Phương pháp khai thác nội dung kênh hình trong sách giáo khoa và sưu tầm tranh ảnh phục vụ môn GDCD là một phần phát huy tính tích cực học tập của học sinh.. Để thực hiện giáo viên phải
Trang 1A MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài:
Đất nước ta đang bước vào thời đại của toàn cầu hóa và phát triển bềnvững thì ngành Giáo dục đứng trước những thách thức, vận hội mới Đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động làm chủ nước nhà có trình độ văn hóa
cơ bản đáp ứng những yêu cầu phát triển KT, XH
Nhằm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới công tác giáo dục ở bậc THCS đối với các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục thì việc đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ quan trọng, một yêu cầu bức thiết nhằm góp phần đào tạo những con người tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo, có năng lực đáp ứng nhu cầu của bản thân và XH trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Thay đổi phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều, thói quen ghi nhớ máy móc bằng việc tổ chức, điều khiển học sinh tích cực, chủ động làm việc
Đồng thời, trong giai đoạn hiện nay cả nước đang thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Học tập theo tinh thần “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”, “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” và “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo Để thực hiện mục tiêu Giáo dục, tôi nhận thấy muốn làm gương thì bản thân phải tích cực đổi mới, sáng tạo trong việc giảng dạy bộ môn, tham gia phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, có thế thì học sinh mới tích cực học tập và đạt nhiều thành tích
Trang 2Muốn làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên trực tiếp đứng lớp phải vận dụng các phương pháp dạy học bộ môn một cách khoa học và logic nhằm phát huy tính tích cực, hứng thú học tập của học sinh.
Trên thực tế đa số giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng còn lơ là chưa quan tâm đến nội dung và hình thức SGK mới, giáo viên chỉ chú ý khai thác nội dung kênh chữ chưa chú ý việc khai thác kênh hình hoặc dùng kênh hình như là hình ảnh minh họa, xem cho vui Thật
ra kênh hình đó chính là tư liệu không thể thiếu trong việc dạy học bộ môn cụ thể là môn Giáo dục công dân
Phương pháp khai thác nội dung kênh hình trong sách giáo khoa và sưu tầm tranh ảnh phục vụ môn GDCD là một phần phát huy tính tích cực học tập của học sinh Sưu tầm thêm tranh ảnh bởi vì kênh hình trong SGK rất hạn chế Làm thế nào để học sinh tìm hiểu kiến thức qua kênh hình và tổ chức sưu tầm tranh ảnh, từ đó giúp các em nắm chắc, nhớ lâu được kiến thức Phương pháp này học sinh tự giác, chủ động lĩnh hội kiếnthức, tăng thêm sự hứng thú trong học tập
Để thực hiện giáo viên phải nghiên cứu kỹ các kênh hình hướng dẫn học sinh khai thác, nếu chỉ dừng lại ở chỗ minh họa cho bài học thì học sinh không khắc sâu, nắm chắc được kiến thức, không phát huy được tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập dẫn đến các em chán học môn GDCD
Đó là lý do tôi chọn “Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và sưu tầm tranh ảnh phục vụ môn GDCD 9” để nghiên cứu
2/ Đối tượng nghiên cứu:
Thực hiện giải pháp: “Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và
sưu tầm tranh ảnh phục vụ môn GDCD 9” Trên cơ sở tìm hiểu nội dung
kênh hình trong SGK môn GDCD 9 và sưu tầm tranh ảnh trong sách, báo
Trang 3Kỹ năng và kỹ thuật khai thác được thực hiện tại lớp 92 đơn vị trường THCS Phước Chỉ năm học 2008_2009.
3/ Phạm vi nghiên cứu:
Thực hiện giảng dạy môn GDCD 9 với 32 học sinh lớp 92 tại trường THCS Phước Chỉ: Khai thác kênh hình và sưu tầm tranh ảnh phục vụ các bài:
Bài 4: Bảo vệ hòa bình (Bổ sung thêm tranh ảnh)
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Sưu tầm tranh ảnh)
Bài 8: Năng động, sáng tạo (Sưu tầm tranh ảnh)
Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế (Sưu tầm tranh ảnh)
Bài 17:Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu: Phương pháp dạy học môn GDCD; tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn GDCD; một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD; SGK GDCD 9; SGV GDCD 9; thực hành GDCD 9
và một số tài liệu khác có liên quan
Điều tra, tìm hiểu đối tượng học sinh lớp 92 đặc biệt qua các lần kiểm tra, thống kê, so sánh, đối chiếu kết quả, nhận thông tin phản hồi từ thực
tế sau tiết giảng
B NỘI DUNG
Trang 41/ Cơ sở lí luận:
Căn cứ vào Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo củahọc sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
“Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động,chống lại thói quen học tập thụ động, học chay, học vẹt, nhằm tạo ra con người năng động, có năng lực giải quyết vấn đề”
Qua việc “Khai thác kênh hình và sưu tầm tranh ảnh phục vụ môn
GDCD 9” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc
chiếm lĩnh kiến thức Đồng thời thực hiện theo tinh thần đổi mới môn GDCD không ngừng chú trọng, cải tiến phương pháp dạy học, học sinh phải được hướng dẫn phương pháp tự học thì hiệu quả giáo dục mới đượcnâng cao
Căn cứ vào lý luận dạy học nói chung quan niệm cơ bản của Đảng và Nhà nước chỉ đạo hoạt động của giáo viên, học sinh theo các quy luật cơ bản của quá trình dạy học
Căn cứ quan điểm của Chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về Giáo dục, xuất phát từ tình hình nhiệm vụ Cách mạng Việt Nam Đảng
đề ra phương châm giáo dục là học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo giục xã hội (Luật Giáo dục)
Căn cứ chỉ đạo chuyên môn về đổi mới phương pháp môn GDCD
2/Cơ sở thực tiễn:
Trang 5Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục chậm đổi mới chưa phát huy được sự sáng tạo của học sinh” có nghĩa là
sự đổi mới ở từng cấp học còn chậm Vậy trường THCS Phước Chỉ có thoát khỏi tình trạng chung đó hay không? Để trả lời tôi đã trực tiếp trao đổi với giáo viên bộ môn, học sinh và rút ra kết luận về thực trạng của việc dạy học bộ môn GDCD ở đơn vị như sau:
-Về học sinh: Đa số ở nông thôn nên điều kiện học tập khó khăn chủ yếu các em học thuộc lòng không nắm ý, không chú ý khai thác SGK và chưabiết cách học
-Về giáo viên: Thuận lợi là đội ngũ giáo viên được tập huấn về việc giảngdạy phương pháp mới và nội dung SGK mới nhưng khi về đơn vị áp dụngchưa hiệu quả chất lượng môn GDCD còn thấp
Qua thực tế trao đổi và dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy rằng nguyên nhân của sự yếu, kém trong việc giảng bộ môn GDCD là:
+Nhìn lại cách dạy của mình chưa phù hợp với học sinh , giáo viên chưa tạo cho học sinh sự tìm tòi và lòng say mê thật sự đối với bộ môn (lối mòn dạy học phương pháp cũ)
+Nhận thức của người dạy và học
+Do thực trạng trong học tập (thi cái nào học cái nấy)
+Xuất phát từ việc thi cử, kiểm tra, đánh giá
+Do sự chi phối của nền kinh tế thị trường nên học sinh, giáo viên chỉ chú ý đến những môn học phục vụ cho ngành công nghệ thông tin, khôngchú ý đến môn học xã hội mà chỉ coi nó là môn phụ, từ đó xem nhẹ môn GDCD
+Bên cạnh đó còn hiện tượng phân công giáo viên khác môn dạy môn GDCD, do đó không nắm được đặc điểm cũng như phương pháp, nên dẫnđến hiện tượng dạy thiên về lý thuyết, khô khan, xa rời thực tế…
Vậy việc đổi mới phương pháp là bức thiết do nhu cầu thực tiễn là đổi mới giáo dục nói chung, thay đổi phương pháp dạy bộ môn nói riêng và
Trang 6cụ thể là thay đổi phương pháp dạy bộ môn GDCD cho phù hợp chương trình SGK mới
Khi thực hiện đổi mới phương pháp một số vấn đề đặt ra: Sử dụng phương pháp mới có phải xóa bỏ hoàn toàn phương pháp trước đây? Đổi mới không phải xóa bỏ tất cả phương pháp trước đây mà chúng ta phát huy cái tốt, cái hạn chế thì không sử dụng và vận dụng phương pháp như thế nào cho hiệu quả
Muốn đạt được điều đó cần phải dạy cách học hiện đại theo hướng tích cực, khuyến khích tự học, dạy để học sinh có phương pháp học tập, có năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, cần đảm bảo điều kiện và thời gian để học sinh tự nghiên cứu Giáo viên cần khắc phục tình trạng truyền thụ một chiều, tham lam, nhồi nhét, tránh tình trạnh thụ động, học sinh nghe, ghi chép, trả lời đúng khi kiểm tra thì chưa đủ
Yêu cầu của việc tổ chức dạy học môn GDCD là phải hình thành ở học sinh cảm xúc, tình cảm, niềm tin Vì đó là động cơ bên trong giúp các em
tự hoàn thiện, tự điều chỉnh để vươn tới cái chân, thiện, mỹ Đây là yêu cầu có tính đặc trưng của môn GDCD so với những môn học khác và đóùcũng là yêu cầu bức xúc hình thành nhân cách con người trong giai đoạn hiện nay
Muốn làm được những điều quan trọng trên mỗi giáo viên phải có những kinh nghiệm, biện pháp vận dụng phương pháp dạy học nhằm giáodục các em thấy được “Học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học” ( Tư tưởng Hồ Chí Minh)
Việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa sao cho đạt yêu cầu cao nhất trong việc thực hiện mục tiêu dạy học thể hiện rõ tư tưởng sư phạm, tuy nhiên nội dung kênh hình mỗi bài học rất đa dạng tùy theo yêu cầu của từng bài mà sử dụng các hoạt động khác nhau Nhưng trong một tiết học làm thế nào để học sinh hoạt động là chính, giáo viên tổ chức hướng dẫn các hoạt động của học sinh, lựa chọn phương pháp phù hợp với nội
Trang 7dung bài dạy, để truyền đạt, thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm giảng dạy ở đồng nghiệp để tìm biện pháp hữu hiệu nhất để giúp các em học tập tốt hơn.
3/ Nội dung vấn đề:
3.1/ Vấn đề đặt ra:
Sử dụng phương pháp nào là câu hỏi thường xuyên của mỗi giáo viên khi dạy học Hiện nay phần lớn giáo viên dạy môn GDCD ở trường THCS Phước Chỉ lựa chọn phương pháp dạy học theo kinh nghiệm, dựa vào trực giác hoặc kết hợp phương pháp chưa nhuần nhyễn, lựa chọn phương pháp một cách mò mẫm, cảm tính, không đem lại kết quả chắc chắn Do đó cần phải giải quyết vấn đề này dựa trên cơ sở khoa học, chỉ trong điều kiện đó mới đem lại hiệu quả sư phạm cao
Chúng ta không nên tuyệt đối hóa khả năng của một phương pháp dạyhọc nào, mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng… trong quá trình dạy học - giáo dục Vì vậy các phương pháp thường được sử dụng phối hợp với nhau, rất ít khi đứng riêng biệt trong quá trình dạy học Như vậy hiệu quả của phương pháp chính là ở chỗ tính hợp lí khi sử dụng và biết kết hợp với các phương pháp khác Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc kết hợp sử dụng các phương pháp của giáo viên bộ môn
Chính vì vậy, Makarenko có nhận xét rằng: “Không có phương
pháp, phương tiện nào là duy nhất, không có một nhà sư phạm nào là đơn phương , độc mã có thể đào tạo, giáo dục thành công sản phẩm của nhà giáo dục là con người”.
Như vậy để phát huy tính tích cực của học sinh, mang lại hiệu quả giáodục đặc biệt đối với môn GDCD tôi đã vận dụng những phương pháp để
Trang 8khai thác kênh hình và sưu tầm tranh ảnh phục vụ cho việc giảng dạy môn GDCD 9 năm học 2008-2009.
Để phù hợp với các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới thì việc khai thác nội dung kênh hình trong SGK và sưu tầm tranh ảnh không chỉ nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn mà còn là nguồn nhận thức cho bài học Tuy nhiên, sử dụng thế nào có hiệu quả, phát triển tư duy cho học sinh thì không đơn giản Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan do nhiều yếu tố quyết định như: Nội dung của bài học, tranh ảnh, phương pháp sử dụng,
kỹ năng và năng lực sư phạm của giáo viên
Việc khai thác nội dung kênh hình và sưu tầm tranh ảnh nếu thực hiện tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau: Tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiệncho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, phát triển năng lực chú ý, quan sát hứng thú Ngược lại nếu không thực hiện tốt dễ làm cho học sinh phân tán sự chú ý, không tập trung Do đó, trong quá trình sử dụng kênh hình và sưu tầm tranh ảnh, giáo viên không những có vai trò định hướng cho học sinhquan sát, hướng dẫn và gợi ý cách khai thác kiến thức mà còn giúp học sinh từ thao tác sử dụng, khám phá, tìm tòi kiến thức hoặc củng cố kiến thức và rèn kỹ năng quan sát cho học sinh
Để khai thác nội dung kênh hình và sưu tầm tranh ảnh giáo viên cần nêu câu hỏi để học sinh khai thác qua hoạt động cá nhân, tổ, nhóm Qua
đó giáo dục tư tưởng cho học sinh sau mỗi tiết học, bài học Tạo điều kiện cho học sinh hứng thú học tập tìm hiểu xác định rõ động cơ, phương pháp học môn GDCD
3.2/ Giải pháp chứng minh vấn đề được giải quyết:
Để việc khai thác nội dung kênh hình và sưu tầm tranh ảnh có hiệu quả phát huy tính tích cực của học sinh trong việc giảng dạy bộ môn giáo viên cần phải theo các hướng sau:
Trang 9* Khi sử dụng tranh ảnh:
+Những kỹ năng cần lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kênh hình và sưu tầm tranh ảnh giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh những kỹ năng
Kỹ năng quan sát và nhận xét
Kỹ năng mô tả
Kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá
* Các bước khai thác tranh ảnh:
Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho các em tự tìm hiểu nội dung dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xát định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi, nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi
đã quan sát, nhận xét, kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học
Bước 4: Giáo viên nhận xét,bổ sung nội dung trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh
Kênh hình là phương tiện dạy học rất đặc trưng của bộ môn GDCD, giúp học sinh tái hiện những tình huống xảy ra trong xã hội Theo xu hướng hiện nay giảm bớt thuyết trình của giáo viên, tạo điều kiện để học sinh học tập tích cực và sử dụng kênh hình như là một nguồn cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng bộ môn chứ không chỉ để minh họa cho lời giảng Như vậy kênh hình là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Tranh ảnh trong sách giáo khoa là tài liệu rất quý hiếm, thường được chụp ngay lúc sự kiện đang diễn ra và được lựa chọn đáp ứng những yêu
Trang 10cầu về khoa học và sư phạm.Đây là bộ phận rất quan trọng trong kênh hình của sách giáo khoa, nó giúp học sinh làm việc với sách giáo khoa trên cơ sở phát huy tính tích cực, thông minh, sáng tạo chứ không phải minh họa cho học sinh xem giải khuây.
Để khai thác kênh hình có hiệu quả cần thực hiện một số yêu cầu sau:
Về phía giáo viên :
Nắm chắc nội dung chương trình (Gdcd 9 gồm 4 bài có sử dụng ảnh: Bài 4,5,6 và 17)
Xác định rõ kiến thức nội dung trong bài mà học sinh cần lĩnh hội qua ảnh
Chuẩn bị một số câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh, gợi ý để các em biết tự giác khai thác kiến thức qua hình
Kịp thời động viên, khuyến khích và đánh giá học sinh
Bên cạnh đó còn phải thông báo cho học sinh biết đó là tranh gốc hay tranh phục chế (Tranh gốc là xuất phát từ hiện thực khách quan; Tranh phục chế là từ nội dung sách giáo khoa người ta vẽ lại)
Để sưu tầm tranh ảnh có hiệu quả giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tài liệu cụ thể như sách thực hành gdcd 9, báo giáo dục- thời đại…
Về phía học sinh :
Rèn luyện một số kỹ năng khai thác kiến thức từ kênh hình
Hiểu yêu cầu giáo viên đưa ra khi thực hiện khai thác kiến thức từ tranh ảnh
Tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức từ hệ thống tranh ảnh
Tổ chức nhóm sưu tầm theo chủ đề
* Các bước khai thác tranh ảnh:
Nêu mục đích làm việc với tranh ảnh
Đưa ra những câu hỏi gợi ý để học sinh có cơ sở khai thác kiến thức từ tranh ảnh
Trang 11Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi trên cơ sở các em tự phát hiện kiến thức mới.
Tạo cơ hội cho học sinh nhận xét, trước khi đi đến kết luận
Dạy học tích cực thực chất là quá trình hướng dẫn học sinh cách học, quá trình đó không chỉ do người truyền thụ mà quan trọng hơn phải chínhcác em tìm tòi khám phá, giải quyết Việc khai thác kiến thức sẵn có của học sinh trong dạy học GDCD có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào khảnăng của mỗi giáo viên, đối tượng học sinh, thiết bị và phương tiện dạy học Song có thể sử dụng một số cách phổ biến sau:
Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời Với cách này, câu hỏi đưa ra phải tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ sự hiểu biết vốn có của mình, tránh trường hợp chỉ cần đọc tài liệu là trả lời được
Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ tranh ảnh:
Với cách viết sách giáo khoa mới, kiến thức không chỉ nằm ở hệ thống kênh chữ mà nó còn biểu hiện ở hệ thống kênh hình Vì vậy hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình chính là để các em tự nói lên những hiểu biết vốn có của mình từ tranh ảnh Làm được như vậy học sinh sẽ hiểu bài sâu và nhớ lâu những kiến thức đã học Quan trọng hơn các em tự sưu tầm tranh phục vụ cho bài học qua đó nắm được một phần nội dung kiến thức Vì hiểu nội dung mới tìm được tranh ảnh phù hợp
VÍ DỤ:
Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH
-Gv cho học sinh quan sát: Hình 1 trang 13 SGK GDCD 9: Bom Mỹ huỷdiệt Bệnh viện Bạch Mai, ngày 22 -12-1972
(Ảnh: Ngọc Quán –Thông Tấn xã Việt Nam) Hình 2 trang 14: Đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô Hà Nội mít tinh phản đối chiến tranh, bảo vệ hòa bình