Cá được bắt về từ cuối tháng 3, tuy nhiên đã xuất hiện một số con đã thành thục trong đàn, trong nội dung đề tài này không tiến hành xác định tỷ lệ thành thục của đàn cá bắt về trong quá trình nuôi vỗ. Sau thời gian thu mẫu từ tháng 3 đến tháng 10, trọng lượng và chiều dài cá bố mẹ giữa các nghiệm thức được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Chiều dài và trọng lượng đàn cá thí nghiệm
Nghiệm thức Trọng lượng (g) Chiều dài (mm) n (số mẫu) 5 DOM 239,3 ± 120,6a 25,26 ± 2,75b 28 10 DOM 225,05 ± 96,80a 25,95 ± 2,73b 30 15 DOM 226,84 ± 78,73a 25,40 ± 2,15b 23 Đối chứng 228,03 ± 66,87a 25,49 ± 1,90b 25
Trung bình 229,92 ± 93,26 25,64 ± 2,42 106
Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, chữ cái viết kèm bên cạnh
(các số liệu trong cùng một cột) thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P ≤ 0,05)
Từ bảng trên cho thấy, khối lượng và chiều dài của cá ở các nghiệm thức là tương đối đồng đều, các chữ cái trong cùng một cột cho thấy không có sự khác nhau về trọng lượng và chiều dài đàn cá nuôi vỗ giữa các nghiệm thức. Cá Chẽm mõm nhọn là loài cá có kích thước không lớn, ở 3+ tuổi cá đạt kích thước trung bình 276,9 mm, trọng lượng là 311,8 g (Nguyễn Hữu Hùng, 2001). Số liệu bảng 3.1 cho thấy khối lượng và chiều dài của cá trong thí nghiệm này trung bình đạt 229,92 ± 93,26 g và 25,64 ± 2,42 mm thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hùng, 2001. Điều này cũng dễ hiểu, vì cá được bắt về từ cuối tháng 3, thời gian nuôi vỗ ngắn, bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng của cá còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác. Từ số liệu thu được ta có đồ thị về sự tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Chẽm mõm nhọn trong thí nghiệm này (hình 3.1).
W = 3E-07L3.6509 R2 = 0.7729 0 100 200 300 400 500 600 700 0 100 200 300 400 Chiều dàii (mm) Khối lượng (g)
Hình 3.1: Tương quan giữa trọng lượng và chiều dài đàn cá nghiên cứu