Hướng nghiệp cho học sinh: (đối với học sinh lớp 12)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những nội dung và phương pháp giáo dục học sinh mà các giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện được ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa – Diễn Châu – Nghệ An (Trang 38 - 43)

- Những sở trường, năng khiế u: thể thao, văn nghệ, mĩ thuật, viết

6. Hướng nghiệp cho học sinh: (đối với học sinh lớp 12)

GVCN điều tra, sở trường, nguyện vọng và xu hướng của học sinh và giới thiệu các ngành nghề cho các em sao cho phù hợp với từng cá nhân để các em lựa chọn. GVCN còn phối hợp cùng nhà trường tổ chức cho các em học hướng nghiệp ở trong trường.

* Một số tình huống giáo dục mà giáo viên chủ nhiệm gặp phải trong

công tác với tập thể lớp :

- Hầu như lớp nào cũng có học sinh đi muộn, việc tìm hiểu lí do chậm trễ của các em rất cần thiết để giáo viên có thể đôn đốc nhác nhở. Nhưng không

phải giáo viên chủ nhiệm lớp nào cũng có nhiều thời gian và điều kiện để tìm ra nguyên nhân đi học muộn, vì thế các giáo viên chủ nhiệm trường Ngô Trí Hòa đã giao nhiệm vụ cho các bạn ở gần nhà những bạn hay đi muộn trong lớp để tìm hiểu. Nếu như một bạn nào đó vì lí do đi chơi mà muộn học thì giáo viên có cách xử lí nghiêm khắc, đối với các em vì hoàn cảnh gia đình phải phụ giúp bố mẹ kiếm sống hoặc với các bạn nhà cách xa trường như Diễn An, Diễn Phú, Diễn Lộc, Diễn Thọ, Diễn Minh, Diễn Thắng thì giáo viên chủ nhiệm động viên các em cố gắng đi sớm và hầu như tình trạng muộn học đã được khắc phục.

- Trong các buổi văn nghệ tập thể hoặc nhà trường diễn ra các hoạt động văn nghệ thì giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cho lớp phó văn nghệ và các cán sự chức năng, bí thi lớp và bạn cờ đỏ cùng phối hợp thực hiện. Giáo viên để các em tự động chon lựa tiết mục biểu diễn, tự chọn đội múa nhằm khơi dậy ở các em năng lực tổ chức sự kiện, các em sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và sẽ cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

- Trong lớp chủ nhiệm thì lớp nào cũng có học sinh học yếu hoặc kém nhưng lại không bao giờ hỏi thầy cô bộ môn cũng như hỏi các bạn học khá trong lớp. Trong trường hợp này, giáo viên chủ nhiệm cho lớp phó học tập tập trung những bạn học giỏi, khá trong lớp lại và định hướng cho các em cách giúp đỡ, cố gắng gần gũi bạn và nhờ bạn làm một việc gì đó mà bạn thích, không ngại hỏi về các bài tập mà bạn biết làm, tư từ chuyển qua trao đổi bài tập với nhau và khi bạn đã nhận sự giúp sức của mình thì luôn tạo cho bạn bcamr giác là bạn đã tìm ra được đáp số. Đa số qua một thời gian các bạn học yếu kém đã biết vươn lên và mạnh dạn hỏi thầy cô giáo và các bạn trong lớp về những bài tập mà các bạn chưa hiểu.

Trong lớp có các học sinh yếu nếu giáo viên cứ bắt ép, nạt nộ các em hoặc đưa ra nững hình thức kỉ luật lai khiến các em mất tinh thần và thêm tự ti vào bản thân. Vì thế, các giáo viên chủ nhiệm ở trường Ngô Trí Hòa đã kết hợp với ban cán sự và giáo viên bộ môn có hình thức phụ đạo kiến thức hổng

cho các em, thường xuyên kiểm tra bài, vở soạn, vở bài tập để nâng cao ý thức học, sự lo lắng vào công việc học tập. Nếu học sinh nào không học bài, không thuộc bài thì các giáo viên có thể đưa ra các biện pháp kiên quyết, triệt để.

- Khi để ban cán sự quản lí lớp, giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở các em cách ứng xử với các thành viên trong lớp, tránh tình trạng các em có những lời nói và hành động xúc phạm đến bạn của mình. Nếu điều này xay ra thì sẽ dẫn tới mất đoàn kết. Khi quy trình này được tiến hành thì lớp học sẽ trở thành lớp tự quản ( vì đa số các thành viên đã tự ý thức được vai trò của mình trong lớp ) trong đó vai trò của ban cán sự lớp là rất lớn. Lớp tự quản không chỉ thể hiện những việc mình làm mà còn thể hiện ở tiết sinh hoạt lớp ở đầu tuần.

+ Hoạt động 1 :

Các tổ trưởng lên báo cáo tình hình học tập của các thành viên trong tổ, giải trình ý kiến của tổ viên (nếu có). Nếu tổ trưởng không giải trình thì lớp trưởng và bí thư lớp có thể giải trình. Lớp trưởng đánh giá và đè xuất ý kiến, xếp loại hạnh kiểm tháng cho các thành viên trong lớp

+ Hoạt động 2 :

Giáo viên chủ nhiệm đánh giá tình hình học tập trong tuần, tỏng tháng, đưa ra hình thức tuyên dương, phê bình, xử phạt đối với những cá nhân vi phạm.

+ Hoạt động 3 :

Thư kí lớp báo cáo nhật kí lớp tuần qua và báo cáo tình hình thu chi, sử dụng quỹ lớp của tháng.

+ Hoạt động 4:

Giáo viên chủ nhiệm thông báo tình hình, kế hoạch tuần tiếp theo.

- Khi trong lớp có các học sinh vi phạm kỉ luật, nội quy trường lớp thì giáo viên chủ nhiệm ở trường Ngô Trí Hòa áp dụng phương pháp giáo dục cá biệt. Ví dụ như cùng một biểu hiện có lỗi như nhau nhưng có em phải phê bình nghiêm khắc, có em lại nhắc nhở, có khi nhắc chung chung, có lúc lại nhắc nhở riêng, có khi phải tách học sinh ra khỏi tập thể để giáo dục riêng.

Thực chất của quá trình giáo dục cá biệt này là vận dụng “ Tâm lí học lứa tuổi “ để giáo dục học sinh, xử lí các tình huống mà người giáo viên gặp phải trong dạy học cũng như trong công tác chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm tránh việc khen quá lời khi các em làm tốt nhiệm vụ và cũng tránh việc cảnh cáo, phê bình hoặc nói những lời xúc phạm các em vì lứa tuổi này học sinh rất dễ bị tổn thương, chán nản, mất lòng tin, bi quan…

Các giáo viên quan sát hoạt động thực tế của các em ở lớp học, cộng đồng, gia đình…và qua các buổi lao động, sinh hoạt chủ nhiệm, các buổi liên hoan, hội thao. Đồng thời các giáo viên còn phân tích hiện trạng, các hiện tượng tâm lí các em để đề ra phương pháp tác động giáo dục phù hợp, mang lại hiệu quả cao.

Ví dụ : Đều là hiện tượng học sinh yếu nhưng có em do trí tuệ chậm phát triển, có em do hoàn cảnh gia đình khó khăn, có em do phân tán tư tưởng trong quá trình tiếp thu bài… Khi giáo viên nắm bắt được nguyên nhân của các hành vi trên cơ sở tâm lí – tính cách của học sinh, giáo viên đưa ra biện pháp xử lí kịp thời với học sinh.

Việc xử lí kịp thòi các hành vi sai trái rất quan trọng, nếu không xử lí kịp thòi có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, các giáo viên chủ nhiệm còn đề ra các biên pháp phù hợp với các em để tránh việc phản tác dụng :

Ví dụ : Nếu một học sinh có lòng tự trọng cao thì các giáo viên không trách móc, bắt tội trước lớp mà gặp trực tiếp em đó. Cách xử lí trên cũng phù hợp với các em có lỗi mà biết nhận lỗi, giáo viên chủ nhiệm dùng lời lẽ nhẹ nhàng để thể hiện thái đọ, tâm trạng của mình.

Với những học sinh lì lợm, bất cần đời thì biện pháp mà các giáo viên sử dụng là tìm ra điểm yếu trong các em về mặt tình cảm và từ đó mới tác động trực tiếp, những học sinh này giáo viên không la mắng, khiêu khích vì các em rất dễ làm liều

Với học sinh có tính cách thích ganh đua thì giáo viên nắm được tâm lí các em và so sánh em với một bạn nào khác thì sẽ khơi dậy ở các em động lực phấn đấu cho bằng bạn đó.

- Phương pháp tác động tới các em bằng những cái lợi trước mắt :

Lê nin từng có khẩu hiệu trong cách mạng tháng 10 là “ hòa bình bánh mì”, tuy học hành mang lại cái lợi lâu dài nhưng các em cung không thể không biết đến cái lợi trước mắt cũng giống như hòa bình mà không có gì ăn mà chiến tranh có cái ăn còn hơn. Giáo viên cho các em thấy cái lợi trước mắt là điều không kém phần quan trọng, bên cạnh đó giáo viên còn cho các em nhân thức đúng đắn về cái lợi lâu dài của việc học tập.

Ví dụ : cái lợi trước mắt có thể là được phiếu học tốt, được giấy khen, phần thưởng, được tuyên dương. Còn cái lợi lâu dài thì tùy thuộc vào từng môn học, như các em học tốt môn này sẽ có khả năng áp dụng vào thực tiễn để dạy học cho các em nhỏ hoặc áp dụng vào lao động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt. Nếu có nghề nghiệp ổn định các em sẽ có cơ hội tìm kiếm được một công việc ổn định, sẽ không phải vất vả, bươn chải kiếm sống và kiếm sống một cuộc sống nghèo khó.

Học sinh cũng như bất cứ người nào khi có lỗi thường che dấu, bởi vậy trước khi xử lí giáo viên bằng mọi cách cho các em thấy được lỗi của mình và nhận lỗi. Điều quan trọng là các giáo viên tìm hiểu nguyên nhân hành vi, tâm lí, tính cách các em để từ đó đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp, trong xử lí cũng tôn trọng nhân cách học sinh và cho các em thấy được điều đó.

Kết quả :

- Giáo viên và lớp trưởng điểm danh đầu buổi học và hàng quý có sự thống kê xem học sinh nào đi chậm nhiều, vắng học nhiều, học sinh nào bỏ học, có em nào được chuyển vào lớp hay không?.

- Giáo viên và ban cán sự lớp cùng xếp loại hạnh kiểm cho các bạn, giáo viên tổng hợp điểm các môn học và ghi danh sách những em đạt học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém và tính tỉ lệ, làm báo cáo gửi lên Ban giám hiệu.

- Giáo viên tổng hợp xem lớp mình trong học kí hoặc năm học qua đã nhận được những thành tích gì, còn những hạn chế gì, đồng thời còn tham khảo các phương pháp chủ nhiệm tiên tiến của các giáo viên khác để áp dụng có chọn lọc vào lớp mình chủ nhiệm vào học kì sau hoặc năm sau.

* Bài học kinh nghiệm mà các giáo viên chủ nhiệm trường THPT DL Ngô Trí Hòa rút ra được qua công tác của mình với tập thể lớp tự quản :

- Muốn cho học sinh làm một việc gì đó thì trước hết người giáo viên phải tạo cho các em những ham muốn và hứng thú, để các em biết được lợi ích của việc đó.

- Luôn tôn trọng học sinh nhất là nơi đông người

- Luôn đặt lợi ích của học sinh lên đầu, xem các em là trung tâm của mọi vấn đề trong lớp

- Từng bước rèn luyện cho các em năng lực tự quản, tự giải quyết các vấn đề trong lớp học

- Người giáo viên chủ nhiệm tuy cho lớp tự quản nhưng trong quá trình đó giáo viên luôn là người đồng hành, nhanh chóng nắm bắt tình hình lớp để giải quyết những vấn đề vượt xa năng lực giả quyết của các em. Việc đồng hành cùng các em làm cho học sinh cảm thấy yên tâm vì thầy cô luôn ở bên – các em sẽ tự tin hơn trong mọi hoạt động.

- Giáo viên chủ nhiệm không áp dụng một cách rặp khuôn, máy móc bất kì một phương án giáo dục nào bởi lẽ sản phẩm ở đây chính là con người.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những nội dung và phương pháp giáo dục học sinh mà các giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện được ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa – Diễn Châu – Nghệ An (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w