1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa cho học sinh lớp 4, 5 ở tiểu_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH

71 1,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 832 KB

Nội dung

Mục đích, yêu cầu3.1.Mục đích Đề tài ngiên cứu nhằm mục đích sau: - Thông qua khảo sát thống kê để tìm hiểu khả năng mở rộng và tíchlũy vốn từ của học sinh lớp 4,5 Trên cơ sở một số chủ

Trang 1

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy

Trong quá trình triển khai đề tài, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tận tìnhcủa các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 4,5 Trường Tiểu học Lưu Quý

An (Thị Xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc), cùng các thầy cô giáo chuyên ngànhTiếng Việt trong khoa Giáo Dục Tiểu học, khoa văn Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2

Qua đây tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các em họcsinh Trường Tiểu học Lưu Quý An (Thị Xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc), Cácthầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, khoa Văn Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn bè trong nhóm đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóaluận này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa đượccông bố trong bất kỳ công trình nào trước đây Các số liệu khảo sát, kết quảnghiên cứu là chính xác và trung thực

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2008

Người cam đoan

Phạm Thị Phương Chi

2

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong tiếng Việt, từ (hay ngữ cố định) là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất đểtạo câu Sự sắp xếp các từ (hay ngữ cố định) theo một trật tự nhất định về ngữpháp và ngữ nghĩa tạo thành câu Biết đặt câu thì học sinh mới viết được đoạnvăn và tiến tới làm một bài văn hoàn chỉnh

Học sinh học từ ở tất cả các môn Mỗi môn có những kháI niệm khoahọc riêng, thuật ngữ riêng Nhưng, chúng đều rất nhỏ so với kho từ vựng củadân tộc Những từ thông dụng thuộc về môn Tiếng Việt - môn học đặc trưngdạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh

Các từ trong tiếng Việt không tồn tại độc lạp với nhau, mà chúng liên

hệ với nhau nhờ các mối quan hệ tạo thành hệ thống Trong đó, mối quan hệ

về ngữ nghĩa giữa các từ (hay ngữ cố định) giữ vai trò quan trọng Nhớ các từtheo chủ dề, theo trường nghĩa là cách nhớ nhanh, dễ dàng, chính xác và hiệuquả Số lượng các từ thuộc cùng một trường nghĩa lại rất lớn, nên có thểkhẳng định chỉ cần sử dụng hết những từ này, học sinh có thể giao tiếp( nóihoặc viết) đạt mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

Môn Tiếng Việt ở Tiểu học được chia làm nhiều phân môn: tập đọc,chính tả, kể chuyện, tập làm văn, luyện từ và câu Mỗi môn có những đặctrưng riêng, Nhưng cùng một mục đích là dạy cho học sinh nắm vững TiếngViệt Muốn nắm vững Tiếng Việt thì trước hết phải quan tâm đến việc dạy từ

Vì vậy, việc mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh là rất cần thiết và quantrọng Xây dựng bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa cho học sinh chính là để nhằmmục đích đó Bởi thực chất của bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa là tập hợp tất

cả các từ (hay ngữ cố định) theo một tiêu chí về nghĩa nào đó, tạo thành mộttrường Nó giống như một cuốn từ điển theo chủ đề (trong đó các từ không

3

Trang 4

được giải thích nghĩa), hoàn toàn khác so với những cuốn từ điển chữ cáithông thường.

Với cuốn từ điển này học sinh sẽ dễ dàng trong việc nhớ từ cũng như

sử dụng từ để nói, viết cho lưu loát, phù hợp Vì sự hữu ích như vậy tôi quyết

định chọn đề tài: Xây dựng bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa cho học sinh lớp 4,5 ở tiểu học làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình Đây là một

hướng khai thác mới, có tính ứng dụng và thực hành cao Nó sẽ giúp ích rấtnhiều cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học

2 Lịch sử vấn đề

Việc mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh tiểu học là một việc làmquan trọng và cần thiết Vì thế đã có rất nhiều đề tài khoa học, nhiều bài báo

đề cập đến vấn đề này Có hai trường hợp như sau:

- Trường hợp một : Hầu hết việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức nghiêncứu thực trạng, từ đó rút ra nguyên nhân và biện pháp góp phần nâng cao hiệuquả dạy học từ ngữ cho học sinh, như:

+ Mở rộng và tích lũy vốn từ ghép cho học sinh tiểu học

+ Mở rộng và tích lũy vốn từ láy cho học sinh tiểu học

+ Mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh tiểu học

- Trường hợp 2 : Việc nghiên cứu vấn đề dưới dạng lí luận, như:

+ Dạy từ ngữ theo hệ thống( Tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1973 Tác giả:Phan Thiều)

+ Giảng dạy từ ngữ ở trường Phổ thông NXBGD 1993 Phan Thiều,Nguyễn Quốc Túy, Nguyễn Thanh Tùng

Mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh Tiểu học bằng cách xây dựngbảng từ là việc làm hoàn toàn mới, một hướng nghiên cứu mới, chưa từngđược đề cập đến trong bất kỳ công trình nào trước đây

4

Trang 5

3 Mục đích, yêu cầu

3.1.Mục đích

Đề tài ngiên cứu nhằm mục đích sau:

- Thông qua khảo sát thống kê để tìm hiểu khả năng mở rộng và tíchlũy vốn từ của học sinh lớp 4,5 Trên cơ sở một số chủ đề ngữ nghĩa

- Sau đó xây dựng bảng từ bao gồm các từ theo chủ đề ngữ nghĩa nhấtđịnh

- Đưa ra một số biện pháp giúp học sinh sử dụng bảng từ một cách hiệuquả

3.2 Yêu cầu

Để đạt được mục đích trên, khi nghiên cứu đề tài, người nghiên cứucần:

- Hiểu rõ và nắm vững lí thuyết về trường nghĩa

- Nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa, các yêu cầu về sốlượng từ mà học sinh cần biết trong mỗi chủ đề và thực tế giảng dạy TiếngViệt ở Tiểu học

- Tiến hành điều tra, tập hợp, thống kê, phân loại các tài liệu về khảnăng mở rộng và tích lũy vốn từ của học sinh

- Có vốn từ ngữ phong phú đa dạng

- Có những hiểu biết nhất định về các vấn đề của cuộc sống

4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

5

Trang 6

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các từ( hay ngữ cố định) trong tiếngViệt Các từ (hay ngữ cố định) này phải có liên hệ với nhau về nghĩa (cóchung một hoặc một vài nét nghĩa nào đó).

Việc khảo sát khả năng mở rộng, tích lũy và tích cực hóa vốn từ củahọc sinh được tiến hành trên học sinh ở hai khối lớp 4, 5 của trường Tiểu họcLưu Quý An( Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc)

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp thông kê

Quá trình tiến hành như sau:

- Đọc tư liệu lí thuyết về trường nghĩa qua các giáo trình, tài liệu

- Nghiên cứu Sách giáo khoa, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4,5

- Tiến hành khảo sát khả năng mở rộng, tích lũy và tích cực hóa vốn từcủa học sinh

- Xử lí số liệu

- Xây dựng bảng từ

6

Trang 7

- Đề xuất một số biện pháp để học sinh sử dụng bảng từ có hiệu quả

tư duy cụ thể và ngày càng chiếm ưu thế Học sinh tiếp thu từ trên cơ sở hiềunghĩa của từ đó Các thao tác tư duy: phân tích, suy luận, phán đoán, khái quáthóa, trừu tượng hóa,… đều phát triền và có sự liên kết với nhau Do vậy họcsinh hiểu được sự thay đổi nghĩa của từ trong các trường hợp khác nhau cóthể là khác nhau (từ nhiều nghĩa), hay nghĩa của tiếng trong những từ khácnhau cũng có thể khác nhau

Đặc biêt, ở giai đoạn này, học sinh không chỉ có nhu cầu tìm hiểu từng

sự vật, hiện tượng riêng lẻ, cụ thể, mà còn có nhu cầu tìm hiểu nguyên nhân,quy luật của các sự vật hiện tượng Từ đó sắp xếp chúng theo một trật tự nhấtđịnh dựa trên một tiêu chí nào đó

Như vậy, việc dạy từ cho học sinh trên cơ sở các trường nghĩa là rấtphù hợp với tâm lý học sinh Xây dựng bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa cho

7

Trang 8

học sinh lớp 4, 5 ở tiểu học khi mà học sinh đã được trang bị đầy đủ nhữngkiến thức cơ bản về ngữ âm, ngữ nghĩa, về cả hình thức lẫn nội dung của từđảm bảo cho tinh ứng dụng của đề tài đạt hiệu quả cao.

Giữa các từ có không ít những sự đồng nhất về hình thức và ý nghĩa.Căn cứ vào những cái chung giữa các từ, chúng ta sẽ tiến hành phân lập toàn

bộ từ vựng của Tiếng Việt thành những hệ thống nhỏ hơn và phát hiện ranhững quan hệ giữa các từ trong từ vựng

Do quá lớn và quá phức tạp, những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng củaTiếng Việt không hiện ra một cách trực tiếp giữa các từ lựa chọn ngẫu nhiên.Khó có thể nói được giữa hai từ : “thiên thể” và “quần áo” có quan hệ gì vềngữ nghĩa Tuy nhiên, những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khiđặt các từ (đúng ra là ý nghĩa của các từ ) vào những hệ thông con thích hợp,mỗi tiểu hệ thống ý nghĩa là một trường nghĩa Nhờ đó, chúng ta có thể phânlập một cách tổng quát những quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ vựng thànhnhững quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường nghĩa và các quan hệ ngữ nghĩatrong lòng mỗi trường

Theo F.De.Sausure trong “giá trị ngôn ngữ học đại cương” đã chỉ ra haidạng quan hệ chung nhất của ngôn là : Quan hệ ngang (tuyến tính, ngữ đoạn)

và quan hệ dọc( trực tuyến, hệ hình) Theo hai dạng quan hệ này, có thể có hailoại trường nghĩa: trường nghĩa ngang và trường nghĩa dọc

Trường nghĩa ngang là tập hợp các từ được kết hợp theo thứ tự trướcsau Giữa chúng lập nên mối quan hệ ngang được tiếng Việt chấp nhận Do

8

Trang 9

vậy, có những cách kết hợp chỉ có trong ngôn ngữ này mà không được chậpnhận ở ngôn ngữ khác.

Ví dụ: Trong tiếng Việt: Hai phụ âm không được đi liền nhau

Về trật tự từ: tính từ đứng sau danh từ

Điều này hoàn toàn khác so với tiếng Anh

Trường nghĩa dọc được phân thành hai dạng tương ứng với hai ý nghĩacủa từ: Trường biểu vật (được xác lập dựa trên ý nghĩa biểu vật của từ) vàtrường biểu niệm (được xác lập dựa trên ý nghĩa biểu niệm của từ)

2.1 Trường biểu vật

Trường biểu vật là tập hợp những từ giống nhau về ý nghĩa biểu vật.Nói cách khác, đó là tập hợp tất cả các từ biểu thị các đối tượng, các trạngthái, các hoạt động, các tính chất,… thuộc cùng một phạm vi hiện thực

Trường biểu vật còn được gọi là tập hợp các từ theo chủ đề ngữ nghĩa,theo chủ điểm

Sau đó, tìm những từ có cùng ý nghĩa biểu vật với danh từ đó để tạothành một trường

Ví dụ: Trường biểu vật: Nhà trường

a. Con người trong nhà trường: học sinh, giáo viên, bảo vệ, y tá…

b. Hoạt động trong nhà trường: dạy, học, nói, đi,…

c. Các đồ dùng trong nhà trường: sách, vở, bảng, bút,…

………

9

Trang 10

2.2 Trường biểu niệm

Trường biểu niệm là tập hợp các từ có chung cấu trúc biểu niệm Nóicách khác, đó là tập hợp tất cả các từ biểu thị khái niệm về sự vật, hiện tượngđược nói tới trong thực tế khách quan

Cách xác lập trường biểu niệm:

Đầu tiên, ta lập cấu trúc biểu niệm (lấy một nghĩa của từ làm tiêu chítập hợp)

Sau đó, chọn các từ thỏa mãn cấu trúc biểu niệm ấy (chọn các từ cócùng nét nghĩa)

Ví dụ: Trường biểu niệm: Hoạt động dời chỗ bằng chân: đi, chạy, lùi,tiến, bước, bê, lê, bật,…

2.3 Từ đồng nghĩa từ trái nghĩa

Ngoài mối quan hệ ngang và dọc, giữa các từ trong tiếng Việt còn cóthể có quan hệ đồng nhất hay đối lập với nhau Trên cơ sở mối quan hệ này,tiếng Việt có từ đồng nghĩa (gần nghĩa) và từ trái nghĩa

Quan hệ đồng nhất hay đối lập giữa các từ chỉ có thể xác lập trên cơ sởcác từ trong cùng một trường Nói cách khác, quan hệ này là một trong nhữngmối quan hệ giữa các từ trong trường Vì vậy, hiện tượng đồng nghĩa và hiệntượng trái nghĩa chỉ sảy ra khi các từ thuộc cùng một trường nghĩa

Ví dụ: Siêng năng, chăm chỉ, cần cù…

Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lờinói

Ví dụ: hổ, cọp,…

10

Trang 11

Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn Khi dùng những từ này, taphải cân nhắc để lựa chọn đúng

Việc dạy học theo chủ điểm cũng chính là dạy từ ngữ theo trườngnghĩa, theo hệ thống ở tiểu học, trường biểu niệm được dạy lồng vào trườngbiểu vật Nó thể hiện trong quá trình sắp xếp các từ của trường biểu vật Cónghĩa là, muốn chia nhỏ trường biểu vật thì phải dựa vào ý nghĩa biểu niệmcủa từ Điều này giúp Học sinh vừa nhớ được từ nhanh lại vừa nhớ chính xácnghĩa của từ

3 Cơ sở giáo dục

Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5 đều đượcsắp xếp theo cấu trúc chủ điểm Nội dung các bài tập đọc, chính tả, kểchuyện, luyện từ và câu đều hướng vào chủ diểm đó Ở lớp 2,3 mỗi chủ điểm

11

Trang 12

học trong hai tuần và có tất cả mười lăm chủ điểm / lớp Các chủ điểm nàyđều là những sự vật, những mối quan hệ gần gũi, quen thuộc với học sinh,trong đó học sinh là trung tâm.

Lên lớp 4, 5 mỗi chủ điểm học trong ba tuần và có tất cả mười chủđiểm / lớp Các chủ điểm này tập trung vào những phẩm chất của con ngườihoặc những vấn đề mà học sinh cần quan tâm với tư cách là một người côngdân

Như vậy, sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học đã quán triệt quan điểmdạy từ ngữ cho Học sinh trên cơ sở các trường nghĩa Mỗi trường nghĩa chính

là một chủ điểm

Trong phân môn luyện từ và câu, các bài mở rộng vốn từ theo chủ điểmchiếm tỉ lệ lớn và là dạng bài chính xuyên suốt chương trình của phân môn từlớp 2 đến lớp 5 Mỗi chủ điểm đều có một đến hai bài mở rộng vốn từ theochủ điểm đó Ở cả lớp 4 và lớp 5 đều có mười bảy tiết luyện từ và câu: mởrộng vốn từ theo chủ đề được phân bố trong mười chủ điểm

Số lượng từ mà học sinh cần nắm vững theo mục tiêu dạy học tiểu học

là rất lớn và tăng dần theo khối lớp

Ở lớp 4: Học sinh học thêm từ 500-550 từ mới

Ở lớp 5: Học sinh học thêm từ 600- 650 từ mới

Các từ này học sinh được học trong tất cả các môn, trong đó môn TiếngViệt là chủ yếu

Cụ thể việc giảng dạy năm chủ đề ngữ nghĩa được chọn nghiên cứutrong đề tài như sau:

- Chủ đề: Thiên nhiên

+ Chủ điểm : Con người với thiên nhiên - Tuần 7, 8, 9 (sách giáo khoaTiếng Việt 5)

+ Tập đọc: Những người bạn tốt, Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà,

Kì diệu rừng xanh, Trước cổng trời, Cái gì quý nhất, Đất Cà Mau,…

12

Trang 13

+ Kể chuyện: Cây cỏ nước Nam, kể chuyện đã nghe, đã đọc về mốiquan hệ giữa con người với thiên nhiên,…

Trang 14

+ Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ : Trẻ em, Mở rộng vốn từ: Quyền

và bổn phận

- Chủ đề: Bảo vệ môi trường

+ Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh- Tuần 11, 12, 13 (Sách giáo khoa TiếngViệt 5)

+ Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ, Tiếng vọng, Mùa thảo quả,Người gác vườn tí hon, Trồng rừng ngập mặn,…

+ Kể chuyện: Người đi săn và con nai, kể chuyện đã nghe, đã đọc cónội dung bỏa vệ môi trường,…

+ Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường( 2 tiết)

Như vậy, việc dạy từ ngữ trên cơ sở các trường nghĩa là nền tảng vữngchắc để tập hợp từ tạo thành các bảng từ Học sinh không chỉ nắm vững cáchlập bảng, mà còn lập được bảng với số lượng từ lớn Từ đó, các em có kỹnăng sử dụng từ ngữ linh hoạt và sáng tạo khi nói cũng như khi viết

14

Trang 15

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG

Bảng từ được xây dựng trên cơ sở các chủ đề ngữ nghĩa trong sách giáokhoa Tiếng Việt 4, 5 Trong tổng số 20 chủ đề ngữ nghĩa đó, chúng tôi tiếnhành nghiên cứu trên 5 chủ đề ngữ nghĩa sau:

Các dạng bài tập khảo sát khả năng mở rông và tích lũy vốn từ của họcsinh:

- Tìm từ ngữ theo chủ đề cho sẵn

- Tìm từ ngữ theo chủ đề trong đoặn văn

- Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn

15

Trang 16

- Sắp xếp từ ngữ thành tong nhóm theo yêu cầu

- Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống

* Bảng từ :

Bảng từ chính là một tập hợp các từ ngữ theo một chủ đề ngữ nghĩa.Hay nói cách khác đó là một trường nghĩa Trong bảng từ, các từ lại được sắpxếp thành tong nhóm dựa theo những tiêu chí phân chia nhất định

Các từ ngữ được lựa chọn đưa vào trong bảng trên cơ sở Sách giáokhoa, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4, 5 và tình hình thực tế học sinh tiểuhọc, không tập hợp từ một cách tràn lan tùy tiện

* Sử dụng bảng từ :

Ở nội dung này, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát khả năng tích cựchóa vốn từ ngữ của học sinh thông qua các dạng bài sau:

- Đặt câu với từ cho sẵn

- Viết đoạn văn theo yêu cầuSau khi giải thích nguyên nhân của thực trạng, chúng tôi đưa ra một sốphương hướng, biện pháp giúp học sinh ghi nhớ nhanh, chính xác từ và sửdụng bảng từ một cách tích cực, hiệu quả

Các yêu cầu khảo sát đều được thực hiện trên học sinh hai khối 4, 5trường Tiểu học Lưu Quý An( Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc)

Sau đây là nội dung chi tiết từng chủ đề ngữ nghĩa:

1 CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN

1.1 Khảo sát khẳ năng mở rộng và tích luỹ vốn từ theo chủ đề thiên nhiên của học sinh

Yêu cầu đưa ra là:

- Tìm các từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên

- Trong các từ ngữ sau: cha mẹ, nhà cửa, cây cối, tươi đẹp, đất, rừng,yêu quý, tổ quốc, bao la, lên thác xuống ghềnh( LTXG)

Những từ ngữ nào nói về thiên nhiên?

16

Trang 17

Kết quả khảo sát như sau:

a Tìm các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.

a1 Bảng kết quả khảo sát :

Lớp 4( 60 bài) Số

Trang 18

Tổng số từ học sinh tìm được ở lớp 4 là 375 từ, vậy trung bình học sinhtìm được 6,2 từ/ bài.

Tổng số từ học sinh tìm được ở lớp 5 là 432 từ, vậy trung bình học sinhtìm được 7,2 từ/ bài

Các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, học sinh tìm đượcnhiều nhất là: mây, gió, bão, mưa, đất, rừng, núi,…

Có học sinh còn tìm được từ: vòi rồng, sóng thần,…

a3 Học sinh tìm được đúng từ ngữ với số lượng lớn là do:

+ Học sinh hiểu rõ đề bài và nắm vững cách lám bài

+ Chủ đề thiên nhiên là chủ đề quen thuộc, gần gũi với các em

+ Vốn sống, vốn kinh nghiệm của học sinh được tăng dần theo khốilớp.Các em đã tích luỹ được những kiến thức khá phong phú về cuộc sốngxung quanh

+ Học sinh lớp 5 đã được mở rộng vốn từ vế thiên nhiên

b Trong các từ ngữ sau: Cha mẹ, nhà cửa, cây cối, tươi đẹp, đất, rừng, yêu quý, tổ quốc, bao la, lên thác xuống ghềnh( LTXG) Những từ ngữ nào nói về thiên nhiên?

b.1.Bảng kết quả khảo sát:

18

Trang 19

Từ SL

Cha mẹ

Nhà cửa

Cây cối

Tươi

Yêu quý

Tổ quốc Bao la LTXG

Trang 20

b2 Nhận xét và miêu tả :

- Các từ học sinh xác định đúng nhiều nhất là : cây cối, đất, rừng ( 100%)

- Học sinh xác định thiếu chủ yếu tập trung vào hai từ : tươi đẹp, bao la.Nhưng số lượng xác định thiếu giảm dần theo khối lớp

+ Với từ : “ bao la”

Số học sinh xác định thiếu ở lớp 4 là : 18 học sinh/60 học sinh chiếm30%

Số học sinh xác định thiếu ở lớp 5 là : 09 học sinh/60 học sinh chiếm15%

- Học sinh xác định sai chủ yếu là ở hai từ : nhà cửa, tổ quốc

Số học sinh xác định sai ở lớp 5 là : 0 học sinh/60 học sinh chiếm 0%

- Lên lớp 5, số lượng học sinh xác định từ đúng và đủ tăng lên rõ rệt:

+ Lớp 4 : số lượng học sinh xác định đúng và đủ từ là : 35 học sinh/60 họcsinh chiếm 58.3%

20

Trang 21

+ Lớp 5 : số lượng học sinh xác định đúng và đủ từ là : 46 học sinh/60 họcsinh chiếm 76.7%.

b3 Học sinh xác định sai và thiếu từ là do:

- Hai tính từ : tươi đẹp và bao la chỉ tính chất của thiên nhiên nên cũng thuộctrường này Nhưng do các em chưa chú ý, chỉ quan tâm đến việc xác địnhnhững từ chỉ các sự vật , hiện tượng trong thiên nhiên

- Các em chưa hiểu nghĩa của từ tổ quốc (là đất nước của mình) nên đã xếp tổquốc vào nhóm từ nói về thiên nhiên

- Các em chưa hiểu nghĩa của từ thiên nhiên (là toàn bộ những gì tồn tại xungquanh con người nhưng không do con người tạo ra) nên đã xếp từ nhà cửa vàonhóm từ nói về thiên nhiên

b4 Để giúp học sinh sắp xếp đúng từ vào trường cho sẵn, giáo viên cần lưu ý:

- Cho học sinh đọc kỹ yêu cầu đề, giải nghĩa từ chủ đề

- Đọc kỹ các từ ngữ mà đề cho

- Tìm hiểu nghĩa của các từ đề cho Đối với những từ khó, từ mới, giáoviên có thể giải nghĩa từ cho học sinh bằng cách thích hợp nhất (trực quan, từđiển, ngữ cảnh) Từ đó học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định từ, lựachọn từ theo yêu cầu đề ra

1.2 Bảng từ :

Trên cơ sở các từ ngữ mà học sinh tìm ra, kết hợp với sách giáo khoa,sách giáo viên, các tài liệu có liên quan và kiến thức thực tế của bản thânchúng tôi tiến hành lập ra bảng từ như sau:

21

Trang 22

Chủ đề: Thiên nhiên

Sự vật trong

thiên nhiên

Hiện tượng trong thiên nhiên

Tính chất của thiên nhiên

Từ ngữ miêu tả không gian

Từ ngữ gắn với

sự vật, hiện tượng cụ thể

Tươi đẹp, tươixanh, tươi tốt,huy hoàng, diễm

Gió (nhè nhẹ, àoào,…

Núi (sừng sững,hùng vĩ,…)

Lên thác, xuốnggềnh, góp gióthành bão, nướcchảy đá mòn,khoai đất lạ, mạđất quen, mưa to,gió lớn,…

22

Trang 23

1.3 Sử dụng bảng từ:

Mục đích của việc làm này là dèn luyện cho học sinh kỹ năng dùng từđặt câu, viết đoạn văn Có nghĩa là học sinh có kỹ năng lựa chọn mô hình câu,chọn từ thích hợp để “lấp đầy” mô hình câu đấy và sử dụng các từ trong cùngmột trường để viết các câu tạo nên sự liên kết về nghĩa giữa các câu trongđoạn

- Yêu cầu đưa ra là : đặt câu với bốn từ chỉ sự vật, hiện tượng trongthiên nhiên

+ Tỷ lệ học sinh làm bài đúng là rất cao, cụ thể :

Lớp 4 : số học sinh làm bài đúng là 56 học sinh/ 60 học sinh chiếm93.3%

Lớp 5 : số học sinh làm bài đúng là 58 học sinh/ 60 học sinh chiếm96.7%

+ Học sinh đặt câu sai chiếm tỷ lệ thấp (6.7% ở lớp 4 và 3.3% ở lớp 5)

và chủ yếu học sinh chỉ sai một câu

+ Học sinh lớp 4 chỉ đặt những câu đơn giản, ngắn gọn, ít có những câughép dài, hay những câu sử dụng các biện pháp nghệ thuật

Ví dụ : Quanh hồ, chim hót líu lo

Suối chảy róc rách

23

Trang 24

+ Lên lớp 5, học sinh “ chăm chút” hơn trong câu văn của mình Số họcsinh đặt những câu ghép dài, hay sử dụng các biện pháp nghệ thuật tăng lên rõrệt Đặc biệt có những câu thể hiện sự quan sát, cảm nhận tinh tế của các em.

Ví dụ : Dòng sông chảy dài như mái tóc của người thiếu nữ

Ví dụ: Mùa hè của những cậu bé thích chạy nhảy ngoài đường, mùa hècủa những chú ve trong khóm phượng hồng và cũng là mùa của những cơnmưa chợt đến chợt đi

- Tỷ lệ học sinh đặt câu đúng cao là do :

+ Chủ đề ý nghĩa quen thuộc, gần gũi với các em, đặc biệt là các từ yêucầu dùng để đặt câu

+ Học sinh đã tích lũy đầy đủ vốn kinh nghiệm cũng như những hiểubiết về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt để có thể dùng từ đặt câu

- Một số học sinh đặt câu sai là do : học sinh chưa nắm chắc khái niệmcâu, cấu tạo câu, do vậy các em đặt câu không đủ thành phần

Ví dụ : Buổi đêm, trên sông hồng đẹp tuyệt

Xa xa là núi đồi cao

- Để giúp học sinh tích cực hóa được vốn từ, phát triển kỹ năng dùng từđặt câu, dùng từ để viết đoạn văn theo chủ đề nhất định, giáo viên cần lưu ýmột số vấn đề sau:

+ Hướng dẫn học sinh hiểu rõ nghĩa của từ trong bảng và ngữ cảnh sửdụng của từng từ Có những từ chỉ dùng với sự vật, hiện tượng này mà khôngthể dùng với sự vật, hiện tượng khác

Ví dụ : “ lăn tăn” chỉ dùng để miêu tả sóng nước chứ không dùng đểmiêu tả mây, gió, mưa…

+ Trên cơ sở nghĩa của từ, giáo viên hướng dẫn học sinh chọn mô hìnhcâu và các từ đi kèm thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh

24

Trang 25

Các từ trong câu phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định, đảm bảonguyên tắc về ngữ âm và ngữ nghĩa Vì vậy, giáo viên cũng phải chú ý nhắcnhở học sinh về cách kết hợp của từ ngữ trên chuỗi ngang.

Dạng bài dùng từ đặt câu chính là bước chuẩn bị để học sinh làm tốtdạng bài tập dùng từ trong bảng để viết đoạn văn theo chủ đề thích hợp

2 CHỦ ĐỀ : CÁI ĐẸP

2.1 Kết quả khảo sát khả năng mở rộng và tích lũy vốn từ theo chủ đề cái đẹp của học sinh.

Yêu cầu đưa ra là:

- Tìm những từ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, con người

- Gạch chân dưới những từ nói về cái đẹp trong đoạn văn sau:

Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng Trời càng nắng gắt,hoa giấy càng bừng lên rực rỡ Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màutrắng muốt tinh khiết… Hoa giấy đẹp một cách giản dị

Kết quả khảo sát như sau:

a.Tìm những từ thể hiện vẻ đẹp của:

Trang 26

+ Lớp 4 : 268 từ, trung bình học sinh tìm được 5.1 từ / bài.

+ Lớp 5 : 381 từ, trung bình học sinh tìm được 6.9 từ / bài

- Số học sinh tìm sai từ (một từ) là 02 học sinh / 52 học sinh chiếm3.8% (lớp 4) Lên lớp 5 học sinh không tìm sai từ

26

Trang 27

Nhận xét và miêu tả:

- Số lượng từ học sinh tìm được là rất lớn :

+ Lớp 4 : 352 từ, trung bình học sinh tìm được 6,7 từ / bài

+ Lớp 5 : 334 từ, trung bình học sinh tìm được 6,1 từ / bài

- Không có học sinh nào tìm sai từ

- Khác với từ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, khi tìm các từ thể hiện vẻđẹp của con người, học sinh lớp 5 tìm được ít từ hơn so với học sinh lớp 4.Lớp 4 học sinh tìm được trung bình 6,7 từ / bài giảm xuống 6,1 từ / bài ở lớp5

- Việc tìm từ ở từng khối lớp đối với từ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên

và con người là khác nhau:

+ Lớp 4 : học sinh tìm được nhiều từ thể hiện vẻ đẹp của con người hơn

so với từ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên ( 352 từ - 268 từ)

+ Lớp 5 : học sinh tìm được nhiều từ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiênhơn so với từ thể hiện vẻ đẹp của con người ( 381 từ - 334 từ)

- Các từ thể hiện vẻ đẹp của con người học sinh tìm được nhiều nhất

là : xinh tươi, xinh xắn, xinh đẹp, lộng lẫy,…

- Các từ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên học sinh tìm được nhiều nhất là: xanh tươi, tươi tốt, tươi đẹp, hùng vĩ,…

b Gạch chân dưới những từ nói về cái đẹp trong đoạn văn

Đỏthắm

Tímnhạt

Dacam

Trắngmuốt

Tinhkhiết Đẹp

Giảndị

27

Trang 28

Tímnhạt

Dacam

Trắngmuốt

Tinhkhiết Đẹp

Giảndị

- Từ được học sinh xác định đúng ít nhất là từ: da cam

Lớp 4: 20 học sinh/50 học sinh chiếm 38.4%

Lớp 5: 37 học sinh/55 học sinh chiếm 67.3%

- Học sinh không xác định sai từ

Học sinh xác định thiếu và sai từ là do: học sinh chưa hiểu hết nghĩa

của từ, nên không thấy được nghĩa của từ gắn với nội dung đoạn văn

Ví dụ: Từ “tinh khiết” có nghĩa là rất sạch, không hề lãn tạp chất Trong đoạn văn có thể hiểu là rất trắng, trắng trong Vì vậy nó cũng miêu tả

vẻ đẹp của hoa giấy

Để giúp học sinh xác định đúng và đủ từ trong đoạn văn, giáo viên cần lưu ý:

- Cho học sinh đọc kỹ yêu cầu đề, giải thích cách làm bài

- Cho học sinh đọc kỹ đoạn văn, tìm hiểu nội dung đoạn văn

28

Trang 29

- Giải nghĩa từ khó, từ mới trong đoạn văn

- Sau đó mới cho học sinh gạch chân từ theo yêu cầu của đề bài

Giáo viên chú ý nhắc nhở học sinh xác định từ lần lượt theo từng câu, không xác định lôm côm tùy tiện Vì như vậy sẽ rất dễ nhầm lẫn và bỏ sót từ Khi học sinh đã làm xong bài, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận, đối chiếu kết quả theo nhóm Cuối cùng, giáo viên mới tổ chức chữa bài Khi chữa bài, có thể kèm theo giải thích lí do, láy ví dụ minh họa để học sinh hiểu sâu, nhớ lâu và tích lũy được kinh nghiệm để làm những bài tập tương tự nhanh và chính xác

2.2 Bảng từ

29

Trang 30

Chủ đề: Cái đẹp

Tươi đẹp, xanh tươi,

tươi tốt, huy hoàng,

diễm lệ, hùng vĩ, rực

rỡ, tráng muốt, xanh

rờn,…

Đẹp,xinh, duyêndáng, yểu điệu, yêukiều, thướt tha, kiềudiễm, kiêu sa,…

Thùy mị, nết na,phúc hậu, dũng cảm,lịch sự, khéo léo,đảm đang, hiền lành,tốt bụng,…

Tuyệt vời, tuyệt mỹ,tuyệt trần, tuyệt diệu,đẹp mê hồn, đẹp mêly,…

Đẹp người, đẹp nếtCái nết đánh chết cái đẹp Mặt tươi như hoa

Hiền như bụt …

Từ trái nghĩa với cái đẹp

U ám, thê lương, ảm

đạm, buồn, héo úa,

còi cọc, cọc cằn,…

Xấu, xấu xí, nhếchnhác, bẩn thỉu, đenđủi, …

ác độc, xu nịnh, hènnhác, ích kỷ, kiêu kỳ,bần tiện,…

Kinh khủng, khủngkhiếp,…

Trang 31

2.3 Sử dụng bảng từ

2.3.1.Yêu cầu đưa ra là:

Viết một đoạn văn từ 6 đến 8 câu tả lại một người bạn trong lớp em,hoặc một cảnh thiên nhiên mà em thích, trong dó sử dụng các từ thuộc chủ đềcái đẹp

2.3.2 Bảng kêt quả khảo sát

Lớp 4 (52 bài)

Số từ

Tổng sốtừ

32

Trang 32

+ Lớp 4 : số học sinh chưa viết được là 15 học sinh/52 học sinh chiếm28,8%.

+ Lớp 5 : số học sinh chưa viết được là 08 học sinh/57 học sinh chiếm14%

- Học sinh lớp 5 huy động được số từ nói về cái đẹp trong đoạn vănnhiều hơn so với học sinh lớp 4 :

+ Lớp 4 : 168 từ / 52 bài, vậy trung bình có 3.2 từ / bài

+ Lớp 5 : 245 từ / 57 bài, vậy trung bình có 4.3 từ / bài

- Số học sinh huy động được 5 từ trở lên trong đoạn văn tăng dần theokhối lớp :

+ Lớp 4 : 17 bài / 52 bài chiếm 32.7%

+ Lớp 5 : 27 bài / 57 bài chiếm 47.4%

2.3.4 Nguyên nhân chính của việc học sinh chưa viết được đoạn văn:

- Học sinh không hiểu rõ yêu cầu đề, không xác định được nội dungcủa đoạn văn cần viết

- Không đủ vốn từ, vốn hiểu biết về cuộc sống và các kiến thức có liênquan đến nội dung đoạn văn

- Khả năng dùng từ đặt câu, liên kết câu của học sinh còn yếu Các emviết được câu nhưng không biết sắp xếp câu, liên kết câu thành đoạn văn hoànchỉnh

2.3.5 Để học sinh sử dụng bảng từ có hiệu quả khi viết đoạn văn giáo viên cần lưu ý:

- Cho học sinh đọc kỹ đề bài, nắm vững nội dung đoạn văn cần viết

- Lựa chọn từ ngữ trong bảng phù hợp để viết câu, liên kết câu tạothành đoạn văn

- Đọc lại đoạn văn đã viết, bổ sung và sửa chữa

33

Trang 33

3 CHỦ ĐỀ : DŨNG CẢM

3.1 Khảo sát khả năng mở rộng và tích lũy vốn từ theo chủ đề dũng cảm của học sinh.

3.1.1 Yêu cầu đưa ra là :

- Tìm những từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ dũng cảm

- Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau:

Võ Thị Sáu là một … (1) nhỏ tuổi Chị đã … (2) đấu tranh bảo vệquê hương Khi bị đem ra sử bắn, chị vẫn mỉm cười … (3) Chị đã hy sinh,nhưng … (4) sáng của chị vẫn còn mãi với quê hương, đất nước

(nguy hiểm, tấm gương, mặt trận, anh dũng, lạc quan, nữ du kích)

Trang 34

Nhận xét và miêu tả :

- Tổng số từ cùng nghĩa mà học sinh tìm được tăng lên qua các khốilớp

+ Lớp 4 : 166 từ / 48 bài, vậy trung bình có 3.46 từ / bài

+ Lớp 5 : 188 từ / 52 bài, vậy trung bình có 3.62 từ / bài

- Số lượng từ cùng nghĩa học sinh tìm sai chiếm số lượng ít

+ Lớp 4 : 07 từ / 48 bài, vậy trung bình sai 0.15 từ / bài

+ Lớp 5 : 14 từ / 52 bài, vậy trung bình sai 0.27 từ / bài

- Học sinh tìm được các từ cùng nghĩa chủ yếu là : gan dạ, gan góc, anhhùng, can đảm, …

b Tìm từ trái nghĩa với từ dũng cảm:

Lớp 4 (48 bài)

Số từ

Tổng sốtừ

Trang 35

b1 Nhận xét và miêu tả:

- Tổng số từ trái nghĩa học sinh tìm được tăng lên theo khối lớp

+ Lớp 4 : 132 từ / 48 bài, vậy trung bình có 2.75 từ / bài

+ Lớp 5 : 155 từ / 52 bài, vậy trung bình có 2.98 từ / bài

- Chỉ có học sinh lớp 4 là tìm sai từ : 3 học sinh / 48 học sinh chiếm6%

- Học sinh tìm được các từ trái nghĩa nhiều nhất là : nhát gan, nhútnhát, sơ hãi, …

- Học sinh tìm được ít từ trái nghĩa hơn so với từ cùng nghĩa

+ Lớp 4 : 166 từ so với 132 từ, giảm đi 34 từ

+ Lớp 5 : 188 từ so với 155 từ, giảm đi 33 từ

- Số từ trái nghĩa học sinh tìm sai ít hơn so với từ cùng nghĩa

+ Lớp 4 : 3 từ so với 7 từ, ít hơn 4 từ

+ Lớp 5 : 0 từ so với 14 từ, ít hơn 14 từ

b2 Nguyên nhân chính của việc học sinh tìm sai từ:

Các em chưa hiểu được nghĩa của từ dũng cảm (có nghĩa là có dũng khídám đương đầu với khó khăn, thử thách để làm những việc nên làm) Do đókhi các em tìm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm, các em tìm ra các từ :thông minh, gương mẫu,… Còn khi tìm các từ trái nghĩa với từ dũng cảm,các em lại tìm ra các từ lười nhác, lười biếng,…

b3 Biện pháp khắc phục :

- Để giúp học sinh tìm đúng từ cùng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu đềbài thì việc làm quan trọng nhất của giáo viên là giúp học sinh hiểu rõ nghĩacủa từ đề cho

- Giáo viên có thể nhắc lại khái niệm từ cùng nghĩa, trái nghĩa để địnhhướng cách tìm từ cho học sinh

36

Ngày đăng: 29/03/2015, 18:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w