Khái quát về chương trình xúc tiến đầu tư của Quốc gia và Hà Nội giai đoạn 2008-

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư với thu hút FDI vào Hà Nội (Trang 40)

III. Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI vào Hà Nội hiện nay

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâ m:

1.3.2 Khái quát về chương trình xúc tiến đầu tư của Quốc gia và Hà Nội giai đoạn 2008-

Nội giai đoạn 2008-2015

1.3.2.1. Khái quát chương trình xúc tiến đầu tư của Quốc gia:

Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và trở thành một hình thức quan trọng trong hoạt động đầu tư của các quốc gia trên thế giới.

Tính cạnh tranh giữa các nước đầu tư và giữa các nước tiếp nhận đầu tư với nhau ngày càng cao. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới và tiến trình toàn cầu hóa làm cho nguồn vốn FDI ngày càng mở rộng và gia tăng nhưng đồng thời nhu cầu thu hút sử dụng FDI ở tất cả các nước. Đặc biệt là các nước đang phát triển cũng ngày càng lớn, dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước và khu vực nhằm thu hút nguồn vốn này. Các nước nhận FDI - đặc biệt là các nước vừa phục hồi sau khủng hoảng, các nền kinh tế đang chuyển đổi và các nước đang phát triển khác có xu hướng tập trung nỗ lực đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, mở cửa rộng hơn, tạo

điều kiện kết cấu hạ tầng ngày càng thuận lợi hơn, kích thích tiêu dùng nội địa, dỡ bỏ bớt những “rào cản” trong các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực nhạy cảm như bảo hiểm, viễn thông, năng lượng... nhằm thu hút, “lôi kéo” FDI.

Theo các chuyên gia của UNDP : Việt Nam đang tạo được một môi trường đầu tư rất tốt, đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư mong muốn đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư để tránh rủi ro. Với trên 80 triệu dân, Việt Nam là một thị trường lớn hấp dẫn nhà đầu tư. Vào WTO, Việt Nam trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư hơn bao giờ hết vì nó mở ra khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu cho các nhà đầu tư. Đặc biệt việc trở thành thành viên không thường trực của hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc đã nâng cao uy tín và vị thế của Việt nam trên trường quốc tế. Việc tăng cường phân cấp trong khâu quản lí cũng như có nhiều cải thiện tích cực về môi trường đầu tư đã và đang là tín hiệu tốt mời gọi các nhà đầu tư.

Các chính sách thể hiện sự đổi mới và những cố gắng của Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã được thể hiện trong Chương trình xúc tiến đầu tư Quốc gia với mười điểm chính sau :

Thứ nhất : Tạo dựng, quảng bá hình ảnh Việt Nam; thông tin, tuyên truyền về môi trường đầu tư, chủ trương và chính sách pháp luật về đầu tư, hiệu quả đầu tư tại Việt Nam;

Thứ hai : Xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu của một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm cần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;

Thứ ba : Thu thập dữ liệu, nghiên cứu xây dựng Danh mục dự án trọng điểm quốc gia kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, quy hoạch phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật;

Thứ tư : Nâng cấp, duy trì hoạt động có hiệu quả website giới thiệu đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, kết nối với các địa chỉ website có uy tín trên thế giới và các địa chỉ website của các Bộ, ngành, địa

phương trong nước;

Thứ năm : Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, lựa chọn đối tác và địa bàn đầu tư tiềm năng nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và thúc đẩy đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;

Thứ sáu : Đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng xúc tiến đầu tư cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp;

Thứ bảy : Tổ chức các chương trình vận động xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm ở nước ngoài, các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư ở trong nước, nhằm thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế trọng điểm, cũng như khuyến khích đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;

Thứ tám : Hỗ trợ, tư vấn pháp lý, xúc tiến, quảng bá việc triển khai các dự án có quy mô lớn, có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền và đất nước;

Thứ chín : Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và ngoài nước nhằm giới thiệu môi trường đầu tư và kết quả hoạt động đầu tư tại Việt Nam;

Thứ mười : Các hoạt động xúc tiến đầu tư khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

1.3.2.2 Trọng tâm hoạt động xúc tiến đầu tư của Hà Nội hiện nay

Theo đánh giá của các nhà đầu tư, ngoài các yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực, hạ tầng, trong thời gian gần đây, Hà Nội đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, nhất là thủ tục đất đai, kết nối hạ tầng với các tỉnh miền Bắc đang được hoàn chỉnh. Nguồn vốn đầu tư vào Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên, hiện đang có rất nhiều nhà đầu tư lớn đang trình dự án đầu tư tại Hà Nội. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đang đua tranh quyết liệt để được đầu tư vào các khu đất của tại Hà Nội để dựng khách sạn 5 sao, xây dựng tổ hợp văn phòng - nhà ở cao cấp.

Hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, kế thừa những thành tựu phát triển đã đạt được, thành phố Hà Nội đang hướng tới mục tiêu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội đang xây dựng phương án cao phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2008-2010 phải đạt 12-13%. Theo đó, tổng đầu tư xã hội phải tăng bình quân 25-30%/ năm, trong đó, vốn FDI cần huy động từ 2 đến 2,5 tỷ USD vốn đầu tư thực hiện trên tổng vốn đăng ký đầu tư từ 4 đến 5 tỷ USD.

Để đạt được những con số trên thì Hà Nội đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm :

- Rà soát và xây dựng các cơ chế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện thủ tục đăng kí kinh doanh, giám sát doanh nghiệp sau đầu tư.

- Tổng kết thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm, xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư cho năm kế tiếp,

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đầu tư. Cập nhật, tổng hợp, cung cấp thông tin liên quan đến công tác quản lý đầu tư và xây dựng (văn bản pháp luật của nhà nước, quy định hướng dẫn về quản lý đầu tư, xây dựng; các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành). Tổ chức đào tạo, tập huấn đầu tư, in và phát hành các ấn phẩm quảng bá hình ảnh Hà Nội;

- Tổ chức khảo sát, diến đàn xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài; Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các diễn đàn đầu tư trong và ngoài nước, tìm hiểu môi trường đầu tư, hố trợ nhà đầu tư mở văn phòng giao dịch, văn phòng đại diện,

- Các chương trình hợp tác trong Vùng kinh tế, hợp tác phát triển với các tỉnh thành phố trong và ngoài nước; Tổng kết tình hình thực hiện hợp tác phát triển với các Tỉnh, Thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và lân cận,

- Tổng hợp danh mục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất theo quyết định 15/2007/QĐ – UBND.

- Hướng dẫn thực hiện “Quy chế xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia”; Hướng dẫn các sở, ban, ngành xây dựng và thực hiện kế họach xúc tiến đầu tư,

- Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; xác định các ngành nghề, lĩnh vực và đối tác cần tập trung kêu gọi đầu tư mang lại hiệu quả cao,

- Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư đạt tính chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư với thu hút FDI vào Hà Nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w