Để góp phần bảo tồn kiếnthức về cây hương liệu và gia vị được tích luỹ , cũng như bảo vệ , khai thác,sử dụng hợp lý các loài cây hương liệu và gia vị, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ng
Trang 1sự nóng lên của trái đất, đồng thời rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho dulịch sinh thái, du lịch cộng đồng Vì thế vai trò của rừng ngày càng trở nênquan trọng.
Trong quá trình phát triển, loài người đã biết sử dụng những sản phẩmcủa rừng mà đặc biệt là thực vật rừng để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống Sựtích luỹ kinh nghiệm khiến cho con người hiểu rõ hơn về tác dụng của cácloài thực vật rừng, từ đó chọn lọc và sử dụng chúng trong các hoạt động đờisống Tuỳ từng đất nước, dân tộc, cộng đồng mà các loài cây, các bộ phận củacây được sử dụng theo những mục đích khác nhau, tác dụng khác nhau
Việt Nam nằm ở Đông-Nam lục địa Châu Á, có đường biên giới trên đấtliền khoảng 3.700 km dọc theo các triền núi và châu thổ Mê Kông, có bờ biểndài 3.260 km Phần lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Lũng Cú - Hà Giang tới Mũi
Cà Mau nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, với sựthay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở những vùng đất thấp phíanam đến các đặc điểm mang tính chất cận nhiệt đới ở các vùng núi cao phíabắc Thêm vào đó, Việt Nam có nhiều dạng địa hình khác nhau, hình thành
Trang 2nên những hệ sinh thái khác biệt Những đặc điểm khí hậu và địa hình đó đãgóp phần tạo nên một Việt Nam giàu tính đa dạng sinh học.
Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc lại có những bản sắc, phongtục, tập quán và điều kiện sống khác nhau nên ở mỗi vùng cư trú, mỗidân tộc, cộng đồng dân cư đã đúc kết, tích luỹ cho riêng mình những kinhnghiệm quý báu về sử dụng thực vật để phục vụ các nhu cầu của cuộcsống Tuy nhiên, hầu hết chúng chỉ được lưu truyền trong nội bộ các cộngđồng riêng lẻ Trong số đó có rất nhiều tri thức kinh nghiệm có thể sửdụng để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân Theo quátrình phát triển của đất nước sự tích luỹ về kiến thức, kinh nghiệm quýbáu này đang dần bị mai một và lãng quên
Từ xa xưa, các loại cây cỏ đã được sử dụng để làm hương liệu và gia
vị Hương liệu và gia vị đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống của con người,
vì thế chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các loại gia vị khắp ở khắp nơi, ngay cảtrong gian bếp của nhà mình
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều loại hương liệu và gia vị đặc trưng củatừng dân tộc, từng vùng miền trên khắp đất nước Mỗi nơi lại có cách điềuchế, sử dụng riêng của mình, có những cách thức vô cùng đặc biệt được gọi là
bí quyết chỉ truyền cho người trong nhà, hoặc nội bộ dòng tộc, hình thành nênnhững loại hương liệu và gia vị đặc sản
Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở biên giới phía bắc có đường biên giới vớiTrung Quốc dài 253km Phía bắc Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, phía namgiáp tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía đôngnam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây, tây nam giáp tỉnh Bắc Kạn và TháiNguyên Lộc Bình là huyện nằm ở phía Đông của tỉnh Lạng sơn Huyện lỵ làthị trấn Lộc Bình, cách thành phố Lạng Sơn 20km về phía Đông Nam Trongđịa bàn huyện có khu rừng du lịch văn hóa Mẫu sơn có hệ thực vật khá phong
Trang 3phú Với sự đa dạng về thành phần dân tộc, kiến thức bản địa về các loài câyhương liệu và gia vị nơi đây vô cùng phong phú Để góp phần bảo tồn kiếnthức về cây hương liệu và gia vị được tích luỹ , cũng như bảo vệ , khai thác,
sử dụng hợp lý các loài cây hương liệu và gia vị, tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây hương liệu và gia vị của các cộng đồng các dân tộc tại khu rừng du lịch văn hóa xã Mẫu Sơn – Huyện Lộc Bình – Tỉnh Lạng Sơn”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định được giá trị sử dụng và mức độ sử dụng các loài cây được
sử dụng làm hương liệu và gia vị tại địa bàn xã Mẫu sơn, huyện Lộc Bình,tỉnh Lạng sơn
- Xác định được khu vực phân bố của các loài cây được sử dụng làmhương liệu và gia vị trên địa bàn nghiên cứu
- Xác định được kiến thức bản địa liên quan đến các loài cây hươngliệu và gia vị ( tên loài, bộ phận sử dụng, cách thức thu hái, sử dụng…)
- Xác định được thực trạng khai thác, sử dụng và tồn tại của các loàicây được sử dụng làm hương liệu và gia vị tại địa bàn xã Mẫu Sơn ,huyện LộcBình ,tỉnh Lạng Sơn
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Việc nghiên cứu đề tài trước hết là một phương pháp tốt để tự hệ thống
và củng cố lại những kiến thức đã học
- Giúp sinh viển có cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tế Biết cách thuthập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc vớicộng đồng thôn bản và người dân
- Làm tiền đề cho sinh viên sau khi ra trường có thêm kiến thức để vữngvàng bước vào cuộc sống sau này
Trang 41.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
- Giúp bảo tồn kiến thức bản địa về các loài cây được sử dụng làmhương liệu và gia vị
- Bổ sung thêm kiến thức bản địa vào kho tàng kiến thức dân tộc
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc quản
lý và sử dụng tài nguyên rừng và kết hợp hiệu quả sử dụng tài nguyên rừngvới hiệu quả bảo vệ môi trường
- Tìm ra giá trị sử dụng của các loài cây hương liệu và gia vị
Trang 5
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Người dân trên khắp thế giới đã chọn và khai thác các loại cây hươngliệu và gia vị trong tự nhiên từ thời cổ đại Những kiến thức về nơi chúng pháttriển và thời gian tốt nhất để thu thập chúng đã hình thành một truyền thốngtruyền miệng quan trọng giữa những người sản xuất của nhiều quốc gia khácnhau trong nhiều nền văn hóa khác nhau Những truyền thống cổ xưa đã cânbằng thành công giữa cung và cầu, cho phép thực vật có thể tái sinh và tái sảnxuất để khai thác theo mùa
Gia vị đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các nền văn minh cổ đạitiêu biểu như Trung Quốc - ấn Độ , Hy Lạp - La Mã , Babylon - Ai Cập, và từlâu chúng đã được đánh giá là có khả năng chống lại bệnh tật Điều này đượcxác thực trong thời đại kim tự tháp ở Ai Cập Trong giai đoạn này, hành tây
và tỏi được cho người lao động ăn để bảo vệ sức khỏe và quế của họ đã được
sử dụng để ướp người chết Sử dụng thuốc là các loại gia vị được đề cập trong
“ Charaka Samhita and Sushruta Samhita ” Ban đầu con người sử dụng các
Trang 6loại gia vị trong thực phẩm là để bảo quản thịt, do đặc tính kháng khuẩn củachúng Với sự ra đời của điện lạnh, nhu cầu đối với các loại gia vị như mộtchất bảo quản trong thế giới phương Tây giảm Tuy nhiên, theo thời gian cácloại gia vị đã trở thành không thể thiếu trong nghệ thuật ẩm thực để tăngcường hương vị và khẩu vị của các loại thực phẩm và đồ uống, vì vậy việc sửdụng chúng không ngừng tăng ở phương Tây Với sự phát triển của các quytrình tách, chiết xuất gia vị, gia vị đã được sử dụng rộng rãi hơn trong nướchoa, mỹ phẩm và các ngành công nghiệp dược phẩm Trong kỷ nguyên toàncầu hóa, nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng với các loại phụ gia hóahọc, gia vị trở nên ngày càng quan trọng hơn vì nguồn gốc tự nhiên , hương vị, chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa Cũng có một sự tăng trưởng mạnhtrong việc sử dụng các sản phẩm thực vật tự nhiên và thảo dược trong ngànhcông nghiệp mỹ phẩm, các loại gia vị như nghệ, nghệ tây, rau mùi, húng quế,
cỏ cà ri, …vv đã trở nên quan trọng hơn trong lĩnh vực này Trong ngànhcông nghiệp dinh dưỡng mới nổi, các loại hương liệu và gia vị có thể đóngmột vai trò quan trọng, vì có thế ứng dụng, sử dụng điều trị đã được khoa họcchứng minh và xác nhận, các đánh giá an toàn cần thiết đã được thực hiện
Các loại hương liệu và gia vị có tầm quan trọng to lớn trong cuộc sốngcủa chúng ta, như là thành phần trong thực phẩm, đồ uống có cồn, thuốc,nước hoa, mỹ phẩm, tạo màu Các loại hương liệu và gia vị được sử dụngtrong thực phẩm để tạo hương vị, vị cay và màu sắc Chúng cũng có chấtchống oxy hóa, kháng khuẩn , dược phẩm và tính chất dinh dưỡng Ngoàinhững tác động trực tiếp được biết đến, việc sử dụng những cây này cũng cóthể dẫn đến tác các dụng phụ phức tạp như giảm muối và đường, cải thiện kếtcấu và phòng ngừa hư hỏng đối với thực phẩm
Ấn Độ được biết đến trên toàn thế giới như là " vùng đất của các loạigia vị “ Các loại gia vị đã được trồng ở Ấn Độ từ thời cổ đại và đã nổi tiếng
Trang 7trên khắp thế giới Điều này thu hút các nhà thám hiểm , những kẻ xâm lược
và thương nhân từ các vùng đất khác nhau để bờ biển Ấn Độ Ấn Độ với điềukiện khí hậu và đất đai đa dạng, là quê hương của nhiều loại gia vị và là nơisản xuất các loại gia vị chất lượng nội tại cao
2.1.2.Tình hình trong nước
Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước các loài câylàm hương liệu và gia vị có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổnđịnh lâu dài và xuất khẩu.Là những loài cây làm hương liệu và gia vị có giátrị kinh tế cao, sản phẩm của chúng được sử dụng rộng rãi trong nước và trênthế giới để làm gia vị trong thực phẩm cũng như thảo dược chữa bệnh Do đócác loài cây làm hương liệu và gia vị mang lại nguồn kinh tế lớn và gắn liềnvới đời sống của nhân dân các dân tộc ở vùng trung du và miền núi nước ta Sau hơn hai mươi năm đổi mới cùng nền kinh tế đất nước, việc pháttriển cây hương liệu và gia vị đã có những bước tiến nhất định Hương liệu vàgia vị là sản phẩm đặc biệt, do vậy sự cạnh tranh trên thị trường cũng luônquyết liệt và được sự quan tâm của toàn xã hội Bên cạnh thuận lợi về mặtmôi trường đầu tư và tiếp cận công nghệ mới, thì phát triển cây hương liệu vàgia vị còn có thuận lợi về nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú sẵn có tạicác khu rừng tự nhiên trên cả nước
Thực vật Việt Nam hiện có khoảng 12.000 loài (chưa kể rong, rêu, nấm)trong đó có hơn 3000 loài là loài cây làm nguyên liệu, kể cả nghành hóa mĩphẩm (hương liệu), thực phẩm (gia vị) Các loài cây này phân bố rộng trênkhắp lãnh thổ đất nước Trong các loài cây làm hương liệu và gia vị hiện đãđược công bố, nước ta có nhiều loài cây được xếp vào loài quý và hiếm trênthế giới Với hệ thực vật phong phú về thành phần loài và khả năng cung cấpcác cây hương liệu và gia vị quý Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềmnăng lớn về mặt cây hương liệu và gia vị trong khu vực Đông Nam Á Tuy
Trang 8nhiên hiện nay Nguồn cây hương liệu và gia vị cung cấp nguyên liệu chocông nghiệp đang bị mất cân đối và tái phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồncây hương liệu và gia vị nhập khẩu Trong đó là sự suy giảm nghiêm trọngnguồn cây hương liệu và gia vị mọc tự nhiên, nhiều loài cây có giá trị sử dụng
và kinh tế cao trước kia khai thác được nhiều nhưng hiện đã mất khả năngkhai thác, thậm chí một số loài
2.2 Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội của xã Mẫu sơn – huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng sơn
2.2.1 Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên
2.2.2 Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội
Trang 9
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Cộng đồng các dân tộc tại xã Mẫu sơn – huyện Lộc Bình – tỉnh LạngSơn có sử dụng cây rừng làm hương liệu và gia vị
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Tại xã Mẫu Sơn – huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng sơn
3.2 Thời gian nghiên cứu
Từ ngày…tháng…năm 2014 đến ngày…tháng…năm…
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Thành phần loài cây sử dụng để sản xuất hương liệu và gia vị
- Xác định các loài cây được người dân khai thác và sử dụng làmhương liệu và gia vị
- Xác định tên địa phương, tên dân tộc, tên khoa học của các loàicây hương liệu và gia vị
- Mô tả một số đặc điểm hình thái, sinh thái và nơi phân bố của cácloài cây hương liệu và gia vị
3.3.2 Mức độ khai thác và sử dụng các loài cây hương liệu và gia vị
- Xác định số lượng người/gia đình có sử dụng các loài thực vật làmhương liệu và gia vị trong cộng đồng
- Lịch sử khai thác và sử dụng
Trang 10- Mục đích thu hái: Sử dụng tại gia đình hay bán ra thị trường.
3.3.3 Tri thức bản địa trong việc khai thác và sử dụng các loài cây hương liệu
và gia vị
- Tư liệu hóa kiến thức bản địa về khai thác như: Bộ phận thu hái, mùa vụ
và kĩ thuật thu hái
- Tư liệu hóa kiến thức về bảo quản sản phẩm: Biện pháp xử lý, bảo quảnsản phẩm sau thu hoạch
- Tư liệu hóa kiến thức bản địa về cách chế biến và sử dụng các loài câyhương liệu và gia vị
3.3.4 Tri thức bản địa trong việc gây trồng các loài cây hương liệu và gia vị
Tư liệu hóa các kiến thức bản địa về trồng và chăm sóc; về chọn lọc vàphát triển giống; về bảo quản và lưu giữ giống và kiến thức bản địa về nhângiống các loài cây hương liệu và gia vị
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp luận
3.4.2 Phương pháp tiến hành
3.4.2.1 Phương pháp ngoại nghiệp
3.4.2.1.1.Thu thập các thông tin, số liệu có sẵn
a Kế thừa các tài liệu cơ bản:
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,cùng các tài liệu có liên quan tới các chuyên đề của các tác giả trong và ngoàinước tại khu vực nghiên cứu
b Phương pháp chuyên gia:
Trang 11Phân loại thực vật được giám định của các thầy giáo có chuyên môn về phânloại thực vật hoặc thực vật rừng của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trang 123.4.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu
* Liệt kê tự do
Liệt kê tự do là kỹ thuật thường được áp dụng trong nghiên cứu xã hội
áp dụng trong điều tra cây hương liệu và gia vị, liệt kê tự do cần được thựchiện qua hai giai đoạn: (i) liệt kê tự do và (ii) xác định cây hương liệu, gia vị
Liệt kê tự do: Là việc hỏi/ phỏng vấn một tập hợp người cung cấp tin
(NCCT), đề nghị họ cho tên tất cả các tên của cây làm hương liệu và gia vị
Chọn mẫu: NCCT được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên - phân
tầng: NCCT được phân thành một số nhóm nhất định (theo dân tộc; độ tuổi;giới ), sau đó lấy ngẫu nhiên NCCT từ các loại đó
Phỏng vấn: Sử dụng một câu hỏi duy nhất cho tất cả NCCT, ví dụ:
“Xin bác (anh/chị/ông/bà) kể tên tất cả các cây có thể được sử dụng làm hương liệu và gia vị mà bác (anh/chị/ông/bà) biết?” Điều quan trọng nhất
khi phỏng vấn là đề nghị NCCT liệt kê đầy đủ tên cây làm hương liệu và gia
vị bằng tiếng dân tộc của mình Điều này tránh được sự nhầm lẫn tên câyhương liệu và gia vị giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau
Việc phỏng vấn có thể dừng lại khi số lượng các loài cây hương liệu vàgia vị không tăng lên trong câu trả lời của NCCT
Xử lý dữ liệu: Dữ liệu điều tra được xử lý bằng tay hay bằng các phần
mềm máy tính, bao gồm: (i) liệt kê tất cả các tên cây hương liệu và gia vị
Trang 13được NCCT nhắc đến, (ii) đếm số lần tên cây hương liệu và gia vị n đượcnhắc đến (tần số nhắc đến), và (iii) xếp danh mục các tên theo thứ tự nào đó,
ví dụ như xếp theo tần số giảm dần Có thể xác định danh mục các loài đượcdùng làm hương liệu và gia vị tiêu biểu (hay các loài cốt lõi), là các loài đượcnhiều NCCT nhắc đến, cộng với một số lượng lớn các loài được một số ítNCCT hay chỉ một người nhắc đến Các loài tiêu biểu phản ánh sự tồn tại củamột tiêu chuẩn văn hóa, tri thức chung của cộng đồng liên quan đến lĩnh vựccây hương liệu và gia vị trong khu vực điều tra Các loài còn lại thể hiện cáinhìn, tri thức, kinh nghiệm riêng của các thành viên trong cộng đồng
Xác định cây hương liệu và gia vị: Sau khi xử lý dữ liệu và loại bỏ tên
đồng nghĩa, chúng ta có trong tay một danh mục tên các cây được cộng đồng
sử dụng làm hương liệu và gia vị Tuy nhiên đây chỉ là danh mục bằng tên địaphương, chưa rõ tên nào thuộc loài nào Do đó, cần thiết phải xác định tênkhoa học của các cây mang tên đó Để làm được việc này, cần thu thập mẫutiêu bản của tất cả các tên cây hương liệu và gia vị đã được nêu ra trong danhmục, xử lý và định tên (tiến hành theo phương pháp điều tra theo tuyến) Việcxác định tên khoa học của các mẫu cây hương liệu và gia vị dựa trên tên đượcliệt kê nói trên sẽ góp phần loại bỏ các tên đồng nghĩa trong phần liệt kê tự dolần nữa Như vậy số loài cây hương liệu và gia vị thực tế có thể sẽ nhỏ hơn sốtên thống kê được trong giai đoạn liệt kê tự do Cần chú ý là một tên địaphương có thể chỉ nhiều loài khác nhau, thường là các loài trong cùng mộtchi, có đặc điểm hình thái giống nhau hay các loài có cùng công dụng
3.4.2.1.3 Điều tra theo tuyến với người cung cấp tin quan trọng
Đây là phương pháp thường được áp dụng trong điều tra tài nguyênthực vật Dựa trên cơ sở kết quả của bước Liệt kê tự do, lựa chọn người cungcấp tin quan trọng và tiến hành xác định tên khoa học và vị trí phân loại củacác loài cây hương liệu và gia vị trên thực địa
Trang 14NCCT quan trọng là những người am hiểu về cây hương liệu và gia vịtrong khu vực, thường là những người già, phụ nữ, tự nguyện cung cấp thốngtin Mục tiêu điều tra là xác định chính xác các loài cây đã được liệt kê tạibước liệt kê tự do Các bước thực hiện bao gồm:
+ Xác định tuyến điều tra: Tuyến điều tra có thể được xác định dựa trênthực trạng thảm thực vật, địa hình và phân bố cây hương liệu và gia vị trongkhu vực Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tranên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau Trong điều tra tại cộngđồng, lấy trung tâm công đồng làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau Sốlượng tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân lực sẵn có
+ Thu thập thông tin tại thực địa: Cách đơn giản nhất là NCCT và điềutra viên cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối với bất kỳ cây nào gặp trênđường đi Cách thu thập thông tin khác, có hệ thống hơn, là NCCT và điều traviên dừng lại tại mỗi điểm có sự thay đổi về thảm thực vật và phỏng vấn đốivới tất cả các loài cây hương liệu và gia vị xuất hiện trong khu vực đó
Thông tin cần phỏng vấn bao gồm: tên cây (tên địa phương), bộ phậndùng, cách dùng Để tiết kiệm thời gian người ta thường in sẵn một sổ mẫubiểu có các nội dung điều tra đã định trước và đánh dấu tại các nội dung phùhợp trong quá trình điều tra Bất kỳ cây nào được NCCT xác định là câyhương liệu và gia vị đều được thu thập để xác định tên khoa học
+ Xử lý thông tin: Thông tin thu thập được theo phương pháp nàythường có tính chất định tính, bao gồm: Danh mục loài (tên địa phương, tênkhoa học, bộ phận dùng, công dụng, ), ước lượng tần số xuất hiện trongtuyến điều tra
3.4.2.1.4 Điều tra ô tiêu chuẩn
Trên tuyến điều tra, tại mỗi vị trí có sự thay đổi về thảm thực vật, tiếnhành lập đo đếm lồng nhau (Hình 2.2) với kích thước ô tiêu chuẩn (OTC)
Trang 15100m2 (10 x 10 m) để đo đếm cây gỗ, trong OTC thiết lập 2 ô thứ cấp có diệntích 25 m2 (5 x 5 m) để thu thập các thông tin về cây bụi và trong ô thứ cấplập 4 ô dạng bản 1 m2 (1 x 1 m) để thu thập thông tin về cây thân thảo Trên ôtiêu chuẩn điều tra một số chỉ tiêu: Thành phần loài, là số loài xuất hiện trênđơn vị diện tích; xác định mật độ loài là số cá thể trong mỗi loài trên đơn vịdiện tích; tần số xuất hiện, là tỷ lệ phần trăm hay số lần xuất hiện của loàitrong tất cả các ô tiêu chuẩn.
Hình 2.2 Hình dạng ô tiêu chuẩn
3.4.2.1.5 Xác định các loài cây hương liệu và gia vị cần ưu tiên bảo tồn
Phân hạng cây hương liệu và gia vị theo mức độ đe dọa của loài:
+ Độ hữu ích của loài đối với người dân địa phương: sử dụng thang 3mức điểm
- Loài không có tiềm năng được dùng ở địa phương: 0 điểm
- Loài sử dụng ít đối với người dân địa phương: 1 điểm
- Loài có tầm quan trọng đối với người dân địa phương: 2 điểm
+ Mức độ để xâm nhập (vị trí mọc của loài để bị tìm thấy để khai thác):
sử dụng thang 2 mức điểm
Trang 16- Loài mọc ở nơi rất khó xâm nhập: 0 điểm
- Loài mọc ở nơi rất dễ xâm nhập: 1 điểm
+ Tính chuyên biệt về nơi sống (sự xuất hiện của loài thể hiện khả năngsống thích nghi của loài hạn hẹp hay phổ biến): sử dụng thang 3 mức điểm
- Loài xuất hiện ở nhiều nơi sống khác nhau: 0 điểm
- Loài xuất hiện ở một số ít nơi sống: 1 điểm
- Loài có nơi sống hẹp: 2 điểm
+ Mức độ tác động đến sự sống của loài (sự tác động của người dân ảnhhưởng đến sự sống của loài): sử dụng thang mức 3 điểm
- Loài có ít nhất vài nơi sống của loài ổn định: 0 điểm
- Loài có nơi sống phần nào không ổn định hay bị đe dọa: 1 điểm
- Loài có nơi sống không chắc còn tồn tại: 2 điểm
3.4.2.1.6 Phương pháp phỏng vấn và thảo luận nhóm
Sử dụng một số câu hỏi cho những người được chọn Trong khi phỏngvấn, yêu cầu người cung cấp thông tin đưa ra tên cây theo tiếng của dân tộcmình Quá trình phỏng vấn có thể diễn ra ở một chỗ (nhà, vườn hay trongrừng) hoặc cán bộ nghiên cứu cùng với người cung cấp tin vừa đi vừa phỏngvấn Cách thứ hai có ưu điểm là trong một lúc, người cung cấp tin chưa thểnhớ hết các cây được sử dụng, khi đi như vậy sẽ giúp họ gợi nhớ tốt hơn.Trong phỏng vấn cần kết hợp cả các cách phỏng vấn sau:
+ Phỏng vấn mở: Là dạng phỏng vấn tự do, chúng ta có thể hỏi về bất kỳcây nào với những câu hỏi tuỳ thuộc vào hoàn cảnh khi đó, thứ tự các nội dungcần hỏi có thể thay đổi tuỳ ý dựa trên câu trả lời của câu hỏi trước của ngườicung cấp thông tin
+ Phỏng vấn bán cấu trúc: Một số câu hỏi được chuẩn bị trước và một
số câu hỏi có thể thêm vào tuỳ theo các tình huống cụ thể
Trang 17+ Phỏng vấn có cấu trúc (phỏng vấn sâu): Là phỏng vấn có sử dụngmột bộ câu hỏi nhất định đối với những người cung cấp thông tin có chọn lọctham gia.
+ Phỏng vấn tái diễn (Trình diễn tri thức): Là cuộc phỏng vấn trong đóchúng ta yêu cầu người dân địa phương diễn giải lại một quy trình xử lý hay chếbiến nào đó
+ Phỏng vấn chéo: Là cách phỏng vấn để kiểm tra thông tin của ngườikhác đã đưa ra trong các lần phỏng vấn trước
Thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả bước đầu về tri thức và kinh
nghiệm qua phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để có thêm cácthông tin bổ sung, đánh giá mức độ ưu tiên bảo tồn các loài cây hương liệu vàgia vị, chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm Nhóm thảo luận bao gồm cảnhững người tham gia và không tham gia phỏng vấn trước đó Trong khi thảoluận, cán bộ nghiên cứu lần lượt đưa các thông tin đã thu thập được ra để mọingười tranh luận, nhiều kinh nghiệm đã được chỉnh lý và bổ sung qua quátrình này
3.4.2.1.7 Phương pháp nghiên cứu thực vật học
Thu mẫu: Các mẫu vật được thu thập theo kinh nghiệm sử dụng của
người dân địa phương
Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận đặc biệt làcành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (cây thảo nhỏ haydương xỉ) Các cây lớn thu từ 3- 5 mẫu trên cùng cây; các cây thảo nhỏ vàdương xỉ thì thu 3 - 5 cây (mẫu) sống gần nhau Điều này là rất cần thiết để bổsung cho nhau trong quá trình định mẫu và trao đổi mẫu vật Các mẫu đượcthu thập phải có tỷ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn của mẫu tiêubản: 41 x 29 cm