Bước tiến hành:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những nội dung và phương pháp giáo dục học sinh mà các giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện được ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa – Diễn Châu – Nghệ An (Trang 25 - 28)

- Những sở trường, năng khiế u: thể thao, văn nghệ, mĩ thuật, viết

b.Bước tiến hành:

Công tác tìm hiểu học sinh là một quá trình thường xuyên, liên tục trong suốt năm học nhiều khi đan xen nhau. Song về cơ bản có thể tiến hành qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có thể thực hiện ở những mức độ khác nhau, trong những thời gian khác nhau, nhiều hay ít còn tùy thuộc vào từng điều kiện thực

tế của từng giáo viên chủ nhiệm, thực tế của lớp, mỗi học sinh và những yêu cầu cần tìm hiểu.

Giai đoạn tìm hiểu sơ bộ :

Đây là giai đoạn điều tra cơ bản, là bước khởi điểm để giáo viên chủ nhiệm tiếp cận với học sinh, với tập thể lớp học mà mình sẽ trực tiếp phụ trách. Các công việc chính của giai đoạn này gồm có việc phát phiếu điều tra cơ bản (lí lịch học sinh như mẫu trên), tham khảo các loại hồ sơ của học sinh năm học trước, chủ yếu là học bạ và sổ liên lạc với gia đình, cùng các tài liệu khác. Sau đó là việc tiến hành thu phiếu điều tra cơ bản, xử lí sơ bộ và ghi những nét chính của học sinh đó như : hoàn cảnh gia đình có những thuận lợi và khó khăn gì? Các em có năng khiếu, sở trường về lĩnh vực nào hoặc môn học nào?. Bên cạnh đó các giáo viên chủ nhiệm còn ghi các vấn đề chưa rõ hoặc còn nghi ngờ để tìm hiểu khi có điều kiện.

Giai đoạn khảo sát, kiểm tra :

Đây là giai đoạn tiếp theo bước điều tra cơ bản nhằm kiểm tra độ chính xác mà các em đã ghi. Đồng thời các giáo viên còn có thể bổ sung kịp thời, điều chỉnh kết quả tìm hiểu và vạch ra kế hoạch,, phương thức tác động sư phạm phù hợp cho từng học sinh. Giai đoạn này có những bước cơ bản như :

- Đến thăm gia đình học sinh : để tìm hiểu rõ hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh gia đình các em, những điều kiện sinh hoạt thực tế của gia đình, của bản thân học sinh, những nét hoàn cảnh riêng…không bộc lộ trên bản khai lí lịch. Công việc này rất cần thiết vì nó sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm thâm nhập được vào đời sống và tâm hồn học sinh, tạo tình cảm gắn bó giữa giáo viên với gia đình và các em. Nhưng công việc này đòi hỏi người giáo vien chủ nhiệm thật sự yêu nghề, yêu quý học sinh và những yêu cầu về kinh tế cũng như phương tiện để giáo viên chủ nhiệm thực hiện nó. Ở trường Ngô Trí Hòa điều kiện về kinh tế còn hạn chế, việc tới thăm gia đình học sinh chỉ áp dụng với các em có hoàn cảnh quá khó khăn hoặc với học sinh cá biệt.

- Trò chuyện với học sinh và giáo viên chủ nhiệm cũ cũng như giáo viên bộ môn, bạn bè của các em trong lớp:

Các giáo viên trực tiếp trò chuyện với các em khi có thể để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em, đồng thời còn phối hợp với việc trò chuyện với bạn bè của các em trong lớp vì bạn bè là người hiểu các em rõ nhất ở lứa tuổi này.

- Các giáo viên chủ nhiệm đưa ra những câu hỏi gợi mở cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp để tìm hiểu về cách ứng xử xã hội, tính cách đạo đức, thái độ của các em thế nào với các mối quan hệ đời sống thường nhật.

- Sau khi đã tiến hành tìm hiểu về học sinh thì các giáo viên xử lí, thống kê dữ liệu, tiến hành phân loại, nhận định về nguyên nhân,, triển vọng của từng nhóm hoặc của từng học sinh.

Nêu ra những học sinh đặc biệt ( có thiên hướng, năng khiếu gì?) Nêu ra các học sinh chậm tiến ( hành vi, biểu hiện, nguyên nhân)

- Ghi vào sổ chủ nhiệm hoặc số ghi chép kết quả khảo sát và phân loại, có sự phân loại, có ghi chép những phát hiện mới, những nhận định. Đồng thời các giáo viên chủ nhiệm ở trường còn vạch ra kế hoạch để tiến hành tác động sư phạm thích hợp đối với từng loại đối tượng. Các giáo viên đặc biệt quan tâm tới những em có học lực yếu, hạnh kiểm yếu, các em chậm tiến và các em đặc biệt có năng khiếu.

Giai đoạn tìm hiểu nhằm khẳng định quá trình và kết quả giáo dục:

Đây là giai đoạn được tiến hành trong suốt quá trình giáo dục, có tính thường xuyên và kết thúc ở từng giai đoạn (như giữa học kì, cuối học kì, cuối năm) để khẳng định và đánh giá kết quả giáo dục một cách khách quan, công bằng, chính xác. Hơn nữa cũng giúp cho việc bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện những biện pháp giáo dục phù hợp.

Giáo viên chủ nhiệm các lớp đã thông qua hình thức dùng sổ liên lạc và liên hệ trực tiếp qua điện thoại để thông báo trực tiếp với gia đình các em về

tình hình học tập cũng như những biểu hiện, thái độ đáng lo ngại của các em đê giáo viên chủ nhiệm cùng gia đình đề ra phương án hiệu quả nhất để giáo dục con em mình.

Các giáo viên còn sử dụng những câu hỏi cần thiết để thăm dò ý kiến của các giáo viên chủ nhiệm lâu năm, giàu kinh nghiệm, hỏi ý kiến của cán bộ Đoàn trường về các đối tượng học sinh và tập thể lớp mình như : những nhận xét về chi đoàn lớp mình, ý thức kỉ luật cũng như các phong trào của Đoàn, các đoàn viên thanh niên trong lớp có tham gia đầy đủ và tích cực hay không, Ban chỉ huy Đoàn có ý kiến đóng góp gì với giáo viên chủ nhiệm hay không?.

- Cuối cùng là khâu xử lí, tổng hợp số liệu thu được,

Các giáo viên đã ghi kết quả thu được vào bảng tổng hợp trong sổ chủ nhiệm để đánh giá hiệu quả và có những điều chỉnh cũng như biện pháp để hoàn thiện công tác chủ nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những nội dung và phương pháp giáo dục học sinh mà các giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện được ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa – Diễn Châu – Nghệ An (Trang 25 - 28)