hoạt động M&A ngân hàng phát triển
Thứ nhất, tăng cường hoạt động truyền thông về M&A ngành Ngân hàng:
Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động M&A vẫn còn tương đối mới mẻ. Đóng vai trò là người quản lý hệ thống NHTM, NHNN cần thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề với sự tham gia của lãnh đạo các ngân hàng và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực M&A nhằm chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm về hoạt động này trên thế giới và Việt Nam trong thời gian qua..
Mặt khác, hiện nay, số lượng các ngân hàng nước ngoài đang thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam đang có xu hướng tăng cao. Sự hỗ trợ về mặt thông tin từ phía NHNN rất cần thiết với các ngân hàng tham gia vào thương vụ M&A để tránh bị lép vế trong quá trình giao dịch hoặc ngăn ngừa được hoạt động sáp nhập mang tính chất “thôn tính” của các đối tác nước ngoài.
Thứ hai, NHNN Việt Nam cần xác định rõ vai trò trong định hướng và xây
dựng lộ trình hoạt động M&A ngân hàng.
Mục tiêu hướng đến của ngành Ngân hàng Việt Nam là tăng cường năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính… để nâng cao khả năng cạnh tranh với các TCTD nước ngoài, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống. Hoạt động M&A trong ngành Ngân hàng về lâu dài tiến tới sẽ mang tính tự nguyện vì lợi ích mang lại đối với các chủ thể tham gia. Tuy nhiên, muốn đảm bảo thực hiện mục tiêu nói trên và giảm thiểu hoạt động “thâu tóm” khi các giới hạn đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dần được xóa bỏ thì vai trò của NHNN Việt Nam trong định hướng và thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng là vô cùng quan trọng.
+ NHNN cần có các cơ chế chính sách để thúc đẩy, hoàn thiện hơn hoạt động mua lại, sáp nhập, hợp nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng. Hiện tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều NHTM cổ phần nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, thiếu nhà quản trị điều hành cấp cao có chiến lược đe dọa đến sự an toàn hoạt động của cả toàn hệ thống ngân hàng, NHNN phải thực hiện trách nhiệm là đầu mối kết nối các TCTD Việt Nam trong hoạt động M&A, ban hành các chính sách ưu đãi về thủ tục hành chính khi tham gia các giao dịch với NHNN, yêu cầu về dự trữ bắt buộc tạo động lực cho các ngân hàng nhỏ tìm đến sáp nhập, hợp nhất với nhau…
+ NHNN cần sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thành lập mới các ngân hàng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn, với mục đích đảm bảo cho các ngân hàng ra đời sau này có thể hoạt động hiệu quả trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Đồng thời định hướng các luồng vốn đầu tư trong nền kinh tế khi đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng: sẽ hướng đến đầu tư vào các ngân hàng hiện có thay vì để thành lập ngân hàng mới để củng cố hệ thống ngân hàng và hỗ trợ các ngân hàng nhỏ phát triển.
+ NHNN cần đặt ra các quy định khắt khe hơn cho việc sáp nhập bắt buộc. Để nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng, NHNN nên kiến nghị Chính phủ ban hành những quy định khắt khe hơn về các tỷ lệ an toàn vốn, về tỷ suất lợi nhuận, về xếp hạng ngân hàng... Nếu ngân hàng nào có thực trạng hoạt động yếu kém thì bắt buộc phải sáp nhập để tránh đổ vỡ hệ thống. NHNN cần mạnh tay hơn nữa trong việc đề ra các quy định cho sáp nhập bắt buộc, chứ không nên để sáp nhập theo hình thức tự nguyện là chủ yếu như các quy định hiện nay.
+ NHNN cần theo dõi, giám sát các chiến lược, kế hoạch bán cổ phần của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các NHTM nhỏ. Hiện nay, áp lực tăng vốn điều lệ theo quy định đối với các NHTM nhỏ là vô cùng khó khăn, khiến các ngân hàng này đã tìm đến các nhà đầu tư nước ngoài để có thể bán cổ phần cho họ với giá thấp xấp xỉ bằng mệnh giá. Vấn đề này cần được NHNN xem xét, giám sát để hạn chế sự xâm nhập, kiểm soát vào ngành Ngân hàng với giá rẻ thay vì đề nghị thành lập mới một ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
3.5.2. Các đề xuất vi mô thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam
năng lực cạnh tranh, tái cơ cấu hệ thống quản lý, bộ máy tổ chức nên cần được ngân hàng coi là một trong những chiến lược phát triển lâu dài. Ngân hàng cần phải nỗ lực tìm kiếm và đàm phán với những đối tác thực sự có khả năng để cùng phát triển. Để làm được điều đó, các ngân hàng không những phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về M&A mà còn phải có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi giao dịch. Dưới đây là một số đề xuất dành cho các NHTM Việt Nam được đúc kết từ kinh nghiệm M&A trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới