KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những nội dung và phương pháp giáo dục học sinh mà các giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện được ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa – Diễn Châu – Nghệ An (Trang 58 - 61)

I. Kết luận

Qua việc tìn hiểu nội dung và phương pháp giáo dục học sinh của các GVCN lớp ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa nhìn chung có những mặt tốt. Tuy nhiên còn cần phải trau dồi hơn nữa những mặt mạnh và hạn chế các mặt còn yếu để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp và hiệu quả học tập của học sinh.

Đội ngũ GVCN lớp nói riêng và các thầy cô giáo trong trường nói chung đều luôn tâm huyết với nghề, quan tâm và giúp đỡ học sinh về học tập cũng như trong các hoạt động. Các thầy cô luôn phát hiện kịp thời, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những phương pháp tác động sư phạm phù hợp với các em.

BGH trường xứng đáng là đầu tàu của trường, luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh trong trường, có sự chỉ đạo, giúp đỡ các GVCN trong công tác.

II. Kiến nghị

1. Đôí với Sở GD – ĐT Tỉnh

Sở GD – ĐT Tỉnh Nghệ An phải thường xuyên trao đổi với BGH nhà trường về công tác chủ nhiệm lớp cũng như chất lượng giáo dục, qua đó tìm ra ưu điểm và hạn chế để qua đó có thể đưa ra những biện pháp khắc phục hữu hiệu.

Sở GD – ĐT Tỉnh Nghệ An phải đóng góp ý kiến giúp trường Ngô Trí Hòa ngày càng hoàn thiện hơn công tác chủ nhiệm

2. Đối với BGH nhà trường

Phải luôn quan tâm sâu sắc hơn nữa đến đội ngũ giáo viên, đến chất lượng giáo dục. Cần tổ chức các buổi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cho các GVCN và học sinh của các trường trên địa bàn

Có chính sách hỗ trợ về mặt tiền lương, tiền thưởng để các GVCN có thể yên tâm công tác tốt ở trường.

3. Đối với GVCN

GVCN là người trực tiếp quản lí học sinh, dạy các em không chỉ là tri thức văn hóa mà còn cả cách làm người, làm chủ tương lai. Vì vậy, người GVCN phải là người công dân tốt, gương mẫu, có lòng yêu thương đối với học sinh – sản phẩm giáo dục của mình.

GVCN chủ động tiếp xúc với phụ huynh các em, đặc biệt là các gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn, neo đơn, qua đó giúp học sinh gần gũi với giáo viên hơn

GVCN tránh tâm lí coi mình là cố vấn, chỉ có mặt khi cần thiết mà phải luôn phối hợp với học sinh tạo cho các em sự yên tâm khi thấy giáo viên luôn đồng hành với mình.

4. Đối với gia đình học sinh

Thường xuyên phối hợp với GVCN quản lí con em mình, quan tâm, động viên các em nhiều hơn

5. Đối với chính quyền địa phương

Thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội mang tính chất lành mạnh để lôi kéo học sinh tham gia như : bảo vệ an ninh trật tự của xóm, giữ gìn thôn xóm sạch đẹp.

Có chính sách khen thưởng vào đầu năm học cho những em có thành tích học tập cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Vũ Hoạt, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT 2. Lê Văn Hồng, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm

3. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học tập 2, NXB GD, 1988

4. Hà Nhật Thăng, Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục, NXB GD, 1998 5. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, Giáo dục học đại cương, NXB GD,

1997

6. Luật giáo dục quốc gia 1998

7. Hà Nhật Thăng, Lê Tiến Hùng, Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB GD, 1995

8. Chu Trọng Tuấn, Hoàng Trung Chiến, Giáo dục học 3, Đại học Vinh, 2006

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những nội dung và phương pháp giáo dục học sinh mà các giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện được ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa – Diễn Châu – Nghệ An (Trang 58 - 61)