3.5.1. Các đề xuất vĩ mô thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam
3.1.1.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động sáp nhập –mua lại mua lại
Hiện nay Việt Nam chưa có cơ chế cụ thể về việc thực hiện các thương vụ mua lại – sáp nhập trong ngành Ngân hàng trong khi các điều khoản liên quan tới hoạt động này trong các luật chung thì lại khá sơ sài. Do đó để thúc đẩy hoạt động M&A
ngân hàng, các cơ quan liên quan đặc biệt là NHNN cần có những biện pháp hoàn thiện hành lang pháp lý dành cho hình thức đầu tư này. Nhà nước cần rà soát các điều khoản trong các luật quy định chung để thống nhất và ban hành các văn bản luật hướng dẫn cụ thể quy trình tiến hành M&A, chế độ thuế, cách hạch toán sổ sách, cách định giá, quy trình kiểm toán…
Nhà nước cũng cần xây dựng tập trung và có hệ thống đối các quy định pháp luật về M&A ngân hàng với (i) hoạt động M&A, hợp nhất và (ii) đầu tư mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược trong Luật Các tổ chức tín dụng với tư cách là đạo luật điều chỉnh chuyên ngành, theo đó cần có các định nghĩa, khái niệm, hình thức, điều kiện, quy trình và hợp đồng M&A ngân hàng cụ thể. Đồng thời, với tư cách là một hình thức tập trung kinh tế bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật Cạnh tranh, thì các quy định về M&A ngân hàng cần phải phù hợp, đáp ứng các điều kiện về kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh, về thị phần, thị trường liên quan…để tránh độc quyền, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường tài chính. Ngoài ra các vấn đề định giá tài sản, thương hiệu, lao động…cần phải được làm rõ trong quá trình hoàn thiện các chính sách, cơ chế cho hoạt động M&A ngân hàng