- Về thanh điệu tiếng Hán và tiếng Việt

+ Cả hai đều thuộc ngôn ngữ có thanh điệu. Nhƣng sự biến đổi cao độ và âm vực của từng thanh điệu một giữa hai ngôn ngữ hơi khác.

+ Tiếng Hán có quy luật biến đổi thanh điệu mà tiếng Việt không có.

Một phần của tài liệu Những điều cần chú ý khi sinh viên Việt Nam học ngữ âm tiếng Hán và cách khắc phục lỗi (Trang 43)