Tình hình thu hút FDI tại Hà Nộ

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư với thu hút FDI vào Hà Nội (Trang 30)

1. Tổng quan tình hình thu hút FDI vào Hà Nội

1.1. Quy mô vốn.

Tính đến ngày 20/5/2010, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 2029 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 22,91 tỷ USD, đứng thứ 3 trong cả nước (sau TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu) về thu hút đầu tư nước ngoài. Quy mô vốn đầu tư bình quân một dự án là 11,3 triệu USD, thấp hơn so với quy mô vốn đầu tư bình quân/ dự án của cả nước là 16,1 triệu USD.

Trên địa bàn Hà Nội có một số các dự án lớn như dự án Công ty TNHH phát triển khu phố mới Nam Thăng Long của Development Planning Investment Pte. Ldt với tổng vốn đăng ký là 1,96 tỷ USD; dự án thành lập Công ty cổ phần viễn thông di động toàn cầu của Ararima Enterprise Limited với tổng vốn đăng ký là 1,8 tỷ USD; Dự án xây dựng công viên Yên Sở của Gamula, Malaysia với tổng vốn đăng ký là 864 triệu USD.

Theo Cục Thống kê TP.Hà Nội, quý I/2012, Thủ đô đã thu hút được 39 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 120 triệu USD, tăng 2% về số dự án và gấp 5,9 lần về vốn đầu tư so cùng kỳ năm trước. Những dự

án này chủ yếu có quá trình chuẩn bị hồ sơ từ năm trước, thủ tục hoàn tất và được cấp phép trong quí I/ 2012.

Việc vốn FDI vào địa bàn Hà Nội tăng mạnh trong quý I năm nay là tín hiệu tích cực của Hà Nội trong bối cảnh suy giảm kinh tế trong, ngoài nước; đồng thời, phản ánh hiệu quả bước đầu của Thủ đô khi tập trung vào 5 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài. Đó là hỗ trợ tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm tối đa chi phí thời gian của doanh nghiệp để khởi sự kinh doanh và trong thực hiện các quy định của Nhà nước; đẩy mạnh công khai, minh bạch hóa thông tin cho doanh nghiệp; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp... Cục Thống kê Tp.Hà Nội cũng cho biết, trong quý I/2012, nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (vốn đầu tư xã hội) đã đạt trên 35.610 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn nhà nước tăng 1,4% so với cùng kỳ; vốn ngoài nhà nước tăng 14,7%.

Phân theo ngành: Trên địa bàn Hà Nội, các nhà đầu tư nước ngoài đã

đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó vốn đầu tư tập trung nhiều vào các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, thông tin truyền thông.

Với 100 dự án (chỉ chiếm 4,93% số dự án) nhưng do quy mô dự án lớn nên lĩnh vực kinh doanh bất động sản là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nhiều nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,64 tỷ USD (chiếm 24,6% tổng vốn đăng ký trên địa bàn). Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 672 dự án, vốn đăng ký đạt 5,14 tỷ USD (chiếm 22,42% tổng vốn đăng ký). Lĩnh vực Xây dựng, dịch vụ lưu trú ăn uống đứng thứ 3 và thứ 4 với vốn đăng ký xấp xỉ bằng nhau và đạt gần 4 tỷ USD.

Phân theo đối tác đầu tư:

đó dẫn đầu là Hàn Quốc với 461 dự án và tổng vốn đầu tư là 4,7 tỷ USD, chiếm 22,72% số dự án và 20,5 % tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là Singapore có tổng vốn đầu tư là 4,36 tỷ USD, chiếm 19% tổng vốn đăng ký.

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2012 THEO ĐỊA PHƯƠNGTính từ 01/01/2012 đến 20/1/2012 Tính từ 01/01/2012 đến 20/1/2012 TT Địa phương Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1 TP Hồ Chí Minh 9 13.02 0 0.00 13.02 2 Hà Nội 4 1.47 5 7.80 9.27 3 Thanh Hóa 1 3.50 0 0.00 3.50 4 Hà Nam 1 3.22 0 0.00 3.22 5 Hưng Yên 1 3.00 0 0.00 3.00 6 Hải Phòng 2 1.56 0 0.00 1.56 7 Tiền Giang 1 1.20 0 0.00 1.20 8 Bắc Ninh 1 1.00 0 0.00 1.00 9 Bình Phước 1 0.90 0 0.00 0.90 10 Long An 2 0.43 0 0.00 0.43 11 Bình Dương 1 0.18 0 0.00 0.18 12 Đà Nẵng 1 0.02 0 0.00 0.02 Tổng số 25 29.48 5 7.80 37.28

Từ bảng số liệu trên ta thấy chỉ trong một thời gian rất ngắn (20 ngày) Hà Nội đã thu hút 4 dự án đầu tư cấp mới, đứng thứ hai trong cả nước chỉ sau TP Hồ Chí Minh) Hiện nay trên phạm vi cả nước Hà Nội thuộc nhóm thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nhất. Đó không chỉ là các nguồn vốn từ trong nước mà còn có lượng vốn từ bên ngoài đổ vào, lượng vốn này ngày càng gia tăng và đóng vai trò quan trọng trong sự phát ttrieenr của Thành phố Hà Nội.

Xét trên khía cạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì đến hết năm 2007, Thành phố đã thiết lập mối quan hệ hợp tác đầu tư với 42 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có 1118 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí 12.587 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện đạt 5.138 tỷ USD (chiếm 40.8% tổng vốn đăng kí). Kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 1997, đặc biệt là sau năm 2006, Thành phố đã có nhiều biện pháp đồng bộ, kịp thời để cải thiện môi trường đầu tư, cải tiến quy trình, thủ tục cấp phép đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, chủ động giải quyết nhanh những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư…do đó tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố được cải thiện đáng kể: năm 2001 lượng vốn đăng kí đạt 200 triệu USD với 44 dự án thì đến năm 2006 là 1,12 tỷ USD với 194 dự án và đến năm 2007 thì cấp phép đầu tư cho 344 dự án với số vốn đăng kí là 2.535 tỷ USD.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP, tạo việc làm, hội nhập kinh tế của thủ đô. Năm 2007, khu vực này đóng góp hơn 16% GDP, 15% tổng đầu tư xã hội, 40% gia trị sản xuất công nghiệp, 38% kim ngạch xuất khẩu, 10% ngân sách và giải quyết cho hơn 71000 lao động Thành phố

Thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội thời gian qua được đánh giá là rất tích cực và triển vọng của những năm tới là rất khả quan. Tuy nhiên, so sánh với tình hình cả nước thì về dự án đầu tư thì tỷ trọng của Hà Nội so với cả nước tăng lên ( từ 6% giai đoạn 1988 – 1990 lên 22,3% năm 2007 ) nhưng về vốn đầu tư thì lại giảm xuống từ 21% còn 11% ). Điều đó chứng tỏ quy mô vốn trung bình của các dự án đầu tư vào Hà Nội giảm.

1.2. Các hình thức thu hút FDI

Loại hình đầu tư chủ yếu là liên doanh (59%) và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Hiện nay có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Hà Nội trên các lĩnh vực: Khách sạn, căn hộ cho thuê, tài chính, bảo hiểm, sản xuất công nghiệp…Song thiếu thồng tin chi tiết về dự án kêu gọi đầu tư như: địa điểm, diện tích, quy hoạch, giá thuê đất… Ngoài ra các nhà đầu tư còn lo ngại về điều kiện hạ tầng giao thông, bến bãi, cầu cảng và thiếu lao động có tay nghề cao…Nếu Hà Nội khắc phục tốt các hạn chế này thì việc thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài là rất khả quan.

Đến nay nhiều dự án có quy mô vốn đầu tư lớn đã được đưa vào sử dụng thuộc các lĩnh vực: công nghiệp viễn thông, công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp sản xuất thép, vật liệu… ví dụ như Công ty TNHH dèn hình Orion – Hanel (sản xuất, lắp ráp đèn hình) với tổng vốn đầu tư 178 triệu USD; Công ty Yamaha Motor Việt Nam ( sản xuất lắp ráp xe máy ) với tổng vốn đầu tư 127 triệu USD; Công ty Canon Việt Nam ( sản xuất lắp ráp máy in màu ) có tổng vốn đầu tư là 76,7 triệu USD… Các dự án này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý và sản xuất, góp phần thay đổi cơ bản bộ mặt công nghiệp Thủ đô.

Đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ (70%) và công nghiệp (29,5%). Cơ cấu đầu tư như vậy đã góp phần không nhỏ cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng phát triển ngành dịch vụ, công nghiệp. Công nghệ và các thiết bị sử dụng trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn là công nghệ tiên tiến và thiết bị mới, năng suất lao động cao, sản phẩm sản xuất có chất lượng quốc tế, nhiều sản phẩm đã xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới (tivi màu, đèn hình, linh kiện máy ảnh, tủ lạnh, máy giặt..).

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư với thu hút FDI vào Hà Nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w