THPT DL Ngô Trí Hòa
Từ nội dung và phương pháp giáo dục học sinh mà các GVCN lớp đã thực hiện được ở trường Ngô Trí Hòa cho thấy trong công tác chủ nhiệm lớp ở đây về những mặt được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế. Điều này cần phải có sự chung tay giúp sức của đội ngũ giáo viên và tập thể học sinh, sự đóng góp ý kiến của giáo viên bộ môn. GVCN phải có kế hoạch cụ thể trước khi tiến hành một hoạt động nào đó, và nhất là phải tranh thủ được sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn của BGH nhà trường.
Cán bộ lớp phải là cầu nối để có thể giúp người chủ nhiệm hiểu được từng thành viên trong lớp. Sau khi kết thúc một kì học hay một hoạt động nào đó thì GVCN cần hội ý, đánh giá kết quả đạt được và đề ra hướng sáng tạo mới cho học sinh.
Xuất phát từ nhận định trên thì BGH nhà trường cũng như tổ GVCN đã đưa ra một số biện pháp sau đây nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp :
Biện pháp 1 :
Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng cho mình đội ngũ cán sự lớp hoàn chỉnh như :
- Theo dõi, đôn đốc việc học tập, thực hiện nội quy đối với tập thể lớp và các thành viên trong lớp, tức là ban cán sự lớp phải thay mặt GVCN quản lí lớp trong việc thực hiện nội quy và học tập của lớp.
- Tổ chức cho lớp tham gia đầy đủ các phong trào của đoàn thể và nhà trường tổ chức, sẽ tạo ra hoạt động sáng tạo cho học sinh, giúp các em đoàn kết, giúp đỡ nhau hơn.
- Giải quyết những vướng mắc còn tồn tại, những việc phát sinh khác của lớp, giữ vững đoàn kết nội bộ trong lớp
Biện pháp 2 :
Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát học sinh bỏ giờ, bỏ tiết, vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường, có những biện pháp xử lí nghiêm khắc, đúng mực và dứt khoát đối với học sinh vi phạm có hệ thống. Bên cạnh đó cần tuyên dương, khen thưởng xứng đáng đúng người, đúng việc để cổ vũ tinh thần cho các cá nhân, tập thể có thành tích nhất định trong các phpng trào. Ngoài ra còn thực hiện những biện pháp vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo trong khi giáo dục học sinh, tránh trường hợp để các em rơi vào bước đường cùng.
Biện pháp 3 :
Tăng cường công tác chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc tập thể chi Đoàn. GVCN theo dõi, kiểm tra, giám sát khi thực hiện biên pháp này thì sẽ tạo cho học sinh cách tự lập, biết giải quyết công việc khi GVCN vắng mặt. Qua đó cũng hình thành cho học sinh tâm thế sẵn sang đối đầu với những thử thách mới và cách xử lí những tình huống có thể xảy ra.
Biện pháp 4 :
Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt Đoàn cho thật phù hợp với yêu cầu hiện nay. Khi tổ chức không nên theo định kì mà phải làm thường xuyên, liên tục để rèn luyện cho các em kĩ năng thuần thục. Đối với biện pháp này sẽ giúp cho học sinh năng nổ hơn trong các phong trào Đoàn, tạo tính mạnh dạn và khả năng giao tiếp. Tuy nhiên, nếu như thường xuyên tổ chức các hoạt động sẽ làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em, học sinh ở xa nếu tham gia nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhà trường cũng phải bỏ ra kinh phí lớn. Nên GVCN cung với BCH Đoàn trường cần có những hoạt động vào các thời điểm mà việc học của các em chưa quá nặng, đối với học sinh cuối cấp thì có thể giảm bớt các hoạt động để các em có thể tập trung ôn thi.