1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu những nội dung và phương pháp giáo dục học sinh mà các giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện được ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa – Diễn Châu – Nghệ An

63 3,6K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 427 KB

Nội dung

Tìm hiểu những nội dung và phương pháp giáo dục học sinh mà các giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện được ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa – Diễn Châu – Nghệ An

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một mặt đã đem đến sự pháttriển cho đất nước nhưng mặt khác cũng đặt ra những thách thức mới trong đóđáng quan tâm tới là sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, một vấn

đề bức xúc mà GD – ĐT đóng vai trò trọng trách Nó đòi hỏi về một cuộc cáchmạng về giáo dục và đào tạo theo hướng nâng cao tiềm năng trí tuệ và sản sinhkiến thức mới cho sự phát triển con người và phát triển xã hội, nhà trường nóichung, trường THPT nói riêng chị ảnh hưởng của sự biến đổi xã hội này

Hiểu rõ tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, tại hội nghị

TW 2 (khóa VIII) Đảng ta đã xác định: “GD – ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu

tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho sự phát triển” Thực hiện lí tưởng dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Trong văn kiện củaĐảng và Nhà nước đã xác định phương hướng phát triển giáo dục, trong đóđáng quan tâm là vai trò của những người thầy, người cô mà đặc biệt là ngườigiáo viên chủ nhiệm lớp Vì họ là những người tiếp cận trực tiếp với học sinh,dạy cho các em không chỉ là kiến thức văn hóa mà còn dạy cho các em về nềnếp, cách làm người, làm chủ tương lai

Đề tài nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớpnói chung và nội dung công tác của các giáo viên chủ nhiệm lớp ở trườngTHPT DL Ngô Trí Hòa đã làm được nói riêng là một đề tài khá hay với mụcđích nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp và tính hiệu quả của công tác này

Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – Th.s Chu Trọng Tuấn

đã quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tham khảo nhiều tài liệu khác nhaunhưng không tránh khỏi sự thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ýkiến, bổ sung của bạn bè và thầy cô để hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu này

Vinh, tháng 5 năm 2010

Trang 2

A MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

“ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Câunói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta Hiệnnay Đảng và Nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện – giáo dục toàndiện Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn

về vai trò của người thầy trong lớp học Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũngnhư người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng lợi thì phải biết tổchức, bao quát, xử lí các tình huống mới giành được thắng lợi Đối với ngườigiáo viên chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy cho các em về kiến thức, vănhóa mà còn dạy cho các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủtương lai cuả Đất nước

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có những chuyển biến quan trọng cả

về sự phát triển thể lực, tâm lí và trí tuệ Để hiểu sâu sắc và nắm chắc nhữngđặc điểm tâm lí lứa tuổi là yêu cầu không thể thiếu được đối với một ngườigiáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Có hiểu học sinh của mình, có hòanhập được với học sinh của mình thì họ mới có thể thực hiện được những biệnpháp giáo dục mà nhà trường đề xuất

Thời gian qua Việt Nam đã hội nhập mạnh mẽ với thế giới bên ngoài.Những thành quả gặt hái được trong quá trình đó thì không bất cứ ai có thểchối cãi được Nhưng cũng có một thực tế rõ ràng, cùng với những giá trị tốtđẹp thì hàng loạt giá trị thấp kém cũng theo gót vào Việt Nam Chính điều đó

dã làm băng hoại, xói mòn nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc

Ta thường nói rằng tâm hồn học sinh là một tờ giấy trắng mà ai cũng cóthể vẽ lên đó những nét bút cho dù là đẹp hay xấu Nói cách khác, học sinh làđối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa từ ngoài vào Đặc biệt trongthời đại bùng nổ công nghệ thông tin thì điều đó lại càng dễ dàng

Trang 3

Thực tế cho thấy có rất nhiều học sinh tốt, có ý thức, chịu học, nhưng sốhọc sinh chua tốt cũng nhiều Bất cứ lớp học nào cũng có học sinh chưa tốt,học sinh hư, học kém, học sinh “lạc đường” trong nhận thức vấn đề Và ởtrường THPT DL Ngô Trí Hòa cũng không là ngoại lệ, nhất là khi đây làtrường dân lập, điểm đầu vào thấp Phần lớn các em tuyển sinh vào trường đều

có số điểm thấp, tỉ lệ các em có học lực khá rất ít, số học sinh cá biệt lớn Việcchủ nhiệm gặp rất nhiều khó khăn Hơn thế nữa, trường mới thành lập chưađược bao lâu, được xây dựng từ năm 1998 nên cả về quy mô lần hệ thống đềucon non trẻ Nhưng nhà trường đang có sự nỗ lực rất lớn để đẩy mạnh công tácgiáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh mà người thực hiện chính là giáoviên chủ nhiệm, người trực tiếp quản lí các em trong phần lớn thời gian trênlớp

Ban đầu,các giáo viên chưa thực sự đi sâu vào công tác chủ nhiệm màchi dừng lại ở việc trau dồi công tác chuyên môn Chính vì vậy, ở những nămtrước số học sinh tiến bộ về đạo đức chưa nhiều, giáo viên chủ nhiệm chuaphát huy được vai trò trung tâm, khả năng tự quản của các em, một số học sinh

có ý thức kỉ luật chưa được tốt, có sự chống đối hoặc không giúp được gì choban cán sự lớp hoạt đông hiệu quả

Nhưng thực trạng hiện nay công tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả cao về

nề nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác

Từ nhận thức trên người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sưc quan trọngtrong việc chỉ dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dụctoàn diện Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhiều vai trò : vừa là ngườitrực tiếp dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạntốt nhất của các em Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình.Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt Khimọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn

sẽ tốt hơn Trong những năm gần đây công tác chủ nhiệm đã được quan tâm và

Trang 4

coi trọng đúng mức Đó là việc tìm ra những thiếu sót, hạn chế để kịp thờikhắc phục và nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho chính bản thân mỗi giáo viên.

Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu những nội dung và phương pháp giáo dục học sinh mà các giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện được ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa – Diễn Châu – Nghệ An”.

II Mục đích nghiên cứu

Từ thực trạng trên, đề tài hướng tới tìm hiểu những mặt đã thực hiệnđược và những mặt còn tồn tại, nguyên nhân của những mặt đó, đồng thờicũng đề ra các phương án giải quyết của các nhân tôi

III Phạm vi nghiên cứu

Trong quá trình tìm tòi, tôi không tập trung vào tất cả các vấn đề mà tậptrung nhiều nhất vào các vấn đề như:

a Nội dung và phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiêm lớpđối với tập thể học sinh

b Công tác phối hợp cuả giáo viên chủ nhiệm lớp với việc liên kết cáclực lượng giáo dục bên trong và bên ngoài nhà trường

c Nội dung và phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớpcác giáo viên chủ nhiệm khác

d Nội dung và phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệmlớp với cha mẹ học sinh

e Việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và các mô hình tổ chứchoạt động giáo dục của trường Ngô Trí Hòa

IV Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: nội dung và phương pháp công tác của các giáoviên chủ nhiệm THPT

- Đối tượng nghiên cứu : Chính là nội dung và phương pháp giáo dụchọc sinh mà các giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa đã thựchiện được

Trang 5

V Giả thuyết nghiên cứu

Tìm hiểu về công tác của các giáo viên chủ nhiệm trường Ngô Trí Hòa

đã đạt được về nội dung và phương pháp sẽ có rất nhiều tác dụng Đó là cácgiáo viên mới về trường có thể tham khảo quá trình hoạt động của các giáoviên chủ nhiệm có kinh nghiệm để áp dụng chúng vào công việc chủ nhiệmcủa mình sau này một cách có hiệu quả hơn Đồng thời qua đây các thầy côgiáo chủ nhiệm trong trường có thể tham khảo, trao đổi ý kiến với nhau đểnâng cao năng lực, vai trò quản lí của mình như một người lái đò thực sự đểchèo chống cho các thế hệ học sinh qua sông

VI Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đã tự xác định cho mình nhữngnhiệm vụ nghiên cứu sau đây :

1 Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của đề tài

2 Tìm hiểu nội dung, phương pháp mà các giáo viên chủ nhiệm ởtrường Ngô Trí Hòa đã đạt được

3 Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hơn nữa năng lực củacác giáo viên chủ nhiệm

VII Phương pháp nghiên cứu

1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

2 Nhóm nghiên cứu lí luận thực tiễn : điều tra, trực quan,…

3 Các phương pháp hỗ trợ : toán, thống kê…

VIII Quá trình nghiên cứu

1 Đăng kí đề tài, lập đề cương

2 Điều tra trực tiếp tại trường THPT DL Ngô Trí Hòa – Diễn Châu –Nghệ An

Trang 6

B NỘI DUNG CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở

TRƯỜNG THPT DL NGÔ TRÍ HOÀ

I Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong thời đại mới

1 Vị trí, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm

Ở nhà trường phổ thông, trong mỗi lớp học đều có một giáo viên chủnhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm chịutrách nhiệm quản lí công tác giáo dục và đào tạo học sinh ở lớp mình phụtrách, là người chịu trách nhiệm toàn bộ trước Hiệu trưởng và Nhà trường vềmọi vấn đề thuộc lớp mình

Xu thế đổi mới giáo dục để đào tạo con người cho thế kỉ 21 đang đặt ranhững yêu cầu cho sự đổi mới của giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiêm Bởi

lẽ đây là lực lượng nòng cốt giúp biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực,giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục

Giai đoạn mới của nước ta hiện nay chứa đựng nhiều yếu tố tích cực rất

cở bản, có tác dụng định hướng và tạo điều kiện cho sự hình thành và pháttriển nhân cách của thế hệ trẻ Trong lĩnh vực văn hóa giáo dục ta đã đạt nhiềuthành tựu, được mở rộng giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới nhữngthông tin nhiêu chiều thông qua các kênh khác nhau là nguồn quý giá cho tất

cả mọi thế hệ học sinh Do đó, ta nhận thấy học sinh ngày nay có sự trưởngthành hơn, thông minh hơn, linh hoạt và mạnh dạn hơn cũng như kĩ năng sốngngày càng phong phú, suy nghĩ cũng trở nên phức tạp hơn

Nền kinh tế thị trường làm cho đời sống người dân được cải thiện, nhucầu cuộc sống tăng cao Con người nhất là thế hệ trẻ ngày cang có nhiều mơước, nhiều tham vọng và những truyền thống tốt đẹp cũng dần dần được hìnhthành

Trang 7

Bên cạnh mặt tích cực thì cùng tồn tại những tiêu cực ngày càng lanrộng vào giới trẻ, mà thành phần chịu tác động nhất chính là lứa tuổi học sinh.

Đó là thái độ xem đồng tiền là trên hết mà hờ hững trong quan hệ giữa conngười đối với con người Các tệ nạn xã hội xảy ra ngày càng nhiều, nhiều yếu

tố độc hại ngày càng ngấm sâu vao giới trẻ dẫn tới những hành động sai lầm,các em dễ bị lôi kéo, kích động Chính vì thế công tác của người giáo viên chủnhiệm gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải có những năng lựcthật sự và phẩm chất tốt cũng như sự kiên trì để có thể làm người dắt dẫn chocác em vững bước và trưởng thành, đào tạo ra những người học sinh – ngườicông dân theo đúng với yêu cầu giáo dục và lí tưởng của Đảng đề ra

Ở trường THPT vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quantrọng không thể phủ nhận vai trò của họ vì lứa tuổi học sinh THPT đang rấtcần sự định hướng và giúp đỡ của người lớn trong việc học tập, lựa chọnngành nghề trong tương lai cũng như biết nhìn nhận và sửa đổi những thiếu sóttrong tư tưởng, suy nghĩ của các em

Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt Hiệu trưởng, hội đồng nhàtrường và cha mẹ học sinh quản lí toàn diện học sinh lớp mình phụ trách đểphấn đấu theo mục tiêu giáo dục và đào tạo chung Điều này yêu cầu ngườigiáo viên một mặt vừa quản lí tập thể, mặt khác phải quan tâm tới từng cá nhântrong lớp về mọi phương diện Mỗi giáo viên phụ trách làm chủ nhiệm và quản

lí một lớp, họ không chỉ biết được việc nắm vững những chỉ số của quản líhành chính như tên, tuổi, sở trường, hoàn cảnh gia đình, trình độ học lực, trình

độ hiểu biết và giao tiếp của các em mà còn phải vạch được trước xu hướngphát triển nhân cách của các em để có sự tư vấn, can thiệp nếu các em suy nghĩsai lệch hoặc là người ủng hộ, cổ vũ, khuyến khích các em có thêm động lực

để thực hiện những ước mơ, hoài bão đúng đắn, hợp với khả năng, nguyệnvọng của các em

Muốn làm tốt vai trò này người giáo viên chủ nhiệm cần phải đóng vaitrò là một nhà tâm lí Nghĩa là phải làm sao cho học sinh tin yêu, kính trọng

Trang 8

mình bằng chính con người mình chứ không phải xem đây như một yêu cầuchỉ để làm cho xong nghĩa vụ khi chiếm được tình cảm của học sinh thì giáoviên mới dễ dang đi sâu, khai thác những đặc điểm tâm lí chung trong lứa tuổicủa các em từ đó biết cách hướng cho các em đi đúng con đường mà các emlựa chọn.

Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tramọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách Đối mặtvới những vấn đề toàn cầu đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ không chỉ trang bịkiến thức mà phải chăm lo hình thành ở thế hệ trẻ những tình cảm, thái độ,hành vi, thói quen ứng xử hợp lí

Vì vậy người giáo viên chủ nhiệm không chỉ giữ vai trò truyền đạt cáctri thức khoa học của môn mình giảng dạy mà còn phải phát triển những cảmxúc, thái độ, hành vi hợp lí ở học sinh., họ phải quan tâm đến sự phát triển củahọc sinh về các giá trị thẩm mĩ, giáo dục, đạo đức, thể chất đó là những yếu tốquan trọng tạo nên bản sắc tồn tại của loài người, vừa kế thừa, phát triển nhữnggiá trị truyền thống, vừa sáng tạo những giá trị mới, thích nghi với thời đại

Giáo viên chủ nhiệm là người giữ vai trò chủ đạo để hình thành nhâncách cho từng cá nhân trong tập thể Để từ đó giúp các em trở thành thế hệcông dân tương lai, là người chủ nhân của thời đại mới

Giáo viên chủ nhiệm lớp là người tổ chức tập thể lớp học sinh thành lựclượng tự giáo dục có thể nói đây là chức năng rât đặc trưng của người giáoviên chủ nhiệm mà các giáo viên bộ môn khác không thể thay thế được Đốivới học sinh THPT giáo viên chủ nhiệm cần xác định vai trò cố vấn cho tập thểlớp, nghĩa là họ sẽ huấn luyện, bồi dưỡng khả năng tự quản cho các em để các

em có thể tự mình trở thành một lực lượng tự quản lí và điều hành mọi hoạtđộng của tập thể mình

Để phát huy tốt vai trò là người cố vấn giáo viên chủ nhiệm cần có nănglực dự báo chính xác khả năng của học sinh trong lớp họ phải biết khơi dậytiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất nội dung hoạt động, xây

Trang 9

dựng nội dung hoạt động phù hợp với nhiệm vụ và điều kiên của từng nămhọc Ở đây người giáo viên chủ nhiệm giúp vai trò giúp học sinh tự tổ chức cáchoạt động đã được đề ra trong kế hoạch Người giáo viên tham gia hoạt độngvới các em , điều chỉnh kịp thời các em trong quá trình hoạt động, giúp khắcphục nững khó khăn, giải đáp những thắc mắc, cảm hóa được các em để làmtốt nhiệm vụ của mình.

Giáo viên chủ nhiệm lớp là nhân vật trung gian, là cầu nối để thiết lậpmối quan hệ hai chiều : nhà trường – tập thể học sinh, tập thể học sinh – xãhội Một mặt người giáo viên chủ nhiệm vừa đại diện cho nhà trường để giáodục học sinh, vừa đại diện cho học sinh để liên lạc với nhà trường Mặt khácgiáo viên chủ nhiệm phải là người làm cho quan hệ giữa tập thể học sinh với

xã hội trở nên gắn bó hơn Ngoài việc giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, họ trước hếtphải là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực tới sựhình thành nhân cách của học sinh Với tư cách là nhà giáo dục, người giáoviên chủ nhiệm cần có ý thức, trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia vào sựphát triển cộng đồng

Người giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho quyền lợi chính đángcủa học sinh, bảo vệ học sinh một cách chính đáng về quyền lợi cũng nhưnguyện vọng đúng đắn của các em với Ban giám hiệu nhà trường, với các giáoviên bộ môn, với gia đình các em và với công đồng xã hội Để thể hiện là mộtnhà hoạt động xã hội giáo viên chủ nhiệm cần có hiểu biết rộng, biết trau dồi,

tu dưỡng phẩm chất, nhân cách, biết tự hoàn thiện bản thân, biết vận động mọingười cùng thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục

Tuy nhiên, một lúc hội tụ đủ các yếu tố về phẩm chất như trên, có ngườitrình độ chuyên môn cao nhưng ứng xử sư phạm không khéo léo, cũng cóngười hiểu biết rộng, nắm bắt được tâm lí học sinh nhưng năng lực giảng dạycòn bị hạn chế Vì vậy, điều quan trọng là người giáo viên, trong đó có giáovieenm chủ nhiệm đều rất cần phải rèn luyện cho mình tất cả những phẩm chất

có lợi cho yêu cầu nghề nghiệp là người kĩ sư tâm hồn Như Lép Tonxtoi đã

Trang 10

viết : “ muốn giáo dục đạt kết quả cao thì những người làm công tác giáo dụccần phải không ngừng tự giáo dục bản thân”.

Thực tế nhiều năm, trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn đã có quanđiểm cho rằng hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mụctiêu, chương trình nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cùng với nhữngđiều kiện, phương tiện giáo dục

Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là mộtnhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống,học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng củahọc sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm Thực chấtvai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn, trồng cây, tuykhông đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm gần nhưngười trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống Người làm vườn không thểcầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm

mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học lànghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những conngười sáng tạo”

Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xuhướng đua đòi chưng diện luôn bị những cám bẫy trong xã hội lôi cuốn Nóảnh hưỡng không ít đến việc học tập của học sinh Vì vậy, xuất phát từ tìnhhình thực tế ấy các giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường đã quyết tâm quyết tâmthực hiện tốt “Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung Học Phổ Thông Ngô TríHòa” Cố gắng giáo dục tốt những học sinh trong lớp mình chủ nhiệm gópphần đưa phong trào nhà trường vững mạnh và xã hội có những công đân tốt,

là những đứa con ngoan trong gia đình

Vì ngược chiều gió mà cánh diều bay cao lên mãi Hãy biết chấp nhận

và đối diện với thử thách để thành công trên mọi nẻo đường cuộc sống

Trang 11

2.Chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp

Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong viêc giáo dục họcsinh Vì vậy, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm cần nắmvững chức năng, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm Đó chính là:

Xây dựng, tổ chức tập thể lớp thành một đơn vị vững mạnh Trước hết,giáo viên chủ nhiêm lớp phải quản lí toàn diện lớp học và cần nắm vững : hoàncảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớpmình chủ nhiệm Nắm vững mục tiêu đào tạo về mặt nhân cách và kết quả họctập của học sinh Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mộtthầy cô giáo nói chung, mẫu mực về đạo đức, gương mẫu trong việc chấp hànhpháp luật và những qui định của nhà nước, nắm vững đường lối, quan điểmgiáo dục và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn dạy học người giáo viên phảitham gia vào các hoạt động chính trị xã hội với tư cách là lực lượng tri thứctrong công cuộc đổi mới, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dântộc Giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh củalớp về mọi mặt, báo cáo cho Hiệu trưởng và Ban giám hiệu kịp thời về các vấn

đề của lớp, kịp thòi kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan quá trình rènluyện, phấn đấu, tu dưỡng của học sinh Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tậpthể lớp học sinh thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với các tập thểlớp khác làm cho lớp mình chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộngđồng trường học

Thông qua tổ chức hoạt động tự quản của tập thể mà rèn luyện nhâncách, khả năng ứng xử, năng lực sáng tạo, khả năng vận dụng tri thức vào thựctiễn cuộc sống Giáo viên chủ nhiệm trở thành cố vấn tổ chức hoạt động tựquản của lớp Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi giàu ước mơ, năngđộng, muốn khắng định mình, dám nghĩ dám làm…nhưng còn thiếu kinhnghiệm, khi thành công thì dễ tự tin quá mức, khi gặp thất bại dễ sụp đổ và dễđánh mất niềm tin vào bản thân…

Trang 12

Vì thế, việc định hướng cho các em sao cho các em đi đúng hướng, pháthuy sở trường năng lực bản thân là điều đang được quan tâm ở trường THPT

DL Ngô Trí Hòa Việc định hướng, giúp đỡ học sinh kịp thời là rất cần thiết,chức năng cố vấn về bản chất là sự điều chỉnh, định hướng, điều khiển quátrình tự giáo dục của từng học sinh và tập thể học sinh, phát huy vai trò chủ thểcủa học sinh trong nền giáo dục mới Cố vấn còn là quá trình giáo dục, địnhhướng của người giáo viên chủ nhiệm đối với hoạt động tự quản của tập thể,giáo viên không trực tiếp tham gia điều khiển công việc lớp, không làm thaycác em mọi hoạt động Chức năng này cần được phát huy, mở rộng trong toàn

bộ nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệmbao gồm từ học tập, đạo đức, thể dục, thể thao,…diễn ra trong nhà trường vàbên ngoài trường học

Người giáo viên chủ nhiệm dành sự quan tâm đặc biệt cho các em họcsinh cuối cấp vì trước mắt các em là kì thi tốt nghiệp và thi Đại học, cao đẳnghoặc vào các trường TCCN Vì thế người giáo viên cần có sự định hướng nghềnghiệp cho các em cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế cũng như năng lực bảnthân các em Đồng thời các giáo viên chủ nhiệm còn tổ chức, điều khiển cáchoạt động của học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Và thiết lập

và phát triển các mối quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhàtrường để giáo dục học sinh

II Yêu cầu sư phạm đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp

Giáo viên chủ nhiệm – sự tổng hòa của nhiều yếu tố:

Mỗi thầy, cô đều phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.Nhưng đối với giáo viên chủ nhiệm (GVCN), yêu cầu đó được đặt ra với mức

độ cao hơn, toàn diện hơn Không những phải tạo được sự ngưỡng mộ ở các

em, GVCN còn là nơi để các em chia sẻ những buồn vui, một chỗ dựa tinhthần vững vàng cho các em trong cuộc sống

GVCN cần có một nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vị trí, yêu cầu đốivới chính bản thân mình và công việc Không chỉ trang bị cho mình những

Trang 13

kiến thức cần thiết cho việc giảng dạy, những vốn sống sâu sắc về con người,cuộc đời… người GVCN còn cần phải rèn luyện cho chính mình đạt nhữngphẩm chất đạo đức có tính chuẩn mực để trên cơ sở đó, mới có thể nhắc nhở,uốn nắn học sinh Từ hành vi, ngôn ngữ, cách cư xử, cách suy nghĩ, đánh giánhững sự việc trong cuộc sống, những thói quen trong sinh hoạt… tất cả luôncần được người GVCN tự xem xét, điều chỉnh để có thể không ngừng hoànthiện mình trong mắt học trò Đơn giản một sự việc là, khó có thể yêu cầu các

em gọn gàng, ngăn nắp, sống đẹp nếu bản thân người GVCN chưa là một

“hình mẫu” đối với các em

Cần nhận thức rõ, giáo dục một con người là một quá trình không cóđiểm cuối cùng Đó là công việc kéo dài cả một đời người chứ không phải làchuyện của ngày một, ngày hai Vì thế, người GVCN không bao giờ được chủquan, nóng vội Một câu nói vô tình, một trách phạt nôn nóng, một hành xửthiếu cân nhắc đôi khi gây tổn thương và - biết đâu đó - các em sẽ mang theovết thương kia thành một ám ảnh khôn nguôi!

Trước mọi sai lầm, vi phạm của học sinh GVCN cần hết sức bình tĩnh,bao dung và độ lượng để xem xét, giải quyết, xử lý vấn đề

Với một học sinh lười, một học sinh cá biệt… chúng ta không nên ảotưởng là các em sẽ tiến bộ ngay sau vài lần nhắc nhở hay xử phạt của GVCN

Có khi, các em vẫn tiếp tục lười, tiếp tục phạm lỗi lầm với mức độ liên tụchơn, nghiêm trọng hơn - như một cách thách thức, một cách khẳng định mìnhvới bạn bè, với thầy cô, với mọi người Chính ở những khoảnh khắc này, ngườiGVCN cần thể hiện rõ bản lĩnh và năng lực sư phạm - trong đó - có cả năng

lực “chịu đựng” của mình Chịu đựng những vi phạm cố tình, những thách

thức nông nổi và chịu đựng cả những nỗi bực bội, tức giận đang phải dồn néntrong người Cần tạo được ở các em, trước hết là sự tôn trọng và sau đó là một

sự gần gũi

Một trong những kỹ năng quan trọng của người GVCN là nắm vững tâm

lý học sinh Đặc thù của các lớp mà các giáo viên chủ nhiệm ở trường Ngô Trí

Trang 14

Hòa đang phụ trách tuy không quá phức tạp nhưng cũng có nhiều vấn đề cầnsuy nghĩ Các em đang ở lứa tuổi còn nhiều biến đổi tâm sinh lý Không còn làtrẻ con để cần được vỗ về chăm sóc, nhưng cũng chưa là người lớn để tự mìnhgiải quyết mọi tình huống Để khẳng định mình, các em dễ có những hành xửbột phát, bất ngờ mà chính các em cũng chưa ý thức một cách đầy đủ hậu quả

sẽ đến

Vì vậy, một sự định hướng đúng đắn để giúp các em hình thành tínhcách của mình mai này, là điều hết sức quan trọng khi các em còn ngồi trênghế nhà trường Không chỉ truyền đạt kiến thức trong học tập, các em cần đượctrao đổi mọi điều về chính bản thân, về những gì chân - thiện - mỹ trong cuộcsống

Đằng sau tất cả mọi kiến thức, kỹ năng… cần trang bị và rèn luyện, cònlại là một yêu cầu tuy không được đặt ra trong các văn bản nhưng nó lại chiphối tất cả, đó chính là cái “tâm” của người giáo viên Không có một tấm lòng,mọi công việc sẽ chỉ là hình thức Và như vậy, yêu thương chăm sóc các emkhông chỉ là mệnh lệnh mà còn là một nhu cầu không thể thiếu của trái timngười thầy cô giáo

Trang 15

CHƯƠNG II THỰC TIỄN CÔNG TÁC CỦA CÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP

Ở TRƯỜNG THPT DL NGÔ TRÍ HOÀ

I Nội dung công tác của các giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Ngô Trí Hòa

Người giáo viên chủ nhiệm lớp nắm vững đường lối, quan điểm, lí luận,giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp Đặc biệt cần nắm vữngphương pháp, nghệ thuật sư phạm

Chẳng hạn như việc nắm vững các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thànhnhân cách, vai trò của giáo dục, hoạt động, mối quan hệ giữa giáo viên với họcsinh, các phương pháp tác động song song, tác động tay đôi, bùng nổ sưphạm…đó là những lí luận mà người giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm vững

để ứng dụng chúng vào trong thực tiễn nghề nghiệp của chính bản thân mình

Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặcđiểm tâm sinh lí của học sinh, điều quan trọng đối với các giáo viên chủ nhiệm

ở đây là bằng các phương pháp phân tích cho được nguyên nhân của các hiệntượng, đặc điểm của từng học sinh

Vì thế cho nên giáo viên chủ nhiệm ở trường luôn cố gắng trau dồi nănglực và kĩ năng nghiệp vụ sư phạm để có thể giảng dạy tốt và trở thành tấmgương sáng cho học sinh noi theo

II Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Ngô Trí Hòa

1 Những đặc điểm cơ bản về trường THPT DL Ngô Trí Hòa

Trường Ngô Trí Hòa mang tên một danh nhân văn hóa đất Diễn Châu,ngôi trường được xây dựng năm 1998 Ban đầu trường chỉ có các dãy nhà cấp

4, sau này đã xây dựng thêm các phòng học mới khang trang hơn gồm có tổngcộng 20 phòng học, 30 lớp

Trường Ngô Trí Hòa nằm sát cạnh quốc lộ 1A, ở khối 3 – thị trấn DiễnChâu, vị trí địa lí của trường tương đối đẹp do nằm gần Phòng GD – ĐTHuyện, gần Ngã Ba Diễn Châu, gần Trung tâm thương mại và gần biển

Trang 16

Trường THPT DL Ngô Trí Hòa loại hình trường dân lập, do thầy ĐậuXuân Mai là Hiệu trưởng, thầy Trương Thanh Bính làm Hiệu phó cùng 81giáo viên-cán bộ giảng dạy Trong đó có 5 thạc sĩ, 29 Đảng viên, ngoài ra còn

có nhiều giáo viên đang theo học Cao học Trường có các tổ chuyên môn như :

tổ tự nhiên, tổ xã hội, tổ giáo dục thể chất, 2 phòng thí nghiệm, 2 phòng vitính

Qui tắc tuyển sinh đầu vào là những em có kết quả thi Tốt NghiệpTHCS thấp có thể nộp đơn để trường xét nguyện vọng Trường lấy kết quả từcao xuống thấp, đến khi đủ số lượng thì thôi Đầu năm học, nhà trường tổ chứcthi lớp chuyên, lớp chọn để phân lớp chuyên Văn và chuyên Toán Các lớp cònlại thì hầu như xếp theo quân số của từng xã học chung với nhau theo đặc thùđịa lí

Nhà trường đã và đang đầu tư hệ thống phòng học trực tuyến và bồidưỡng kĩ năng soạn bài giảng điện tử cho các giáo viên Đồng thời cũng nângcấp, đầu tư cơ sở vật chất cho các phòng học, và các thiết bị, phương tiện giảngdạy học tập cho giáo viên và học sinh

2 Nội dung và phương pháp công tác của các giáo viên chủ nhiệm với tập thể học sinh

2.1 Tìm hiểu nắm vững học sinh và tập thể học sinh

Để thực hiện nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm không thểkhông tiếp cận với tập thể học sinh Đây là một nhiệm vụ cơ bản, quyết địnhđến toàn bộ hiệu quả của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp Đây cùng là mộtquá trình tác động liên tục, thường xuyên đến tập thể học sinh nhằm tìm hiểuhọc sinh, xây dựng tập thể lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục của tập thểtheo mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường, của lớp mình phụ trách.K.Đ Usinxki nói: “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu conngười về mọi mặt”

Giáo dục là một quá trình lâu dài, trong đó người làm giáo dục phải ápdụng nhiều biện pháp, từ khâu tổ chức, giáo dục, đến tác động vào từng cá

Trang 17

nhân, tập thể Quá trình đó cũng không phải chỉ diễn ra trong một hay hai ngày

mà là quá trình tác động lâu dài, như dân gian thường nói “ mưa dầm thấmlâu”

Các giáo viên chủ nhiệm ở trường Ngô Trí Hòa đã áp dụng nhiềuphương pháp như: nghiên cứu hồ sơ học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình họcsinh, trò chuyện với học sinh, hỏi ý kiến học sinh, phỏng vấn trên giấy, nghiêncứu các sản phẩm do học sinh làm ra, quan sát các hoạt động của học sinh,thực nghiệm tự nhiên, thu thập và xử lí thông tin… nhằm tìn hiểu những yếu tốảnh hưởng đến đạo đức, học tập, xu hướng phát triển của từng học sinh để có

kế hoạch tác động giáo dục thích hợp Đồng thời cũng để bảo đảm tính kháchquan, công bằng, vì lợi ích của học sinh trong quá trình tìm hiểu, giáo dục cácem

Vì thế cho nên các giáo viên chủ nhiệm ở trường đã thường xuyên họchỏi, trau dồi kĩ năng để có thể sử dụng các phương pháp hợp lí để thu thập, xử

lí thông tin một cách khoa học và có hiệu quả Các giáo viên trong trường đều

có sổ tay ghi chép riêng về từng học sinh trong lớp và có sổ chủ nhiệm

* Phương pháp thực hiện:

Giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa đã áp dụng một

số phương pháp sau đây để nghiên cứu, tìm hiểu học sinh một cách có hiệu quảnhất:

2.2 Nghiên cứu và nắm bắt rõ đặc điểm của lớp học

Vấn đề này hết sức cần thiết vì nó cho phép giáo viên hiểu rõ thực trạngcủa lớp mình chủ nhiệm Nếu là đối với học sinh lớp 11, 12 thì giáo viên chủnhiệm tìm hiểu xem trong năm học trước tập thể lớp này có gì nổi bật, có nhiềuhay ít học sinh cá biệt, có những thành viên nào được cho là tích cực và tiêubiểu, lớp có những ưu điểm gì và nhược điểm gì Để từ đó giáo viên chủ nhiệm

có thể khái quát được lớp mình chủ nhiệm có những thế mạnh và điểm yếu nào

để ra những phương pháp, kế hoạch cụ thể để có thể quản lí tập thể học sinh ởlớp mình

Trang 18

Các giáo viên chủ nhiệm còn nắm rõ số lượng học sinh ở trong lớp, xem sốlượng học sinh nam và học sinh nữ là bao nhiêu và cần nắm rõ đặc điểm tâmsinh lí của học sinh ở lứa tuổi này.

Chẳng hạn như lớp có quá nhiều học sinh nữ thì người giáo viên chủnhiệm phải cực kì nhạy cảm và có thái độ kiên nhẫn với các em hơn, các em

nữ trong độ tuổi này có sự thay đổi rất lớn trong nhận thức, tình cảm, suy nghĩ.Chỉ cần có một người giáo viên chủ nhiệm biết quan tâm, nắm rõ tâm lí các emthì người đó sẽ chiếm được cảm tình và dễ dàng quản lí được lớp học theophương pháp riêng của mình

Đối với lớp có nhiều học sinh nam thì thường xảy ra hiện tượng các emhọc theo nhau và học tập rất nhanh các thói quen không tốt như : đánh bài,chơi điện tử, hút thuốc, đánh nhau, nói tục…Vì vậy việc chủ nhiệm những lớpnhư thế cực kì phức tạp, đòi hỏi năng lực xử lí khéo léo của người giáo viênchủ nhiệm để làm sao vừa giúp các em có thể nhận ra những sai lầm, đồng thờicũng tìm cách để thoát ra khỏi những cám dỗ trên

Giáo viên chủ nhiệm trường còn nắm rõ xem lớp mình có bao nhiêu họcsinh là con em dân tộc, các em theo tôn giáo nào, các em ở những xã nào tớiđây học, có em nào là con mồ côi hay gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn haykhông? Việc phát hiện ra những điều tưởng như cơ bản ấy thực sự có ý nghĩa

vô cùng quan trọng Bởi khi thầy cô chủ nhiệm hiểu được hoàn cảnh hiện tại

và có biện pháp giúp đỡ, tạo cơ hội cho học sinh thì học sinh sẽ thêm yêu quíthầy cô và thấy có động lực cũng như sự tự tin để có thể học tập tốt hơn, nhất

là đối với các em học sinh có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, mồ côi, hoặc làcon em dân tộc

Các giáo viên chủ nhiệm ở trường Ngô Trí Hòa còn nắm vững những thuậnlợi và khó khăn của lớp trong đầu năm học mà mình chủ nhiệm, chẳng hạn như:

- Thuận lợi :

+ Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên và các tổchức trong nhà trường và hội cha mẹ học sinh giúp đỡ

Trang 19

+ Nhà trường luôn tạo điều kiện cho các lớp có đầy đủ phòng học, bànghế khang trang, phòng học thoáng mát cho học sinh học tập.

+ Có một số học sinh có ý thức học tập tốt, nhiệt tình, năng động…+ Ban cán sự lớp có năng lực, trách nhiệm cao, khả năng tự quản tốt

2.3 Các mặt khác của công tác chủ nhiệm lớp

Giáo viên chủ nhiệm trường Ngô Trí Hòa còn nắm bắt về kết quả chấtlượng hai mặt giáo dục trong năm học trước đối với học sinh lớp 11 và 12 xem

số học sinh khá giỏi, trung bình, yêú kém là bao nhiêu em, số học sinh xếp loạihạnh kiểm tốt, khá, trung bình, yếu là bao nhiêu

Và các phương pháp được các giáo viên sử dụng chủ yếu là:

- Nghiên cứu hồ sơ học sinh : phân loại hồ sơ và xác định nội dung tìm

hiểu, đây là bước cơ bản đầu tiên để tiếp cận các em nhằm tìm hiểu những nét

cơ bản nhất của các em Nghiên cứu hồ sơ có thể giúp phát hiện những dấuhiệu đặc biệt cần chú ý, để sau này bằng các phương pháp khác sẽ làm sáng tỏhơn vấn đề cần tìm hiểu nghiên cứu hồ sơ học sinh là cơ sở giúp cho quá trìnhtìm hiểu học sinh được liên tục và hoàn chỉnh

- Tìm hiều hoàn cảnh gia đình học sinh : để biết được ở nhà các em

sống như thế nào, có em nào phải vừa đi học vừa pải lao động để kiếm tiền vìhoàn cảnh quá khó khăn hay không, bố mẹ các em làm nghề nghiệp gì, có quan

Trang 20

tâm các em hay không Từ đó giáo viên có thể biết được những vướng mắc vàkhó khăn mà các em đang gặp phải để có sự quan tâm, giúp đỡ các em về mặttinh thần và vật chất để các em có thể yên tâm học tốt Để thực hiện được sựgiúp đỡ đó, các giáo viên đã cùng tập thể lớp tạo điều kiện cho các bạn về mặtkinh tế dù là ít ỏi, giáo viên chủ nhiệm đề xuất với Ban giám hiệu để có kếhoạch miễn giảm học phí Đối với các em có cha hoặc mẹ đi làm ăn xa thì tínhcách các em phần lớn rất khó bảo, giáo viên chủ nhiệm không thể ngày mộtngày hai mà giáo dục, cảm hóa được các em, nhưng dù thế nào thì người giáoviên

Phải thực sự kiên nhẫn vì nếu không kịp thời giúp đỡ thì các em dễ bịmất phương hướng và có những hành vi sai trái

- Trò chuyện : giáo viên chủ nhiệm trực tiếp trò chuyện với các em học

sinh hoặc với các giáo viên bộ môn khác, nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm

cũ Để từ đó tìm hiểu xem trong thời gian học tập ở lớp cũ em học sinh đó cónhững đặc điểm và biểu hiện gì, thái độ cũng như kết quả học tập ra sao, có emnào học khá, năng động hay không Việc trò chuyện với giáo viên chủ nhiệmlớp cũ được các giáo viên ở trường Ngô Trí Hòa đặc biệt quan tâm, vì qua đó

họ có thể biết được trước khi mình làm chủ nhiệm thì lớp học đó như thế nào,

là một tập thể tốt, có ý thức, năng động hay là một tổ chức lớp lộn xộn, nhiềuhọc sinh cá biệt và học sinh lười học Từ đó người giáo viên chủ nhiệm học hỏinhững kinh nghiệm quản lí lớp của những giáo viên chủ nhiệm trước

- Hỏi ý kiến : Trong quá trình nghiên cứu , tìm hiểu học sinh, có thể hỏi

ý kiến những người liên quan hoặc những người có kinh nghiệm để nhân đượcnhững lời chỉ bảo, những lời khuyên, những ý kiến có ích Đồng thời các giáoviên chủ nhiệm trực tiếp hỏi và thu nhận ý kiến của chính các em học sinh đểđảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, và cũng có thể hiểu được các em nghĩ

gì, muốn gì để làm sao có thể hình thành tâm lí tốt cho học sinh

Các câu hỏi mà giáo viên chủ nhiệm đưa ra cho các giáo viên bộ mônnhằm qua đó khai thác được tình hình của lớp học xoay quanh các nội dung

Trang 21

như : biết về tên các học sinh học kém và quá kém môn của họ, ý thức tổ chức

kỉ luật trong giờ học đó của các em cá biệt như thế nào, các giáo viên bộ môn

có ý kiên gì không và có tổ chức học phụ đạo hoặc có một hình thức bổ sungkiến thức nào khác cho các em hay không?

Hoặc với bạn bè các em, cha mẹ các em, với cán bộ Đoàn, với các cấpchính quyền để tìm hiểu những hiện tượng, nội dung cần tìm hiểu có liên quantới đối tượng mà người giáo viên chủ nhiệm hướng tới Ở trường THPT DLNgô Trí Hòa mỗi học kì đều có hình thức bỏ phiếu kín để tìm hiểu các em cónhững nhu cầu, nguyện vọng gì, các em thích học môn nào nhất, thích thầy(cô) giáo nào nhất, có ý kiến hay đề xuất gì với các giáo viên đó không, các em

có nhận xét gì về giáo viên chủ nhiệm lớp

Và một hình thức nữa mà các giáo viên chủ nhiệm ở đây đang hướng tới

là tìm hiểu tâm lí học sinh thông qua các câu hỏi mở như : quan niệm của em

về tình bạn, ngoài giờ học em làm những gì để giúp gia đình, bố mẹ có quantâm tới các em trong học tập và có hiểu những nguyện vọng của các em haykhông, em mong muốn tập thể lớp ta phải như thế nào, theo em những bạn nào

có đủ khả năng làm cán bộ lớp, các em có đề xuất hay ý kiến gì với các giáoviên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm không, các em có sáng kiến hay phươngpháp gì giúp giáo viên chủ nhiệm có thể quản lí lớp ngày càng đi lên haykhông?

- Quan sát : Đây là phương pháp mà các giáo viên ở trường làm thường

xuyên nhằm theo dõi trực tiếp một cách khách quan những học sinh trong lớphọc và cũng quan sát toàn diện những biểu hiện, hành vi của học sinh trongquá trình học tập, lao động, vui chơi, trong quan hệ giao tiếp với bạn bè, vớingười lớn, với các giáo viên khác trong trường

- Phỏng vấn: được sự đồng ý của Ban giám hiệu, các giáo viên đưa ra

một hình thức mới gồm hệ thống những câu hỏi để tìm hiểu về phẩm chất đạođức, các quan hệ, thái độ, nhu cầu, hứng thú nguyện vọng của hoc sinh Tùytheo những yêu cầu của nội dung cần tìm hiểu mà có thể nêu ra những câu hỏi

Trang 22

cho học sinh, cho cha mẹ các em hoặc cho các lực lượng giáo dục có liên quankhác.

Trong mỗi cuộc họp phụ huynh được tổ chức theo định kì thì giáo viênchủ nhiệm đã đưa ra các câu hỏi dành cho cha mẹ các em để cùng nhau phốihợp làm tốt công tác giáo dục con em mình Các câu hỏi được lưu ý nhiều nhấtnhư : ở nhà học sinh có những biều hiện và thái độ cũng như cách ứng xử vớingười trong gia đình và người ngoài như thế nào, các em có giúp đỡ cha mẹlàm những công việc gì không, phụ huynh đã thực sự quan tâm đầy đủ đến tâmsinh lí của con em mình chưa, nhất là các em học sinh cấp 3 là lứa tuổi khóbảo, các em dễ tự ái và rất nhạy cảm, các vị phụ huynh có sự phản đối hayngăn cấm quyết liệt các em trong các mối quan hệ tình bạn, tình yêu haykhông, các vị có sử dụng vũ lực với các em không Những thông tin mà giáoviên thu thập được rất quan trọng để từ đó các giáo viên có thể góp ý kiến vớicha mẹ các em, đề ra phương pháp giáo dục tốt nhất người giáo viên phân tíchcho phụ huynh hiểu rõ đặc điểm tâm lí, sinh lí các em, đề nghị các phụ huynhquan tâm hơn nữa đến con em mình vì người bố người mẹ chưa chắc đã hiểucác em bằng chính bạn bè các em Thay vì việc luôn cho mình là người lớn thìphụ huynh hãy là người bạn thực sự của các em, lắng nghe ý kiến, tâm tưnguyện vọng các em thì nhiệm vụ giáo dục ở nhà và ở trường mới đem lại kếtquả như ý

- Nghiên cứu các sản phẩm do học sinh làm ra như bài tập, đồ dùng :

các giáo viên chủ nhiệm theo thông lệ vẫn kiểm tra đồ dùng học tập của các

em xem có đầy đủ không, qua đồ dùng có thể biết được các em có thực sựquan tâm đến công việc học tập hay không Kiểm tra vở bài tập theo định kìhoặc đột xuất nhằm giúp phát hiện các học sinh lười học, tận dụng quỹ gianhọc tập vào những việc vô bổ

- Thu thập và xử lí thông tin :

Tìm hiểu học sinh là một quá trình thường xuyên, liên tục, nên các giáoviên ở trường đã ghi chép thường xuyên các hiên tượng liên quan đến hành vi

Trang 23

đạo đức của học sinh, sau đó dùng các công thức thống kê để xử lí và đưa ranhững nhận định về học sinh.

Ở trường Ngô Trí Hòa có một số học sinh nam hay trốn học đi chơi bênngoài, điều đó có tác hại rất lớn với độ tuổi của các em, đòi hỏi người giáoviên chủ nhiệm có những biện pháp cứng rắn và kiên quyết để đẩy lùi tìnhtrạng này

3 Nội dung và hình thức tiến hành

3.1 Nội dung tìm hiểu khi nhận lớp chủ nhiệm

Trước ngày khai giảng, giáo viên chủ nhiệm nhân được sự phân côngcủa BGH nhà trường về lớp mìn sẽ chủ nhiệm Sau khi có danh sách học sinh,các giáo viên chủ nhiệm cố gắng nhớ hết tên học sinh trong lớp Đây là điều rấtquan trọng bởi con người ai cũng muốn mình là quan trọng đối với người khác,

là người được người khác tôn trọng việc giáo viên gọi tên các em học sinhngay khi mới gặp nhau là biểu hiện của điều đó Học sinh sẽ rất vui, bất ngờ vềđiều này Chính điều này sẽ giúp các giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng để lại

ấn tượng của ình trong câc em, điều quan trọng là các em cảm nhận được sựquan trọng của giáo viên chủ nhiệm đối với mỗi học sinh

Tiếp theo các giáo viên chủ nhiệm sẽ gặp những giáo viên chủ nhiệm cũkết hợp với buổi học nội quy, buổi lao động đâu năm của các em để nắm bắttình hình chung, tình hình của một số học sinh trong lớp ( như học sinh giỏi,học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt…) Cũng như qua đó giáo viênchủ nhiệm sẽ định hình được đội ngũ Ban cán sự lớp sau này cũng như đưa rađược biên pháp giáo dục học sinh phù hợp

- Hoàn cảnh sống của học sinh : bao gồm sơ yếu lí lịch, điều kiện kinh

tế gia đình, đặc điểm và quan niệm giáo dục gia đình, tình hình an ninh, trật tự

xã hội ở địa phương, sự quan tâm về giáo dục thanh thiếu niên học sinh ở địaphương, quan hệ xã hội của học sinh đó

Trang 24

- Đặc điểm phát triển về thể chất và sinh lí lứa tuổi : đầu năm nhà

trường tổ chức khám sức khỏe cho học sinh để biết cân nặng, chiều cao, bệnhtim mạch, huyết áp, cận thị

Giáo viên thì tìm hiểu các em về đặc điểm giới tính như : thái độ, cử chỉ,lời nói khi tiếp xúc với bạn bè, các trò chơi…

- Đặc điểm tâm lí, khí chất : biểu hiện ở khả năng tư duy, nhận thức, trí

thông minh, sự nhạy bén, ngôn ngữ, tình cảm, lí trí…thuộc loại hoạt bát, nhanhnhẹn hay trầm tĩnh…

- Những phẩm chất đạo đức chủ yếu : trung thực hay dối trá, cần cù,

chăm chỉ hay lười biếng, khiêm tốn hay kiêu căng, tự lập hay dựa dẫm, ỷ lại,bạo dạn dũng cảm hay yếu đuối nhút nhát, ích kỉ hay vị tha…

- Những phẩm chất khác như : tinh thần trách nhiệm, ý thức xây dựng

tập thể, ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức và thái độ lao động, ý thức và động cơhọc tập, quan hệ đúng mực, trong sáng, biết kính trên nhường dưới…

- Những sở trường, năng khiếu : thể thao, văn nghệ, mĩ thuật, viết

Trang 25

LÍ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên: Giới tính :… ………Ngày sinh :………

Địa chỉ thường trú :………

Số điện thoại :……… ……

Họ tên bố :……… ……… Tuổi:……… Nghề nghiệp :……… ………Nơi công tác :……… ………

Họ tên mẹ :……… ……… Tuổi :………Nghề nghiệp :……… ………Nơi công tác : ……… ………

Số anh chị em : ……… Là con thứ mấy : …… ………… Ngày vào Đoàn : ………Kết nạp ở đâu :…… …………

b Bước tiến hành:

Công tác tìm hiểu học sinh là một quá trình thường xuyên, liên tục trongsuốt năm học nhiều khi đan xen nhau Song về cơ bản có thể tiến hành qua 3giai đoạn, mỗi giai đoạn có thể thực hiện ở những mức độ khác nhau, trongnhững thời gian khác nhau, nhiều hay ít còn tùy thuộc vào từng điều kiện thực

Trang 26

tế của từng giáo viên chủ nhiệm, thực tế của lớp, mỗi học sinh và những yêucầu cần tìm hiểu.

Giai đoạn tìm hiểu sơ bộ :

Đây là giai đoạn điều tra cơ bản, là bước khởi điểm để giáo viên chủnhiệm tiếp cận với học sinh, với tập thể lớp học mà mình sẽ trực tiếp phụ trách.Các công việc chính của giai đoạn này gồm có việc phát phiếu điều tra cơ bản(lí lịch học sinh như mẫu trên), tham khảo các loại hồ sơ của học sinh năm họctrước, chủ yếu là học bạ và sổ liên lạc với gia đình, cùng các tài liệu khác Sau

đó là việc tiến hành thu phiếu điều tra cơ bản, xử lí sơ bộ và ghi những nétchính của học sinh đó như : hoàn cảnh gia đình có những thuận lợi và khókhăn gì? Các em có năng khiếu, sở trường về lĩnh vực nào hoặc môn học nào?.Bên cạnh đó các giáo viên chủ nhiệm còn ghi các vấn đề chưa rõ hoặc còn nghingờ để tìm hiểu khi có điều kiện

Giai đoạn khảo sát, kiểm tra :

Đây là giai đoạn tiếp theo bước điều tra cơ bản nhằm kiểm tra độ chínhxác mà các em đã ghi Đồng thời các giáo viên còn có thể bổ sung kịp thời,điều chỉnh kết quả tìm hiểu và vạch ra kế hoạch,, phương thức tác động sưphạm phù hợp cho từng học sinh Giai đoạn này có những bước cơ bản như :

- Đến thăm gia đình học sinh : để tìm hiểu rõ hơn, chi tiết hơn hoàn cảnhgia đình các em, những điều kiện sinh hoạt thực tế của gia đình, của bản thânhọc sinh, những nét hoàn cảnh riêng…không bộc lộ trên bản khai lí lịch Côngviệc này rất cần thiết vì nó sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm thâm nhập được vàođời sống và tâm hồn học sinh, tạo tình cảm gắn bó giữa giáo viên với gia đình

và các em Nhưng công việc này đòi hỏi người giáo vien chủ nhiệm thật sự yêunghề, yêu quý học sinh và những yêu cầu về kinh tế cũng như phương tiện đểgiáo viên chủ nhiệm thực hiện nó Ở trường Ngô Trí Hòa điều kiện về kinh tếcòn hạn chế, việc tới thăm gia đình học sinh chỉ áp dụng với các em có hoàncảnh quá khó khăn hoặc với học sinh cá biệt

Trang 27

- Trò chuyện với học sinh và giáo viên chủ nhiệm cũ cũng như giáo viên

bộ môn, bạn bè của các em trong lớp:

Các giáo viên trực tiếp trò chuyện với các em khi có thể để tìm hiểu tâm

tư, nguyện vọng của các em, đồng thời còn phối hợp với việc trò chuyện vớibạn bè của các em trong lớp vì bạn bè là người hiểu các em rõ nhất ở lứa tuổinày

- Các giáo viên chủ nhiệm đưa ra những câu hỏi gợi mở cho học sinhtrong giờ sinh hoạt lớp để tìm hiểu về cách ứng xử xã hội, tính cách đạo đức,thái độ của các em thế nào với các mối quan hệ đời sống thường nhật

- Sau khi đã tiến hành tìm hiểu về học sinh thì các giáo viên xử lí, thống

kê dữ liệu, tiến hành phân loại, nhận định về nguyên nhân,, triển vọng của từngnhóm hoặc của từng học sinh

Nêu ra những học sinh đặc biệt ( có thiên hướng, năng khiếu gì?)

Nêu ra các học sinh chậm tiến ( hành vi, biểu hiện, nguyên nhân)

- Ghi vào sổ chủ nhiệm hoặc số ghi chép kết quả khảo sát và phân loại, có

sự phân loại, có ghi chép những phát hiện mới, những nhận định Đồng thờicác giáo viên chủ nhiệm ở trường còn vạch ra kế hoạch để tiến hành tác động

sư phạm thích hợp đối với từng loại đối tượng Các giáo viên đặc biệt quantâm tới những em có học lực yếu, hạnh kiểm yếu, các em chậm tiến và các emđặc biệt có năng khiếu

Giai đoạn tìm hiểu nhằm khẳng định quá trình và kết quả giáo dục:

Đây là giai đoạn được tiến hành trong suốt quá trình giáo dục, có tínhthường xuyên và kết thúc ở từng giai đoạn (như giữa học kì, cuối học kì, cuốinăm) để khẳng định và đánh giá kết quả giáo dục một cách khách quan, côngbằng, chính xác Hơn nữa cũng giúp cho việc bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiệnnhững biện pháp giáo dục phù hợp

Giáo viên chủ nhiệm các lớp đã thông qua hình thức dùng sổ liên lạc vàliên hệ trực tiếp qua điện thoại để thông báo trực tiếp với gia đình các em về

Trang 28

tình hình học tập cũng như những biểu hiện, thái độ đáng lo ngại của các em

đê giáo viên chủ nhiệm cùng gia đình đề ra phương án hiệu quả nhất để giáodục con em mình

Các giáo viên còn sử dụng những câu hỏi cần thiết để thăm dò ý kiến củacác giáo viên chủ nhiệm lâu năm, giàu kinh nghiệm, hỏi ý kiến của cán bộĐoàn trường về các đối tượng học sinh và tập thể lớp mình như : những nhậnxét về chi đoàn lớp mình, ý thức kỉ luật cũng như các phong trào của Đoàn, cácđoàn viên thanh niên trong lớp có tham gia đầy đủ và tích cực hay không, Banchỉ huy Đoàn có ý kiến đóng góp gì với giáo viên chủ nhiệm hay không?

- Cuối cùng là khâu xử lí, tổng hợp số liệu thu được,

Các giáo viên đã ghi kết quả thu được vào bảng tổng hợp trong sổ chủnhiệm để đánh giá hiệu quả và có những điều chỉnh cũng như biện pháp đểhoàn thiện công tác chủ nhiệm của mình

4 Giáo viên chủ nhiệm trường Ngô Trí Hòa tổ chức, xây dựng tập thể lớp

4.1 Nhiệm vụ

- Tổ chức tập thể theo phương hướng tự quản tích cực, phát huy được mọitiềm năng, vai trò của học sinh trong các hoạt động xây dựng tập thể lớp vữngmạnh

- Tôn trọng, tin tưởng ở học sinh, giáo dục cho các em ý thức tự giác, tinhthần trách nhiệm với công việc, với bản thân và với mọi người

- Bồi dưỡng cho cán bộ học sinh về phương pháp tự quản các hoạt độngcủa tập thể Hình thành cho các em kĩ năng tổ chức, điều khiển, biết đánh giákết quả hoạt động

4.2 Phương tiện và phương pháp

a Phương tiện:

- Các giáo viên có trong tay bản sơ đồ tập thể lớp:

* Hệ thống bộ máy tự quản của lớp:

+ 1 lớp trưởng phụ trách chung

+ 3 lớp phó ( phụ trách học tập, lao động và cơ sở vật chất)

Trang 29

+ 3 cán sự môn học ( phụ trách các môn xã hội, tự nhiên, ngoại ngữ)

+ Các cán sự chức năng như : cán sự văn nghệ, thể thao, thư viện, tàichính…)

+ 1 thư kí lớp kiêm thủ quỹ

+ 1 bạn trong đội cờ đỏ

+ Các tổ trưởng, tổ phó

Ngoài ra còn có Phó bí thư chi đoàn

* Sơ đồ bộ máy tự quản của lớp:

Các giáo viên qui định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của cán bộ cốt cán học sinhtrong lớp Cụ thể như sau:

+ Nhiệm vụ của lớp trưởng :

Tổ chức, theo dõi chung mọi hoạt động tự quản của lớp điều khiển các tiếtsinh hoạt tập thể lớp hàng tuần, chủ động hội ý cán bộ lớp, tổ để bàn bạc cáccông việc Tổng hợp, giá kết quả thi đua về các mặt của lớp hàng tháng, kì

Trang 30

học, năm học Thay mặt giáo viên chủ nhiệm nắm bắt, quản lí tình hình của lớp

và có trách nhiệm xếp hạnh kiểm để giáo viên tham khảo

+ Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách học tập:

Điều khiển các hoạt động tự quản của lớp về học tập như: tổ chức, traođổi kinh nghiệm học tập tốt, tổ chức hội vui học tập, tổ chức các giờ tự học khigiáo viên chủ nhiệm đi vắng ngoài ra lớp phó phụ trách học tập còn có nhiệm

vụ phụ trách, điều hành nhóm cán sự các môn học hoạt động có hiệu quả, có kếhoạch giúp đỡ các bạn học yếu vươn lên; theo dõi, đánh giá kết quả học tậpcủa lớp hàng tuần, hàng tháng báo cáo cho lớp trưởng

+ Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách lao động và cơ sở vật chất :

Nhận nhiệm vụ, phân công công việc, điều khiển các hoạt động laođộng, vệ sinh của lớp Điều hành, theo dõi công việc thường xuyên thông quacác tổ trưởng phụ trách lao động của các tổ Phụ trách các cán sự lớp có chứcnăng như : quỹ lớp, cơ sở vật chất khác…Tổng hợp kết quả hàng tháng về cácmặt và báo cáo lớp trưởng

+ Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách văn thể :

Điều hành và theo dõi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thểthao của lớp một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ trưởng của các tổ và độivăn nghệ, đội bóng đá… Hầng tháng tổng hợp kết quả, đánh giá công việcmình phụ trách giao cho lớp trưởng

+ Nhiệm vụ của cờ đỏ trong lớp:

Theo dõi, đánh giá chung các mặt kỉ luật, trật tự, thực hiện nội quy củacác tổ và các thành viên trong lớp Có trách nhiệm nhận sổ đầu bài cho lớp vàphát sổ đầu bài cho các lớp mà mình đi chấm thi đua Đồng thời còn có nhiệm

vụ báo cáo cho lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm tình hình lớp về mặt nềnếp, nội quy xem những mặt nào chưa thực hiện được, xem hàng ngày lớp có

bị trừ điểm thi đua hay không, bị trừ điểm những mặt nào để kịp thời điềuchỉnh

Trang 31

+ Nhiệm vụ của các tổ trưởng trong tổ :

Theo dõi, điều khiển chung các mặt hoạt động và sinh hoạt của tổ Nắmđược kết quả cụ thể về từng môn học của mỗi bạn trong tổ, có ghi lại xem bạnnào bị điểm thấp, hay nói chuyện riêng, làm việc riêng, bị thầy cô giáo nhắcnhở vào danh sách riêng để cuối tuần tổng hợp lại và đánh giá kết quả hàngtuần, hàng tháng, báo cáo số liệu cho lớp phó phụ trách học tập Đồng thời các

tổ trưởng còn có nhiệm vụ nhắc nhở các tổ viên về nội quy đồng phục, phùhiệu, thẻ, trực nhật, lấy khăn, nước, giẻ lau bảng, khăn trải bàn và bình hoatrước khi buổi học bắt đầu

+ Nhiệm vụ của các tổ phó :

Nhận nhiệm vụ từ tổ trưởng hoặc các lớp phó phân công cho tổ mình, cótrách nhiệm truyền đạt, đôn đốc các tổ viên thực hiện, báo cáo kết quả côngviệc cho tổ trưởng hoặc lớp phó phụ trách

+ Nhiệm vụ của thư kí lớp :

Giữ và bảo quản các loại sổ sách của lớp, giữ sổ đầu bài, xin chữ kí vàxin điểm nhận xét của giáo viên bộ môn Lên phòng văn thư nhận sổ điểm lớptrong từng ngày học để giáo viên bộ môn cho điểm trực tiếp vào Đồng thời,thư kí lớp còn có trách nhiệm giữ quỹ lớp, ghi các khỏa thu chi trong tháng vàtổng hợp lại khoản nào thừa, thiếu hay phải nộp thêm theo tháng trong giờ sinhhoạt lớp Ngoài ra thư kí lớp còn chịu trách nhiệm ghi lại các sự kiện xảy ratrong lớp qua mỗi buổi học và ghi biên bản các cuộc họp cuả lớp để giáo viên

và lớp trưởng nắm rõ tình hình

+ Các cán sự chức năng khác như :

Cán sự văn nghệ có nhiệm vụ đi tập hát với các Chi đoàn khác và vềhướng dẫn cho cả lớp cùng hát bài hát đó Đồng thời còn giúp lớp phó vănnghệ tổ chức các buổi sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt tập thể chào mừng các ngàylễ

Cán sự thể thao giúp lớp phó văn thể tổ chức các đội thể thao của lớptheo yêu cầu của Đoàn trường như : đội bóng đá, đội điền kinh và các hoạt

Ngày đăng: 02/04/2013, 21:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Vũ Hoạt, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT 2. Lê Văn Hồng, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT"2. Lê Văn Hồng
3. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học tập 2, NXB GD, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học tập 2
Nhà XB: NXB GD
4. Hà Nhật Thăng, Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục, NXB GD, 1998 5. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, Giáo dục học đại cương, NXB GD,1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục", NXB GD, 19985. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, "Giáo dục học đại cương
Nhà XB: NXB GD
7. Hà Nhật Thăng, Lê Tiến Hùng, Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB GD, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động giáo dục
Nhà XB: NXB GD
8. Chu Trọng Tuấn, Hoàng Trung Chiến, Giáo dục học 3, Đại học Vinh, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học 3

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w