Hình thức tiến hành

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những nội dung và phương pháp giáo dục học sinh mà các giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện được ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa – Diễn Châu – Nghệ An (Trang 33 - 38)

- Những sở trường, năng khiế u: thể thao, văn nghệ, mĩ thuật, viết

5.Hình thức tiến hành

5.1 Chuẩn bị

a. Đối với học sinh:

Giáo viên chủ nhiệm trao đổi trực tiếp với các em học sinh xem các bạn nào có năng lực có thể lãnh đạo lớp mình, xem các em đề cử ai và những bạn nào ứng cử làm các chức vụ trong lớp.

Để bầu ban cán sự lớp đạt hiệu quả - hoạt động tốt, các giáo viên chủ nhiệm ở trường Ngô Trí Hòa đã tham khảo ý kiến của các giáo viên chủ nhiệm cũ ( đối với học sinh lớp 11, 12 ) bởi họ là người nắm rõ được khả năng của các em.

Một cán bộ lớp tốt phải là người năng động, nhiệt tình, biết sống vì tập thể, không ích kỉ. Đầu năm học lớp sẽ có vài buổi lao động, giáo viên chủ nhiệm quan sát các em học sinh mà mình định đưa vào ban cán sự lớp. Trong khi các em lao động, giáo viên có thể đánh giá về ý thức, tác phong, khả năng phối hợp với các bạn khác của các em và sẽ chọn ra được một lớp phó lao động tốt. Ngoài ý thức, trách nhiệm các thành viên các thành viên trong ban cán sự còn phải có năng lực tốt, điều này các giáo viên dựa vào học bạ, đồng

thời khi phân công nhiệm vụ, các giáo viên chủ nhiệm đã khéo léo chọn ở mỗi địa bàn một em để tiện cho việc nắm tình hình các em học sinh ở cùng xã. Giáo viên cũng căn cứ vào sự tín nhiệm của tập thể qua việc bầu chọn dân chủ đầu năm.

Khi tiến hành chia tổ, các giáo viên chủ nhiệm tiến hành tạo sự đồng đều ở các địa phương. Điều này có ý nghĩa quan trọng nhất là khi các em trong quá trình học tập tại trường có thể học nhóm hoặc đi lao động theo tổ sẽ rất thuận tiện cho việc đi lại cũng như liên hệ giữa các em với nhau.

Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm trực tiếp hỏi những em được đề cử và ứng cử xem các em có thực sự thích trọng trách mà cả lớp đã tín nhiệm và bầu ra hay không, các em có quyết tâm và cố gắng thực hiện nhiệm vụ của mình thật tốt để đưa tập thể lớp đi lên hay không.

b. Về thời điểm tiến hành:

- Các giáo viên chủ nhiệm thông báo cho học sinh biết thời gian, nội dung, yêu cầu để các em có ý thức sẵn sàng.

- Về sơ đồ lớp giáo viên chủ nhiệm in ra giấy phát cho lớp trưởng và các tổ trưởng để quản lí về chỗ ngồi của các bạn trong lớp, tránh tình trạng đổi chỗ ngồi để nói chuyện riêng và cũng tiện cho việc điểm danh của giáo viên chủ nhiệm vào đầu giờ, tiện cho các giáo viên bộ môn gọi tên khi kiểm tra bài. Sơ đồ chỗ ngồi của học sinh trong lớp chủ yếu theo bảng sau :

Ghi chú :

1 : Lớp trưởng 2 : lớp phó học tập

3 : các tổ trưởng của 4 tổ.

Khi tiến hành chia tổ và xếp chỗ ngồi giáo viên thường xếp các em trong một tổ ngồi chung với nhau, có xen kẽ cả nam lẫn nữ, các em học khá với các em học trung bình để trong quá trình học bạn này chỉ dẫn cho bạn kia.

Những bạn nào ít chú ý học, bạn bị các tật về mắt, bạn người thấp thì được ngồi bàn đầu. Cán sự lớp thì được phân ra ngồi giữa hoặc cuối lớp để thâu tóm tình hình, thông thường lớp trưởng ngồi gần cuối lớp, lớp phó học tập ngồi bàn 2, các tổ trưởng ngồi đầu bàn để thuận tiện việc đi lại kiểm tra bài vở của các bạn khác. Bàn giáo viên 3 3 2 1 3 3 BẢNG

5.2 Bước tiến hành

a. Giai đoạn tổ chức và triển khai các mục tiêu cơ bản :

- Các giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích, yêu cầu, ý nghĩa việc tổ chức, xây dựng tập thể lớp tự quản có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm và quyền lợi của mỗi em học sinh. Một tập thể vững mạnh thì các em có một môi trường để học tập và phát triển nhân cách, tình cảm một cách tốt nhất. Hơn nữa, khi lớp ổn định, phong trào học tập được nâng cao, các em có ý thức thi đua học tập tốt là điều kiện thuận lợi, nhất là với các em học sinh năm cuối cấp.

- Các giáo viên chủ nhiệm giới thiệu cho học sinh sơ đồ cơ cấu tổ chưc lớp và cơ chế hoạt động tự quản của tập thể lớp, hệ thống đội ngũ cán bộ lớp, tổ và các cán sự chức năng tương ứng. Đối với lớp đầu cấp giáo viên chủ nhiệm đã căn cứ vào kết quả thăm dò hoặc tạm thời chỉ định đội ngũ cán bộ lớp. Sau này một thời gian khi đã nắm rõ đặc điểm cũng như thái độ từng em trong lớp thì trong cuộc họp bầu ban cán sự lớp thì các em học sinh có thể ứng cử hoặc đề cử theo hình thức bỏ phiếu kín. Đối với học sinh lớp 11, 12 thì giáo viên cho các em tự bầu chọn đội ngũ ban cán sự mà các em cảm thấy là có năng lực lãnh đạo và nhiệt tình với công tác của trường, lớp.

- Trước tiên giáo viên nêu ý kiến xem ban cán sự lớp sẽ do giáo viên chọn hay các em chọn, khi các em đồng thanh cho các em chọn thì giáo viên khéo léo hướng các em rằng : “ các em tự do lựa chọn ban cán sự lớp thì sau này trong các hoạt động của lớp các em phải tôn trọng và hoạt động theo sự điều hành của các bạn”.

Vì đặc thù của trường nên giáo viên chủ nhiệm không bầu tổ phó vì các tổ được chia gồm từ 8 – 10 em, con số này chưa thực sự đông và chưa cần thiết phải có tổ phó.

- Sau khi chọn được đội ngũ cán bộ lớp, tổ, các cán sự chức năng trong lớp thì giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ, chức năng cho từng bạn, đưa cho các em mỗi người một cuốn sổ tổng hợp để các em ghi lại những hoạt động, chức năng, nhiệm vụ mình cần làm, cùng như tổng hợp, thống kê các kết quả

để trình bày với cả lớp trong các buổi sinh hoạt đầu tuần. Đồng thời các giáo viên còn truyền đạt cho các em tác phong, kĩ năng giao tiếp căn bản nhất để các em có thể tự mình nói chuyện, phát biểu trước đám đông. Điều này rất quan trọng vì qua đó các em rèn luyện được tính tự lập và trau dồi được năng lực lãnh đạo của mình.

Qua đó, giáo viên chủ nhiệm cho lớp thảo luận, xây dựng kế hoạch năm học để tập thể học sinh và đội ngũ cán bộ lớp xác định được trách nhiệm của mình để cố gắng phấn đấu vươn lên.

b. Giai đoạn thực nghiệm, hình thành kĩ năng :

Trong giai đoạn này giáo viên chủ nhiệm tạo mọi điều kiện để đội ngũ cán bộ lớp, tổ cũng như các cán bộ chức năng khác phát huy được vai trò chủ thể, thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình trong các hoạt động. Giáo viên chủ nhiệm luôn giữ vai trò cố vấn giúp học sinh định hướng vào các nề nếp kỉ luật tự giác, nề nếp tự quản, tạo bầu không khí dân chủ thực sự cho lớp. Những hoạt động thực tế để tạo bầu không khí cho lớp như :

+ Giờ tự quản 15 phút truy bài đầu giờ :

Tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các tổ viên, xem các bài tập thầy cô giáo ra các bạn có làm đầy đủ hay không?, xem việc ghi chép bài của các bạn thế nào, lớp phó học tập lên chữa các bài tập và công việc này phân theo học lực của các bạn học khá các môn học như toán, lí, hóa, anh để chữa trong tiết 15 phút đầu giờ. Các tổ trưởng kiểm tra bài của các tổ viên và có ghi lại xem những bạn nào lười chuẩn bị bài tập, không ghi chép bài ở lớp.

+ Tự quản các giờ học trên lớp :

Lớp trưởng và ban cán sự lớp cùng có nhiệm vụ quản lí các bạn giữ gìn trật tự trong giờ học, đồng thời còn phải tham gia phát biểu, xây dựng bài. Các tổ trưởng chấm điểm chéo giữa các tổ với nhau xem tổ đó bạn nào hăng say học tập, phát biểu, bạn nào bị điểm kém hoặc giáo viên gọi thì không trả lời được câu hỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tự quản giờ trống giáo viên :

Vì một số lí do nào đó mà giáo viên bộ môn vắng mặt, lớp vẫn phải giữ gìn trật tự. Ban cán sự lớp quản lí lớp, có thể các bạn không học bài nhưng cũng không được làm ồn. Lớp trưởng có thể yêu cầu các bạn xem bài tập nào khó thì cử lớp phó học tập lên chữa bài hoặc phổ biến tình hình chúng trong tháng cần thực hiện.

+ Tự quản tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần :

Giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò là người lắng nghe các nhận xét, ý kiến tổng hợp của các cán sự lớp và giải quyết một số tình huống mà các em gặp khúc mắc. Còn hoạt động của các em là tự các em thực hiện, giáo viên chủ động hình thành năng lực làm việc độc lập cho ban cán sự.

+ Tự quản các hoạt động lao động vui chơi:

Giáo vien chủ nhiệm chỉ đóng vai trò cố vấn cho các em cũng như nhắc nhở các em chuẩn bị cho các hoạt động. Còn lại là đội ngũ cán bộ lớp tự quản lí các hoạt động chung trong lớp.

Qua hoạt động của đội ngũ ban cán sự thì giáo viên chủ nhiệm có thể đánh giá được hoạt động của các em thông qua thành tích đã đạt được hay còn những mặt yếu kém. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm còn tham khảo các ý kiến nhận xét của các thầy cô phụ trách các hoạt động của trường như : giáo viên nhạc, giáo viên tổ chức chương trình, Đoàn thanh niên…

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những nội dung và phương pháp giáo dục học sinh mà các giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện được ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa – Diễn Châu – Nghệ An (Trang 33 - 38)