Nội dung và phương pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường THPT DL Ngô Trí Hòa, Nghệ An

MỤC LỤC

Yêu cầu sư phạm đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm – sự tổng hòa của nhiều yếu tố

Từ hành vi, ngôn ngữ, cách cư xử, cách suy nghĩ, đánh giá những sự việc trong cuộc sống, những thói quen trong sinh hoạt… tất cả luôn cần được người GVCN tự xem xét, điều chỉnh để có thể không ngừng hoàn thiện mình trong mắt học trò. Đằng sau tất cả mọi kiến thức, kỹ năng… cần trang bị và rèn luyện, còn lại là một yêu cầu tuy không được đặt ra trong các văn bản nhưng nó lại chi phối tất cả, đó chính là cái “tâm” của người giáo viên.

Nội dung công tác của các giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Ngô Trí Hòa Người giáo viên chủ nhiệm lớp nắm vững đường lối, quan điểm, lí luận,

THỰC TIỄN CÔNG TÁC CỦA CÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT DL NGÔ TRÍ HOÀ. Nội dung công tác của các giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Ngô Trí Hòa.

Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Ngô Trí Hòa 1. Những đặc điểm cơ bản về trường THPT DL Ngô Trí Hòa

Các giáo viên chủ nhiệm ở trường Ngô Trí Hòa đã áp dụng nhiều phương pháp như: nghiên cứu hồ sơ học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, trò chuyện với học sinh, hỏi ý kiến học sinh, phỏng vấn trên giấy, nghiên cứu các sản phẩm do học sinh làm ra, quan sát các hoạt động của học sinh, thực nghiệm tự nhiên, thu thập và xử lí thông tin… nhằm tìn hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức, học tập, xu hướng phát triển của từng học sinh để có kế hoạch tác động giáo dục thích hợp. Đối với lớp có nhiều học sinh nam thì thường xảy ra hiện tượng các em học theo nhau và học tập rất nhanh các thói quen không tốt như : đánh bài, chơi điện tử, hút thuốc, đánh nhau, nói tục…Vì vậy việc chủ nhiệm những lớp như thế cực kì phức tạp, đòi hỏi năng lực xử lí khéo léo của người giáo viên chủ nhiệm để làm sao vừa giúp các em có thể nhận ra những sai lầm, đồng thời cũng tìm cách để thoát ra khỏi những cám dỗ trên. Việc trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm lớp cũ được các giáo viên ở trường Ngô Trí Hòa đặc biệt quan tâm, vì qua đó họ có thể biết được trước khi mình làm chủ nhiệm thì lớp học đó như thế nào, là một tập thể tốt, có ý thức, năng động hay là một tổ chức lớp lộn xộn, nhiều học sinh cá biệt và học sinh lười học.

Và một hình thức nữa mà các giáo viên chủ nhiệm ở đây đang hướng tới là tìm hiểu tâm lí học sinh thông qua các câu hỏi mở như : quan niệm của em về tình bạn, ngoài giờ học em làm những gì để giúp gia đình, bố mẹ có quan tâm tới các em trong học tập và có hiểu những nguyện vọng của các em hay không, em mong muốn tập thể lớp ta phải như thế nào, theo em những bạn nào có đủ khả năng làm cán bộ lớp, các em có đề xuất hay ý kiến gì với các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm không, các em có sáng kiến hay phương pháp gì giúp giáo viên chủ nhiệm có thể quản lí lớp ngày càng đi lên hay không?. Các giáo viên còn sử dụng những câu hỏi cần thiết để thăm dò ý kiến của các giáo viên chủ nhiệm lâu năm, giàu kinh nghiệm, hỏi ý kiến của cán bộ Đoàn trường về các đối tượng học sinh và tập thể lớp mình như : những nhận xét về chi đoàn lớp mình, ý thức kỉ luật cũng như các phong trào của Đoàn, các đoàn viên thanh niên trong lớp có tham gia đầy đủ và tích cực hay không, Ban chỉ huy Đoàn có ý kiến đóng góp gì với giáo viên chủ nhiệm hay không?. Tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các tổ viên, xem các bài tập thầy cô giáo ra các bạn có làm đầy đủ hay không?, xem việc ghi chép bài của các bạn thế nào, lớp phó học tập lên chữa các bài tập và công việc này phân theo học lực của các bạn học khá các môn học như toán, lí, hóa, anh để chữa trong tiết 15 phút đầu giờ.

Ví dụ : Đều là hiện tượng học sinh yếu nhưng có em do trí tuệ chậm phát triển, có em do hoàn cảnh gia đình khó khăn, có em do phân tán tư tưởng trong quá trình tiếp thu bài… Khi giáo viên nắm bắt được nguyên nhân của các hành vi trên cơ sở tâm lí – tính cách của học sinh, giáo viên đưa ra biện pháp xử lí kịp thời với học sinh.

GVCN với Ban giám hiệu và hội đồng giáo dục nhà trường 1. GVCN với Ban giám hiệu nhà trường

- Cuối học kì, GVCN lớp đánh giá tình hình học tập và hạnh kiểm của các em rồi thông qua BGH. - Phản ánh với BGH và HĐNT về những bất cập trong chế độ, chính sách, quy định của nhà trường đối với công tác GVCN cũng như những quy định, yêu cầu, hoạt động giáo dục chưa phù hợp với học sinh nói chung và học sinh lớp mình nói riêng. - GVCN lớp đề đạt vói BGH và HĐGD những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của học sinh và phụ huynh các em về các lĩnh vực học tập, quản lí con em mình.

GVCN lớp với tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường

- GVCN lớp cùng Đoàn trường tổ chức các hoạt động tập thể như tổ chức các hoạt động văn nghệ, các cuộc thi thanh lịch, các buổi tham quan các địa danh như : lăng Bác, hồ Gươm, quê Bác,…. - GVCN lớp phối hợp với Đoàn trường tổ chức cho học sinh lớp mình tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa trong và ngoài nhà trường như : lễ hội đền Cuông, tham gia các hoạt động xã hội, tham gia các công trình thanh niên ở địa phương…. Đồng thời GVCN lớp còn tạo điều kiện cho BCH Đoàn trường tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của chi Đoàn, của lớp theo định kì và cuối năm học một cách thuận lợi và đúng đắn.

Giáo viên chủ nhiệm lớp với các giáo viên bộ môn

- GVCN lớp trao đổi, bàn bạc với BCH Đoàn trường về các nội dung, phương pháp hoạt động của chi Đoàn lớp mình để phối hợp chỉ đạo và thống nhất các yêu cầu, tác động giáo dục phù hợp. - GVCN liên kết để tạo ra lịch trình dạy học đúng kế hoạch, trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về những vấn đề cụ thể của lớp liên quan đến cả hai bên, để cùng đưa ra giải pháp giáo dục thống nhất. Đồng thời còn cùng nhau trao đổi, bàn bạc, thống nhất trong khối chủ nhiệm các quan điểm, nội dung về việc xếp loại danh hiệu GVCN để GVCN các lớp phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chủ nhiệm một cách tốt nhất.

Hình thức phối hợp của GVCN với cha mẹ học sinh

Bác Hồ đã căn dặn : “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần phải có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục nhà trường tốt hơn. - Vì đặc điểm của trường dân lập nên trong các cuộc họp phụ huynh GVCN cũng công khai đề nghị gia đình các em ủng hộ một số tiền nhỏ để trường nâng cấp cơ sở vật chất. - GVCN lớp cũng tư vấn, bồi dưỡng cho cha mẹ các em về kiến thức, tâm lí lứa tuổi học trò và các phương pháp giáo dục để phụ huynh cùng nhà trường phối hợp giáo dục con em mình hiệu quả hơn.

GVCN lớp phối hợp với chi hội cha mẹ học sinh

- GVCN giúp BCH chi hội xây dựng kế hoạch hoạt động của chi hội nhằm thực hiện yêu cầu giáo dục nhà trường. - GVCN triệu tập họp ban chấp hành chi hội cha mẹ học sinh, tổ trưởng tổ phụ huynh học sinh nhằm nắm thông tin, kết quả rèn luyện, tinh thần học tập của con em trong địa phương, ở gia đình, cung cấp thông tin về kết quả học tập của lớp, những học sinh tiêu biểu ở các địa bàn.

Hình thức phối hợp của GVCN với các Đoàn thể, chính quyền địa phương

Công tác chủ nhiệm lớp là một công tác khó khăn, vất vả và đòi hỏi sự làm việc khoa học.

Chỉ đạo tập thể học sinh thực hiện kế hoạch

THUẬN LỢI VÀ KHể KHĂN TRONG CễNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT DL NGÔ TRÍ HOÀ.

Khó khăn

Các em học sinh trong trường còn chưa có ý thức cá nhân, còn hay gây sự, đánh nhau hoặc bị tiêm nhiễm những thói xấu do bạn bè rủ rê…Những tiêu cực trên đòi hỏi người GVCN lớp phải sáng suốt, nắm được tâm lí học sinh để có những biện pháp triệt để, hướng học sinh vào con đường đúng đắn.

Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa

Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát học sinh bỏ giờ, bỏ tiết, vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường, có những biện pháp xử lí nghiêm khắc, đúng mực và dứt khoát đối với học sinh vi phạm có hệ thống. Tuy nhiên, nếu như thường xuyên tổ chức các hoạt động sẽ làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em, học sinh ở xa nếu tham gia nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhà trường cũng phải bỏ ra kinh phí lớn. Nên GVCN cung với BCH Đoàn trường cần có những hoạt động vào các thời điểm mà việc học của các em chưa quá nặng, đối với học sinh cuối cấp thì có thể giảm bớt các hoạt động để các em có thể tập trung ôn thi.