CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK.doc

78 9.2K 60
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK

Trang 1

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.

Vào đầu những năm 90, trong xu thế các hợp tác xã bị đổ vỡ, để đối chọi với xu thế đó, các hợp tác xã Tân Bình, Thành Công, Lữ Gia và Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp đã quyết định hợp nhất lại hình thành Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín.

Ngân hàng được hoạt động theo giấy phép số 0006/NH-GP ngày 5 tháng 12 năm1991 do ngân hàng nhà nước cấp Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín bắt đầu hoạt động vào ngày 21 tháng 12 năm1991 với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng

Vốn điều lệ ban đầu : 3 tỷ đồng.

Tên đầy đủ : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Tên giao dịch quốc tế : Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt : Sacombank.

Trụ sở chính : 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP HCM.

Trụ sở chính ban đầu của Sacombank được đặt tại 96-98 Nguyễn Oanh, nay là chi nhánh Gò Vấp Đến năm 1995, Hội sở chính dời về số 600 Nguyễn Chí Thanh Và một lần nữa vào tháng 4 năm 1999, trụ sở chính của Sacombank được chuyển về tòa nhà Sacombank đặt tại số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP HCM.

Trang 2

Với mức vốn ban đầu là 3 tỷ đồng, đến cuối năm 2003, Sacombank đã tăng vốn điều lệ lên 740 tỷ đồng, và trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam Hiện nay vào quý 1 của năm 2006, vốn điều lệ của Sacombank đã tăng lên 1.899,2 tỷ đồng.

Sacombank là một trong những ngân hàng thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân Trải qua hơn 12 năm hoạt động Sacombank đã đi lên từ những giai đoạn rất khó khăn và không ngừng củng cố để phát triển và xây dựng một bộ máy hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao Sự thành công của Sacombank được khẳng định thông qua sự tín nhiệm hơn 6.500 cổ đông trong nước - công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh ( REE ), cùng sự đóng góp cổ phần của Công Ty Tài Chính Quốc Tế ( IFC ) trực thuộc Ngân Hàng Thế Giới ( World Bank ), Quỹ Đầu Tư Dragon Financial Holdings ( Anh Quốc ) và Ngân hàng ANZ (Australia + Newzealand).

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp và tình hình trong nước cũng phát sinh không ít khó khăn, nhưng đến cuối năm 2004, lợi nhuận trước thuế đạt mức 198 tỷ đồng, tăng 58,4% so với năm 2003; tổng tài sản tăng 42%; dư nợ cho vay tăng 26,2% và nợ quá hạn được khống chế ở mức 1,07%, huy động vốn tăng 42%, các hoạt động kinh doanh khác đạt mức tăng trưởng tốt và khá toàn diện.

Sản phẩm dịch vụ của Sacombank đã không ngừng được cải tiến và mở rộng Không còn đơn thuần chỉ thực hiện nghiệp huy động và cho vay truyền thống, nhiều dịch vụ mới đã ra đời hòa trong xu thế phát triển của thị trường tiền tệ Các dịch vụ như chuyển tiền nội địa, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài, kiều hối, thu hộ – chi hộ, cho thuê ngăn tủ sắt, bảo lãnh, tài trợ thương mại, tiết kiệm trung hạn linh hoạt, tiết kiệm tích lũy và đặc biệt là dịch vụ thẻ và hệ thống máy rút tiền tự động ( ATM ) … đã

Trang 3

làm cho hoạt động của Sacombank ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Công tác tái cấu trúc ngân hàng và công tác quản trị điều hành được tiếp tục cải tiến nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển Mô hình quản lý theo khu vực, tổ chức bộ máy tại các chi nhánh được hoàn thiện nhằm tăng tính hiệu quả và thống nhất trong toàn hệ thống.

Công tác tiếp nhận tư vấn quốc tế để xây dựng mô hình quản trị ngân hàng tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế cũng đã được hoàn tất giai đoạn 1, là cơ sở quan trọng để chuẩn hóa hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Hệ thống công nghệ thông tin đang được đầu tư mới, khi hoàn thành sẽ đủ sức đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin, nâng cao chất lượng quản lý; đồng thời cũng là xương sống cho việc ứng dụng, mở rộng các dịch vụ ngân hàng điện tử và các loại hình dịch vụ khác.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tạo cơ chế tốt nhất để nâng cao tính độc lập, khách quan trong hoạt động, nhằm không những kiểm soát rủi ro mà còn kiểm soát được hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Nguồn nhân lực không ngừng được chú trọng đào tạo và bồi dưỡng theo hướng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của tiến trình phát triển

Mạng lưới hoạt động được tiếp tục mở rộng, nâng cấp nhằm phát triển thị trường, tiếp cận khách hàng mới và đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng trong phạm vi cả nước.

Trang 4

1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK.1.2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC.

Với quy mô hoạt động rộng lớn như thế, để đảm bảo tính chính xác và đạt hiệu quả cao thì bộ máy quản lý cũng được phân công phân nhiệm rõ ràng: Tổng Giám Đốc phụ trách chung, tổ chức và kiểm tra, mỗi khu vực có một Phó Tổng Giám Đốc phụ trách ủy quyền cho các Giám Đốc điều hành tại từng chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín hiện đến 30/12/2004 có 12 phòng nghiệp vụ và 2 Trung Tâm được quản lý trực tiếp dưới sự điều hành của 4 Phó Tổng Giám Đốc phụ trách các khối nghiệp vụ Các Phó Tổng Giám Đốc còn lại chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý điều hành hoạt động của 21 chi nhánh cấp 1 theo 4 khu vực sau : miền Bắc – Bắc Trung Bộ; miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên & Trung – Nam Trung bộ; khu vực TP.HCM và miền Tây Nam Bộ Chế độ Phó Tổng Giám Đốc phụ trách khu vực là mô hình phân chia quản lý thực sự hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu mạng lưới ngày càng phát triển của Ngân Hàng.

Sau đây là sơ đồ tổ chức của Sacombank :

Trang 5

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

ỦY BAN QLÝ RỦI RO

HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG

ỦY BAN TS NỢ – TS CÓ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

TRUNG TÂM CNTT

KHỐI TÍN DỤNGP Chính sách tín dụngP Thẩm định

P Quản lý nợ

KHỐI QUẢN TRỊ & ĐIỀU HÀNHP Kế hoạch đầu tư

P MaketingP Tài chính kế toánP Hành chính quản trịP Nguồn nhân lựcKHỐI NGÂN QUỸP Kinh doanh tiền tệP Thanh toán quốc tếP Thanh toán nội địa và Quỹ

P Kiểm tra – Kiểm toán

MẠNG LƯỚI CHI NHÁNHKhu vực thành phố Hồ Chí Minh

Khu vực Tây Nam bộ

Khu vực Đông Nam bộ & miền Trung

Khu vực Bắc Bộ

P Quản lý tín dụngP Dịch vụ khách hàngP Kế toán & QũyTổ hành chính quản trịChi nhánh cấp 2Phòng Giao DịchTổ tín dụng

CHI NHÁNH CẤP 1

CÔNG TY CON

Công ty quản lý nợ & Khai thác tài sảnP Vận hành & Xử lý thông tinP Quản trị tài nguyên

P Nghiên cứu & Phát triển CNTT

P Kế toán – Hành chínhP Kỹ thuật

P Chính sách – Nghiên cứuP Dịch vụ khách hàng

TRUNG TÂM CNTT

Trang 6

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH

Nguồn từ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

1.2.2 PHẠM VI HOẠT ĐỘNG.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cùng với việc mở cửa thị trường Tài Chính Việt Nam theo thỏa thuận của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và ASEAN, cùng với việc gia nhập WTO thì sự cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt hơn.

Uỷ ban Qlý tài sản Nợ-CóUỷ ban tín dụng

Trang 7

Là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, Sacombank đang đứng trước áp lực cạnh tranh không những từ các ngân hàng trong nước mà cả các ngân hàng nước ngoài Nổ lực chuẩn bị mọi mặt để nhanh chóng hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh, Sacombank cố gắng đưa ra ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ để phục vụ và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Đối tượng sử dụng sản phẩm dịch vụ :

 Là các cá nhân Việt Nam, người nước ngoài cư trú, hay làm việc tại Việt Nam, có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi nhân sự theo pháp luật của nước mà người đó làm công dân Khách hàng là người chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có người giám hộ, người đại diện theo pháp luật.

 Các tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, hoạt động hợp pháp ở Việt Nam bao gồm : Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, văn phòng Đại diện của tổ chức nước ngoài, các cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh, cơ sở sản xuất … Các tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài có hoạt động hợp pháp ở Việt Nam bao gồm : Các tổ chức kinh tế nước ngoài, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp của nước ngoài

Sau đây là một số hoạt động dịch vụ của Sacombank.

1.2.2.1 Hoạt động huy động vốn

 Ngân hàng tổ chức huy động những nguồn vốn nhàn rỗi ngắn, trung và dài hạn từ trong dân chúng và các tổ chức kinh tế bằng VNĐ và ngoại tệ với các hình thức sau:

Trang 8

 Nhận các loại tiền ký quỹ bảo lãnh, tiền gửi không kỳ hạn, các loại tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn : tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm trung hạn linh hoạt, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng, đặc biệt là tiết kiệm vàng và VNĐ đảm bảo theo giá trị vàng.

 Phát hành kỳ phiếu ngân hàng.

 Vay của các ngân hàng nhà nước, từ các ngân hàng bạn trong hệ thống liên ngân hàng, từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước theo quy định hiện hành

 Phát hành cổ phiếu ngân hàng

1.2.2.2 Hoạt động cho vay

Với định hướng là ngân hàng bán lẻ, Sacombank đặc biệt quan tâm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, xây dựng nhà xưởng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như : cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay đi làm việc ở nước ngoài, cho vay cán bộ – công nhân viên, cho vay cầm cố sổ tiền gửi, cho vay góp chợ, cho vay du học, cho vay nông thôn, cho vay thấu chi.

1.2.2.3 Hùn vốn mua cổ phần.

Ngân hàng được phép sử dụng vốn tự có để tiến hành các hoạt động hùn vốn mua chứng khoán theo quy định hiện hành và chủ trương của ngân hàng.

1.2.2.4 Kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối.

Ngân hàng thực hiện mua bán ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp, làm đại lý chuyển tiền từ nước ngoài vào trong nước theo khuôn khổ cho phép.

Trang 9

Phát hành và thanh toán L/C cho các đối tượng khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu.

1.2.2.5 Thanh toán quốc tế.

Chuyển tiền bằng điện (T/T) - ngân hàng thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài thông qua hệ thống S.W.I.F.T với các mục đích như sau :

Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài cho các tổ chức.

Chuyển tiền cho cá nhân du học, khám chữa bệnh (bao gồm tiền học phí, viện phí và chi phí sinh hoạt), công tác, du lịch, trợ cấp, thanh toán phí, lệ phí, chuyển tiền thừa kế, định cư ở nước ngoài và những mục đích khác được pháp luật cho phép.

Nhờ thu – sau khi hoàn tất nghĩa vụ giao hàng, nhà xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền người mua và chuyển đến ngân hàng phục vụ nhờ thu hộ số tiền trên hối phiếu đó.

Phát hành và thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) cho các đối tượng khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu.

1.2.2.6 Các dịch vụ khác

Thực hiện nhiệm vụ thanh toán giữa các khách hàng

Chi trả hộ lương cán bộ – công nhân viên : ngân hàng nhận tiền mặt hoặc trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức để thanh toán lương cho mỗi cán bộ – công nhân viên theo thời gian nhất định hàng tháng.

Thu chi hộ tiền bán hàng : ngân hàng thu, chi hộ tiền bán hàng là thay mặt khách hàng làm các nghiệp vụ thu nhận, kiểm đếm, phân loại, vận chuyển … và báo có vào tài khoản hoặc chi tiền cho đối tác của khách hàng.

Trang 10

Bảo lãnh : Sacombank (bên bảo lãnh) cam kết bằng văn bản với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho Sacombank (bên bảo lãnh) số tiền đã được trả thay.

Thực hiện dịch vụ bất động sản : ngân hàng thực hiện môi giới mua bán, quảng cáo, cho vay, định giá, tư vấn, cung cấp thông tin và một số dịch vụ hổ trợ về bất động sản khác theo yêu cầu của khách hàng.

Thực hiện dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt : ngân hàng cho thuê một hoặc nhiều ngăn tủ để cất giữ những tài liệu quan trọng, tài sản có giá trị… Hệ thống ngăn tủ sắt được đặt trong tầng hầm có hệ thống phòng chống cháy và chống đột nhập với thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế

Thực hiện dịch vụ phone – banking : ngân hàng thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin qua điện thoại Khách hàng được cung cấp các thông tin như : số dư của tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền tiết kiệm, tiền vay; lãi suất vay, lãi suất gửi; lãi suất SIBOR; tỷ giá vàng, ngoại tệ…

Mạng lưới hoạt động :

Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín từ 3 chi nhánh và 1 Hội Sở lúc mới thành lập (1992) đã tăng lên gần 20 điểm giao dịch với 7 chi nhánh cấp 1 vào năm 1999 Đến cuối 2004, Sacombank đã mở rộng mạng lưới với 89 điểm giao dịch gồm 21 chi nhánh cấp 1, 25 chi nhánh cấp 2, 35 Phòng Giao Dịch, 7 tổ Tín dụng ngoài địa bàn và 1 Văn phòng đại diện trải dài từ Bắc vào Nam.

Sacombank còn có 2 công ty trực thuộc là công ty Quản lý Nợ & Khai thác tài sản (AMC); công ty liên doanh Quản Lý Qũy (Vietfund Management).Ngoài ra, Sacombank còn tham gia sáng lập và góp vốn cổ phần 11% cho các công ty

Trang 11

Bảo Hiểm Viễn Đông (VASS), công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn & công ty Cổ phần Chứng khoán TPHCM.

1.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NHỮNG NĂM QUA.1.3.1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU

THỜI ĐIỂM CUỐI NĂM

Tổng tài sản 3.134,3 4.296,4 7.304,4 10.935 15.490

Số lượng nhân viên

Tổng chi phí (tỷ đồng) 214,5 267,8 492,8 637,9 932,3

Lãi trước thuế (tỷ đồng)

Trang 12

HỆ SỐ TÀI CHÍNH (%)

Vốn tự có/tổng tài sảncó rủi ro (CAR)

Huy động vốn/tổng nợ 98,45 97,76 96,62 97,6 96,9

Cho vay/tổng tài sản 74,23 76,79 64,74 57,59 52,9

Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ

Thu nhập phi tín dụng/tổng thu nhập

Nguồn từ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

1.3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK TRONG NHỮNGNĂM GẦN ĐÂY.

Trong bối cảnh kinh tế chung của đất nước còn nhiều khó khăn và dễ biến động; trước tình hình đầy gian nan thử thách của hệ thống các ngân hàng thương mại, trước việc điều chỉnh cần thiết của luật NHNN và Luật các TCTD; đặc biệt riêng đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín lại phải mất khá nhiều thời gian và tư duy cho việc đấu tranh để khắc phục các mặt tồn tại, chấn chỉnh các mặt hoạt động của Ngân hàng.

Mặc dù trong bối cảnh chung và tình cảnh riêng như vậy, nhận thức được trách nhiệm nặng nề trước Pháp luật, đặc biệt trước cổ đông và trước xã hội, Hội Đồng Quản Trị, Ban Kiểm Soát và Ban Điều Hành các cấp của Sacombank đã hạ quyết tâm: vừa ra sức khắc phục cơ bản các mặt tồn tại yếu

Trang 13

kém, điều chỉnh mọi mặt hoạt động theo Luật các Tổ Chức Tín Dụng và vừa phải cố gắng hoàn thành tốt những kế hoạch đã đưa ra Nhờ vậy mà Sacombank đã đạt được những kết quả cụ thể sau:

TỔNG TÀI SẢN :

Tổng tài sản đến cuối năm 2004 đạt gần 10.400 tỷ đồng, tăng 42% so với đầu năm, trong đó tài sản có sinh lời chiếm 86% Đến năm 2005 tài sản tăng lên đến 15.488 tỷ đồng, tăng 49% so với 2004.

VỐN ĐIỀU LỆ :

Vốn điều lệ liên tục tăng trong những năm qua, đến năm 2003 thì Sacombank đã trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam Và cho đến thời điểm hiện tại vào quí 1 năm 2006 thì Sacombank tiếp tục dẫn đầu về vốn điều lệ 2392,2 tỷ trong khối ngân hàng thương mại cổ phần Vốn điều lệ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới do ngân hàng đang có đợt huy động vốn TONG TAI SAN

(ty dong Viet Nam)

Trang 14

Nguồn từ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.

HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN :

Xuất phát từ vị trí vai trò hoạt động nguồn vốn trong kinh doanh của Ngân hàng, Sacombank tiếp tục chiến lược huy động vốn với nhiều hình thức đa dạng, hấp dẫn bằng nhiều biện pháp thích hợp như thực hiện chính sách khách hàng linh hoạt, nâng cao chất lượng thanh toán và các dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch phục vụ dân cư Qua các năm nguồn vốn huy động liên tục phát triển với cơ cấu nguồn vốn ngày càng phù hợp với yêu cầu đa dạng hóa trong kinh doanh Tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2004 tăng 42% so với đầu năm, trong đó vốn VND tăng 37%, ngoại tệ tăng 35%, vàng tăng 118% Riêng năm 2005 nguồn vốn tiếp tục tăng 48% với nguồn ngoại tệ và vàng tăng mạnh do giá vàng biến động mạnh nên nhu cầu người dân tham gia buôn bán trên thị trường tăng mạnh, từ đó giao dịch qua ngân hàng cũng tăng theo.

Cơ cấu huy động vốn: vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư chiếm 93%, nếu phân theo hình thái tiền thì vốn huy động bằng VND chiếm

Trang 15

72% Nguồn vốn tăng ngày càng cao là do hoạt động của Sacombank có hiệu quả và phong cách phục vụ nên được sự tin yêu của nhiều khách hàng.

Nguồn từ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.

Có thể nói tình hình huy động vốn trong năm 2004 đạt khá, tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân ngành (cả nước 22,4%) Năm 2005, Sacombank tiếp tục đẩy mạnh tiếp nhận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế như Dự án Tài chính nông thôn II – RDF II do Ngân Hàng Thế Giới (WB) tài trợ, Dự án do tổ chức Tài Chính Quốc Tế FMO Hà Lan (Nederlandse Financierings Maatschappij voor Ontwikkelingslanden N.V.) tài trợ Các nguồn vốn này góp phần phát triển tín dụng cho các khu vực nông thôn, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG :

Với nền kinh tế Việt Nam nói chung hiện nay, hoạt động dịch vụ chưa phát triển mạnh như ở các nước phát triển thì tín dụng là mảng hoạt động đóp góp nhiều nhất vào tổng thu nhập của ngành ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng.Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Sacombank bình quân từ năm 2000 đến 2003 là 41,2%, trong khi mức độ tăng trưởng bình quân toàn

NGUON VON HUY DONG (ty dong Viet Nam)

Trang 16

ngành ngân hàng thương mại Việt Nam là 27,6% Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2004 tăng chậm hơn năm trước là do Sacombank thực hiện tái cấu trúc, điều chỉnh cho vay phân tán, cho vay cán bộ nhân viên và kiểm soát chất lượng tín dụng nhằm thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững.

Nguồn từ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.

Tổng dư nợ tín dụng quy VND vào cuối năm 2005 đạt trên 8000 tỷ đồng, tăng 37,2 % so với năm 2004, trong đó cho vay bằng VND tăng 27%, ngoại tệ tăng

(ty dong Viet Nam)

Nguồn từ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.

Về mặt cơ cấu dư nợ, thành phần kinh tế cá thể chiếm 45,4%, công ty cổ phần TNHH và DNTN chiếm 48,3% tổng dư nợ.

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN :

Trang 17

Hoạt động kiều hối trong những năm qua tiếp tục phát triển, lượng tiền chuyển qua Sacombank ngày càng tăng Tổng doanh số chi trả kiều hối trong năm đạt mức 511,4 triệu USD, tăng hơn 8,5% so với năm trước, đặc biệt kiều hối cá nhân trực tiếp gửi qua ngân hàng tăng cao, đạt 36,4 triệu USD.

Tổng doanh số thanh toán quốc tế năm 2005 đạt 1702 triệu USD, tăng 39,9% so với năm trước, trong đó thanh toán cho nước ngoài 622 triệu USD và nhận thanh toán từ nước ngoài 713 triệu USD.

Danh sách thanh toán quốc tế (triệu USD)

Nguồn từ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.

Tổng giá trị L/C nhập khẩu phát hành là 648 triệu USD, tăng 61,2 % ; L/ C xuất khẩu là 18,4 triệu USD, tăng 20% so với năm 2004.

Hiện nay mạng lưới ngân hàng đại lý ở nước ngoài đã mở rộng cho thấy uy tín của Sacombank ngày càng tăng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế với trên 5300 đại lý của 170 ngân hàng tại 76 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong năm 2004 Sacombank đã nhận được 4 giải thưởng về chất lượng thanh toán quốc tế do Ngân Hàng HSBC (Hongkong Shanghai Banking Corporation), tập đoàn City Group, Ngân hàng Union Bank Of California và Ngân hàng Wachovia (USA) trao tặng.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI :

Ngân hàng đã ban hành Quy chế giao dịch hối đoái và tiếp tục hoàn chỉnh quy trình kinh doanh ngoại tệ.

Trang 18

Tổng doanh số mua bán các loại ngoại tệ trong năm 2005 (quy USD) đạt 9.859 triệu USD, tăng 21% so với năm trước.Thu nhập kinh doanh ngoại hối là 42 tỷ đồng, đạt 65% kế hoạch đề ra

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ.

Sacombank đã tham gia tích cực thị trường vốn trong thời gian qua, đó là một chủ trương có tính chiến lược nhằm đa dạng hóa hoạt động, chuẩn bị cho bước phát triển của ngân hàng trong tương lai.

Tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong năm 2005 quy ra VND là 92.554 tỷ đồng, tăng 91,2% so với năm 2004.

Số dư đầu tư vào trái phiếu các loại là 2.507,6 tỷ đồng và 601 ngàn USD, tăng 76,2% so với đầu năm.

Sacombank tiếp tục tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu đô thị TPHCM với số tiền là 525 tỷ đồng, tăng 31,2% so với năm 2003 Thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần đạt 27 tỷ đồng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư bình quân là 15,6%.

HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ :

Với thị trường tiềm lực 83 triệu dân như Việt Nam thì Sacombank định hướng thẻ ngân hàng là một trong những sản phẩm chính yếu trong thời gian tới Ngân hàng đã phát hành thẻ SacomPassport độc lập và phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ, đã tham gia Công ty cổ phần Chuyển mạch Quốc gia Việt Nam (Bank Net), đã ký hợp đồng cung cấp phần mềm quản lý thẻ quốc tế và nội địa với Công ty Comex (Singapore), đã xây dựng bộ máy và tổ chức đào tạo nhân viên chuẩn bị cho việc phát hành thẻ Visa và thẻ MasterCard.

Tổng số thẻ phát hành lũy kế đến cuối năm là 25.450 thẻ, với doanh số thanh toán là 715,5 tỷ đồng tăng 1,5 lần so với năm 2004.

Trang 19

KẾT QUẢ KINH DOANH :

Sacombank đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu thu nhập, giảm dần sự phụ thuộc vào việc thu từ hoạt động tín dụng tăng dần tỷ trọng thu nhập phi tín dụng Tổng thu nhập phi tín dụng trong năm qua chiếm 35,4% tổng thu nhập, tỷ lệ tăng 6,1% so với năm trước LOI NHUAN TRUOC THUE (ty

dong Viet Nam)

Nguồn từ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN :

Trong năm qua Sacombank đã có sự đầu tư lớn về tài chính cũng như nhân lực nhằm đẩy mạnh công tác hiện đại hóa ngân hàng :

o Hoàn chỉnh nối mạng và cài đặt phần mềm Smartbank trên 90 điểm giao dịch của Sacombank

o Xây dựng các phần mềm phục vụ cho công tác quản lý tín dụng, hỗ trợ nghiệp vụ kiểm tra kiểm toán cũng như cải tiến, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

o Bắt đầu thử nghiệm E-banking với một số khách hàng.

o Tiến hành ký kết hợp đồng và triển khai xây dựng chương trình phần mềm “ngân hàng lõi T24” mới

Trang 20

o Sắp xếp và tổ chức lại hoạt động của trung tâm Công Nghệ Thông Tin theo hướng chuyên nghiệp hóa, cũng như chuẩn bị nhân sự nhằm đảm bảo vừa cải tiến duy trì hoạt động Smartbank hiện hữu, vừa nhanh chóng tiếp nhận hệ thống “ngân hàng lõi” mới.

1.3.3 NHỮNG CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG VỀ CHUYÊN MÔN

Xác lập mô hình quản lý rủi ro và quản lý tài sản nợ – tài sản có : với sự tư vấn của chuyên gia IFC, ngân hàng đã tiến hành xây dựng và xác lập mô hình cũng như các báo cáo liên quan đến quản lý rủi ro như :

i.Báo cáo độ lệch thanh khoản nhằm đánh giá nhu cầu thanh khoản ròng đối với từng loại tiền tệ.

ii.Báo cáo tái định giá

iii.Báo cáo kỳ hạn kinh tế đo lường độ nhạy cảm của Tài sản Có – Tài sản Nợ ứng với các biến động của lãi suất.

Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng tín dụng i.Ban hành chính sách tín dụng

ii.Thiết lập mô hình xếp hạng tín dụng :

a Mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, bao gồm :

Hệ thống các tiêu chí định tính và hạng định tính; hệ thống các tiêu chí định lượng và hạng định lượng.

Cách tính toán hạng tín dụng.

Bảng tương quan giữa hạng tín dụng và các chỉ số xác suất vỡ nợ

Danh mục tài sản đảm bảo và các chỉ số lỗ dự kiến khi thanh lý tài sản tương ứng.

Hệ thống tính toán Chỉ số LGD bình quân cho từng khoảng vay.

Trang 21

Hệ thống tính toán giá trị lỗ dự kiến, các vùng EL chấp nhận/cảnh báo/từ chối.

b Mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân bao gồm : Hệ thống các tiêu chí chấm điểm cá nhân tiêu dùng.

Hệ thống các tiêu chí chấm điểm cá nhân sản xuất kinh doanh Cách tính toán điểm tín dụng.

iii.Quản lý danh mục cho vay theo phương pháp so sánh GDP

Ngân hàng đã xây dựng mô hình giám sát và điều chỉnh danh mục cho vay, dựa trên cơ sở khách quan về tỉ trọng đóng góp GDP của ngành nghề trong nền kinh tế, nhằm giúp Ngân hàng có định hướng phù hợp khi cho vay các ngành nghề Bao gồm :

Danh mục các ngành nghề (Industry) 3 cấp Ma trận phân bổ ngành

Phương pháp đánh giá tính hấp dẫn ngành.

Tiếp nhận và triển khai hệ thống ngân hàng lõi COREBANKING : thực hiện chiến lược hiện đại hóa ngân hàng, Sacombank đã ký hợp đồng với Tập đoàn Temenos Thụy Sỹ để triển khai hệ thống “Ngân hàng lõi T24” Việc triển khai hệ thống T24 với nhiều chức năng và tiện ích sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn khắc khe của một hệ thống ngân hiện đại, đặc biệt trong vấn đề quản lý rủi ro Thực hiện công tác kiểm toán định kỳ và báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế.

Xây dựng chuẩn mực, cấp độ nhân viên để làm cơ sở cho việc trả lương đúng sức lao động và đóng góp cho nhân viên đối với ngân hàng.

1.3.4 CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA XÃ HỘI

Trang 22

Bên cạnh những thành công về hoạt động kinh doanh, Sacombank còn những thành công về mặt luôn quan tâm và có những hoạt động tích cực cho xã hội – chăm lo đời sống của nhân viên, cán bộ ngân hàng :

 Thăm và tặng quà trung thu cho trẻ em nghèo, trẻ em nhiễm chất độc màu da cam.

 Tài trợ cho chương trình xóa mù cho bệnh nhân nghèo tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Tổ chức “Ngày hội đón xuân” cho hơn 1.800 cụ già neo đơn và trẻ em nghèo khuyết tật vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thân.

 Tài trợ cho cuộc thi “Dynamic – Nhà Kinh doanh tiền tệ” do trường Đại học Kinh Tế TP.HCM tổ chức.

 Thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình khó khăn, ủng hộ đồng bào các vùng gặp thiên tai, bão lụt.

 Tài trợ cho Giải việt dã vì sức khỏe cộng đồng – Cúp Sacombank tại Bình Định.

 Đặt biệt, Sacombank đã trao 250 học bổng cho học sinh nghèo hiếu học trong chương trình “Sacombank – Ươm mầm cho những ước mơ” với tổng trị giá 250 triệu đồng Chương trình này sẽ tiếp tục mở rộng qui mô trong những năm sắp tới.

 Sacombank cũng đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi bổ ích dành cho nội bộ ngân hàng.

1.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI.

Với định hướng phát triển giai đoạn 2001 – 2010, bước sang năm 2005, Sacombank sẽ tiếp tục duy trì tốc độ phát triển tài sản ở mức cao, đồng thời

Trang 23

với việc quan tâm đến yếu tố phát triển an toàn – bền vững Các mục tiêu chiến lược sẽ được thực hiện là:

 Tăng nhanh năng lực tài chính  Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ  Mở rộng mạng lưới, phát triển thị phần  Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực  Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

 Chuẩn hóa các qui trình, thao tác nghiệp vụ.

 Tiếp cận và từng bước ứng dụng các chuẩn mực kế toán và quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế

 Tập trung đúng mức cho việc kiện toàn bộ máy tổ chức điều hành và tăng cường khả năng kiểm tra kiểm toán nội bộ.

2.1 GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG GIAO DỊCH CAO THẮNG.

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Sài Gòn có trụ sở đặt tại số 211 Nguyễn Thái Học, Phường Phạm Ngũ Lão - Quận 1, TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Sài Gòn là một trong những chi nhánh được thành lập đầu tiên trong các chi nhánh của hệ thống NHSGTT, quy mô và địa bàn hoạt động rộng lớn.

Trang 24

Phòng Giao Dịch (PGD) Cao Thắng nằm trực thuộc dưới sự quản lý của Chi nhánh Sài Gòn PGD Cao Thắng ra đời theo quyết định thành lập số 168/2003/QĐ-HĐQT ngày 16 tháng 6 năm 2003 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.

Với phong cách phục vụ nhiệt tình cùng vị trí tọa lạc chiến lược tại 17 Bis Cao Thắng – Quận 3,TP Hồ Chí Minh, PGD Cao Thắng đã chiếm được lòng tin của nhiều khách hàng PGD cung cấp và phục vụ khách hàng với

nhiều nghiệp vụ đa dạng và sáng tạo với phương châm “nhanh chóng, antoàn và hiệu quả”

2.1.1 CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ CỦA PGD CAO THẮNG.

 Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi và cung ứng một số sản phẩm dịch vụ theo sự ủy nhiệm của Giám đốc chi nhánh Sài Gòn phù hợp theo qui định, qui chế của Ngân hàng.

Trang 25

 Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và thực hiện một số tác nghiệp tiền vay theo sự ủy nhiệm của Giám đốc chi nhánh Sài Gòn phù hợp theo qui định, qui chế của Ngân hàng.

 Tổ chức công tác hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ theo qui định của Ngân hàng.

 Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương hiệu; nghiên cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động; xây dựng kế hoạch kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch.

 Tổ chức công tác quản lý hành chánh đảm bảo mọi mặt hoạt động cho đơn vị, đảm an toàn an ninh tài sản cho Ngân hàng; theo dõi và tham mưu cho cấp trên về tình hình nhân sự tại đơn vị.

 Thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị, đồng thời chịu sự kiểm tra kiểm soát thường xuyên hoặc đột xuất của phòng nghiệp vụ Chi nhánh và Ngân hàng.

2.1.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY.

Tổ chức bộ máy: PGD Cao Thắng do trưởng phòng giao dịch Huỳnh Thị Ngọc Hân phụ trách, giúp trưởng PGD có một số nhân viên thực hiện công tác sau:

2.1.2.1 Công tác kinh doanh.

 Thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi dưới các hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi Ngân hàng và cung ứng một số sản phẩm dịch vụ khác ;

Trang 26

 Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và thực hiện một số tác nghiệp tiền vay theo qui định;

 Thu nhập các ý kiến đóng góp của khách hàng về các công tác đảm trách và đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh; nghiên cứu đề xuất một số nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động;

 Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp khắc phục những khó khăn trong công tác.

2.1.2.2 Công tác kế toán và ngân quỹ.

 Tổ chức thực hiện và kiểm soát hoạt động hạch toán kế toán của đơn vị;

 Tổ chức lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán trong khi chờ chuyển về chi nhánh.

 Quản lý và điều hành thanh khoản ;

 Thực hiện công tác thu chi tiền mặt, vàng, chứng từ có giá theo qui định;

 Kiểm đếm, đóng bó đúng tiêu chuẩn tiền mặt tồn quỹ một cách kịp thời;

 Thực hiện kiểm kê tồn quỹ định kỳ, đột xuất theo qui định;  Đảm bảo tuyệt đối an toàn kho quỹ;

 Lưu trữ, bảo quản và giao nhận bản chính giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo của khách hàng, bản chính tờ trình đề xuất cho vay của cán bộ tín dụng và các giấy tờ khác theo qui định;

Trang 27

 Bảo quản và sử dụng khuôn dấu của PGD theo đúng qui định.

2.1.2.3 Tổ chức công tác quản trị

 Tổ chức tiếp nhận và lưu trữ văn thư đi, đến;

 Quản lý tài sản cố định, công cụ lao động được phân phối sử dụng;  Bảo đảm an ninh và an toàn cơ sở;

 Theo dõi tình hình nhân sự.

2.1.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG.

Trưởng phòng giao dịch _ Chị Huỳnh Thị Ngọc Hân Giao dịch viên _ Chị Lê Hà Đăng Tâm Thủ quỹ _ Chị Nguyễn Thị Bình Nhân viên tín dụng _ Anh Dương Trung Sách

Với gần 3 năm hoạt động, PGD Cao Thắng đã không ngừng chú trọng phát triển cả về số lượng lẫn về chất lượng phục vụ khách hàng Có thể nói qui mô của PGD Cao Thắng tương đối nhỏ nhưng do phong cách phục vụ khách hàng tận tình, vui vẻ, nhanh chóng và chính xác nên được sự yêu mến của nhiều khách hàng Điều đó được khẳng định qua kết quả hoạt động của PGD có lãi

Trang 28

liên tục trong những năm hoạt động và nguồn thu nhập luôn ổn định nhờ vào lượng khách hàng ổn định và lành mạnh.

Tình hình hoạt động của PGD Cao Thắng trong những năm qua:

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN :

Tình hình huy động vốn bằng VNĐ: tăng liên tục trong những năm

qua, trong đó nguồn vốn huy động từ khách hàng với lãi suất cao chiếm từ 80% đến 95% trong tổng số nguồn vốn huy động Dự kiến vào cuối năm 2006 nguồn vốn bằng VNĐ sẽ đạt được là 61,5 tỷ đồng tăng 70% so với

VON HUY DONG(ty dong Viet Nam)

Nguồn từ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Nguồn vốn bằng USD: nguồn vốn huy động từ tiền gửi tổ chức kinh tế

và cá nhân năm 2005 tăng 89% so với 2004, trong đó tiền gửi lãi suất cao chiếm 80% đến 85% trong tổng nguồn vốn bằng USD còn lại là tiền gửi lãi suất thấp Dự kiến vào năm 2006 nguồn vốn bằng USD sẽ đạt được 832 ngàn USD tăng 110% so với năm 2005.

Trang 29

Nguồn từ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Nguồn vốn bằng vàng: tuy qui mô ở PGD Cao Thắng không lớn nhưng

có thể nói nguồn vốn huy động được bằng vàng đạt là khá cao Số dư vàng vào cuối năm 2005 cao gấp 3 lần số dư vàng cuối năm 2004, tăng 209% so với năm 2004 Cuối năm 2004 tuy chỉ mới hoạt động được 6 tháng nhưng tiền gửi của tổ chức kinh tế & cá nhân bằng vàng đã đạt được 480 lượng Hiện nay giá vàng đang liên tục tăng như “một cơn sốt” nên để đáp ứng cho nhu cầu mua bán vàng của khách hàng Ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng Dự kiến vào cuối năm 2006 số dư vàng sẽ đạt được là 1.770 lượng tăng 58% so với năm 2005.

Trang 30

Nguồn từ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động quy VNĐ thì năm 2005 đạt được là 57,57 tỷ đồng, dự kiến đến cuối năm 2006 sẽ đạt được là 92,44 tỷ đồng chiếm vị trí thứ 3 so với 5 PGD trực thuộc của chi nhánh Sài Gòn.

TÌNH HÌNH THU NHẬP :

Thu nhập bao gồm thu nhập từ lãi cho vay và thu nhập từ hoạt động dịch vụ như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, thu bảo lãnh, thu về dịch vụ ngân quỹ, thu từ dịch vụ khác… Thu nhập năm 2005 tăng 46% so với năm 2004, dự kiến đến năm 2006 sẽ đạt được là 1840 triệu đồng tăng 222% so với năm 2005 Trong đó nguồn thu nhập từ lãi chiếm từ 75% đến 90%, còn lại là hoạt động thu nhập từ dịch vụ Tình hình thu nhập còn yếu như vậy lí do chính không hẳn là do sản phẩm dịch vụ không đủ phục vụ khách hàng mà còn do lí do khách quan là mặt bằng PGD nhỏ không tạo được sự an tâm cho khách hàng

Trang 31

(trieu dong Viet Nam)

Nguồn từ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

LỢI NHUẬN :

Năm 2004, chỉ sau chưa đến 6 tháng hoạt động mà lợi nhuận của PGD Cao Thắng đã đạt được là 385 triệu đồng, một con số đáng khích lệ, đến năm lợi nhuận tăng 17%, dự kiến năm 2006 lợi nhuận sẽ tăng 187% so với năm 2005 Sở dĩ lợi nhuận năm 2004, 2005 không cao là do PGD mới thành lập nên phải chịu nhiều chi phí tài sản ban đầu (trieu dong Viet Nam)

Nguồn từ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Trang 32

Tuy chỉ là phòng giao dịch có qui mô tương đối nhỏ nhưng PGD Cao Thắng vẫn thể hiện phong cách chuyên nghiệp tạo niềm tin cho khách hàng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh qua việc mua Bảo Hiểm Tiền Gửi của công ty Bảo hiểm Viễn Đông.

Và tiếp bước theo sự phát triển chung của Sacombank cùng các chi nhánh, PGD anh em, PGD Cao Thắng sẽ thực hiện chương trình Ngân hàng lõi T24 vào tháng 5 năm nay.

2.2 QUI TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PGD CAO THẮNG.

2.2.1 CÔNG TÁC TIẾP XÚC KHÁCH HÀNG

Công tác chăm sóc và tiếp xúc khách hàng là một trong những vấn đề được Ngân hàng cũng như PGD Cao Thắng chú trọng nhất Đó là phải làm sao để giữ khách hàng cũ và tìm kiếm thêm những khách hàng mới tiềm năng cho Ngân hàng “Chăm sóc khách hàng” thật sự là một “nghệ thuật” mà mỗi nhân viên ở PGD đều được huấn luyện rất kỹ, mỗi một nhân viên ở đây đều nhận thức dược rằng mình là một hình ảnh của ngân hàng, là người đại diện cho ngân hàng trong giao tiếp với khách hàng, có thể nói vai trò và trách nhiệm của mỗi nhân viên được thể hiện rất cao Sự tồn tại và phát triển của nhân viên nói riêng và của ngân hàng nói chung phụ thuộc vào khách hàng, do khách hàng quyết định, điều này khẳng định rằng khách hàng là quan trọng, tất cả phải hướng đến khách hàng phục vụ khách hàng thật tốt và thật chu đáo Cụ thể như sau:

+ Kỹ năng trong cách ứng xử & giao tiếp Mối quan hệ giữa CBTD và khách hàng vay cực kỳ tế nhị, nếu ứng xử không khéo sẽ gây bất lợi và khó làm việc vì có sự hiểu lầm của nhân viên ngân hàng và khách hàng

+ Tạo ấn tượng tốt ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên.

Trang 33

+ Tạo cho được niềm tin từ khách hàng qua kỹ năng và kiến thức chuyên môn, làm cho khách hàng tin về quan hệ nội bộ của Ngân hàng Phải làm cho KH tin rằng NH có thể giải quyết được nhu cầu, chia xẻ, cảm thông với khách hàng.

+ Cố gắng tạo được sự tôn trọng khách hàng thể hiện qua thái độ nghiêm túc làm việc và giữ đúng lời hứa với KH.

+ Đúng mực trong quan hệ, phải giữ một khoảng cách nhất định để có thể làm việc vì CBTD đang đại diện cho Ngân hàng.

+ Khiêm tốn trong lời nói và ứng xử.

+ Cố tạo được cảm tình nơi khách hàng bằng sự kiên trì, chịu khó, chu đáo, nhiệt tình…

+ Cố tạo được quan hệ thường xuyên với khách hàng và luôn tìm cách phát triển thêm mối quan hệ Nếu buộc lòng phải để khách hàng ra đi thì cũng phải làm cho khách hàng ra đi một cách vui vẻ.

Tiếp xúc với khách hàng là cả một nghệ thuật Cần phải hết sức khéo léo để có thể thu hút và khai thác thông tin từ khách hàng một cách hiệu quả (vì khách hàng luôn muốn cung cấp ít nhất và nhận được nhiều nhất) để phục vụ cho công tác cho vay một cách tốt hơn.

2.2.2 THẨM ĐỊNH HỒ SƠ TÍN DỤNG.

Đây là một công tác rất quan trọng Công tác này sẽ giúp cho cán bộ tín dụng đưa ra quyết dịnh cho vay hay không cho vay của mình Sự thành công của các khoản vay phụ thuộc vào các chính sách và nguyên tắc cho vay và những phân tích tài chính chứ không phải những chính sách cho vay dựa trên các quan hệ cá nhân Những người cho vay không chỉ phải chú ý đến doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá đề án tín dụng mà họ cần phải tiếp tục theo dõi

Trang 34

quá trình và kết quả kinh doanh Khi thẩm định một hồ sơ tín dụng, cán bộ tín dụng cần phải phân tích cả 02 mặt : phân tích tài chính và phân tích phi tài chính.

2.2.2.1 Phân tích phi tài chính

Gồm phân tích các mặt sau:

- Năng lực và tư cách người đi vay: Tư cách thường được coi là yếu tố cá nhân, đây là phần quan trọng nhất trong mọi quyết định tín dụng Nếu thiếu đi sự sẵn sàng và chắc chắn của người vay trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình và trả nợ vay, khoản vay sẽ có thể gặp rắc rối và mất thời gian với nguy cơ trở thành nợ khó đòi đánh giá điều nay qua các bước sau:

+ Gặp gỡ và phỏng vấn người vay: Có thể có được ấn tượng ban đầu từ việc quan sát và đưa ra nhận xét về dáng vẻ bề ngoài nói chung, ăn mặc chỉnh tề và sạch sẽ, phong cách và cách nói chuyện Chuẩn bị cho buối phỏng vấn càng chi tiết càng tốt, nhất là phải có tài liệu lưu trữ riêng của mình.

+ Kiểm tra các chi tiết: sau khi phỏng vấn sẽ có một số điểm cần phải được nhanh chóng làm rõ và kiểm tra Phải đảm bảo là người xin vay ký vào mọi thông tin tài chính mà họ cung cấp và các báo cáo tài chính Tất cả các thông tin do khách hàng cung cấp phải được kiểm tra Nếu đối với doanh nghiệp mới phải thẩm tra chi tiết hơn, các thông tin khai báo phải đượckiểm tra chéo + Đến thăm tại chỗ: cán bộ tín dụng phải đến thăm nhà máy, phân xưởng hay văn phòng để trực tiếp đánh giá khả năng và hiệu quả quản lý, gặp gỡ nhân viên ở đó.

+ Hoạt động trước đó: càng sử dụng càng nhiều càng tốt các chỉ số đo lường để đánh giá hoạt động trước đó của doanh nghiệp như tăng trưởng doanh số bán, lợi nhuận và kiểm soát chi phí Trong trường hợp vay đầu tư mới, khách hàng phải chỉ ra được cấp độ kinh doanh dự kiến.

Trang 35

+ Năng lực quản lý: khía cạnh này báo gồm cả việc quản lý về kỹ thuật và quản lý kinh doanh Hiểu biết về kỹ thuật chuyên môn và điều hành phải được coi là điều kiện tiên quyết nhất trước khi tiến hành quá trình thẩm định

- Phân tích về ngành nghề KD: cán bộ thẩm định phải nắm được bản chất ngành nghề, thông tin, chính sách, hoạt động và triển vọng của các khu vực kinh tế và phải sử dụng điều này khi ra quyết định đề xuất cho vay Đặc biệt, cần lưu ý các điểm sau:

+ Các chính sách kinh tế có tác động đến ngành nghề liên quan + Loại và qui mô thị trường

+ Các đơn vị cạnh tranh

+ Các tiêu chuẩn để đánh giá trong ngành

- Sản phẩm , qui trình công nghệ: phân tích chi tiết về công nghệ được áp dụng và sản phẩm là cần thiết để hiểu được hoạt động của doanh nghiệp kể cả mới hoặc đang hoạt động Đặc biệt, cần nhấn mạnh các điểm sau:

+ Doanh mục nhà xưởng, kho tàng

+ Qui trình sản xuất (có thể nhờ chuyên gia trong ngành giúp đỡ) + Đăïc tính kỹ thuật của máy móc, nhà xưởng và công suất sử dụng + Năng lực sản xuất và hao tổn điện nước, chất đốt

+ Danh mục sản phẩm và biện pháp kiểm tra chất lượng + Nguyên liệu thô, khả năng cung ứng vận tải và chi phí

+ Nhu cầu lao động lành nghề và đơn giản, khả năng cung ứng và chi phí + Hạ tầng cơ sở hỗ trợ sản xuất và công nghệ.

- Thị trường: đối với các đơn vị sản xuất cũng như chế biến đầu ra (người tiêu

Trang 36

trọng để đứng vững Phân tích về thị trường kỹ càng và đầy đủ thì quyết định đề xuất cho vay càng chính xác Nếu thấy cần thiết, có thể tham khảo ý kiến bên ngoài để đánh giá các yếu tố dưới đây:

+ Cầu:

 Cầu dự tính đối với sản phẩm và tỷ lệ tăng trưởng  Công suất của dự án và thị phần dự tính

 Loại khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân), thị trường xuất khẩu và các chính sách của nhà nước có liên quan

+ Cung:

 Sản phẩm và giá cả

 Phương thức bán- chiến lược khuyến mãi, điều kiện bán hàng (bán chịu, giảm giá…)

 Hợp đôøng mua hàng…

Tóm lại:

Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, khi mà hệ thống kế toán chưa được thực hiện đồng bộ, nghiêm túc thì việc phân tích phi tài chính đóng vai trò rất quan trọng thậm chí còn hơn cả phân tích tài chính Những thông tin đầu vào của phân tích định tính có ảnh hưởng lớn đến phân tích định lượng vì các giả định của phân tích tài chính đều dựa trên phân tích phi tài chính.

Trang 37

2.2.2.2 Phađn tích taøi chính (thođng qua caùc baùo caùo taøi chính)

a) Múc tieđu cụa phađn tích taøi chính:

Vieôc phađn tích taøi chính doanh nghieôp seõ giuùp chuùng ta thaây ñöôïc moôt caùch roõ raøng böùc tranh trung thöïc nhaât veă tình hình hoát ñoông kinh doanh cụa doanh nghieôp trong thôøi gian qua Ñoăng thôøi vôùi vieôc xem xeùt naøy coøn giuùp ta ñoâi chieâu nhöõng lôøi ñaùnh giaù cụa ban laõnh ñáo trong doanh nghieôp Ngoaøi ra, vieôc phađn tích naøy coøn giuùp chuùng ta ñaịt cađu hoûi vôùi doanh nghieôp khi phaùt hieôn nhöõng daẫu hieôu khođng bình thöôøng.

Noùi chung, múc ñích cuoâi cuøng cụa chuùng ta laø giạm thieơu toâi ña rụi ro cho ngađn haøng khi caâp phaùt tín dúng cho doanh nghieôp Chuùng ta khođng theơ naøo caâp phaùt tín dúng cho doanh nghieôp coù tyû suaât sieđu lôïi nhuaôn nhöng lái chöùa ñaăy nhöõng rụi ro quaù lôùn Vieôc phađn tích khođng chư aùp dúng vôùi nhöõng doanh nghieôp môùi ñaịt quan heô tín dúng laăn ñaău vôùi ngađn haøng maø coøn cạ ñoâi vôùi doanh nghieôp hieôn ñang vay voân tái ngađn haøng

b) Phađn tích taøi chính:

- Heô thoâng baùo caùo taøi chính cụa doanh nghieôp laø nhöõng thođng tin cöïc kyø quan tróng, bôûi caùc baùo caùo taøi chính ñöôïc daønh toaøn boô ñeơ toơng hôïp veă tình hình taøi chính cụa doanh nghieôp trong moôt thôøi gian cú theơ nhaỉm giuùp cho ngöôøi söû dúng nhaôn thöùc ñuùng söùc mánh veă taøi chính, khạ naíng thanh toaùn, möùc ñoô rụi ro, doanh lôïi ñát ñöôïc cụa nhöõng hoát ñoông trong kyø baùo caùo, tređn cô sôû ñoù coù nhöõng bieôn phaùp höõu hieôu thuùc ñaơy doanh nghieôp phaùt trieơn, hoaịc coù caùc quyeât ñònh ñuùng ñaĩn veă ñaău tö, cho vay… nhöng thöïc ra caùc soâ lieôu trong baùo caùo taøi chính chöa theơ hieôn heât nhöõng noôi dung maø nhöõng ngöôøi söû dúng chuùng ñoøi hoûi, ví dú nhö ngöôøi cho vay caăn bieât:

+ Doanh nghieôp coù khạ naíng trạ ñöôïc nôï goâc khođng ?

Trang 38

+ Doanh nghiệp có khả năng thanh toán lãi vay không ? + Doanh nghiệp có khả năng trả nợ vay đúng hạn không ? + Doanh nghiệp có sử dụng tiền vay đúng mục đích không ?

Vì vậy, chúng ta phải dùng kỹ thuật phân tích để thuyết minh thêm các mối quan hệ chủ yếu chưa đề cập trong báo cáo tài chính nhằm thoả mãn yêu cầu của công tác tín dụng.

- Phân tích bảng cân đối kế toán: Chúng ta cần tập trung vào một số vấn đề sau:

+ Đâu là giá trị thực của tài sản công ty?

+ Có phải tất cả tài sản nợ được hạnh toán không? + Liệu giá trị thuần có bị phóng đại lên không?

+ Liệt kê các khoản chiếm dụng lớn, thời gian phát sinh và danh sách các khách hàng này.

+ Các khoản vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn … vay của ai, khi nào đáo hạn, có bị quá hạn không, nguyên nhân quá hạn (nếu có)

+ Trị giá thành phẩm tồn kho, số lượng, cơ cấu, chủng loại, tỷ lệ hàng kém chất lượng, tính mãi lực, kế hoạch tiêu thụ.…

+ Quy mô tài sản – Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn có đủ bù đắp cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn không Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản như thế nào.

- Phân tích báo cáo kết quả hoạt động SXKD:

Báo cáo kết quả hoạt động SXKD phản ánh một cách tổng quát tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán Số liệu báo cáo này cung cấp tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ

Trang 39

và chì ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và kinh nghiệp quản lý kinh doanh của donah nghiệp Báo cáo kết quả kinh doanh có được sử dụng như một bản hướng dẫn để dự tính xem doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong tương lai

Khi phân tích các số liệu phải xem cách công nhận doanh thu, chi phí của doanh nghiệp như thế nào và ước lượng mức độ tin cậy của những số liệu này.

Tất cả các phương pháp xác định doanh thu khác nhau đều chứa đựng yếu tố rủi ro trong kinh doanh và rủi ro hạnh toán Vì thế, chúng ta phải xem doanh thu được công nhận trong kỳ báo cáo có phải là doanh thu được công nhận khi bán và thu được tiền hàng Độ tin cậy của doanh thu được công nhận càng cao thì chất lượng của số liệu doanh thu trong báo cáo thu nhập càng lớn Khi chúng ta chứng minh được phương pháp công nhận và đánh giá doanh thu là đúng và đầy đủ thì việc tiếp theo là tìm hiểu xem con số tổng doanh thu bán hàng đã cung cấp đầy đủ thông tin để có thể hiểu đúng về hoạt động bán hàng của khách hàng chưa Sự tăng lên của doanh số bán có thể là do lượng bán hàng tăng lên; giá bán của một đơn vị sản phẩm tăng lên; hay mở rộng dây chuyền sản xuất…

Khi đánh giá những báo cáo hoạt động kinh doanh của khách hàng , chúng ta cần phải kiểm tra thật cẩn thận việc tính toán chi phí cũng như doanh thu ở trong đó Rất có thể có khả năng khai tăng doanh thu và giảm chi phí do phương pháp hạch toán mà đơn vị đã chọn Nếu khuynh hướng này có thật thì lợi nhuận ròng sẽ bị thổi phồng lên, sự bóp méo thu nhập này có thể làm cho ta tính sai các nguồn trả nợ của khách hàng.

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:23

Hình ảnh liên quan

1.3.2 TÌNH HÌNH HOÁT ÑOÔNG CỤA SACOMBANK TRONG NHÖÕNG NAÍM GAĂN ÑAĐY. - CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK.doc

1.3.2.

TÌNH HÌNH HOÁT ÑOÔNG CỤA SACOMBANK TRONG NHÖÕNG NAÍM GAĂN ÑAĐY Xem tại trang 12 của tài liệu.
Coù theơ noùi tình hình huy ñoông voân trong naím 2004 ñát khaù, toâc ñoô taíng tröôûng cao hôn bình quađn ngaønh (cạ nöôùc 22,4%) - CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK.doc

o.

ù theơ noùi tình hình huy ñoông voân trong naím 2004 ñát khaù, toâc ñoô taíng tröôûng cao hôn bình quađn ngaønh (cạ nöôùc 22,4%) Xem tại trang 15 của tài liệu.
♦ Theo doõi tình hình nhađn söï. - CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK.doc

heo.

doõi tình hình nhađn söï Xem tại trang 27 của tài liệu.
• Tình hình huy ñoông voân baỉng VNÑ: taíng lieđn túc trong nhöõng naím - CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK.doc

nh.

hình huy ñoông voân baỉng VNÑ: taíng lieđn túc trong nhöõng naím Xem tại trang 28 của tài liệu.
TÌNH HÌNH THU NHAÔ P: - CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK.doc
TÌNH HÌNH THU NHAÔ P: Xem tại trang 30 của tài liệu.
- Khạ naíng thanh toaùn cho tình hình vay nôï + Khạ naíng thanh toaùn hieôn thôøi - CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK.doc

h.

ạ naíng thanh toaùn cho tình hình vay nôï + Khạ naíng thanh toaùn hieôn thôøi Xem tại trang 48 của tài liệu.
Tình hình bieân ñoông laõi suaâ t: trong naím 2004 laõi suaât huy ñoông bình quađn cụa - CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK.doc

nh.

hình bieân ñoông laõi suaâ t: trong naím 2004 laõi suaât huy ñoông bình quađn cụa Xem tại trang 61 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan