Xây dựng kênh kiểm soát thông tin và phát triển hoạt động tư vấn M&A

Một phần của tài liệu Hoạt động sáp nhập và mua lại trong ngành ngân hàng trên thế giới, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 68)

vấn M&A

Nhà nước cần tiến hành xây dựng kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tập trung kinh tế nói riêng. Bởi vì trong hoạt động tập trung kinh tế, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị... là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát, minh bạch không chỉ gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua, bên bán, mà còn ảnh hưởng nhiều đến các thị trường khác như hàng hóa, chứng khoán. Bởi vì, cũng như các thị trường khác, thị trường M&A hoạt động có tính dây chuyền, nếu một vụ M&A lớn diễn ra không thành công thì hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì có thể cổ phiếu, trái phiếu, hoạt động kinh doanh, đầu tư... của DN đó nói riêng và các DN liên quan sẽ bị ảnh hưởng theo.

Bên cạnh đó, các công ty tư vấn M&A sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng, như trung gian trong các hoạt động M&A nên cần rất cần nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và phạm vi hoạt động. Họ phải thực sự đóng vai trò vừa là môi giới

nhưng cũng là người tư vấn cho các bên trong hoạt động mua lại và sáp nhập, chứ không phải chỉ dừng ở vai trò trung gian thông thường.

Thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu... Do đó, cần có những chương trình đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho cả bên mua, bên bán, đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường. Có như vậy thị trường M&A Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoạt động sáp nhập và mua lại trong ngành ngân hàng trên thế giới, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 68)