Phương hướng và mục tiêu thu hút FDI và hoạt động XTĐT của thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư với thu hút FDI vào Hà Nội (Trang 74)

thành phố Hà Nội

1. Mục tiêu và định hướng thu hút FDI năm 2012 – 2020Định hướng thu hút đầu tư của Hà Nội giai đoạn 2008-2015 Định hướng thu hút đầu tư của Hà Nội giai đoạn 2008-2015

thuận lợi cao nhất cho nhà đầu tư” và quán triệt các đặc điểm sau:

- Thực hiện nhất quán, ổn định, lâu dài các chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong khi xây dựng và triển khai các kế hoạch, quy hoạch, đề án phát triển kinh tế đất nước và địa phương, vĩ mô và vi mô, ngắn trung và dài hạn cần coi nguồn vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hữu cơ cấu thành, không thể tách rời của nền kinh tế. Kết hợp chặt chẽ, phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư: Nhà nước- ngoài Nhà nước, trong nước – ngoài nước, đầu tư trực tiếp – gián tiếp…

- Đồng bộ hóa các giải pháp thu hút đầu tư, tạo thuận lợi và bình đẳng tối đa, đồng thời đáp ứng cao nhất các yêu cầu hội nhập đã cam kết, tạo những ưu đãi mọi mặt không thua kém mức cao nhất của các nước trong khu vực về môi trường đầu tư. Dành sự quan tâm và ưu tiên đối với các dự án lớn, nhà đầu tư lớn có tiềm lực về tài chính, nắm công nghệ nguồn và phù hợp với định hướng phát triển.

- Cần kết hợp chặt chẽ, hiệu quả dòng đầu tư nước ngoài với các nguồn vốn đầu tư phát triển khác, nhất là nguồn vốn trong nước. Để phát triển kinh tế xã hội, đất nước cần nhiều vốn để hợp lưu từ các dòng chuyển khác nhau: nhà nước – ngoài nhà nước, đầu tư gián tiếp – đầu tư trực tiếp… song không thể tách rời chức năng và môi trường hoạt động của từng loại vốn mà cần hòa nhập chúng một cách hài hòa đem lại hiệu quả cao.

Cần định hướng, khuyến khích và chủ động tổ chức gắn kết, hợp tác, hỗ trợ kinh tế lẫn nhau giữa các loại hình doanh nghiệp và thành phần kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế, trong từng ngành, từng địa phương, từng dự án đầu tư phát triển, cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.

- Đề cao phát triển bền vững trong thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài càng nhiều càng tốt nhưng không phải bằng mọi giá mà cần gắn với quy hoạch, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh

và hiệu quả nền kinh tế; giữ vững độc lập tự chủ, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm sự lành mạnh xã hội và môi trường sinh thái.

- Đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn và các hình thức đầu tư nước ngoài. Xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước chú trọng đến các lĩnh vực ưu tiên, có tính đến sự liên quan hữu cơ với các chính sách và sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các tỉnh, Thành phố trong cả nước.

- Với mục tiêu thu hút đầu tư giai đoạn 2008 – 2010 khoảng 215.000 tỷ đồng ( 83% vốn xã hội ), vốn nước ngoài 37.000 tỷ đồng ( 17% vốn đầu tư xã hội – tươg đương 2,3 tỷ USD ). Giai đoạn 2011 – 2015 cần thu hút khoảng 620.000 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước khoảng 520.000 tỷ đồng và vốn ngoài nước 100.000 tỷ đồng ( tương đương 6 tỷ USD ).

Giai đoạn 2008-2010, cần tích cực đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển Thủ đô hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

- Xúc tiến đầu tư cần tập trung vào đối tác là các quốc gia, vùng lãnh thổ có tiềm năng về công nghệ nguồn và dồi dào về vốn như Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật… và các tập đoàn kinh tế mạnh (500 tập đòan lớn nhất thế giới) có tiềm lực trong các lĩnh vực điện, điện tử, vật liệu xây dựng…, xúc tiến đầu tư theo danh mục cụ thể..

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư với thu hút FDI vào Hà Nội (Trang 74)