1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

123 682 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 4,01 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRỊNH THỊ HỒNG GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN CƠ SỞ NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRỊNH THỊ HỒNG

GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN CƠ SỞ NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ XÃ NINH VÂN,

HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ

Mã số: 60 34 04 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa

Hà Nội - 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa – Chủ nhiệm Khoa Xã hội học – Giáo viên hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện Luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Quản lý làng nghề, Ủy ban nhân dân và nhân dân xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Vân trong quá trình khảo sát, điều tra và thu thập tài liệu cho Luận văn

Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình đã động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi theo học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Hà Nội, tháng 10 năm 2013

Học viên

Trịnh Thị Hồng

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 3

3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 9

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 10

6 Câu hỏi nghiên cứu 11

7 Giả thuyết nghiên cứu 11

8 Phương pháp nghiên cứu 11

9 Kết cấu luận văn 13

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN 14

1.1 Các khái niệm công cụ 14

1.1.1 Khái niệm môi trường 14

1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường 17

1.1.3 Xung đột môi trường 18

1.1.4 Khái niệm làng nghề 27

1.2 Hướng tiếp cận và lý thuyết áp dụng 29

1.2.1 Tiếp cận chính sách trong quản lý xung đột môi trường 29

1.2.2 Tiếp cận xã hội học 31

1.2.3 Tiếp cận lịch sử, logíc 32

1.2.4 Lý thuyết lựa chọn hợp lý 32

1.2.5 Lý thuyết về mô hình “tam giác’ trong quản lý môi trường 33

1.2.6 Lý thuyết về xung đột xã hội 35

CHƯƠNG 2 NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG GIỮA CÁC NHÓM XÃ HỘI TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ XÃ NINH VÂN, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH 38

2.1 Tổng quan về làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình 38

Trang 4

2.1.1 Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên 38

2.1.2 Tình hình kinh tế 39

2.1.3 Dân số, lao động và y tế 39

2.1.4 Lịch sử làng nghề 41

2.1.5 Quy mô và vai trò của nghề chế tác đá mỹ nghệ 43

2.1.6 Thực trạng hoạt động sản xuất tại làng nghề 44

2.2 Hiện trạng xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình 46

2.2.1 Xung đột nhận thức 50

2.2.2 Xung đột mục tiêu 52

2.2.3 Xung đột lợi ích 55

2.3 Các đương sự trong xung đột môi trường 57

2.3.1 Xung đột môi trường giữa nhóm làm nghề và nhóm không làm nghề 58

2.3.2 Xung đột môi trường giữa hoạt động làm nghề với mỹ quan, 59

2.3.3 Xung đột môi trường giữa các hộ làm nghề với nhau 61

2.3.4 Xung đột môi trường giữa người dân với bộ máy quản lý xã/thôn 62

2.3.5 Xung đột môi trường giữa các cơ quan quản lý với nhau 63

2.4 Hiện trạng môi trường tại làng nghề chế tác đá 65

2.5 Nguyên nhân của xung đột môi trường 73

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ XÃ NINH VÂN, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH 77

3.1 Tổ chức, quản lý môi trường tại làng nghề 77

3.1.1 Tổ chức quản lý môi trường tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư 77

3.1.2 Một số biện pháp giải quyết xung đột môi trường 81

3.1.3 Các biện pháp quản lý môi trường ở làng nghề 85

3.2 Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường 92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Mối tương quan giữa những người làm nghề với nhận định 51

ảnh hưởng đến sức khoẻ 51

Bảng 2.2: Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong làng nghề 50

Bảng 2.3 : Tình hình mắc các bệnh hô hấp và ung thư ở xã Ninh Vân 72

Bảng 2.4: Tình hình mắc các bệnh hô hấp và ung thư ở xã Ninh An 73

Bảng 2.5 : Nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trường 74

Bảng 3.1 : Các hành động diễn ra khi có xung đột môi trường 84

Bảng 3.2: Các biện pháp quản lý môi trường đã được thực hiện 86

Bảng 3.3 Nhận định của người dân về các biện pháp đưa ra bảo vệ 94

môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ 94

Bảng 3.4 Đánh giá của người dân về việc cần làm 96

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Đánh giá của người dân về mức độ mâu thuẫn 47

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm môi trường 66

Biểu đồ 2.3 Đánh giá của người dân về các nguyên nhân gây ô nhiễm 60

Biểu đồ 2.4 Đánh giá của người dân về sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe người dân 70

Biểu đồ 2.5: Các bệnh thường gặp theo phản ánh của người dân 71

Biểu đồ 3.1: Đánh giá vai trò của việc quy hoạch làng nghề 80

Sơ đồ 1.1 Mô hình quản lý BVMT theo kiểu tam giác 35

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường ở xã Ninh Vân 79

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Làng nghề Việt Nam đã có từ hàng trăm năm, gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội Theo thống kê mới nhất Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 3.597 làng nghề thu hút 30% lực lượng lao động nông thôn [32] Sự phát triển của làng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60 – 80% đóng vai trò quan trọng đối với việc xóa đói giảm nghèo, trực tiếp giải quyết việc làm và góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động Tuy nhiên từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế làng nghề phát triển mạnh nhưng cơ bản vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ; thiết bị thủ công; đơn giản, công nghệ lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp cộng thêm ý thức người dân làng nghề trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khoẻ con người còn hạn chế… Những yếu kém và hạn chế nói trên đã tạo sức

ép không nhỏ đến chất lượng môi trường sống của chính làng nghề và cộng đồng xung quanh Biểu hiện rõ nhất của vấn đề này là môi trường của không

ít làng nghề đang bị suy thoái trầm trọng Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tác động trực tiếp tới sức khoẻ người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc

Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề được các báo viết, báo mạng nói khá nhiều, trên các trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, trang web của các tỉnh, ngành có các tin, bài viết ở các góc độ khác nhau

Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2008, ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất trong dây chuyền sản xuất; ô nhiễm nước

Trang 9

diễn ra đặc biệt nghiêm trọng do khối lượng nước thải của các làng nghề là rất lớn, hầu hết lại chưa qua xử lý mà được xả thẳng ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch… theo dự báo ô nhiễm không khí, nước và đất ở các làng nghề sẽ còn diễn ra phức tạp nếu không kịp thời và cương quyết áp dụng các giải pháp quản lý và kỹ thuật Còn tại tỉnh Ninh Bình theo thống kê đến tháng 5 năm

2012 có 54 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận thuộc 6 huyện và thành phố Ninh Bình Sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề trong tỉnh cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên,cùng với những thay đổi tích cực, các làng nghề cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, làng nghề trong tỉnh vẫn mang nhiều tính tự phát, nhỏ lẻ Bên cạnh đó, sản xuất tại làng nghề còn

sử dụng các thiết bị thủ công, đơn giản, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế, ý thức người dân trong bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe còn chật hẹp Do đó, nhiều hoạt động sản xuất của làng nghề đã và đang tạo sức ép không nhỏ đến chất lượng môi trường sống của chính làng nghề và cộng đồng xung quanh Các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của làng nghề có xu hướng gia tăng, nhất là ô nhiễm bụi tại các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ, đồ

gỗ mỹ nghệ Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm nước thải có

độ ô nhiễm hữu cơ khá cao Mặt khác, công tác thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở các làng nghề chưa được quy hoạch tổng thể, chất thải rắn hầu hết được tập trung ở các bãi rác tự phát của làng (chân núi, bờ đê, bờ ruộng,…) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường [5;2]

Hiện nay vấn đề xung đột môi trường trong làng nghề và các giải pháp

đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên với đặc thù của từng làng nghề nên cách giải quyết vấn đề tại mỗi làng được giải quyết khác nhau, nhưng đều chung mục đích là giải quyết vấn đề ô nhiễm nhưng vẫn duy trì và

phát triển bền vững làng nghề Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung

Trang 10

đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”, Ninh Vân được biết đến là một xã có nghề làm đá

mỹ nghệ với những sản phẩm nổi tiếng xuất hiện ở khắp nơi và phục vụ khắp mọi miền đất nước như: Lăng Thánh mẫu Liễu Hạnh – Nam Định, tượng đài Nghĩa trang Trường Sơn… Nghề đá mang lại diện mạo mới cho Ninh Vân nhưng đằng sau đó là tình trạng ô nhiễm môi trường như nhiều làng nghề khác trên cả nước

2 Lịch sử nghiên cứu

Xung đột môi trường là một khái niệm mới xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 90 khi những vấn đề tranh chấp tài nguyên môi trường trở nên gay cấn và bức xúc hơn Đến nay nghiên cứu về xung đột môi trường là nội dung được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới đề cập đến, đặc biệt trên thế giới các nghiên cứu về xung đột môi trường xuất hiện mạnh

mẽ vào những năm cuối thế kỷ XX Các chương trình đào tạo, công trình nghiên cứu và cả những cơ quan tổ chức tư vấn giải quyết các vấn đề về tranh chấp môi trường tại các quốc gia trên thế giới cũng phát triển và được quan tâm

Năm 1990, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường thuộc đại học Australia, Canberra đã được cấp một khoản kinh phí ưu tiên Đại học Quốc gia để phát triển một khoá đào tạo về quản lý xung đột môi trường trên những nghiên cứu điển hình về quản lý môi trường ở Australia Năm 1995,

trung tâm này cũng đã xuất bản cuốn sách: “Những rủi ro và cơ hội Quản lý xung đột môi trường và biến đổi môi trường” Đây là tài liệu hướng dẫn cho quản lý

biến đổi môi trường và giải quyết thành công các xung đột môi trường

Tại Mỹ ngay từ năm 1987 công ty CONCUR đã được thành lập hoạt động trong lĩnh vực kết hợp các phân tích chính sách môi trường với các kỹ năng hòa giải nhằm giải quyết các tranh chấp phức tạp liên quan đến sự khan hiếm hoặc hạn chế của tài nguyên môi trường

Trang 11

Năm 1991 trong tạp chí “International security” Thomas F.Homer

Dixon đã cho xuất bản bài báo “Biến đổi môi trường là nguyên nhân của xung đột gay gắt” Sau đó trong năm 1993 tạp chí Scientific American đã đăng tải bài báo: “Biến đổi môi trường và xung đột vũ trang – sự can kiệt tài nguyên tái tạo có thể góp phần làm mất ổn định xã hội và xung đột cộng đồng”

Năm 1993, Trung tâm đào tạo thường xuyên của Học viện Công nghệ Châu Á (AIT) đã đưa nội dung xung đột môi trường vào chương trình đào tạo

chính thức trong khóa học “Môi trường và phát triển Tài nguyên môi trường và

sử dụng” Trong khóa đào tạo họ đã đề cập đến khái niệm, nguyên nhân và đồng

thời đưa ra những lý thuyết và các giải pháp giải quyết xung đột môi trường

Năm 1995, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES)

thuộc đại học quốc gia Australia đã xuất bản cuốn sách: “Những rủi ro và cơ hội Quản lý tổng hợp xung đột môi trường và biến đổi môi trường” Đây là

tài liệu hướng dẫn cho quản lý biến đổi môi trường và giải quyết thành công các xung đột môi trường

Năm 1996, Chris Master đã cho ra đời cuốn sách với nhan đề: “Giải quyết xung đột môi trường: hướng tới phát triển cộng đồng bền vững”

Năm 1998, Quốc hội Mỹ đã thành lập Viện nghiên cứu giải quyết xung đột môi trường (Institute for Environmrntal Conflict Resolution - IECR) nhằm hỗ trợ các đối tác trong việc giải quyết những xung đột và các tranh cãi

về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, sử dụng đất thông qua các cuộc hoà giải, thương lượng và hợp tác giải quyết khó khăn

RESOLVE là trung tâm giải quyết tranh chấp chính sách cộng đồng và môi trường được thành lập tại Washington D.C đây là tổ chức phi lợi nhuận chuyên giải quyết tranh chấp môi trường, hòa giải môi trường, xung đột và chính sách đối thoại Tại Nhật Bản có Hiệp hội liên kết giải quyết tranh chấp môi trường [12;231-234]

Trang 12

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu về xung đột môi trường từ nhiều cách tiếp cận khác nhau Hiện nay đã có những nghiên cứu về quản lý XĐMT như: Chính sách quản lý môi trường đối với việc giải quyết xung đột môi trường của Lê Thanh Bình (2000); Giải pháp chính sách giảm thiểu xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên của cộng đồng dân vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát( Nghệ An) của Chu Thị Thu Hà (2002) v.v

Cuốn sách Nghiên cứu Xã hội về môi trường của tập thể tác giả do Vũ

Cao Đàm làm chủ biên đã tập hợp các nghiên cứu xã hội về môi trường như

bài viết nghiên cứu “Tranh chấp môi trường” của TS Đào Thanh Trường; Nghiên cứu của Nguyễn Nguyệt Phương “Xung đột môi trường giữa các bệnh viện và cộng đồng dân cư Hà Nội”; nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền

“Quy hoạch bãi rác đô thị nhìn từ giác độ xung đột môi trường”; nghiên cứu của Nguyễn Văn Chức “Nhận dạng xung đột môi trường ở tinh Quảng Nam”; nghiên cứu của Đinh Minh Tùng “Quản lý xung đột môi trưởng ở tỉnh Hà Giang” góp phần làm sinh động thực tiễn nghiên cứu xã hội về môi trường

nói chung và vấn đề xung đột môi trường ở Việt Nam

Đối với môi trường làng nghề thì những nghiên cứu về môi trường làng nghề ở nước ta bắt đầu từ những năm 1999 là thời kỳ mà tiểu thủ công nghiệp

ở nông thôn đang phát triển mạnh, môi trường làng nghề bắt đầu có dấu hiệu

ô nhiễm ngày càng tăng Những nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường, tìm những giải pháp có tính công nghệ để xử

lý ô nhiễm Đến năm 2002, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) trường Đại học Bách khoa Hà nội được giao chủ trì một đề tài cấp nhà nước với tên “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt nam” với mã hiệu KC 08-09 Đề tài đã nêu được khái quát một bức tranh

ô nhiễm của các loại hình ngành nghề trong làng của cả nước, đánh giá và

Trang 13

phân loại ô nhiễm theo các tiêu chuẩn Việt nam về môi trường, đề xuất các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quy hoạch và các giải pháp quản lý chất lượng môi trường làng nghề

Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” NXB Khoa học và kỹ

thuật, Hà Nội (2005) do các tác giả Đặng Kim Chi (chủ biên), Nguyễn Ngọc Lân và Trận Lệ Minh Cuốn sách đã trình bày lịch sử phát triển và phân loại làng nghề Việt Nam Hiện trạng kinh tế - xã hội các làng nghề, hiện trạng môi trường các làng nghề, các tồn tại ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường làng nghề Việt Nam Dự báo xu hướng phát triển và mức

độ ô nhiễm môi trường do hoạt động làng nghề tới năm 2010 và nghiên cứu định hướng xây dựng một số chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững Các giải pháp cải thiện môi trường làng nghề Đây là những kết quả

nghiên cứu khoa học đã được ghi nhận, quyển sách “Làng nghề Việt Nam và

môi trường” là tài liệu hữu ích cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính

sách và những người có tâm huyết bảo vệ môi trường tại các làng nghề truyền thống Việt Nam hiện nay

Bài viết của PGS.TS Vũ Cao Đàm “Giải quyết xung đột môi trường trong làng nghề nội dung tất yếu của quản lý môi trường” đã chỉ ra rằng thực

tế giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về môi trường cho thấy xử lý xung đột môi trường chính là nội dung cơ bản của công việc quản lý môi trường trong làng nghề Nó cần được đặt ra trên mấy cấp độ: một là không để xung đột xảy

ra trường hợp lý tưởng nhất là các hộ sản xuất phải hy sinh một phần lợi ích kinh tế, đầu tư xử lý các chất độc hại trước khi chất thải được xả ra những nơi

có thể xâm phạm lợi ích của cộng đồng dân cư; thứ hai, xử lý xung đột trên nguyên tắc đối thoại, thỏa hiệp, chia sẻ lợi ích môi trường giữa các hộ sản xuất với cộng đồng dân cư [13]

Trang 14

Nghiên cứu của Nguyễn Nguyệt Phương “Xung đột môi trường giữa các bệnh viện và cộng đồng dân cư ở Hà Nội” đã nhận dạng xung đột môi

trường về hình thức và mức độ xung đột giữa các bệnh viện và cộng đồng dân

cư sống xung quanh, thông qua đó tìm hiểu bản chất của xung đột môi trường

và vai trò của các bên trong xung đột

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Thanh, chuyên ngành Xã hội

học “Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội ở làng Trống Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam” Luận văn đã trình bày thực trạng xung đột môi

trường tại làng Đọi Tam, từ đó đưa ra những biện pháp xử lí ô nhiễm môi trường thông qua việc nhận diện và xử lí xung đột môi trường Luận văn đã đưa ra cách tiếp cận về môi trường trên cơ sở nhận diện các xung đột môi trường đang diễn ra tại làng nghề và giải pháp quan trọng nhất theo tác giải đó

là tăng cường sự tham gia của cộng đồng, của các nhóm xã hội để đạt được sự đồng thuận trong việc bảo vệ môi trường

Luận văn thạc sĩ của Phạm Viết Duy chuyên ngành Khoa học môi

trường, trường Đại học Tự nhiên: “Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng chế tác đá huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” Luận văn đã chỉ ra được thực trạng ô nhiễm môi

trường ở làng chế tác đá trên cơ sở phân tích mẫu đất và đo đạc mức độ bụi và tiếng ồn tại địa bàn Tác giả đã đưa ra các giải pháp để xây dựng môi trường lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động Như tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức cho người lao động về vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường, áp dụng thí điểm mô hình tại 02 cơ sở sản xuất về các giải pháp kỹ thuật và an toàn lao động Luận văn đã cung cấp thực trạng môi trường tại địa bàn trên cơ sở đo đạc bằng các thiết bị chuyên dụng của ngành môi trường Tuy nhiên luận văn chưa đề cập đến vấn đề xung đột môi trường tại làng nghề có diễn ra hay không khi môi

Trang 15

trường tại làng nghề đang bị ô nhiễm về không khí và tiếng ồn Và việc xử lý xung đột môi trường hiện nay tại địa phương đang tiến hành như thế nào?

Theo “Báo cáo môi trường Quốc gia 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam” Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra rằng: kết quả khảo sát tại 52

làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy 46% làng nghề có môi trường ô nhiễm nặng (đối với nước hoặc đất hoặc không khí hoặc cả ba dạng) và 27%

ô nhiễm vừa và 27% còn lại là ô nhiễm nhẹ Mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà có xu hướng tăng Mức độ ô nhiễm không thải và chất thải rắn là ba dạng ô nhiễm cơ bản và phổ biến được sinh ra bởi các hoạt động của các làng nghề, đáng chú ý hơn là có nhiều chất đặc biệt nguy hiểm như hơi kim loại, hơi axit, khí SO2, HF và xỉ than Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do sự phát triển tự phát, nhỏ lẻ của làng nghề, thêm vào đó là công nghệ sản xuất ở đây đa phần là quá lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu thấp và ý thức của người dân cũng chưa cao Bên cạnh đó việc quản lý làng nghề cũng là một là nguyên nhân tạo ra sức ép đối với môi trường như việc triển khai các công cụ quản lý còn yếu kém, nhân lực và tài chính còn yếu và thiếu Báo cáo cũng đã nêu ra một trong những hệ quả của ô nhiễm môi trường là xung đột xã hội xảy ra Trên thực tế ô nhiễm môi trường

đã dẫn đến những xung đột trong cộng đồng dân cư…

Các công trình nghiên cứu trên cung cấp cơ sở về mặt lý thuyết và thực tiễn Tại các địa bàn được nghiên cứu các tác giả đã mô tả được thực trạng XĐMT, hầu hết xung đột này diễn ra khá rõ nét và trầm trọng, nguyên nhân chính dẫn đến XĐMT chính là do ô nhiễm môi trường Các tác giả cũng đã đưa ra những biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường thông qua việc nhận diện

và xử lý môi trường

Tuy nhiên trên địa bàn xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư cũng đã được nhiều nhóm nghiên cứu tổ chức nghiên cứu về mọi mặt của làng nghề đá như kết quả nghiên cứu nêu trên.Tuy nhiên cũng chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào việc nghiên cứu những nguyên nhân và giải pháp bắt nguồn từ trong xã hội,

Trang 16

những mối quan hệ giữa các nhóm dân cư trong quá trình sản xuất và vấn đề môi trường Và tìm hiểu về XĐMT tại làng nghề Để xem xét, so sánh xem với đặc thù của mỗi làng nghề thì vấn đề xung đột môi trường của các làng nghề có giống nhau không hay mang bản sắc khác tùy theo ngành nghề sản xuất của làng nghề đó Và với mức độ XĐMT tại mỗi làng nghề như thế nào? XĐMT có bị chi phối bởi yếu tố nào không?

3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung lý thuyết về xung đột môi trường trên cơ sở nhận rõ các dạng môi trường, các xung đột môi trường giữa các cơ sở sản xuất và cộng đồng dân cư, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến xung đột Đưa ra những mặt hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về môi trường, đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học cho các nhà quản lý, các nhà thực hiện quy hoạch, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư nhằm bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất theo hướng bền vững

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi muốn cung cấp những thông tin về thực trạng xung đột môi trường, môi trường và xử lý môi trường tại làng nghề Đưa ra các giải pháp chính sách giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, của các chủ cơ sở sản xuất trong vấn đề bảo

vệ môi trường Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng

ở địa phương để nghiên cứu, phục vụ công tác tập huấn, tuyên truyền giáo dục

ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân và là cơ sở để quy hoạch phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường, nhận diện xung đột môi trường, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chính sách nhằm hạn chế ô

Trang 17

nhiễm môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa

Lư, tỉnh Ninh Bình

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ các khái niệm, các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Đánh giá đặc điểm xung đột môi trường và nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trường giữa các nhóm dân cư tại làng nghề đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

- Phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường trong làng nghề, nguyên nhân

và đánh giá tác hại của ô nhiễm môi trường đến cuộc sống của người dân

- Đề xuất giải pháp chính sách nhằm hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề

5 Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

5.2 Khách thể nghiên cứu: Các hộ gia đình tham gia làm nghề và các

hộ không tham gia làm nghề

5.3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu để nhận diện xung đột

môi trường đang diễn ra tại làng nghề đá mỹ nghệ qua đó nhận diện được vấn

đề môi trường Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp chính sách nhằm hạn chế vấn

đề ô nhiễm môi trường

- Phạm vi về thời gian: Nhận diện xung đột môi trường giữa các nhóm

xã hội trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2012

- Phạm vi về không gian: Tại làng nghề đá mỹ nghệ xã Ninh Vân,

huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Trang 18

6 Câu hỏi nghiên cứu

- Những dạng xung đột môi trường nào đang diễn ra tại làng nghề? Xung đột môi trường tại làng nghề đá mỹ nghệ có mối liên hệ như thế nào với vấn đề ô nhiễm môi trường?

- Chính quyền và người dân đã sử dụng những biện pháp nào để quản

lý xung đột môi trường và vấn đề môi trường? Hiệu quả ra sao?

- Giải pháp chính sách nào để có thể hạn chế ô nhiễm môi trường trong khi vẫn duy trì và phát triển làng nghề

7 Giả thuyết nghiên cứu

- Xung đột môi trường tại làng đá mỹ nghệ thể hiện dưới các dạng: xung đột mục tiêu, xung đột nhận thức, xung đột lợi ích…

- Môi trường tại làng đá mỹ nghệ đang bị ô nhiễm đó là ô nhiễm về nguồn nước, tiếng ồn, không khí Ô nhiễm môi trường chính là nguyên nhân chính dẫn đến xung đột môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân

- Các biện pháp quản lý được Ban quản lý làng nghề và chính quyền địa phương triển khai nhưng chưa thực sự hiệu quả

- Để hạn chế ô nhiễm môi trường làng nghề, chính quyền địa phương cần hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường công tác quản lý môi trường; xây dựng các chính sách liên quan đến tài chính và đẩy mạnh công tác tuyên truyền cũng như vai trò tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng các quy định về BVMT trong làng nghề

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn (Phân tích số liệu thứ cấp)

Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phân tích một số tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách báo, tạp chí nghiên cứu chuyên sâu và một số công trình nghiên cứu về nội dung liên quan đến vấn đề môi trường, từ

đó nhằm nhận diện thực trạng vấn đề môi trường và xung đột môi trường hiện

Trang 19

nay Đồng thời tác giả còn tham khảo một số đề tài, luận văn, các số liệu thống kê báo cáo có liên quan đến xung đột môi trường để lấy tư liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài

8.2 Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát thực tế tại địa bàn về

hiện trạng môi trường và thực trạng sản xuất và công nghệ tại làng đá

8.3 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp thu thập thông tin chính của đề tài, người được phỏng vấn sẽ trả lời theo bảng hỏi được thiết kế sẵn

Mẫu nghiên cứu: Trong phạm vi nguồn lực có thể, tác giả tiến hành

khảo sát 150 phiếu Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu là phương pháp chọn mẫu hạn ngạch (mẫu ngẫu nhiên phân tầng dạng tỷ lệ)

Hiện nay tổng số lao động của xã Ninh Vân là 5.387 lao động, trong đó 30% là lao động nông nghiệp Phỏng vấn 150 phiếu những người dân làm nghề và những người không tham gia làm nghề Người nghiên cứu còn tìm kiếm những đối tượng nghiên cứu ngẫu nhiên với những đặc điểm cần thiết

để điều tra sao cho số lượng các thành phần được nghiên cứu đúng như mẫu

mà người nghiên cứu lựa chọn Tuy nhiên trong quá trình điều tra chúng tôi chỉ thực hiện phỏng vấn thành công 143 đối tượng

Số liệu được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS 15.0 để tính tần suất

và một số tương quan của nguồn thông tin thu được từ bảng hỏi định lượng

8.4 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân

Nghiên cứu tiến hành 10 phỏng vấn sâu bao gồm: lãnh đạo xã, cán bộ quản lý môi trường, Trưởng ban và thư ký Ban quản lý, Trưởng thôn/phó thôn, chủ doanh nghiệp và người dân

Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân nhằm thu nhận những thông tin định tính về hiểu biết của họ vấn đề môi trường của địa phương, cách giải

Trang 20

quyết xung đột môi trường và ô nhiễm môi trường nhằm bổ sung những thông tin mà phương pháp định lượng không thực hiện được

9 Kết cấu luận văn

Phần Mở đầu

Phần Nội dung chính

Chương 1 Cơ sở lý luận của luận văn

Chương 2 Nhận diện xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Chương 3 Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Phần Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 21

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

1.1 Các khái niệm công cụ

1.1.1 Khái niệm môi trường

Từ những góc độ tiếp cận khác nhau, mỗi tác giả sẽ đưa ra những quan niệm khác nhau về môi trường Chẳng hạn như: Theo định nghĩa của UNEP (Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc- United Nations Environment

Programme - UNEP) thì “môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế - xã hội, tác động lên từng cá nhân hay cả cộng đồng”

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: “Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó” Một định nghĩa rõ ràng hơn như:

Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế

Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng Từ này được sử dụng với ý nghĩa chuyên biệt trong các ngữ cảnh khác nhau

Còn theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã đưa ra định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất, nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [19, Điều 1]

Có thể phân chia môi trường thành ba hệ thống:

Trang 22

Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho

ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú

Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó

là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng

xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác Môi trường xã hội xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm mục tiêu cho mình

Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên,

làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo Xét về mối quan hệ tổng thể, biện chứng thì ba loại môi trường trên luôn tồn tại cùng nhau, xen kẽ lẫn nhau và

có mối quan hệ tương tác, chặt chẽ với nhau

Như vậy ta thấy, Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội và môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh

ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển

Trang 23

Trong luận văn này môi trường được hiểu là sự tổng hợp các yếu tố vật chất tự nhiên (gồm lý hoc, hoá học, sinh học), các yếu tố xã hội (thể hiện mối quan hệ giữa con người và cộng đồng) và các yếu tố nhân tạo cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người Các yếu tố này có quan hệ khăng khít, tương tác lẫn nhau và tác động đến con người và sinh vật nói chung trong quá trình tồn tại và phát triển Tổng hoà về chiều hướng phát triển của các yếu tố quyết định chiều hướng phát triển của hệ sinh thái cũng như xã hội loài người Đối với con người và xã hội loài người, các yếu tố bao quanh đó không chỉ

là những điều kiện tự nhiên mà còn bao gồm cả những điều kiện xã hội

Mối quan hệ giữa Môi trường với cuộc sống con người

Trong mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động qua lại giữa xã hội tự nhiên, yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con người Trái lại sự tác động của con người và xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với sự biến đổi chiều hướng phát triển của môi trường Theo sự phân tích, đánh giá của UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc – United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) thì môi trường tự nhiên trong mối quan

hệ với con người có ba chức năng cơ bản: (1) cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết đối với sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người.(2) nơi thu nhận các hoạt động của con người nhằm phục vụ cho các nhu cầu và tinh thần của con người (3) là nơi đồng hoá các chất thải do kết quả của các hoạt động đó

Có thể nói rằng sinh quyển là môi trường sống của con người là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và là tất cả của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong những yếu tố của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong những yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã hội Điều đó khẳng định rằng không thể ở đâu khác, môi trường chính là nơi tập hợp các chất tạo nên

sự sống Đồng thời môi trường cũng là nơi tập hợp toàn bộ các cơ thể sống từ

Trang 24

đơn giản đến phức tạp, từ động vật bậc thấp đến con người – xã hội loài người

và sự sống trên hành tinh của chúng ta hiện nay

1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WTO) thì: “Ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc các nguyên liệu vào môi trường đến mức có thể gây hại cho sức khoẻ của con người và sự phát triển của sinh vật hoặc làm giảm chất lượng môi trường sống”

Còn theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì “Ô nhiễm môi trường là

sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn của môi trường”

Ô nhiễm, suy thoái môi trường hiện nay bức xúc và nghiêm trọng nhất

là trên các lĩnh vực thành phần cơ bản của môi trường như:

Ô nhiễm môi trường đất: là hậu quả các hoạt động của con người làm

thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần

xã sống trong đất Có nhiều nguyên nhân, trước hết là do rừng bị tàn phá nặng

nề, làm cho độ che phủ ngày càng bị giảm sút, dẫn đến mưa và lũ bất thường làm cho đất bị sạt lở, xói mòn, bạc màu Mặt khác đất còn bị ô nhiễm do các chất thải công nghiệp và do việc lạm dụng các loại hoá chất, phân bón hoá học

Ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu

đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền

và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước

ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực

Trang 25

Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm môi trường không khí là sự có

mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi…

1.1.3 Xung đột môi trường

Khái niệm xung đột: Đã có nhiều tác giả đưa ra những khái niệm xung

đột khác nhau Bản thân từ “xung đột” (conflict) đứng riêng bao hàm nhiều

nghĩa, nhiều cấp độ Theo từ điển tiếng Anh: conflict có nghĩa là trạng thái đối lập hoặc thù địch, sự đấu tranh hay cũng có nghĩa là mâu thuẫn, bất đồng bất hoà nghiêm trọng, tranh cãi, tranh luận, sự đối lập, sự khác biệt, không tương hợp

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia quan niệm: Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích Xung đột có thể là nội tại (trong bản thân) cá nhân Khái niệm xung đột có thể giúp giải thích nhiều mặt của xã hội như sự bất đồng xã hội, những xung đột về lợi ích, những cuộc đấu tranh giữa các cá nhân, nhóm và các tổ chức Theo thuật ngữ chính trị,

"xung đột" có thể ám chỉ tới những cuộc chiến tranh, những cuộc cách mạng hay những cuộc chiến đấu khác, trong đó có thể bao gồm việc sử dụng lực lượng theo nghĩa xung đột vũ trang Nếu không có sự điều hòa và giải pháp thỏa đáng, xung đột có thể dẫn đến stress hay căng thẳng giữa những cá nhân hay nhóm người liên quan

Khái niệm xung đột môi trường

Thuật ngữ xung đột môi trường bắt đầu xuất hiện trên các diễn đàn và báo chí trong khoảng từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990 Cho đến nay, việc nghiên cứu về xung đột đã tương đối phổ biến Các tác giả khác nhau đã có những quan niệm tương đối khác nhau Như quan niệm của

Libiszewski của nhóm ENCOP dẫn đầu là bởi Gunther Baechler: “Xung đột môi trường là xung đột chính trị, xã hội, kinh tế, tôn giáo, lãnh thổ, tộc người hoặc là xung đột đối với các nguồn tài nguyên hay các lợi ích quốc gia hoặc

Trang 26

bất cứ loại xung đột nào Đó là những xung đột mang tính truyền thống gây

ra bởi sự suy thoái môi trường XĐMT được đặc trưng bởi sự suy thoái môi trường qua một hoặc hơn một trong số các chiều cạnh sau: lạm dụng nguồn tài nguyên có thể tái sinh, hoặc tình trạng căng thẳng của năng lực môi trường trong việc thẩm thấu hay còn gọi là ô nhiễm Cả hai nguyên nhân này đều dẫn đến sự xuống cấp của không gian sống” [1;124]

Theo Spillmann (1995) có ba loại XĐMT: Thứ nhất là những xung đột

do thảm hoạ thiên nhiên Đây là những biến đổi môi trường không do con người tạo ra, chẳng hạn như động đất, núi lửa, bão lũ Thứ hai, là do những biến đổi môi trường mà con người tạo ra một cách có kế hoạch Đây là những biến đổi môi trường do quyết định của chính phủ nhằm theo đuổi những lợi ích tổng thể đất nước Loại xung đột thứ ba có nguyên nhân từ sự thay đổi môi trường và sự thay đổi này do con người tạo ra nhưng không mang tính kế hoạch Sự thay đổi sinh thái này do hệ quả hành động của từng cá nhân, những hành động đó diễn ra một cách duy lý và nhiều khi là cần thiết Tuy nhiên sự tổng hợp hậu quả hành động của từng cá nhân lại tạo ra những hệ quả tiêu cực [1; 130 - 131]

Tác giả Lê Thanh Bình trong nghiên cứu của mình đã dẫn ra ba cách hiểu xung đột môi trường của viện Khoa học Công nghệ Châu Á – AIT như sau:

- Xung đột môi trường là xung đột quyền lợi của cộng đồng, vị trí nghề nghiệp và ưu tiên chính trị; là mâu thuẫn giữa hiện tại và tương lai; giữa bảo tồn và phát triển, kết quả của xung đột môi trường có thể là xây dựng hoặc phá huỷ phụ thuộc vào quản lý xung đột

- Xung đột môi trường là kết quả của việc sử dụng tài nguyên do một nhóm người bất lợi cho nhóm khác

- Xung đột môi trường là kết quả của việc triển khai quá mức hoặc lạm dụng tài nguyên thiên nhiên [12;95]

Trang 27

Một số nhà xã hội học môi trường lại cho rằng “Xung đột môi trường là xung đột (mâu thuẫn) về quyền lợi giữa các nhóm xã hội khác nhau trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên môi trường Nhóm này muốn được tước đoạt lợi thế của nhóm khác trong việc đấu tranh giữa các nhóm để phân phối lại lợi thế về tài nguyên” [12;95]

Mặc dù có nhiều cách phát biểu khác nhau về XĐMT, nhưng hầu hết đều thống nhất với nhau là sự xung đột về lợi ích trong khai thác và sử dụng tài nguyên và môi trường Sự xung đột về lợi ích có thể là giữa các cộng đồng trong xã hội, giữa các quốc gia…và giữa bảo tồn và phát triển mà đại diện là các nhóm người khác nhau trong xã hội Vì vậy khái niệm về XĐMT được hiểu như định nghĩa mà Vũ Cao Đàm và Wertheim E (1999) đã nêu ra Khái niệm XĐMT ở đây chủ yếu nhằm vào xung đột giữa bảo vệ môi trường và

phát triển kinh tế Như vậy có thể định nghĩa: “XĐMT là quá trình hình thành

và phát triển những mâu thuẫn giữa các nhóm xã hội trong khai thác và sử dụng các tài sản môi trường” [12;96] Trong phạm vi đề tài này, tôi sử dụng

khái niệm XĐMT như trên

Các dạng xung đột môi trường

Căn cứ vào nguyên nhân xung đột, những nghiên cứu xã hội học môi trường cho thấy có thể tồn tại những dạng xung đột sau:

Thứ nhất là xung đột nhận thức: dạng xung đột đơn giản nhất, có căn

nguyên từ sự hiểu biết khác nhau trong hành động của các nhóm, dẫn tới phá hoại môi trường

Thứ hai là xung đột mục tiêu: mục tiêu hoạt động của các nhóm dẫn

đến xung đột Ví dụ: Người trồng rau phun thuốc trừ sâu để đạt mục tiêu bảo

vệ cây trồng, dẫn đến xung đột với mục tiêu bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng

Thứ ba là xung đột lợi ích: xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thế

sử dụng tài nguyên Ví dụ: cơ sở sản xuất xả chất thải xuống sông, vào ruộng của nông dân, xâm phạm lợi ích của nông dân, phá hại môi trường

Trang 28

Thứ tư là xung đột quyền lực: nhóm có quyền lực mạnh hơn lấn át

nhóm khác, chiếm dụng lợi thế của các nhóm khác, dẫn đến ô nhiễm môi trường

Trên thực tế, mỗi sự kiện xung đột môi trường có thể chỉ xuất phát từ một loại xung đột, song thường tồn tại một loại và cuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi ích: vì lợi ích vị kỷ của một nhóm hoặc vì sự thỏa hiệp lợi ích giữa các nhóm làm cho môi trường bị huỷ hoại; nhờ sự cam kết chuẩn mực môi trường hoặc sự đấu tranh giữa các nhóm mà môi trường được bảo vệ

Trong nghiên cứu XĐMT tồn tại những dạng xung đột: xung đột nhận thức, mục tiêu và lợi ích

Phân loại xung đột môi trường

Có thể phân loại môi trường theo nhiều tiêu chí, ngoài phân loại theo cách trên còn có thể phân loại theo một số tiêu chí khác dựa theo mức độ của xung đột như:

Không nghiêm trọng: Là loại tranh chấp, xung đột ở mức thấp, không bắt

nguồn từ các chênh lệch lợi thế về quyền lực, lợi ích đồng thời các bên đương sự đều ý thức rất rõ và nó cũng không dẫn đến tác hại quá lớn cho mỗi bên

Ít nghiêm trọng: tranh chấp, xung đột giữa các chủ đầu tư đang cùng

khai thác môi trường trên cùng một địa bàn Trong chừng mực nào đó giữa họ

có thể giàn xếp với nhau

Nghiêm trọng: là loại tranh chấp, xung đột có thể dẫn đến những phản

ứng mạnh mẽ giữa các đương sự

Rất nghiêm trọng: Loại tranh chấp, xung đột này bắt nguồn từ những

bất bình đẳng lớn về quyền lực, không chỉ về mặt tài nguyên, mà cả về mặt tài chính, chính trị và có thể dẫn đến các xung đột vũ trang phương hại đến an ninh quốc gia

Ngoài ra, nếu phân loại xung đột, tranh chấp môi trường dựa trên quy

mô của các tranh chấp có thể phân chia như sau:

Trang 29

Tranh chấp, xung đột trên quy mô nhỏ giữa các cá nhân, các hộ gia đình: như tranh chấp không gian phơi quần áo giữa các hộ gia đình trong các

khu tập thể, khu chung cư…

Tranh chấp, xung đột trên quy mô nhóm/tổ chức: Tranh chấp, xung đột

giữa các nhóm, những hộ gây ô nhiễm môi trường trong làng nghề với những

hộ không gây ô nhiễm…

Tranh chấp, xung đột trên quy mô giữa các địa phương: Tranh chấp,

xung đột nguồn nước, tranh chấp tài nguyên giữa hai địa phương

Tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia (tranh chấp, xung đột xuyên quốc gia, biên giới): Dạng tranh chấp, xung đột này rất nguy hiểm vì nó khó

giải quyết triệt để và hoàn toàn có thể leo thang thành các xung đột vũ trang, đối đầu giữa các quốc gia Ví dụ như tranh chấp nguồn nước, tranh chấp tài nguyên, khoáng sản, dầu lửa giữa các quốc gia [10;43]

Nguyên nhân xung đột môi trường

Theo tài liệu của Teresita Suselo - AIT, 1993, có các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến XĐMT là:

- Thiếu thông tin - bỏ qua thông tin: Những XĐMT có thể do sự khai

thác quá mức hoặc lạm dụng tài nguyên môi trường và chức năng môi trường Nguyên nhân chính trong các vấn đề tranh chấp môi trường là sự cạnh tranh nguồn tài nguyên, sự khác nhau về giá trị nhân văn liên quan đến giá trị tương đối của tài nguyên, và kiến thức hoặc hiểu biết không đầy đủ về chi phí, lợi ích và nguy cơ trong các hoạt động

- Thiếu sự tham gia đóng góp: Khi xem xét nguyên nhân trong XĐMT

thì thiếu sự quan tâm đến ý kiến của cộng đồng dân cư là nguyên nhân cơ bản

Sự tham gia của các cộng đồng không những đảm bảo được lợi ích của các cộng đồng mà còn có thể phát huy được kiến thức bản địa của các cộng đồng phục vụ cho phát triển

Trang 30

- Ý thức của con người trong việc sử dụng tài nguyên môi trường

- Các hệ thống giá trị khác nhau: Trong việc khai thác cùng một nguồn

tài nguyên môi trường thì các hệ thống giá trị khác nhau đối với các nhóm xã hội khác nhau cũng dễ dàng dẫn đến XĐMT

- Cơ chế chính sách yếu kém cũng là nguyên nhân làm gia tăng các

XĐMT Trong đó quyền sử dụng các tài sản môi trường không được xác định

rõ là một nguyên nhân quan trọng Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự gia tăng dân số đã làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên dẫn đến gia tăng tính khan hiếm của tài nguyên Kết quả là sự gia tăng khả năng XĐMT, đặc biệt đối với những tài nguyên mà ở đó quyền sử dụng không được xác định rõ Đôi khi chính sách của chính phủ có thể làm tăng mâu thuẫn giữa bảo

vệ môi trường và phát triển kinh tế

Hiện nay nhiều XĐMT xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và là kết quả tổ hợp của các loại nguyên nhân kể trên Tuy nhiên cần phân biệt các nguyên nhân cơ bản của xung đột và các triệu chứng của nó Trong một số trường hợp một sự xung đột có thể xuất hiện cho đến khi được giải quyết, nhưng trong thực tế thì chỉ có sự biểu hiện của xung đột được loại bỏ mà thôi

Để giải quyết xung đột một cách hợp lý, cần thiết phải xác định rõ mối quan tâm của các bên có xung đột với nhau và tìm kiếm các giải pháp nhằm tối đa hoá các lợi ích của họ trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài

Giải quyết xung đột môi trường

Hầu hết các tác giả đều cho rằng, XĐMT là một vấn đề không thể tránh khỏi Nó nảy sinh là do các cá thể, các nhóm người có mục tiêu, lợi ích khác nhau, có nhiều bên tham gia và mong ước của họ không thể được thoả mãn đồng thời, do sự hạn chế của thế giới tự nhiên

Theo Suselo (AIT) cùng một số tác giả đưa ra một số cách giải quyết XĐMT:

Trang 31

- Dự báo XĐMT: là giải pháp hữu hiệu nhất ở giai đoạn sớm nhất của quy hoạch dự án

- Liên kết cùng giải quyết: bao gồm sự đạt được những thỏa thuận không chính thức giữa các bên tham gia liên quan nhằm khẳng định khả năng chấp thuận của những người ra quyết định

- Hòa giải môi trường: là quá trình đàm phán chính thức hơn và ngắn gọn hơn giữa các bên đại diện

- Đối thoại chính sách: được thực hiện thông qua các hội nghị không chính thức để thảo luận và cố vấn cho các cơ quan

- Sự phân xử ràng buộc: là hướng giải quyết do trọng tài giải quyết

- Đàm phán hoặc thương lượng: được sử dụng ở nơi mà các bên tham gia có quyền lợi xung đột nhưng đều có nhu cầu chung là đạt tới một thỏa thuận nào đó [12; 133-134]

Theo tác giả Nguyễn Quang Tuấn (Trích trong bài viết Xung đột môi trường: Nguyên nhân và giải pháp quản lý, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 2/2001, tr 21-23), một số giải pháp áp dụng để giải quyết xung đột môi trường như sau:

+ Hình thành và phát triển các cơ chế, chính sách thích hợp chia sẻ nguồn lợi chung Đa số các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những tài nguyên chung cần được chia sẻ một cách bình đẳng bởi tất cả các cộng đồng Chế độ quản lý tài sản chung phải được duy trì trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên liên quan

+ Xác định rõ quyền sử dụng các nguồn tài nguyên

+ Hoàn thiện các chính sách tài chính khuyến khích sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên Rất nhiều các tài sản môi trường là những "hàng hoá công cộng" Hiện nay một nhóm người trong xã hội đang sử dụng các tài sản

Trang 32

môi trường để thải bỏ các chất thải của mình trong sản xuất và kinh doanh, gây ô nhiễm môi trường

Về giải quyết xung đột môi trường trong làng nghề, theo Vũ Cao Đàm: Bản chất xã hội của việc bảo vệ môi trường chính là sự điều hoà quyền lợi giữa các nhóm xã hội Về lý thuyết, tất cả các nhóm đều hiểu tác hại của phát thải ô nhiễm ra môi trường, nhưng vì lợi ích riêng của họ, họ sẵn sàng xâm hại hoặc tước đoạt lợi ích của cộng đồng trong việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên

Về cơ bản có 5 khả năng để các đối tác có thể lựa chọn trong khi tìm biện pháp xử lý xung đột môi trường1: Đối đầu, đối thoại, nhượng bộ, tránh

né và thoả hiệp, trong đó "đối thoại" là khả năng được đánh giá cao nhất, hướng vào việc chia sẻ quyền lợi dựa trên nguyên tắc "hai bên cùng có lợi", tiếng Anh gọi là nguyên tắc "win-win" Tuy nhiên, tuỳ mỗi tình huống cụ thể

mà các nhà quản lý môi trường và các đương sự lựa chọn một giải pháp thích hợp trong 5 khả năng đã nêu trên Bất kể tình huống nào, mọi đàm phán và thoả thuận đều cần phải căn cứ trên chuẩn mực giá trị chung về BVMT và phát triển bền vững Đây là cơ sở cho các đối thoại, thương lượng, điều hoà

và phân chia lợi ích nhằm chống lại những hành vi phá hoại môi trường [13]

1.1.4 Khái niệm quản lý XĐMT

Khi nghiên cứu khái niệm quản lý, tác giả Vũ Cao Đàm đã tổng kết được 3 cách hiểu về quản lý Thứ nhất, quản lý là sự kiểm soát một đối tượng bất kỳ, có thể là một nhóm người, một vật thể hoặc một sự kiện Theo cách hiểu thứ hai, quản lý là sự kiểm soát một nhóm người trong hoạt động của họ Theo cách hiểu thứ ba, quản lý là sự kiểm soát hay điều khiển một nhóm người (đối tượng trực tiếp) để nhóm người đó kiểm soát (các) vật thể, sự kiện (đối tượng gián tiếp) Từ ba cách hiểu này, Vũ Cao Đàm đã đưa ra định nghĩa

Trang 33

“quản lý là điều khiển một nhóm người (đối tượng trực tiếp) thực hiện những nhiệm vụ (đối tượng gián tiếp) nhằm đạt mục đích đã định trước” [12; 29-211]

Tác giả Vũ Cao Đàm cũng định nghĩa Quản lý xung đột môi trường là việc sử dụng các thiết chế xã hội, hệ thống pháp luật, chính sách về môi trường cũng như các chính sách xã hội có liên quan để thiết lập trật tự trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như việc xử lý các chất thải sinh hoạt Hoạt động Quản lý xung đột môi trường nhằm vào một số mục đích sau:

- Nhận dạng các xung đột môi trường và các đương sự XĐMT

- Tìm giải pháp dự báo, ngăn ngừa và giải quyết XĐMT

- Thực hành các thiết chế điều hoà xung đột môi trường, nâng cao hiệu quả của quản lý môi trường nói chung, duy trì tương quan giữa các thứ nguyên của một chiến lược phát triển bền vững

Để duy trì phát triển bền vững trong làng nghề, về môi trường phải làm tốt công tác quản lý để bên cạnh tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, môi trường phải ở trạng thái cân bằng, đảm bảo các chức năng của nó được duy trì Quản lý xung đột môi trường trong làng nghề là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng

Các công cụ quản lý môi trường

Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp và phương tiện nhằm thực hiện những nội dung của công tác quản lý môi trường

Công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi công cụ có những chức năng nhất định, liên kết hỗ trợ lẫn nhau Quản lý môi trường đòi hỏi phải phối hợp các loại công cụ nhằm đạt được một cách hiệu quả công tác BVMT

Các loại công cụ quản lý môi trường gồm:

- Công cụ pháp lý (các bộ luật, các chính sách, công ước )

- Công cụ kinh tế dựa trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, kết hợp với các loại thuế, phí

Trang 34

- Công cụ giáo dục và truyền thông về môi trường

- Một công cụ hiện nay đang được sử dụng rộng rãi đó là quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng

1.1.5 Khái niệm làng nghề

Theo định nghĩa của nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng thì “làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công Ở đây không nhất thiết là tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công Người thợ thủ công trong nhiều trường hợp cũng đồng thời là những người làm nghề nông Nhưng yêu cầu chuyên môn hoá cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng thủ công ngay tại làng quê của mình”

Có nhiều ý kiến và quan diểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một làng ở nông thôn được coi là một làng nghề Nhưng nhìn chung, các ý kiến thống nhất ở một số tiêu chí sau:

- Giá trị sản xuất và thu nhập của từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm; hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng hoặc:

- Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt 30% so với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động;

- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng và do người trong làng tham gia

Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2008, tiêu chí công nhận làng nghề gồm có 3 tiêu chí sau:

- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận

- Chấp hành tốt chính sách Pháp luật của Nhà nước

Trang 35

Như vậy có thể hiểu làng nghề ở nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp đặc trưng và có ưu thế về số lao động

và thu nhập so với nghề nông, Làng nghề thường được duy trì theo hình thức cha truyền con nối và thường có bề dày trong lịch sử phát triển Làng nghề thường mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch tại Việt Nam

1.1.6 Khái niệm cộng đồng

Cộng đồng là một khái niệm cơ bản, then chốt của khoa học xã hội nói chung Cho đến nay, có nhiều quan niệm về cộng đồng được các tổ chức và các học giả đưa ra

Theo từ điển Xã hội học (nguyên bản tiếng Đức) của G.Endrweit và G.Trommsdorff thì cộng đồng là hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các thành viên về mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết (gia đình, tình bạn cộng đồng yêu đương) được chính họ tìm kiếm và vì thế được con người cảm thấy có tính cội nguồn

Về bản chất của cộng đồng hoàn chỉnh, J.Fichter cho rằng, cộng đồng bao gồm bốn yếu tố: (1) Có sự tương quan cá nhân mật thiết với những người khác; (2) Có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc nơi cá nhân trong những nhiệm vụ và công tác xã hội của tập thể; (3) Có sự hiến dâng tinh thần đối với những giá trị được tập thể coi là sự cao cả và có ý nghĩa; (4) Một ý thức đoàn kết đối với những người trong tập thể Ngay nay chỉ có những cộng đồng truyền thống (như làng truyền thống) mới có đủ bốn đặc tính trên

Như vậy, với những cách tiếp cận khác nhau có các quan niệm khác nhau về cộng đồng, tuy nhiên phần lớn mọi người đều chia sẻ một số đặc trưng cơ bản như: Nó là một thực thể, có chung một số chuẩn mực cơ bản về mặt kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội

Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm cộng đồng của

UNESCO là khái niệm công cụ Theo đó, cộng đồng được hiểu “là một tập

Trang 36

hợp người cùng sống trong một khu vực địa lý hoặc trong cùng một đơn vị hành chính, có chung lợi ích, các điều kiện tồn tại và hoạt động” Tuy nhiên,

ở đây có điều đáng lưu ý rằng, có thể lúc này khái niệm cộng đồng được hiểu như một thôn/làng nhưng trong tình huống khác nó lại được dùng như một khái niệm dùng chỉ đơn vị hành chính là xã

1.2 Hướng tiếp cận và lý thuyết áp dụng

1.2.1 Tiếp cận chính sách trong quản lý xung đột môi trường

Chính sách là một công cụ quan trọng trong quản lý xung đột môi trường Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách như chính trị học, xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, quản lý học do đó cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách Từ cách tiếp cận tổng hợp, tác giả Vũ Cao Đàm đã

đưa ra khái niệm “Chính sách là một tổng hợp biện pháp đã được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự

ưu đãi của một nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” [11;26-27]

Có nhiều cách phân loại chính sách, có thể phân loại theo mục tiêu của chính sách, theo phương tiện thực hiện chính sách, theo tầm hạn quản lý, theo quy mô quản lý… Song phân loại theo tiêu chí nào thì chính sách cũng bao gồm hai nhân tố cơ bản là mục tiêu chính sách và phương tiện của chính sách Quan hệ giữa mục tiêu chính sách và phương tiện chính sách rất quan trọng Phương tiện có thể thúc đẩy việc đạt được mục tiêu nhưng cũng có thể là nhân tố cản trở Điều quan trọng là chủ thể ban hành chính sách phải đưa ra được phương tiện phù hợp với mục tiêu chính sách và hiện trạng của hệ thống

xã hội

Một chính sách có thể có các phương tiện khác nhau, các phương tiện này cũng như các công cụ trong quản lý có thể là phương tiện về tài chính, các công cụ về kinh tế, công cụ về pháp lý, các mệnh lệnh hành chính hoặc

Trang 37

các phương tiện tuyên truyền giáo dục nhận thức…Các phương tiện chính sách được sử dụng để tác động vào các nhóm xã hội khác nhau Tuy nhiên, điều quan trọng là chính sách phải tác động tập trung vào nhóm có động lực hay có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện mục tiêu của chính sách Chủ thể quản lý hoặc người hoạch định chính sách là người cần biết nhóm này để

có những tác động phù hợp Liên hệ đối với đề tài luận văn nhà quản lý cũng cần xác định rõ nhóm xã hội nào gây ra những xung đột môi trường là do đâu

để có những tác động chính sách có hiệu quả

Tác động của chính sách luôn tạo ra sự bất bình đẳng xã hội vì luôn ưu tiên một số nhóm xã hội nhất định khi thực hiện mục tiêu chính sách Trước tác động của chính sách, cộng đồng xã hội có thể phân chia thành các nhóm

xã hội khác nhau gồm nhóm hưởng lợi, nhóm bị thiệt và nhóm vô can Cùng với nhóm này cũng có những phản ứng khách nhau với chính sách, có thể phản ứng ủng hộ, chống đối hoặc thờ ơ với chính sách Ngoài ra, chính sách dẫn đến các tác động khác nhau có thể là: tác động dương tính (là những tác động thuận lợi cho mục tiêu), tác động âm tính (là các tác động ngược chiều)

và các tác động ngoại biên (các tác động ngoài dự kiến) Do nhiều nguyên nhân khác nhau, chính sách không thể ưu tiên và tạo thuận lợi cho tất cả các nhóm xã hội, tuy nhiên để đạt được mục tiêu một cách tốt nhất, các nhà quản

lý cần giảm thiểu các tác động âm tính và ngoại biên phát huy các động dương tính, phát huy vai trò của các nhóm ủng hộ, cải thiện tình trạng của nhóm bị thiệt, tăng cường sự tham gia của nhóm thờ ơ, vô can với chính sách nhằm đạt sự đồng thuận cao nhất trong xã hội Hiện nay để có một phương pháp luận đúng đắn trong việc hoạch định chính sách, chiến lược bảo vệ môi trường trước hết cần xác định được một hệ thống đồng bộ những nguyên lý, phương pháp tiếp cận và quan điểm chỉ đạo Các nhà nghiên cứu khoa học môi trường đã đưa ra những nguyên lý và phương pháp tiếp cận cơ bản bao gồm: Nguyên lý phòng ngừa; nguyên lý phát triển bền vững; nguyên lý phân

Trang 38

tích theo chu kỳ sống; nguyên lý các mục tiêu chất lượng mục tiêu môi trường; nguyên lý kiểm toán môi trường Khi quản lý môi trường đồng nghĩa với quản lý tích cực mang tính xây dựng các xung đột nghĩa là đây là một quá trình lien kết, hợp tác mà mỗi một con người tỏng cộng động đều góp phần vào quản lý môi trường [12;227]

Thứ ba, vai trò của các thiết chế xã hội, các chính sách, các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường Vai trò này được thể hiện thông qua quan

hệ giữa nhóm quản lý trước toàn xã hội trong việc bảo vệ môi trường, chống lại các hành vi bảo vệ môi trường

Theo hướng tiếp cận này, hàng loạt các thiết chế đã được hình thành: Môi trường trở thành đối tượng kiểm soát của các nhà nước với sự hình thành gần một trăm hộ hoặc cơ quan tương đương, xuất hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường [10;19]

Áp dụng hướng tiếp cận này vào đề tài luận văn sẽ xác định rõ được các mối quan hệ khăng khít giữa các nhóm xã hội trong cộng đồng làng nghề

về vấn đề môi trường và xung đột môi trường: nhóm làm nghề, nhóm không làm nghề, nhóm doanh nghiệp, nhóm cán bộ quản lý môi trường, vai trò của các thiết chế xã hội, các tổ chức xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý xung đột môi trường làng nghề

Trang 39

1.2.3 Tiếp cận lịch sử, logíc

Tiếp cận lịch sử, logíc trong nghiên cứu khoa học yêu cầu phải nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử Tìm hiểu phát hiện nguồn gốc nảy sinh, quá trình diễn biến và phát triển của đối tượng trong thời gian, không gian với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tìm ra quy luật tất yếu của sự vật hiện tượng Trong nghiên cứu phải thống nhất tính lịch sử và tính logíc của vấn đề, từ lịch sử tìm ra logíc và sự phân tích logíc phải dựa trên cơ sở của lịch sử khách quan Xem xét quá trình lịch sử để tìm ra quy luật tất yếu của sự phát triển lịch sử đó Dùng các sự kiện lịch sử để minh hoạt, chứng minh làm sáng tỏ các luận điểm khoa học, các nguyên lý và các kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học khác Dựa vào các kết luận lịch sử và các quy luật tất yếu, logíc khách quan để xây dựng các giả thuyết khoa học và chứng minh các giả thuyết đó, tìm ra những khả năng mới để dự đoán các khuynh hướng phát triển của các sự vật hiện tượng…

Vận dụng tiếp cận lịch sử logíc vào trong đề tài nghiên cứu giúp tác giả

có cái nhìn khách quan, toàn diện đối với vấn đề xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân Vận dụng các phương pháp thu thập thông tin, kinh nghiệm, lịch sử, kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học …để định hướng, tìm hiểu, làm phong phú thêm luận điểm khoa học để giải quyết vấn đề và chứng minh giả thuyết nghiên cứu

Trang 40

hành động phụ thuộc vào nhận thức và kinh nghiệm mà chủ thể có được trong quá khứ [15;45]

Lý thuyết lựa chọn hợp lý được đề tài vận dụng để phân tích quan hệ xã hội giữa người làm nghề và người không làm nghề là như thế nào? Người tham gia sản làm nghề truyền thống đã làm gì để cải thiện tình hình môi trường và đền bù thiệt hại do việc ô nhiễm môi trường gây ra? Nhóm sản xuất

đã tận dụng các nguồn lực của mình để tạo ra lợi ích kinh tế cao nhất mà không quan tâm đến những tổn hại về môi trường và ảnh hưởng của nó đến chính bản thân gia đình mình cũng như những người dân xung quanh? Nhóm quản lý đã lựa chọn những cách ứng xử như thế nào để đáp ứng được những mục tiêu mà các nhóm xã hội trong làng hướng tới? Thông qua lý thuyết này

đề tài muốn tìm ra những yếu tố hợp lý để nâng cao trách nhiệm xã hội của nhóm quản lý môi trường đối với cộng đồng dân cư trong làng nghề

1.2.5 Lý thuyết về mô hình “tam giác’ trong quản lý môi trường

Ngày nay với việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) công tác quản lý bảo vệ môi trường cũng đang dần chuyển

từ mô hình quản lý truyền thống theo kiểu “quả đấm” với việc kết hợp các biện pháp kiểm soát bằng mệnh lệnh (các quy chế, luật định) với các biện pháp kinh tế (như các hình thức phạt, lệ phí) sang mô hình quản lý mới theo

kiểu “tam giác” (delta) với việc áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ của ICT trong

quản lý bảo vệ môi trường Trong mô hình quản lý môi trường mới này (Sơ

đồ 1.1) thì cả 3 thành phần cơ bản là (1): các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; (2) là thị trường và (3) cộng đồng đều được huy động để tham gia một cách tích cực và hiệu quả trong các hoạt động bảo vệ môi trường Trong đó:

Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm: xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn nhằm điều tiết ô nhiễm và quản lý bảo

vệ môi trường, đưa ra các quyết định quản lý dựa vào việc áp dụng các biện

Ngày đăng: 31/03/2015, 08:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tuấn Anh (2011), Giáo trình xã hội học môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình xã hội học môi trường
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
3. Đặng Kim Chi (chủ biên), Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2005), Làng nghề Việt Nam và Môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề Việt Nam và Môi trường
Tác giả: Đặng Kim Chi (chủ biên), Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2005
4. Cục Bảo vệ Môi trường - Bộ tài nguyên và Môi trường, Nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua tăng cường công tác phổ biến thôn tin môi trường cho cộng đồng (Báo cáo tổng quan nghiên cứu)(2003), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua tăng cường công tác phổ biến thôn tin môi trường cho cộng đồng
Tác giả: Cục Bảo vệ Môi trường - Bộ tài nguyên và Môi trường, Nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua tăng cường công tác phổ biến thôn tin môi trường cho cộng đồng (Báo cáo tổng quan nghiên cứu)
Năm: 2003
6. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
Tác giả: Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
7. Phạm Viết Duy (2011), Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng chế tác đá huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Báo cáo tổng quan nghiên cứu), Luận văn thạc sỹ ngành Khoa học môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng chế tác đá huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Tác giả: Phạm Viết Duy
Năm: 2011
8. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
Tác giả: Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
9. Vũ Cao Đàm (2006), Bài giảng Lý thuyết hệ thống, phòng tư liệu khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Lý thuyết hệ thống
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Năm: 2006
10. Vũ Cao Đàm (2009), Nghiên cứu xã hội về môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xã hội về môi trường
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2009
11. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình Khoa học Chính sách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Khoa học Chính sách
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
12. Vũ Cao Đàm (2002), Xã hội học môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học môi trường
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2002
13. Vũ Cao Đàm, Giải quyết xung đột môi trường trong các làng nghề nội dung tất yếu của quản lý môi trườnghttp://.nea.gov.vn/tapchi/Toanvan/09-2k-31.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết xung đột môi trường trong các làng nghề nội dung tất yếu của quản lý môi trường
14. G. Endruweit (1999), Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết xã hội học hiện đại
Tác giả: G. Endruweit
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1999
15. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học tập I, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết xã hội học tập I
Tác giả: Vũ Quang Hà
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
16. Phạm Thị Loan (2004), Nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá ở xã Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) từ 1986 đến 2003, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá ở xã Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) từ 1986 đến 2003
Tác giả: Phạm Thị Loan
Năm: 2004
23. “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề” đăng trên Báo Ninh Bình ngày 31/7/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
26. Sở Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 17/4/2012 về việc thông qua đề án kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường giai đoạn 2012 – 2015, định hướng đến năm 2020, ngày 27/8/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 17/4/2012 về việc thông qua đề án kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường giai đoạn 2012 – 2015, định hướng đến năm 2020
2. Bộ Tài nguyên môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam Khác
5. Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình, Báo cáo thực trạng làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2012 Khác
17. Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội Khác
18. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình, Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 17/4/2012 về việc thông qua Đề án kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường giai đoạn 2012 – 2015, định hướng đến năm 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w